Lại c̣n một chuyện nữa để nhớ Tám Vân:

Tám Vân bị quỷ ám trên sân khấu!

Nguyễn Phương

Đầu năm 1954, thời kỳ chiến tranh Việt Pháp đang hồi gay cấn nhứt, Ban Trị Sự Ḥa Hảo ở Cái Vồn (Chọ Bà) mua dàn của đoàn hát Việt Kịch Năm Châu về hát để gây quỷ cho chánh quyền địa phương. Anh Tám Vân hát thế tất cả những vai tuồng của anh Năm Châu khi đoàn đến diễn ở Chợ Bà Cái Vồn. Lệ thường trong gánh hát th́ người thế vai cho đào kép chánh đều được hưởng những tiện nghi dành cho vai tuồng đó hay cho đào kép đó. Ví dụ: Trong tuồng những ǵ cần thiết để diễn xuất mà đào kép chánh trước quen dùng để hát tuồng đó th́ kép thế vai cũng được cung cấp y như vậy.

Đêm hát tuồng Gió Ngược Chiều xảy ra tai nạn nghề nghiệp cho kép thế tuồng Tám Vân.

Chuyện tuồng: Tám Vân thủ vai Duy Bạt, gia nhân của quận công Gia Lữ Tế, vốn là một gả giang hồ có tài thao lược, có tài thuyết phục người khác. Quận công Gia Lữ Tế âm mưu, tạo cho gả giang hồ Duy Bạt có một địa vị mới và một cái tên mới thuộc gịng quư tộc như gả: Duy Bạt trở thành quận công Gia Lữ Sanh.

Gia Lữ Tế buộc Duy Bạt dùng tên tước giả quận công Gia Lữ Sanh để chinh phục hoàng hậu Mă Nhi Nương Bửu để rồi sau đó Gia Lữ Tế vạch trần thân phận tôi đ̣i của Gia Lữ Sanh tức là Duy Bạt để làm nhục Hoàng Hậu v́ Hoàng Hậu đă từ chối t́nh yêu của hắn ta.

Diễn đến lớp Gia Lữ Sanh (Duy Bạt) chun ống ḷ sưởi vô pḥng của Gia Lữ Tế, Duy Bạt đang đói, thấy có mâm rượu thịt bày sẳn trên bàn, ḷng mừng khắp khởi. Lớp nầy Duy Bạt (Tám Vân) diễn tả cái háo ăn, đói khát của một tên đày tớ ăn vụn vắng chủ nhà rất là hay, làm cho khán giả cười từng chặp,… từng chặp. V́ chủ trương của anh Năm Châu là sân khấu phải “ Thật “ và “Đẹp”, nên trong ḷ sưởi phải để sẳn một bao bột phấn đen để khi Duy Bạt rớt xuống ḷ sưởi nghe một cái rầm th́ bụi than đen bay mịt mù như bụi trong ḷ sưởi văng ra. Trên bàn phải có một chai rượu chát đỏ (c̣n nửa chai như đang được uống dở chừng), một dĩa có hai cái đùi gà, nỉa, muổng để Duy Bạt ăn uống thật, tạo những trận cười cho khán giả và diễn tả v́ quá đói, ăn nhanh và mắc nghẹn v́ nuốt không trôi cái âm mưu của Gia Lữ Tế bày ra để hại Hoàng Hậu.

Nếu đoàn hát diễn ở một địa điểm nào khác th́ chắc là chuyện “tai nạn nghề nghiệp” của Tám Vân không xảy ra, nhưng diễn ở Chợ Bà th́ không một ai trong đoàn hát có thể lường trước được một trở ngại bất ngờ đă khiến cho toàn đoàn phải lận đận lao đao.

