GS Trần Văn Khê:

Tôi gắn bó với âm nhạc nhờ thiên duyên

 

"Phải nghe mới thấm, phải học mới hiểu, có hiểu mới thích, có thích mới thương, có thương mới muốn giữ ǵn, mới sẵn sàng luyện tập biểu diễn và phổ biến. Như thế âm nhạc truyền thống mới thêm sinh lực và bản sắc dân tộc mới được giữ ǵn", GS Trần Văn Khê nói. 

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/9D/31/78/tranvankhe.jpg- Nhân duyên nào khiến ông gắn bó cả cuộc đời với âm nhạc truyền thống VN và nhă nhạc?

- Tôi gắn bó cả cuộc đời với âm nhạc truyền thống do “thiên duyên”. Nhờ trời, tôi được sinh ra trong một gia đ́nh, hai bên nội ngoại đến tôi bốn đời đều là nhạc sĩ. Lúc tôi c̣n ở trong bụng mẹ đă được cậu Năm thổi sáo cho nghe mỗi ngày. Từ nhỏ đến lớn, khi biết nói là biết ca. Từ 6 tuổi đă biết đờn c̣ (đàn nhị), đờn ḱm (đàn nguyệt), 12 tuổi đờn tranh, 7 tuổi đă theo gánh hát cải lương của cô Ba tôi là bà Trần Ngọc Viện lập ra. Do đó, việc tôi gắn bó với âm nhạc truyền thống đúng là nhờ "duyên trời" vậy.

Tôi đến với nhă nhạc Huế như tôi đă đến với ca trù, chầu văn miền Bắc, hát bội miền Nam, nhạc Phật giáo ba miền - những bộ môn đó gặp khó khăn do những thay đổi về mặt chính trị, kinh tế, xă hội tại VN và có thể bị ch́m vào quên lăng. Khi đă thấy các bộ môn ấy thật sự có những giá trị nghệ thuật nhưng chưa được đông đảo quần chúng và các cơ quan hữu trách nhận thức, tôi đă kiên tŕ phân tích, đúc kết và nêu ra những ưu điểm của các bộ môn ấy bằng những bài viết và những buổi nói chuyện.

Tôi cũng t́m đủ cơ hội để giới thiệu những bộ môn ấy với người nước ngoài bằng đĩa hát, băng từ, băng video để họ có dịp thưởng thức, phê b́nh, đánh giá. Dần dần những bộ môn ấy đă được hồi sinh.

Trong cuốn sách "Du ngoạn trong âm nhạc truyền thống Việt Nam" sắp ra mắt bạn đọc của giáo sư, "du ngoạn" có thể hiểu như thế nào?

- Tôi chỉ gợi ư cho các bạn thấy trong vườn hoa âm nhạc truyền thống của VN có trăm hương ngàn sắc, mỗi loại có vẻ đẹp độc đáo đặc thù, một nét duyên dáng riêng để các bạn làm quen với những loại chưa quen, t́m hiểu những điểm chưa hiểu, và sau đó sẽ quư yêu thêm những ǵ cha ông chúng ta truyền từ đời này qua đời nọ, và để lại cho chúng ta một di sản văn hóa rất lớn, rồi… bỏ bớt ḷng tự ti mặc cảm và thêm chút ít tự hào dân tộc.

Du ngoạn là như vậy đó. Lúc nào khỏe đi lâu, lúc nào mệt th́ dừng chân. Không ai bắt buộc các bạn phải vào cửa này, ra ngơ kia. Các bạn tự do du ngoạn. Cuộc du ngoạn trong âm nhạc truyền thống VN sẽ theo con đường đời của một con người trong xă hội VN, từ lúc sơ sinh đến lúc trở về cơi vĩnh hằng.

Trong sách, chúng tôi có nhấn mạnh rằng tiếng hát ru là bài giáo dục âm nhạc đầu tiên người mẹ truyền sang đứa con. Lớn lên, dù không học trong các trường nhạc, nhưng nhờ dựa vào cấu trúc câu hát ru được ghi vào tiềm thức lúc c̣n là đứa bé nằm trong cánh tay êm ấm của bà mẹ, mà chàng thanh niên hay cô thiếu nữ đă tạo ra những câu ḥ điệu lư rất hay.

Trước tác động của nền kinh tế thị trường và nguy cơ đồng nhất hóa các giá trị văn hóa, chúng ta phải làm ǵ để ǵn giữ được bản sắc âm nhạc truyền thống?

- Từ hơn 20 năm nay, tôi đă nhắc đi nhắc lại không nên để tiếng ru tắt trên môi các bà mẹ. Cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đă tổ chức liên hoan hát ru đầu tiên năm 1989, sáu tháng trước khi từ giă cơi đời và bài ca cuối cùng của nhạc sĩ mang tên Lời ru chim Lạc.

Giữ ǵn tiếng hát ru cũng là bước đầu giữ ǵn bản sắc dân tộc. Đă nhiều lần tôi nhận thấy rằng bản sắc dân tộc bị lu mờ, thanh niên thích nghe nhạc nước ngoài hơn nhạc dân tộc. Muốn trị bệnh ấy phải trị căn chứ không trị chứng. Và những phương thuốc tôi đề nghị là: Làm sống lại tiếng hát ru; tập trẻ em hát lại đồng dao; tôn vinh những nghệ nhân cả đời phụng sự âm nhạc dân tộc...

Là người sống lâu năm ở nước ngoài, ông đánh giá thế nào về t́nh h́nh truyền bá văn hóa VN nói chung đối với cộng đồng quốc tế thời gian qua?

- Đến nay, theo tôi, chúng ta chưa làm thật tốt công việc đó. Chúng ta có thể truyền bá âm nhạc cổ truyền dưới nhiều dạng: đĩa hát, băng từ, băng video, sách báo, chương tŕnh phát thanh, chương tŕnh truyền h́nh, chương tŕnh trên Internet. Nhưng sống động và hiệu quả nhất là cho những đoàn nghệ thuật dân tộc ra tŕnh diễn tại nước ngoài, với những chương tŕnh âm nhạc dân tộc có chất lượng nghệ thuật, có lời giới thiệu khoa học, ngắn gọn mà đầy đủ.

Nguồn: VNExpress