KHU DI TÍCH G̉ THÁP (ĐỒNG THÁP)

TRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA ÓC EO


TS Nguyễn Thị Hậu

 

Những năm gần đây, trong các công tŕnh nghiên cứu khảo cổ học đă thể hiện ngày càng rơ hơn cách/ hướng tiếp cận những nền văn hóa khảo cổ từ việc nghiên cứu môi trường sinh thái tự nhiên – cũng là môi trường sống của chủ nhân trong quá khứ của những nền văn hóa ấy. Không phải ngẫu nhiên mà khi nói đến văn hóa Óc Eo – một nền văn hóa cổ phát triển từ đầu Công nguyên đến TK VII và truyền thống của nó c̣n kéo dài đến thế kỷ X – những nhà nghiên cứu thường gắn địa bàn phân bố của nó với đồng bằng sông Cửu Long – Tây Nam bộ, mặc dù hiện nay đă phát hiện một số di tích văn hóa Óc Eo ở lưu vực sông Đồng Nai thuộc miền Đông Nam bộ.

Môi trường tự nhiên của văn hóa Óc Eo chủ yếu là miền Tây Nam bộ. Vùng sinh thái Tây Nam bộ được chia làm 3 tiểu vùng: tiểu vùng Thượng châu thổ Cửu Long, tiểu vùng Hạ châu thổ và tiểu vùng Đất mới ven biển Tây Nam bộ. Cảnh quan chung của cả 3 tiểu vùng là sông rạch, đầm đ́a, bưng biền xen với những giồng, g̣ nổi cao giữa đồng bằng trũng ngập nước hàng năm và một vài ngọn núi thấp như Núi Sam, Núi Sập, Bảy Núi, Ba Thê. Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng rất lớn của các đợt biển tiến thời Holocene từ khoảng 5000 năm TCN đến khoảng 1200 năm (TK XII) sau Công nguyên. Thời kỳ trước Công nguyên biển tiến Holocene đă ngăn chặn sự lan tỏa của văn hóa Đồng Nai xuống đây, v́ vậy ở miền Tây Nam bộ t́m thấy khá ít ỏi di tích khảo cổ thời Tiền sử. Chỉ đến khi nước biển rút th́ các nhóm cư dân bản địa của văn hóa Đồng Nai bắt đầu mở rộng địa bàn cư trú xuống vùng này cùng với một bộ phận cư dân từ hải đảo vào. Liên quan đến thời kỳ văn hóa Óc Eo là biển tiến Holocene IV bắt đầu từ giữa TK IV và đạt đỉnh cao vào giữa TK VII, sau đó biển rút dần trả lại bề mặt đồng bằng vào khoảng TK XII. Hiện nay ở Nam bộ c̣n lại các phế tích kiến trúc đền tháp, di tích cư trú kiểu nhà sàn kéo dài dọc sông rạch, di tích cư trú trên các giồng g̣ cao giữa đồng bằng…Các cuộc khai quật từ thời L.Malleret (1944) đă t́m thấy dấu tích khoảng 30 “đường nước cổ” là các kênh đào ngang dọc ở vùng tứ giác Long xuyên. Đây vừa là hệ thống đường giao thông lợi dụng thủy triều ra vào cảng thị Óc Eo, vừa là hệ thống thủy lợi thoát nước trong mùa nước nổi ở đồng bằng sông Cửu Long. Tại đây khảo cổ học đă phát hiện những cổ vật qúy giá, nhiều di vật như tượng thờ ngay trong các di tích đền tháp, mộ táng, vật dụng phục vụ sinh hoạt vật chất, sinh họat tinh thần tồn tại ngay trong địa tầng văn hóa (in-situ)ù… Đây là một trong nhiều nguyên nhân làm cho các di tích của nền văn hóa Óc Eo rực rỡ “đột ngột biến mất”. Tuy nhiên, từ sau TK VII trên toàn Nam bộ vẫn tồn tại “truyền thống văn hóa Oùc Eo” đến tận TK X – XIII.

