Nhà cổ ngoạn Vương Hồng Sển (1902-1996)

 và các tác phẩm của ông

 

Nguyễn Quyết Thắng

 

 

   Nhà cổ ngoạn, nhà văn Vương Hổng Sển (1902-1996) có bút hiệu Văn Đường, Đạt Cổ Trai. Theo từ và cách phát âm Hán-Việt, chữ (âm) Sến đọc là Thạnh, nhưng khi khai sinh, người viết nghe đọc âm Thạnh (giọng Phước Kiến) nên viết trong giấy khai sinh là Sển, Vương Hồng Sển. Nguyên quán tỉnh Phước Kiến (Trung Quốc), đến đời tổ phụ sang cư ngụ tại làng Khánh Hưng, tổng Nhiêu Khánh, tỉnh Nguyệt Giang (sau đổi là Sốc Trăng), sinh ngày 27 tháng 9 năm Nhâm Dần âm lịch (1902), nhưng trong giấy khai sinh ghi ngày 4-1-1904(Giáp Th́n) tại làng Xoài Cả Nả (tên Khmer), tức làng Đại Tâm, tỉnh Sốc Trăng ngày nay.

 

   Ông là người có 3 ḍng máu trong người : Việt, Hoa, Miên ở Sốc Trăng (cha Hoa-Việt, mẹ Miên). Năm 8 tuổi vào học trường Sơ học Khánh Hưng, năm 18 tuổi đậu bằng Tiểu học(Primaire) Pháp-Việt. Năm 1919  lên Saigon theo học tại trường Chasseloup Laubat , năm 1923 thi đậu Brevet élémentaire (18-6-1923) và bằng Thành Chung (Diplôme d’études complémentaires franco-indigènes) ngày 2-7-1923.

 

   Năm 1923, ra trường được bổ chức thư kư tại Trường Máy Á châu (École des mécaniciens asiatiques) ở đường Đỗ Hữu Vị Saigon (nay là Trường Kỹ Thuật Cao Thắng đường Huỳnh Thúc Kháng), năm 1928 làm việc tại Ṭa Bố Sađéc tới năm 1932. Năm 1933, chuyển về tùng sự tại Sở Địa Bộ tỉnh Sốc Trăng.

   Năm 1936 đổi lên « đứng bàn ông Chánh » (thông ngôn chánh Ṭa Bố) tỉnh Cần Thơ.

   Năm 1938 về Saigon làm việc ở pḥng Dân sự tại Dinh Toàn Quyền Đông Dương thời Decoux với chức danh « thơ kư hạng nhứt » (Sécrétaire de première classe).

   Năm 1943 đổi về quê nhà làm việc ở Ṭa Bố tỉnh Sốc Trăng cho đến ngày hưu trí ngạch công chức Nam Kỳ.

 

   Hơn 20 năm phục vụ ngành hành chánh thuộc địa Nam Kỳ, ông đă 8 lần thi nhập ngạch tri huyện, nhưng trước sau đều hỏng (khi đậu viết, hỏng vấn đáp, lúc đậu tập sự, hỏng lư thuyết). Về già, khi tính sổ đời, ông tự cho ḿnh là « thằng hư » và « cám ơn đời được thi rớt » nên khỏi mắc tội với lương tâm v́ đă làm việc cho Pháp.

 

   Sau ngày Nhựt đảo chánh năm 1945, ông được Tổ chức Thanh Niên Tiền Phong địa phương tiến cử làm Phó Tỉnh trưởng hành chánh tỉnh Sốc Trăng, cho đến ngày Pháp tái chiếm Nam Bộ.

Năm 1949 làm việc ở Viện Bảo Tàng Saigon về sau giữ chức Giám Đốc của Viện nầy cho đến ngày hưu trí thiệt thọ (1963).

 

   Vương Hồng Sển là người sống gần trọn thế kỷ XX chứng kiến nhiều biến cố lịch sử VN ở Miền Nam. Có thể nói ông là người am tường về nhiều lănh vực liên hệ đến văn hóa Nam Bộ và  là nhà cổ ngoạn độc nhất VN. Ông sưu tập được một số đồ cổ Trung Hoa, VN có giá trị nghệ thuật độc đáo mà giới văn hóa thân quen gọi thân mật là Cụ Vương cổ ngoạn

 

 

   Ông là tác giả các sách :

-          Thú chơi sách, 2tập (1960)

-          Saigon năm xưa (1962)

-          Hồi kư hai mươi năm mê hát (1968)

-          Phong lưu cũ mới (1970)

-          Thú xem chuyện Tàu (1970)

-          Thú chơi cổ ngoạn (1971)

-          Khảo về đồ sứ cổ Trung Hoa (1972)

-          Cảnh Đức trấn đào lục (1972)

-          Cuốn sổ tay của người chơi cổ ngoạn (1972)

-          Hơn nửa đời hư (1992)

-          Saigon tạp pín lù (1992)

-          Khảo về đồ sứ từ Hậu Lê đến sơ Nguyễn (1993)

-          Những đồ sứ do đi sứ mang về (1993)

-          Những đồ sứ khác :quốcdụng, ngự dụng (1993)

-          Tự vị tiếng Việt miền Nam (1994)

-          Nửa đời c̣n lại (1995)

-          Và hàng chục bản thảo khác như : Cuốn sách và tôi, Tạp bút I, II, III, Cà đo xe, Bên lề cuốn sách…

 

   Trước khi qua đời, ông tự nguyện hiến tất cả gia tài (gồm ngôi nhà cổ, đồ cổ ngoạn và sách vở đă sưu tầm được trong hơn 70 năm) để làm một Tàng cổ Vương Hồng Sển tại Saigon.