CHÚ TƯ CẦU

Lời tựa

Mai Thảo

 

Hiện tượng của truyện dài viết từng đoạn, đăng từng kỳ nơi trang trong các nhật báo, như chúng ta đang thấy lan rộng thành một lan rộng bao trùm toàn diện, đẩy hầu hết những cây bút sáng tác chuyên nghiệp hiện nay tới kiếm t́m một thể mới, áp dụng một bút pháp mới. Kỹ thuật được mệnh danh là kỹ thuật viết tiểu thuyết cho báo hàng ngày, ở mỗi người viết, phơi bày một phong cách biểu hiện khác nhau, nhưng mục đích muốn tới và dụng tâm cuối cùng th́ giản đơn và sáng rơ là một.

Đó là: tuy đăng từng ngày, mỗi ngày một tiểu đoạn, nhưng cách viết và lối dựng truyện phải là những bí quyết sắc bén giam nhốt không rời thần trí và ham thích người đọc, đă bước chân qua ngưỡng cửa, là không thể trở lui, phải từng số từng ngày đợi chờ đọc tiếp. Người viết truyện trữ t́nh đăng trên nhật báo bây giờ thảy đều mơ tưởng trở thành một Kim Dung kiếm hiệp. Một mở đầu đă dầy đặc những t́nh tiết bốc cháy từ những ḍng mê đắm thứ nhất. Chuyển đoạn vừa đố vừa giảng. Chuyện đang ṿm trời hiện tại thoát đă chân trời tương lai. Đang những diễn biến bây giờ, bằng hồi tưởng, đột ngột kéo ngược hết về th́ quá khứ. Bất ngờ cắt đứt một xáo trộn đóng khung trong một cảnh trí này, ném bỗng xáo trộn ấy vào một cảnh trí hoàn toàn khác biệt. Đang thuật đang tả chuyển thành viết thư, nghiêng sang nhật kư. Và thuật tả cũng luôn luôn phải đối thoại xen vào.Trăm ngh́n xảo thuật hâm nóng cảm giác, làm ngỡ ngàng mọi tưởng trước, sai lạc mọi phán đoán ấy, đă được chuyên chở bộn bề vào tiểu thuyết đăng báo chúng ta hiện nay, bằng con đường điện ảnh, bằng vay mượn và phối hợp cách thức viết với cách thức thực hiện phim ảnh. Nói chung, đó là kỹ thuật của loại phim truyện trinh thám, nghẹt thở, giật gân, bao giờ cũng tạo được tác dụng làm căng thẳng giác quan ta.

Ở ng̣i bút Lê Xuyên và tiểu thuyết Lê Xuyên, v́ cũng viết ra trước hết cho báo hàng ngày, chúng ta cũng thấy thấp thoáng sự nhập nội vào văn thể những kỹ thuật ấy. Nhưng Lê Xuyên không chỉ giới hạn khả năng trước tác của ḿnh vào sử dụng kỹ thuật tiểu xảo. Và tiểu thuyết Lê Xuyên thật đông người đọc, tất c̣n phải chứa đựng, một sắc thái độc đáo nào? Câu trả lời là có. Đó là không khí, cảnh trí, những khuôn mặt điển h́nh, những cuộc đời đặc biệt, những danh từ địa phương, cùng lối miêu tả sự việc bằng đối thoại cực kỳ linh động chỉ thấy ở tiểu thuyết Lê Xuyên.