Sở dĩ có cái tên “Chợ Bà“ v́ chợ nầy do bà Thiếu Tướng một sao Năm Lửa bỏ tiền ra xây cất. Toàn thể dân chúng ở xă nầy đều ăn chay trường nên ở Chợ Bà không bao giờ có người bán thịt heo, thịt gà hay cá, tôm. Trong thôn xóm không có ai nuôi heo, gà. Cá tôm dưới sông rạch có nhiều ê hề nhưng không ai thèm đi câu hay lưới bắt. Ngày đoàn hát mới dọn đến, chị Đầm (thân mẫu của nghệ sĩ Nam Hùng) chịu trách nhiệm nấu cơm hội cho đoàn hát, khi đi chợ, chị Đầm hỏi mua thịt cá, đă bị xếp chợ và cảnh sát phạt v́ đến Chợ Bà mà không tuân theo luật lệ của địa phương. Ban Trị Sự Ḥa Hảo ở Cái Vồn (người mua dàn hát) cảnh cáo: Nếu trong đoàn hát có ai ăn mặn, giết gà vịt hay cá tôm th́ người đó sẽ bị đánh mười côn. Đoàn hát phải đóng tiền phạt và bị đuổi ra khỏi địa phương.”

V́ vậy tất cả nghệ sĩ của đoàn hát phải ăn chay nhưng diễn tuồng Gió Ngược Chiều th́ phải có hai cái đùi gà rô ti cho Duy Bạt (Tám Vân) diễn trong lớp vô nhà của Gia Lữ Tế. Anh Văn Lâu đóng vai Gia Lữ Tế và Tám Vân trong vai Duy Bạt yêu cầu người phụ trách đồ giữa phải lo cho có hai cái đùi gà thật để diễn đúng như phong cách diễn tuồng Thật và Đẹp của anh Năm Châu chủ trương. Tám Vân nói riêng với tôi:” Mấy ỗng cấm ăn mặn, tôi sẽ ăn hai cái đùi gà trước mặt mấy ỗng chơi. Làm đúng theo yêu cầu của tuồng hát chớ không phải vi phạm lịnh cấm của địa phương.”

Muốn có hai cái đùi gà rôti thật để hát nên anh Hai Màn (xếp dàn cảnh) giao cho anh Gia chuyên viên âm thanh đi qua Cần Thơ mua v́ sẳn dịp anh Gia có chuyện phải đi qua chợ Cần Thơ.

Từ Chợ Bà Cái Vồn muốn qua chợ Cần Thơ phải đi bằng đ̣, qua con sông lớn Hậu Giang. 9 giờ sáng có một chuyến đ̣ từ Chợ Bà qua chợ Cần Thơ và 6 giờ chiều mới có chuyến đ̣ từ Cần Thơ trở về Chợ Bà. Nhiều diễn viên cũng theo đ̣ đi chợ Cần Thơ để ăn cơm tiệm, ăn mặn, chớ ăn chay, tối đói bụng không đủ sức để hát. V́ chỉ có một chuyến đ̣ sáng đi chiều về nên anh chị em qua chợ Cần Thơ, sau khi ăn cơm xong, có người đi coi hát bóng, có người đi xuống bến sông Cần Thơ nhậu lai rai.

Anh Gia cơm nước xong xuôi, mua hai đùi gà rôti, gói lá chuối, để trong bao cà ṛn, xách ṭn ten đi kiếm chổ “phê” vài “cặp “ lấy sức để tối làm việc.

Đ̣ chiều ít khách, anh Gia xuống đ̣, kiếm một góc trong khoan đ̣ để ngủ gà ngủ gật, cái bao cà ṛn đựng hai cái đùi gà rô ti bỏ lăn lóc dưới chân. V́ muốn chờ thêm khách nên chủ đ̣ cho đ̣ chạy trễ hơn nửa giờ, măi đến gần tám giờ tối đ̣ mới về tới Chợ Bà. Các diễn viên phải mau mau vẻ mặt, sắm tuồng. Các anh dàn cảnh cũng gấp rút lo phần việc của ḿnh. Anh Gia xách cái bao cà ṛn có hai cái đùi gà rôti đi thật nhanh vô hậu trường, để dưới đất, sát hai tấm phông cảnh, đề pḥng mùi gà rôti làm cho khán giả hay các nhà chức trách địa phương phát giác.

Tuồng hát được mở màn đúng giờ v́ hôm nay có ông Thiếu Tướng đến xem hát. Các diễn viên biết có khách quan trọng nên ai nấy hết sức trổ tài ca diễn. Duy Bạt (Tám Vân) lại càng háo hức hơn các anh em diễn viên khác v́ anh ta rất vui khi thấy ḿnh có quyền “ ăn mặn “ trước mặt các nhà chức trách sở tại mặc dù họ đă có nhiều lần nhắc nhở lịnh cấm ăn mặn ở Chợ Bà.