Trong thời kỳ h́nh thành và phát triển của văn hóa Óc Eo (từ TK I đến TK VII) khu vực trung tâm Óc Eo – Ba Thê được nh́n nhận là một (trong nhiều) cảng thị của vương quốc cổ Phù Nam, trạm dừng chân quan trọng trên tuyến đường biển nối liền Nam Á và Bắc Á với hai trung tâm văn minh lớn của nhân loại là Aán Độ vàTrung Hoa. Khu vực này là một phần của tiểu vùng Thượng châu thổ Cửu Long (phần c̣n lại là Đồng Tháp Mười). Cũng như tất cả các vùng thượng châu thổ khác, tiểu vùng này tương đối cao, từ 2 – 4m, nhưng lại bị ngập lụt vào mùa mưa nhiều hơn là tiểu vùng Hạ châu thổ. Mùa nước nổi ở đây từ tháng 6 trở đi và vào khoảng tháng 9 th́ đạt đến mức cao nhất, khu vực tứ giác Long Xuyên ngập nhiều hơn Đồng Tháp Mười nhưng nước không đọng lâu mà theo mạng lưới kênh rạch rất dày đổ ra vịnh Rạch Giá – vào thời kỳ nước lớn cứ mỗi giây lại có khoảng 5000m3 nước lũ đổ vào bồn này để chảy ra biển Tây Nam bộ. V́ vậy tiểu vùng này được coi như một hồ chứa và xả nước tự nhiên của sông Hậu, làm giảm bớt sự ngập lụt ở Hạ châu thổ.

Để có thể tồn tại và phát triển, cư dân Óc Eo – điển h́nh là tại tiểu vùng thượng châu thổ – đă tạo dựng một lối sống thích hợp với những điều kiện đặc thù, biết và dám chấp nhận đồng thời khai thác những mùa nước nổi, nước lên theo chu kỳ hàng năm để mang lại nguồn lợi cho ḿnh. Đặc điểm nổi bật của cư dân văn hóa Óc Eo là lối cư trú trên nhà sàn ven hệ thống sông rạch tự nhiên và nhân tạo, hoặc chọn các g̣, giồng cao xây dựng những trung tâm sinh hoạt tinh thần, mở rộng khu vực xung quanh làm nơi cư trú, tiến đến mở rộng địa bàn canh tác. Cư dân cổ đă duy tŕ và phát triển cuộc sống này, trở thành một “truyền thống” thể hiện qua hệ thống di tích kiến trúc và những di vật khảo cổ có niên đại từ đầu Công nguyên đến thế kỷ X – XII.

Đồng Tháp Mười (Tháp Mười, Đồng Tháp) – Những địa danh nổi tiếng này đều bắt nguồn từ tên gọi một khu di tích phân bố trong vùng trung tâm của Đồng Tháp Mười: khu di tích G̣ Tháp thuộc thời kỳ văn hóa Óc Eo, trong đó di tích G̣ Tháp nằm trên một g̣ cao đến 6m (so với mực nước biển).

