Mộng và Thật

VITA

 

Mưa. Chiều xuống sớm. Trong một quán nước nhỏ ở vùng Ḥa-hưng ba người khách lỡ bước ghé vào đụt. Họ gọi cà-phe rồi ráp nhau phiếm-luận. Gần bàn họ, phía trong, một thiếu-nữ ngồi cô-quạnh, nh́n mưa, không lời. Thiếu-nữ trong vẻ điềm-đạm, mặc một bộ đồ vải đen ngắn : Tuy-nhiên, với cặp mắt sáng-rỡ, người ta không thể bảo nàng là kẻ buôn gánh bán bưng được. Thiếu-nữ để kế bên ḿnh một gói đồ bao bằng nhật báo, ngó đăm-đăm ra đường Verdun nối dài, ưu tư h́nh như nóng-nảy gấp đi.

Ba người khách đứng tuổi, âu-phục tề-chỉnh, không sang không hèn. Mặt họ c̣n đỏ gay và cứ theo lời họ nói chuyện với nhau, ta đoán biết họ vừa mới rời khỏi tiệc, trong ấy có cuộc bàn căi sôi nổi, pha màu triết-lư, nhưng chưa dứt khoát. Nguời thứ nhứt vừa cầm muổng khuấy cà-phe, vừa bảo :

-Ai đời sinh ta là cha mẹ, ta nỡ nhẫn-tâm bỏ, để cứu chúa, cứu vợ cho đành ! Hiếu không có, tất nghĩa, t́nh cũng mất...

Người thứ nh́, nóng mũi, căi :

-Anh nói ! Phải quân-thần, phụ-tử rồi mới tới phu-thê ...không hết ḷng cùng chúa, tất hết thảo cùng cha, hết t́nh cùng vợ. Ba giềng chưa trọn, năm mối sao xong ?...

Người thứ ba c̣n trẻ, say ngà-ngà, nổi xung chận :

-Thôi đi ! Cha nội ! Cha cứ xổ một nùi nho ra măi ! Thời buổi nầy mà anh c̣n chiêm-bao Thuyết-Đường, Tàn-Đường, Huất- Tŕ, Ngưu ma-vương, nghe rầu thúi ruột. Dẹp nó lại đi ! Lạc-hậu gần ba trăm ngh́n cây số lận !

-C̣n anh ? Anh giỏi tài cứu đàn-bà !

-Lẽ cố-nhiên. Ngoài t́nh chăn gối, dàn-bà c̣n có nghĩa sinh con nối giống để mai sau giúp nước, gây dựng xă-hội loài người. Không có đàn-bà, tất thế-gian không c̣n nữa ...

Rồi phà khói  thuốc mịt mù, anh ta nhễ-nhăi phun ra một dọc tư tưởng, tích xưa vay mượn trong sách vở, đông, tây, kim, cổ để làm hậu-thuẩn cho lư-lẽ của ḿnh. Anh tiếp :

Trụ-vương mê Đắc-Kỷ đến nỗi cơ-nghiệp tan-tành và bao nhiêu dũng-tướng đều xụi tay, buông khí-giới, khi nghe nàng cất tiếng than âu-yếm, chỉ trừ ông già hết gân Tử- Nha, nhưng cũng phải nhờ cặp kéo vô-tri của Lục-Yểm đạo-nhân mới trừ được. Ư là họ có cốt tiên, kinh-kệ chay-ḷng đa !...Phù-sai v́ cô gái giặt lụa ỏ Trử-la-thôn, mất nước...Thais cám-dỗ thanh-niên đến nỗi chỉ tranh nhau xem mặt nàng trước nhất mà sáng nào ngoài ngơ cũng có bốn, năm cái thây nằm sóng-sượt trong vũng máu đào ...Hoàng-hậu Cléopâtre xỏ mũi mấy chú anh-hùng  César,Antoine, như trâu làm cho đế-quốc La-Mă yếu-hèn, chia thành manh-mún...Và gần đây bên ḿnh, thêm Châu Ô Châu Lư cũng cậy tay đàn-bà ...

Hít một hơi thuốc, anh lại tiếp :

-H́nh như từ chuyện lớn lao tới chuyện nhỏ nhặt cũng có tay dàn bà nhúng vào cả. Các anh xem, làm quan to, quan bé, quan ông, quan cháu cũng bởi đàn-bà; nhà, cửa nên, hư cũng do đàn-bà ...Cái ǵ ở đời cũng của đàn-bà tuốt !