Không khí, bầu trời của văn truyện Lê Xuyên là một không khí rất nước Việt miền Nam, một bầu trời rất miền Nam thôn dă. Đang nắng lửa chói chang, chợt đă mưa rào đột ngột. Phút trước trời c̣n ngọc thạch, phút sau đă sầm tối mây đen. Kinh rạch chằng chịt, ng̣i rạch lang thang. Trong ẩm ướt nhiệt đới, lúa mạ tốt tươi trùm lan thành nườm nượp mùa màng. Trời, đất, cỏ, hoa nồng cháy một hiện tượng giao t́nh thường trực. Không khí có sấm chớp trên kia và đời sống dưới này là rạo rực h́nh hài, là thần kinh bốc lửa. Như Cửu Long nước đầy, thiên nhiên và đại h́nh miền Nam đă là những phát hiện tự nhiên chan ḥa sức sống. Bằng những liên hệ biện chứng với ngoại giới, người và đời sống của người, bởi vậy cũng đồng dáng với thiên nhiên và đồng t́nh với địa h́nh. Người đọc đă hiểu tại sao là nhân vật và những diễn biến tiểu thuyết Lê Xuyên thật hiếm ít những dấu tích và những đặc thù của văn minh phường phố. Tư Cầu có thể một bữa kia ra tỉnh. Đi coi hát bóng, vào pḥng trà. Nhưng nguồn gốc, lẽ phải, hạnh phúc và cái làm nên thế quân b́nh cho đời sống Tư Cầu và những người đàn bà trở thành đối tượng cho bản năng Tư Cầu bốc cháy là ở giữa cái lồng lộng phơi phới đó của trời là màn, chiếu là đất, cỏ cây bằng hữu và trăng sao t́nh nhân. Thôn dă miền Nam trong tiểu thuyết Lê Xuyên không rối rắm những phong tục lâu đời, chồng chất những tập quán cố định. Như ta thấy ở Sơn Nam, B́nh Nguyên Lộc, hay ở những tiểu thuyết thôn quê, tiểu thuyết phong tục tiền chiến của Nam Cao, Kim Lân, Tô Hoài. Đó là một thôn dă mộc mạc hơn, c̣n đằm thắm cái đằm thắm ngu ngơ của sơ khai và tiền sử tính. Nước chảy không ngăn ḍng. Cỏ mọc trùm băi bờ. Đó là cái trạng thái tự do của con người, mặc dầu là một tự do thấp và vô thức. Nhân vật tiểu thuyết của Lê Xuyên không chạy theo sức xô đẩy của tâm hồn, bởi v́ không nâng đời sống tới những rung động tâm hồn, mà ném ḿnh vào những vỡ và tự nhiên của thú tính. Tôi nhắc lại: đó là một phong cánh sống tự do, tuy thấp và vô thức, nhưng không phải không lần lên thành những nét đẹp riêng.

Nhiều người cho rằng, truyện Lê Xuyên hay nhất ờ những phần đối thoại. Đối thoại có chuyên chở sự việc, có phân tích tâm lư, nghĩa là có thuật có tả ở trong. Nhận xét trên đúng, và cũng dễ hiểu. Ngôn ngữ tiểu thuyết Lê Xuyên là thứ ngôn ngữ nói chuyện không biến h́nh bằng những điều chỉnh bút pháp cho chuốt lọc hay văn hoa bay bướm hơn, cho nên cái khó nhất của nghệ thuật viết truyện là đối thoại th́ Lê Xuyên lại thành công tốt đẹp nhất ở đó.

Đề tựa Chú Tư Cầu tôi không bảo đây là một tác phẩm nghệ thuật. Đăng từng kỳ trên báo hằng ngày rồi mới được in thành sách, chưa một sáng tác nào của chúng ta xứng đáng với ư nghĩa và thực chất phải có của một tác phẩm nghệ thuật. Ư nghĩ sau cùng của tôi về Lê Xuyên: Anh là một cây bút viết truyện có thật nhiều khả năng đáng quư, và rồi Lê Xuyên sẽ là người nhận thức và phát huy được rực rỡ những khả năng đáng quư ấy của ḿnh trong những sáng tác được cô đọng lại, có một chủ đề nhất định, một bố cục vững vàng và châu đáo hơn.

Thế giới tiểu thuyết của chúng ta bây giờ là một căn pḥng bưng bít tức thở. Người viết truyện sống tập trung trong thành phố, chỉ viết về thành phố. Hè đường, mặt nhựa, cột điện, pḥng trà, vũ trường, bin đinh, gái điếm, khách chơi, quần ống túm và đợt sóng mới xếp chồng lên nhau trong những nội dung tiểu thuyết ngột ngạt đồng dáng. Phải phá vỡ sự giam nhốt chóng vánh ấy. Phải đẩy ng̣i bút vào những hành tŕnh cần thiết tới những chân trời mới. Phải mở những cánh cửa khác vào đời, cho bắt gặp những h́nh thái thiên h́nh vạn trạng đang diễn ra không chỉ nơi có lửa điện và nhà chọc trời, mà c̣n ở những vùng có ánh sáng trăng sao chiếu soi xuống mênh mông ruộng đồng thôn xóm quê hương đất nước chúng ta. Tiểu thuyết ta hiện đang thiếu vắng, nhiều hơn bao giờ, những chủ đề phản chiếu và làm sống lại những thực tế phong phú mới lạ khác biệt hẳn với cảnh trí phường phố.

Thôn dă và đời sống, con người thôn dă cùng với các vấn đề, những thực tế, những khát vọng, những vươn tới của con người thôn dă, phải được đặt thành chủ đề sáng tác chính yếu. Tôi nghĩ những người "có thôn quê trong tâm hồn" Lê Xuyên có đủ điều kiện tạo dựng những ṿm trời mới bên cạnh ṿm trời phường phố đang ngột ngạt phủ trùm lên thế giới tiểu thuyết chúng ta hiện nay.

(Trích từ tác phẩm Chú Tư Cầu của Lê Xuyên, do nxb Đại Nam tái bản ở Hoa Kỳ trong thập niên 80. Bản điện tử do Nguyễn Đăng Thường thực hiện)