Đồng Tháp Mười nằm ở phía Bắc của đồng bằng sông Cửu Long, giới hạn phía Tây Nam bởi sông Tiền và phía Bắc là dải đất chuyển tiếp giữa vùng phù sa cổ và phù sa mới, có thể lấy sông Vàm Cỏ Đông làm ranh giới. Toàn bộ vùng trũng lầy này rộng mênh mông, dài khoảng 130km, rộng 60 - 70km, diện tích chừng 8000km2, chiếm khoảng 1/5 diện tích châu thổ sông Cửu Long (khoảng 40.000km2) và bằng hơn ½ châu thổ Bắc bộ (15.000km2). Cảnh quan tự nhiên ở đây là những g̣ đất cao nằm rải rác trên vùng đất lầy thấp. Các g̣ đất này cấu tạo bằng cát và sét nặng, theo cả chiều ngang và chiều thẳng đứng người ta đều có thể quan sát thấycó sự sắp xếp đều đặn giữa cát và sét: cát thường nằm phủ lên trên c̣n sét bắt đầu thấy từ 0,3 – 0,4m trở xuống. Cả hai tầng này đều có dạng uốn cong kiểu “lưng lừa” và có màu xám nhạt. Có thể nhận thấy các g̣ này là phần cao nhất của bậc thềm phù sa cổ, c̣n chính bậc thềm này lại nằm thấp hơn chừng 1 – 2m. Như vậy, bề mặt của thềm phù sa cổ bị chia cắt mạnh mẽ, các sông có ḷng khá sâu, như sông Vàm Cỏ Tây đoạn gần Mộc Hóa có “thung lũng” sâu đến 10 – 15m. Dọc các con sông là thung lũng phù sa và tiếp đến là vùng trũng của Đồng Tháp Mười, gồm hai khu vực: khu vực thứ nhất là những dải đất dọc theo sông Tiền, tuy thấp nhưng không lầy lội, làng mạc tập trung trên các “giồng đất” cao và dọc theo kênh rạch. Khu vực thứ hai là cảnh quan chính của Đồng Tháp Mười, là một “bồn trũng” có độ cao thay đổi từ 0,5 – 3m nhưng trông gần như bằng phẳng. Bề mặt phù sa mới phủ lên nền phù sa cũ ngày càng dày. Phần lớn lớp phù sa này đă lắng đọng trong môi trường nước lợ và sét, v́ vậy độ pH ở đây rất thấp. Trong vùng Đồng Tháp Mười có thể phân ra 3 khu vực ngập nước khác nhau nên đă được khai thác ở những mức độ khác nhau. Xuyên qua lớp phù sa mới ta có thể nhận thấy các sông rạch chảy trong vùng trũng này đă đổi ḍng nhiều lần, bằng chứng là các thấu kính đất có thành phần cơ giới nhẹ hơn phân bố theo những tuyến nhất định , đánh dấu các ḷng sông rạch hóa thạch cũ. Vào mùa khô Đồng Tháp Mười mọc đầy các loại cỏ năng, lát, bàng, láng sen, đ́a lau sậy… nhưng vào mùa mưa nhất là từ tháng 9, nước từ các Vàm Cỏ Đông – Tây và sông Tiền tràn vào làm vùng trũng ngập sâu đến 2 – 3m, biến cả một vùng rộng lớn này thành một biển nước mênh mông, lấp ló những vạt lúa nổi và đây đó vài g̣ cao chơ vơ nổi lên. Đây chính là cảnh quan môi trường sinh sống của con người từ thời xa xưa, mà một trong những dấu tích điển h́nh là khu di tích G̣ Tháp.

Khu di tích G̣ Tháp được biết đến từ những năm cuối thế kỷ XIX và vào những thập kỷ đầu thế kỷ XX, một số nhà nghiên cứu người Pháp đă đến đây khảo sát và công bố những phát hiện quan trọng về một số dấu tích kiến trúc cổ, tượng thờ, bia đá và văn tự cổ…Từ sau năm 1975 khu di tích này được các nhà khảo cổ học Việt Nam đặc biệt quan tâm, đă tiến hành khảo sát, đào thám sát và khai quật nhiều lần. Đến nay, có thể nhận biết quy mô và tính chất của khu di tích G̣ Tháp gồm 3 loại h́nh là di chỉ cư trú, di tích kiến trúc và di tích mộ táng. Ngoài những phát hiện của các học giả Pháp, xin điểm lại một vài di tích tiêu biểu được phát hiện và có những nghiên cứu mới từ sau năm 1975.

  • Di chỉ cư trú G̣ Minh Sư :