Hoàng Hậu Mă Nhi Nương Bữu (đào Tương Lai) mắng quận công Gia Lữ Tế( kép Văn Lâu) vô lễ khi ông tỏ t́nh với nàng, xong Hoàng Hậu bỏ ra về không một lời từ giả. Gia Lữ Tế hét lên, thề sẽ rửa nhục nầy th́ đèn tắt để chuyển qua cảnh hầm đá bí mật của quận công Gia Lữ Tế, nơi âm mưu hăm hại hoàng hậu.

Trong bóng tối dầy đặt, các anh dàn cảnh đổi phông “ hầm đá “, có ḷ sưởi lớn, vách ḷ sưởi ăn thông vô hậu trường sân khấu để Duy Bạt Tám Vân từ trong ḷ sưởi ra như đă chui qua ống khói của ḷ sưởi để xuống pḥng riêng của Gia Lữ Tế. Trên bàn, anh Gia đă để sẳn nửa chai rượu chát đỏ và một cái dĩa đựng hai cái đùi gà rôti.

Sân khấu sáng đèn, Duy Bạt (Tám Vân) dậm chân một cái rầm thật lớn, bụi đen trong ḷ sưởi bay ra mờ mịt làm như Duy Bạt từ trên lỗ thông hơi của ḷ sưởi té xuống, Duy Bạt từ ḷ sưởi bước ra, mặt mày lem luốt. Anh ta phủi bụi than trên áo quần, mặt mày Duy Bạt c̣n dính bụi than đen từng đốm. Duy Bạt quan sát chung quanh hầm bí mật rồi bật cười khan:” Quận Công xây cái hầm bí mật nầy để bàn bạc những âm mưu đen tối nên ngơ ra ngơ vô buộc ḿnh phải chui từ lổ thông hơi của cái ḷ sưởi xuống. Nếu ông ta đốt lửa, ḿnh tọt xuống đây th́ nhất định sẽ trở thành con heo quay ngay.”

Nói xong, Duy Bạt (Tám Vân) nghễnh mũi đánh hơi, ngửi thấy có mùi rượu thịt:” Hà…Hà…Có rượu, có thịt! Phải tận hưởng ngay, kẻo uổng phí của trời!”

Tám Vân Duy Bạt chụp chai rượu, mở nút, ngậm nguyên chai, tu một hơi dài, khè một tiếng khoan khoái, đặt chai rượu xuống bàn, hai tay chụp lấy hai cái đùi gà rôti, đưa lên miệng cắn nhai ngấu nghiến…

Anh em diễn viên và dàn cảnh đứng trong cánh gà, nh́n Tám Vân ăn đùi gà ở giữa sân khấu thấy mà phát thèm, nhưng Tám Vân bổng la thét một tiếng thật lớn rồi quăng hai cái đùi gà rôti xuống ngay dưới dàn đờn tân nhạc phía trước sân khấu. Tám Vân vừa la vừa phủi miệng lia lịa: Trời ơi, đau quá! Cứu tôi… Đau quá!”

Phía dưới dàn nhạc, anh em nhạc sĩ cũng nhảy lên, tay phủi lia lịa: Trời ơi, kiến lửa…kiến…cắn đau quá…”

Tám Vân bị kiến lửa cắn lưởi, cắn môi, cắn mặt. Anh ta càng phủi, kiến lửa càng chui tọt vô cổ áo, cắn ḿnh mẩy, tay chân. Anh quản lư Tám Kiết la lớn: “ Bỏ màn…Bỏ màn xuống mau…”

Cả khán pḥng ồn ào, lộn xộn. Tám Kiết kêu dàn nhạc tấu lên nhưng anh em trong dàn nhạc cũng bận phủi kiến lửa do hai cái đùi gà của Tám Vân quẳng xuống lúc nảy nên cũng không chơi nhạc được.