Người thứ nhất vừa há mồm, bỗng người thứ ba đón lại, tiếp nói :

-Khoan, c̣n nữa ! Hết đâu ! Này nhé ! Một khi có tiệc-tùng, thiếu đàn-bà, khách bảo không vui : có đám cưới, họ xúm khen cô dâu đẹp, bỏ liều chú rể, vợ sinh họ chúc mẹ tṛn, con vuông, không mấy ai tưởng người cha cực khổ; tới chừng thành góa-phụ, thay v́ họ khóc người bạc-phúc, họ lại bảo vợ thằng cha đó vẫn c̣n trẻ đẹp. Chửa hết đâu, hai anh đừng sợ. Người ta thèm thuồng  địa vị hạng đàn-bà ở không sướng như tiên, bắt đực rựa giơ lưng trâu kéo cày thấy ông cha mồ-tổ. Té ra, cũng thời người ta như nhau, đàn-bà lại đáng cưng, đáng yêu, đáng thương, đáng kính ; c̣n đàn-ông, đáng số đáng tội, đáng phiền...Theo tôi, suy cạn nghĩ cùng, tôi vớt ''má bầy trẻ '' lên, ai chửi nát tôi, trù-rủa tôi, bện h́nh-nhân ở ngả tư đường bắn ếm tôi, tôi vẫn không nao-núng...

Đoạn day qua thiếu-nữ, anh phân-bua:

-Thôi hai anh cứ hỏi ư-kiến cô đây th́ rơ ...

-Thưa cô, đầu dây mối nhợ là thế nầy : Ba anh em tôi đi dự lễ cưới, gặp một ông lăo đưa ra một đầu đề, cậy khách nhập tiệc vui ḷng giải-quyết hộ :

Trong cơn loan-lạc, vua, cha, vợ, một bác lái đ̣ cùng ngồi trong thuyền. Trừ bác lái ra, không ai biết lội. Thuyền gần tới mé, bỗng gió đánh ch́m. Anh lái đ̣ chỉ có thể vớt được một người thôi. Vậy anh bỏ ai ? Anh vớt ai ?

...Đó có bao nhiêu đó mà chúng tôi điên đầu, không ai đồng ư-kiến cả. Cô thử giải-quyết xem sao !...

Thiếu-nữ lễ-độ, mỉm cười, đáp :

-Thưa, tôi kẻ quê-mùa, đâu hiểu thấu...Nói ra sợ mấy ông cười ...

Người thứ nh́ giục :

-Không ! Xin cô cứ tự-tiện bày tỏ ư ḿnh.

Người thứ nhất xen vào :

-Vâng, cô cứ nói ...Vả lại, đây là câu-chuyện giải-trí để qua thời-giờ đợi mưa tạnh, có phải một vấn-đề quan-trọng đâu mà cô ngại ?

-Các ông ép, tôi xin mạn phép thưa : Đáng lẽ nên thêm một ông thầy. Nhưng không sao, thiếu cũng chẳng hại.

Rồi ôn-tồn, thiếu-nữ thốt :

-Thưa các ông, nếu ở địa vị anh lái đ̣, tôi khỏi đắn-đo, chần chờ để mất cơ-hội. Mộng và Thật khác nhau xa lắm. Vậy hễ ai ở gần bên tôi, liệu cứu được, tôi nắm chóp kéo lên ! Trái lại, ai ở xa tôi, tôi để b́nh-yên chết đuối ...

Đoạn vui-vẻ, thiếu-nữ ôm gói cúi chào ra đi, mưa cũng vừa dứt hạt. Ba người đàn- ông ngơ-ngẩn, trông theo.

                                                                        *

                                                                    *       *

Ngày hôm sau, ba người khách trở lại quán cố t́m thiếu-nữ. Chẳng rơ họ t́m có mục-đích ǵ. Nhưng họ hỏi ông chủ, ông bảo không quen biết và, cũng như họ, cô là kẻ qua đường, dừng chơn trong giây phút. Bỗng một chị bán nem tạt vào bỏ mối, nghe qua câu-chuyện, hỏi phăn:

-Phải cái cô nước da trắng hồng, don-don người, lối mười chin, hai mươi tuổi không ?

Người khách thứ nhất lẹ miệng đáp :

-Đúng như thế.

-Tưởng ai, chớ cô ấy, tôi có  quen, nhưng không biết tên ǵ. Hồi trước, nghe nói cô học trường ''Áo Tím''. Lúc Nhật-bổn đảo-chính, cô mắc kẹt ở Sài-g̣n, không về xứ được. Cô gánh cà-ry bún đem bán tại chợ Ḥa-hưng. Chừng Tây trở lại, cô bỏ nghề, đi nơi khác. Hiện giờ, tôi không biết cô làm ǵ ở tại đâu. Năm khi mười họa, mới gặp một lần, nhưng chưa kịp hỏi-han, cô chào rồi đi tuốt...

Một trong ba người nghe qua, làm thinh, gật-gù, ngó mong ra đường, miên-man suy nghĩ ...

Và cách đó độ năm hôm, họ lại mon-men tới nữa. Lần nầy, may-mắn quá, họ nhận được một mảnh giấy mỏng xếp rất kỹ do thiếu-nữ đưa, nhờ ông quán trao giùm. Lật ra xem, họ thấy, vỏn-vẹn mấy hàng vắn tắt :

Nước nhà khổ chinh chiến

Ai tỉnh ? Ai chiêm-bao ?

                                                                        *

                                                                     *     *

Từ ấy đến gần bốn năm, thời cuộc bao phen biến đổi, quán xưa c̣n trơ đó, đón khách lỡ đường. Nhưng không một ai ở vùng Ḥa-hưng c̣n thấy dạng h́nh thiếu-nữ .

 27/7-29/7 - 1949