Đă được khai quật 3 lần. Dấu tích cư trú phân bố dưới chân g̣ và rộng khắp cánh đồng thấp xung quanh. Cuộc khai quật tháng 1/2001 đă phát hiện một khu cư trú cùng mộ táng có địa tầng c̣n nguyên vẹn cách chân G̣ Minh Sư khoảng 120m về phía Đông Nam. Trong di chỉ t́m thấy nhiều di vật đá nhưng hiện vật chiếm tỷ lệ nhỏ. Đồ đất nung gồm mảnh ngói, tượng khỉ, dấu ấn, mảnh phù điêu, ṿi yoni…Đồ gốm khá phong phú, có tới hơn 18.000 mảnh, gồm các loại b́nh, ṿ nồi, nhiều mảnh lớn có thể phục nguyên được, có lẽ đây là những hiện vật nguyên vẹn đă bị sụp vỡ do dây là khu di chỉ cư trú và mộ táng. Một số lớn các b́nh ṿ, nồi lớn đă được dùng để đựng than tro hỏa táng – như trong mộ M1: chiếc ṿ đựng xương tro có h́nh quả lê, cổ trụ, vành miệng đă mất, vai xuôi thân ph́nh tṛn, thu dần xuống đế h́nh vành khăn thấp. Gốm mịn màu ngà vàng, xương trắng xám lẫi ít sỏi laterit. Một ṿ khác có xương đen, chắc mịn, áo màu đỏ gạch loang lổ. Việc xuất lộ ṿ gốm chứa than tro, đặc biệt mật độ dày đặc của các cụm b́nh ṿ cho thấy đây là phát hiện đầu tiên về một khu mộ táng khá tập trung trong văn hóa Óc Eo. Tại di tích Linh Sơn Nam (Ba Thê – An Giang) trong cuộc khai quật của trường Viễn Đông bác cổ và TT Khảo cổ học Viện KHXH TPHCM cũng xuất lộ ṿ chứa than tro nhưng đơn lẻ và có tính chất khác biệt về h́nh thức chôn cất cũng như niên đại so với di tích mộ táng ở G̣ Minh Sư.

Trong cuộc khai quật lần thứ hai di tích này vào tháng 3/2002, những người khai quật đă phát hiện nhiều hố mộ phân bố trên thềm laterit hoặc chồng chéo lên nhau. Chúng có dạng hố đào h́nh ḷng chảo hoặc h́nh phễu, đáy lót cát hoặc có thêm lớp đất sét xám xanh bên dưới. Bên trên có các đồ gốm vỡ, xương thú, than tro, sỏi nhỏ và nhiều hiện vật khác…Bên cạnh hiện tượng hỏa táng có thể đă tồn tại hiện tượng hung táng hay bán hung táng. Ngoài số lượng gốm khổng lồ và nhiều loại h́nh hiện vật khác đă được phát hiện gồm các chất liệu đá, xương, thủy tinh, kim loại, gỗ…c̣n phát hiện xỉ thủy tinh, xỉ kim loại, cốc rót kim loại, mảnh vỡ của các tấm đá…cho thấy sự phát triển của nhiều nghề thủ công ở đây. Đặc điểm và địa tầng G̣ Minh Sư cho thấy di chỉ được sử dụng cư trú và chôn cất trong một thời gian rất dài, khoảng từ TK I đến TK VIII sau CN.

Lần thứ 3 khai quật di tích G̣ Minh Sư (4/2003) đă làm rơ thêm các đặc điểm của di chỉ cư trú kiêm mộ táng của di tích. H́nh thức cư trú theo mùa được nhận thức khá rơ, cư trú trên các đồi g̣ thấp bên cạnh các lạch trũng nhỏ và quá tŕnh bồi đắp để mở rộng diện tích sử dụng là một đặc điểm phổ biến của giai đoạn văn hóa Óc Eo ở đây. Bên cạnh các di vật Óc Eo điển h́nh, một số di vật ngoại nhập c̣n có những mảnh gốm có đặc điểm của thời tiền sử, cho thấy di tích này trong khu di tích G̣ Tháp không chỉ là một trung tâm văn hóa Oùc Eo phát triển, có mối quan hệ rộng răi với thế giới bên ngoài mà c̣n có lịch sử phát triển lâu đời hơn những ǵ đă biết đến nay.

Ngoài di chỉ cư trú ở chân G̣ Minh Sư, trong khu di tích G̣ Tháp c̣n có một số di chỉ khác như Miếu Bà chúa Xứ, Đ́a Phật, Đ́a Vàng, khu mộ Đốc Binh Kiều, một vài g̣ nhỏ xung quanh…trong các di chỉ này t́m thấy vết tích bếp lửa, mảnh gốm ám khói, than củi, phế thải bếp núc, xương trâu ḅ, vỏ dừa, hạt luá, trái cây, gỗ có vết gia công, nhiều cọc gỗ nhà sàn, đặc biệt nhiều tượng Phật bằng gỗ và có dấu hiệu của một xưởng thủ công chuyên chế tác loại tượng này…Niên đại của những di chỉ cư trú này kéo dài từ thời kỳ Tiền sử muộn đến thời kỳ văn hóa Óc Eo. Cùng với những di chỉ cư trú khác trong vùng Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh Long An, nhóm di chỉ cư trú ở khu di tích G̣ Tháp đă mang lại nhiều tư liệu mới để t́m hiểu về chủ nhân văn hóa Óc Eo.