Bỏ màn xuống xong, anh em phụ cởi bộ y phục quận công của Duy Bạt Tám Vân để phủi kiến lửa. Chị Hai Nữ (diễn viên tiền phong) lấy “dầu cù là con cọp“ xức môi, xức mặt cho Tám Vân. Tám Vân c̣n lè lưởi phun phèo phèo v́ kiến lửa cắn lưởi đau quá.

V́ xức dầu cù là trên môi nhiều quá, phần th́ bị kiến lửa cắn nên mặt, môi của Tám Vân sưng tù vù, không thể tiếp tực hát được nửa.

Người mua dàn hát vô nói: ”Quan lớn hỏi tại sao không hát?”

Tám Kiết bước ra trước màn, cầm micro nói:” Bẩm Quan lớn, kép Tám Vân, người đóng vai Duy Bạt bị…(nói đến đây anh nhớ lịnh cấm không cho ăn thịt, sợ nói kiến lửa trên đùi gà cắn Tám Vân th́ đoàn hát bị phạt v́ dám ăn mặn) Tám Kiết bèn nói trớ:” Dạ, kép Tám Vân bị quỷ ám nên xưng mặt xưng môi không thể hát được nửa!”

Không giải thích th́ c̣n đỡ, nhưng giải thích bắng cách nói là bị “Quỷ Ám“ Tám Vân nên anh Tám Kiết bị cảnh sát tới bắt c̣ng tay. Họ nói: Đây là Thánh Địa, đất của Thầy, Đất Phật” Quỷ ở đâu dám tới đây? Anh muốn xuyên tạc cái ǵ mà dám nói có Quỷ ở đất nầy? Toàn pḥng thêm ồn ào, nhốn nháo, bàn tán…

Anh em trong đoàn hát hoảng sợ. Nếu anh Tám Kiết quản lư bị bắt, bị ghép tội nói xấu vùng Đất Thiêng Liêng của Đức Thầy th́ gánh hát phen này có thể bị ră gánh. Chị Hai Nữ đẩy tôi ra: Chú Ba, Chú Ba ra nói đi!”

Tôi bị xô ra sân khấu, chưa biết nói ǵ, thấy ông khán giả “Thiếu Tướng Năm Lửa” ngồi trên cái bụt cao giữa khán pḥng, tôi bỗng nẩy ư nói “nịnh” ông ta vài câu rồi kiếm cớ gở tội cho Tám Kiết. Tôi nói: Bẩm Quan Lớn, xin Quan Lớn thông cảm mà hỉ xă cho lỗi lầm của Ban hát chúng tôi. Lần đầu tiên, Ban hát chúng tôi có được một vị khán giả là quan lớn, vừa cao sang danh vọng, vừa là người biết thưởng thức nghệ thuật nên chúng tôi không dám hát mà nhận lớp tuồng để mang tội với quan lớn.

Nguyên trong tuồng có cảnh Duy Bạt ăn đùi gà, v́ đây là cái gút tuồng để cho Gia Lữ Tế buộc Duy Bạt phải theo âm mưu của ông ta mà hại Hoàng Hậu. Nếu bỏ lớp ăn đùi gà th́ là nhận lớp tuồng có lỗi với khán giả… mà ở nơi Thánh Địa th́ chúng tôi cũng trường chay. Có cái đùi gà là v́ lúc hát bên rạp Minh Châu Cần Thơ c̣n lại, anh dàn cảnh lấy cất trong giỏ xách, để hơ hơng nên bị kiến bu. Nếu bỏ th́ không có đồ để hát, lúc nảy tắt đèn đổi cảnh, anh ta sơ xuất không thấy là có kiến bu trên đùi gà nên mới xảy ra cớ sự.

Chúng tôi nghĩ đây cũng là sự trừng phạt của Đức Thầy, đoàn hát đến Thánh Địa th́ phải tuân thủ mọi quy định, nếu có khó khăn th́ phải xin thỉnh ư trước của Quan Lớn. Quan Lớn dạy sao, làm vậy th́ đâu có chuyện xảy ra. Xin Quan Lớn thông cảm mà hỉ xă cho.”

Quan lớn gật đầu, nói:” Được ! Thằng nầy nói thật thà… Quan Lớn tha cho. Bây kiếm thằng khác hát thay cho cái thằng bị kiến cắn… Hát tiếp cho Quan Lớn coi!…”

Tôi mừng quá, xá lia…: Dạ, cám ơn Quan Lớn! Cám ơn Quan Lớn!...”