  • Di tích kiến trúc:

Gồm dấu tích kiến trúc ở G̣ Tháp, g̣ Bà Chúa Xứ, g̣ Minh Sư, Tháp Mười cổ tự, lăng mộ Đốc Binh Kiều. Các kiến trúc ở đây rất đa dạng, gồm kiến trúc đền mộ có b́nh đồ chữ nhật khép kín, tường vách bên trong xây giật cấp, kiến trúc b́nh đồ chữ nhật bẻ góc hai đầu Đông – Tây, quanh tường có gờ cột giả. Trung tâm có cấu trúc vuông sâu từ bề mặt xuống đến đáy. Loại kiến trúc này có thể thuộc thời kỳ sau Oùc Eo. Ngoài ra c̣n có dấu vết của những bờ tường gạch dài vài chục mét, bờ tường xây ch́m dưới đất. Trên 10 kiến trúc mộ táng có cấu trúc trung tâm xây gạch, gồm huyệt mộ vuông, giữa là một trụ gạch vuông sâu đến đáy, nằm trong khuôn viên h́nh chữ nhật.

  • Kiến trúc G̣ Tháp:

G̣ Tháp cao hơn mặt ruộng xung quanh khoảng 3,8m, diện tích chừng 4500m2. Từ những cuộc khảo sát của L.Malleret đă phát hiện trên g̣ có nhiều gạch và hàng chục khối đá lớn, yoni, cột… (như 3 cột lớn bằng đá hoa cương mặt cắt ngang h́nh vuông cạnh 0,48m, dài 1,56m, 1,10m và 1,42m, một đầu có chốt đầu kia có mộng để ghép nối theo chiều cao). Dấu tích rơ ràng nhất là kiến trúc gạch dài 17,30m theo hướng Đông – Tây, rộng 12m (Bắc – Nam), cạnh bẻ góc, đối xứng hai phần Bắc – Nam, cho thấy kiến trúc khá quy mô và có liên quan đến nhiều kiến trúc khác xung quanh. Di vật gồm những mảnh gốm b́nh ấm có ṿi, một số mảnh vỡ của Yoni, tượng Visnu, khuông đúc, đặc biệt có 2 tượng Visnu rất đẹp tuy không nguyên vẹn.

  • Kiến trúc G̣ Bà Chúa Sứ:

Khai quật năm 1984 đă đưa ra khỏi ḷng đất một kiến trúc khá lớn nằm trong ḷng g̣: kích thước 20,90 x 13,40m có cạnh bẻ góc dài ngắn khác nhau. Phần nền và móng có những ô vuông xây gạch, có chỗ dày đến 1,4m. Phần kiến trúc bên trên đă bị phá hủy hoàn toàn. Căn cứ vào dấu tích nền móng và những mảnh đá kiến trúc để lại, có thể nhận biết đây là một đền thờ Hindu giáo được xây dựng khá chuẩn mực, có niên đại vào TK VI.

Nếu so với những khu di tích khác của văn hóa Óc Eo th́ khu di tích G̣ Tháp tương đương về quy mô, số lượng và loại h́nh di tích. Các cuộc điều tra c̣n ghi nhận dấu tích của nhiều con kinh đào cổ từ khu vực di tích này tỏa đi nhiều di tích khác trong Đồng Tháp Mười như G̣ Đế, G̣ Hàng, G̣ Bảy Liếp, Đ́a Tháp, G̣ Vĩnh Châu A…

  • Cổ vật quan trọng trong khu di tích G̣ Tháp:

Hiện vật trong di tích kiến trúc và mộ táng vô cùng phong phú về chất liệu, độc đáo về loại h́nh và kiểu dáng, Chúng tôi muốn nhắc đến những hiện vật vàng, nhóm các pho tượng Phật bằng gỗ và 2 bia đá có minh văn.

Nhóm hiện vật vàng ở G̣ Tháp có đến 321 mảnh, chạm khắc h́nh tượng các vị thần, linh vật, hoa văn…Từ các cứ liệu C14, văn khắc và tiếu tượng học những mảnh vàng này đă cho biết niên đại của chúng không đồng nhất, thể hiện ảnh hưởng từ nền văn hóa Aán Độ trong thời gian khá dài, từ TK IV – V trước Công nguyên đến TK V sau CN.

Khu di tích G̣ Tháp nổi tiếng với các pho tượng Phật bằng gỗ – di vật đặc trưng của nghệ thuật Phật giáo trong văn hóa Óc Eo. Tuy phần lớn tượng Phật gỗ được phát hiện ngẫu nhiên trong khi đào đ́a, làm ruộng nhưng số lượng lớn, sự phong phú và đa dạng về kích thước và kiểu dáng vừa phản ánh sự tiếp thu các ảnh hưởng của nghệ thuật mới, vừa bộc lộ nét bàn địa chân chất, giản dị trong chất liệu tạc tượng là nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào tại chỗ. Chất liệu gỗ mù u làm nên các pho tượng này vừa bền vững đồng thời vẫn thỏa măn được sự sáng tạo, tính đa dạng của nghệ nhân Óc Eo, tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo ở đây. Thế kỷ V – VII là thời kỳ phát triển rực rỡ của điêu khắc Phật giáo bản địa mà sưu tập tượng Phật bằng gỗ ở vùng Đồng Tháp là một minh chứng.

Cho đến nay trong số các bia đá mang nội dung phản ánh về vương quốc Phù Nam có 1 tấm bia (kư hiệu K5) t́m thấy ở khu di tích G̣ Tháp, được các nhà nghiên cứu định niên đại vào thế kỷ V. Nội dung văn bia thấm đượm tinh thần Hindu giáo, chi phái Visnu là tôn giáo phổ biến song hành cùng Phật Giáo trong văn hóa Óc Eo. Quan trọng nhất là văn bia c̣n cho biết, chính đây là vùng đầm lầy được chinh phục bởi vua Phù Nam Jayavarman và phong cho con trai là Gunavarman cai quản.

Quy mô kiến trúc, nội dung phản ánh của sưu tập di vật và hệ thống đường giao thông thủy trong khu di tích G̣ Tháp đă cho thấy, khu vực này từng là một trung tâm tôn giáo – văn hóa quan trọng từ TK IV đến TK VIII, không chỉ của vùng Đồng Tháp Mười mà c̣n của chung đồng bằng sông Cửu Long.