Anh Tám Kiết được tha ra, thoát khỏi cái c̣ng tay số tám, anh vô hậu trường nói nhỏ với tôi: Anh mau tới bàn thờ Tổ, thấp nhang cám ơn Tổ nghiệp đi. Hồi nảy tụi tui van vái cho Tổ nghiệp phù hộ cho anh ăn nói đàng hoàng, đừng có lở lời phạm huư  mà mang cái c̣ng số tám như tôi.”

-Phạm húy là sao? Tôi không hiểu!

-Tôi sợ anh nói kiến lửa cắn Tám Vân. Anh phạm huư nói đến tên của ông Tướng Năm Lửa th́ tôi với anh chắc chắn là sẽ bỏ xác lại ở xứ này rồi.”

Chị Hai Nữ cũng đốt ba cây nhang, đưa tôi:” Chú Ba, chú lại thắp nhang lạy Tổ nghiệp đi. Tôi van vái quá trời, nên ông Tổ độ cho chú nói xiêu ḷng ông Tướng..” Rồi chị nói nhỏ cho tôi nghe như sợ có tai vách mạch rừng: Hồi nảy tôi sợ chú nói kiến lửa cắn mặt cắn môi chú Tám Vân. Ông Năm Lửa ngồi coi hát mà chú nói kiến lửa cắn Tám Vân th́ chú tiêu tùng rồi..”

Tôi nghe nói mà rùn ḿnh, rởn óc. Đúng là Tổ nghiệp độ cho tôi, nếu không th́ “ Thần Khẩu Hại Xác Phàm” rồi. Tôi nói kiến lửa bu lại cắn Tám Vân th́ mồ tổ tôi cũng chết.

Văn hát, chúng tôi rất buồn, thấm thía nghĩ đến cái thân của người nghệ sĩ đi hát trong thời buỗi có chiến tranh, vùng nào có lănh chúa nấy, cái mạng của người dân rẽ như bèo. Tám Vân, Tám Kiết và Nguyễn Phương ngồi phía sau rạp hát, nh́n ḍng sông Hậu Giang chảy lờ đờ… Nước lớn đầy, mặt sông mênh mông… Bên kia sông là Cần Thơ, ở đó như ở quê nhà… Bên nầy sông là Cái Vồn, mà sao cảm thấy như lạc lơng ở một cái nước nào xa xôi dịu vợi với những luật lệ khác, con người cũng có một lối sống khác…

Tám Vân bỗng nhớ mấy vần thơ Hoàng Hạc Lâu của thi sĩ Thôi Hạo đời Đường, anh ngâm nho nhỏ:

“Nhật mộ hương quan hà xứ thị?

“Yên Ba giang thượng sử nhân sầu!”

Tôi tiếp lời anh:

”Quê hương khuất bóng hoàng hôn,

Trên sông khói sóng cho buồn ḷng ai!”

Đêm đó cả ba chúng tôi ngồi bên ḍng sông quê hương, nh́n lượng sóng nhấp nhô nhẹ đưa dề lục b́nh bập bềnh trôi trôi giữa ḍng, cả ba chúng tôi cứ ngở ḿnh lạc lỏng ở xứ lạ quê người, buồn không kể xiết!.

x x x

Bây giờ th́ anh Tám Kiết đă cởi hạc bay xa, anh Tám Vân cũng bám theo đuôi con cá chép của ông Táo để bay về trời, chỉ c̣n lại lăo già Nguyễn Phương nhớ bạn cũ, không biết tâm sự với ai, kể cho ai nghe những chuyện vui buồn mà ḿnh đă sống với hai bạn mấy mươi năm trước …

Buồn quá! Nhớ quá! bèn lấy một cái ly, đựng gạo thay cho lư hương, thắp ba cây nhang, van vái hương hồn của hai anh Tám Kiết và Tám Vân về uống ba chung la ve nhỏ với ḿnh… tôi uồng la ve nhớ bạn xưa mà tưởng như nuốt nước mắt vào ḷng.

Lại nhớ nghệ sĩ Tám Vân.

Montréal, ngày Tết 2009.