Cuộc sống của cư dân thời cổ thể hiện rơ nét quá tŕnh thích nghi với môi trường sinh thái tự nhiên. Tính chất thích nghi không chỉ là sự “nương nhờ”, khai thác tự nhiên một cách thuần tuư mà c̣n là quá tŕnh tạo nên môi trường sinh thái nhân văn – cảnh quan lao động sản xuất, nơi cư trú, các công tŕnh kiến trúc… Khảo cổ học dựa vào những di tích di vật phát hiện được để nghiên cứu về đời sống con người trong quá khứ, tất nhiên, chỉ hiểu biết được một phần v́ những ǵ c̣n lại cũng vô cùng ít ỏi. So với nhiều di tích khảo cổ, khu di tích G̣ Tháp là nơi phát hiện một số lượng lớn di vật nhiều loại h́nh, từ vật dụng sinh hoạt trong di chỉ cư trú đến vật dâng cúng quư giá trong các đền tháp, vật tùy táng linh thiêng trong những ngôi mộ, từ các phế tích kiến trúc đền tháp và tượng thờ, minh văn đến di tích nhà ở, nền bếp… Tổng thể di tích và di vật phản ánh quá tŕnh tụ cư, hoạt động kinh tế – văn hóa – tôn giáo và các mối quan hệ giao lưu trong một thời gian dài khoảng 10 thế kỷ. “May mắn” là môi trường tự nhiên và nhân văn của khu di tích này (và nhiều di tích văn hóa Óc Eo khác) vẫn không/ chưa biến đổi nhiều so với trước kia. Điều đó giúp ta h́nh dung được phần nào cuộc sống của chủ nhân những di tích và di vật nơi đây. Trong môi trường sinh thái “bưng biền Đồng Tháp” cư dân cổ đă xây dựng cảnh quan nhân văn gồm các kiến trúc đền thờ, tháp mộ trên các g̣ phù sa cổ (có khi được con người đắp cao thêm), xây dựng nhà sàn cư trú ở địa h́nh thấp xung quanh… Họ khai thác nhiều loại động – thực vật nơi đầm lầy đ́a trũng để sinh sống, trong đó có lúa ma hay lúa trời – loại lúa hoang dại có thể cao đến 1,5m, nổi trên mặt nước vào mùa nước, rồi dần dần “cải tạo” vùng đất trũng lầy để trồng lúa – có lẽ là theo lối sạ lúa một vụ năng xuất không cao, giống như lối canh tác của cư dân Đồng Tháp Mười cho đến gần đây. Quá tŕnh này để lại dấu tích cư trú ở đây trong một thời gian rất dài, từ đầu Công nguyên đến khoảng thế kỷ XII – XIII. Không chỉ vậy, khu vực G̣ Tháp c̣n gắn liền với cảng thị Óc Eo – Ba Thê và trở thành một trung tâm lớn thể hiện sự gắn bó giữa đời sống xă hội và sự phát triển của tôn giáo: từ một vài di tích quy mô không lớn, xây dựng đơn giản vào đầu Công nguyên đă phát triển đến đỉnh cao của kiến trúc và điêu khác Hindu giáo và Phật giáo vào thế kỷ VI – VIII.

Việc tiếp cận khu di tích G̣ Tháp từ môi trường tự nhiên để t́m hiểu về môi trường nhân văn đă đặt ra 2 vấn đề về văn hóa Óc Eo.

Một là, hiện nay các di tích văn hóa Óc Eo đang được bảo tồn là di tích kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng mà hầu như không có di tích cư trú và di tích môi trường nào xung quanh nó được bảo tồn. Do đó, một mặt các di tích này bị tách khỏi môi trường xă hội và môi trường tự nhiên, trở thành các phế tích đơn lẻ. Mặt khác, vô h́nh chung chúng ta đă chỉ quan tâm đến một yếu tố văn hóa ngoại sinh thuộc “thượng tầng kiến trúc” mà “quên đi” các yếu tố văn hóa nội sinh khác của “hạ tầng cơ sở” – nền tảng vô cùng quan trọng để nhận diện chủ nhân của xă hội Óc Eo.

Hai là, dù có những thay đổi về “chính trị” từ thế kỷ VII nhưng sau đó, cuộc sống của cư dân cổ đồng bằng sông Cửu Long vẫn tiếp diễn trong sự thích ứng cao nhất với điều kiện tự nhiên và bằng sự duy tŕ truyền thống (vật chất, tinh thần) của văn hóa Óc Eo. Do vậy, phạm vi niên đại của văn hoá Óc Eo nên chăng cần mở rộng hơn, đến khoảng thế kỷ X – XII, có thể và cần phải chia làm nhiều giai đoạn để nh́n nhận sự phát triển đa tuyến nhưng liên tục từ cội nguồn văn hóa thời Tiền sử ở Nam bộ mà không cần thiết sử dụng khái niệm “hậu Óc Eo” – một khái niệm cho đến nay chưa có được sự đồng thuận của các nhà khoa học về nội hàm và giới hạn niên đại của nó.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Vơ Sĩ Khải, 2002: Văn hóa đồng bằng Nam bộ (di tích kiến trúc cổ). NXB Khoa học xă hội.

- Lê Thị Liên, 2006: Nghệ thuật Phật giáo và Hindu giáo ở đồng bằng sông Cửu Long trước thế kỷ X. NXB Thế giới. - Lê Bá Thảo, 2004: Thiên nhiên Việt Nam. NXB Giáo dục.