TỰA

 

(Cho “T́nh Nghĩa Giáo Khoa Thư”)

 

Phạm Cao Dương

 

 

     Tôi có dịp đọc và chú trọng tới loạt bài của Trần Văn Chi, ngay từ khi những bài này được đăng trên nhật báo Người Việt, xuất bản ở Quận Cam thuộc Tiểu Bang California, Hoa Kỳ vào năm 2004.

    Những bài này lấy cảm hứng từ những bài học rút từ một bộ sách rất phổ thông trong giới trẻ học đường Việt Nam của một thời rất xa xưa, bộ Quốc Văn Giáo Khoa Thư của các ông Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đ́nh Phúc và Đỗ Thận. Chú trọng không phải v́ giá trị thuần túy t́nh cảm và văn chương của những bài này mà c̣n v́ giá trị văn hóa, giáo dục, đồng thời cũng v́ tác giả đă từng theo học tại trường Đại Học Sư Phạm Saigon thời trước năm 1975, nơi tôi giảng dạy trước khi di tản sang Mỹ.

    Trước Trần Văn Chi, nhà văn Sơn Nam, thời trước năm 1975, trong tập truyện Hương Rừng Cà Mau, đă gửi tới độc giả của ông một truyện ngắn với cùng một nhan đề T́nh Nghĩa Giáo Khoa Thư. 

      Hai tác phẩm trước sau cùng chung một nguồn cảm hứng, mang chung một nhan đề, nhưng bản chất khác nhau, phản ảnh một sự lựa chọn có suy tính kỹ càng và sự tiếp nối một truyền thống tuy không xa với người đọc là bao nhưng đă phai nhạt rất nhiều và dường như càng ngày càng trở thành một hoài niệm.

    Quốc Văn Giáo khoa Thư trong một thời gian rất dài cũng được dùng làm tài liệu giảng dạy trong các học đường của một nước Việt Nam độc lập. Những bài học ngắn, gọn, trong sáng, đầy ắp t́nh ngườiø, đầy ắp h́nh ảnh của một quê hương Việt Nam thanh b́nh, hiền lành, dù cho là bị ngoại nhân đô hộ, trước khi bị hận thù và chiến tranh tàn phá, trích từ những tác phẩm giáo khoa này đă được dùng làm những bài chính tả và những bài dịch, vừa đủ cho một bài học hay một giờ học.

    Đi xa hơn nữa, để giúp cho những người muốn tự học tiếng Pháp rồi sau này học tiếng Anh, người ta đă trích dịch rất nhiều để in thành sách. Hoàng Văn Lọc đă tuyển dịch và chú giải 60 bài với nhan đề Quốc Văn Giáo khoa Thư, Song Ngữ Việt-Anh, Tập I. Nhà Xuất Bản Xuân Thu ở California cũng xuất bản một tập dịch Anh-Việt khác... vào năm 2003, chưa kể những công tŕnh lẻ tẻ khác.

    Tác phẩm của Trần Văn Chi không được viết dưới h́nh thức truyện ngắn hay bản dịch sang ngoại ngữ. Được huấn luyện để làm giáo sư Sử Địa bậc trung  học, với một cái nh́n rộng răi hơn về lịch sử, coi lịch sử là toàn bộ cuộc sống trong quá khứ của loài người, của mọi từng lớp người, không phải chỉ bao gồm các nhà lănh đạo, các sinh hoạt chính trị, chiến tranh hay hoà b́nh, lại ít nhiều được sống ở thời đất nước Việt c̣n chưa bị những biến cố đau thương tàn phá, thời con người Việt Nam c̣n chân chất, hiền lành, thật thà nhận hậu, ông đă viết T́nh Nghiă Giáo Khoa Thư  dưới một nhăn quan và một nội dung khác. 

    Tác phẩm của ông vừa có tính cách hoài niệm, vừa có tính cách giáo khoa nhằm mách bảo cho người đọc về cuộc sống hiền lành, đơn giản, dễ thương đó.

    Ông viết như một nhu cầu cho riêng ḿnh nhưng cũng cho những thế hệ tới, viết ra để tự ḿnh c̣n nhớ được. Không viết ra th́ sẽ mất, không c̣n t́m lại được nữa v́ đó là về một thời đă qua, một thời không c̣n nữa, viết để đáp ứng và bổ khuyết cho truyện ngắn của Sơn Nam, viết để làm phong phú hơn truyện ngắn của Sơn Nam.

     Nhận định này giải thích lối viết của ông. Trần Văn Chi đă viết lan man, chuyện nọ nối tiếp chuyện kia, sự kiện này nối tiếp sự kiện khác. Nói theo ngôn từ thời thượng, ông đă viết theo lối tản mạn. Khởi đầu là Quốc Văn Giáo Khoa Thư, sau đó là chú giải, là kể chuyện đương thời, rồi lan man ra đến tận hải ngoại.

    Người đọc cứ thế bị dẫn đi xa dần nhưng mục tiêu th́ vẫn vậy, vẫn bài học được đặt ra từ thời các tác giả của bộ sách giáo khoa phổ thông nhất, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1923 này mới thoạt ngồi thảo luận với nhau hay mới ngồi vào bàn viết.

    Người đọc do đó không hề cảm thấy mệt mỏi, mặc dầu vốn liếng hiểu biết về những con người và cuộc sống thời đó của họ không được là bao. Tất cả những ǵ Trần Văn Chi viết đều đă diễn ra trên đất nước Việt Nam chưa tới ba phần tư thế kỷ trước. Tất cả cho đến năm 1945 hăy c̣n nguyên vẹn, với Trần Trọng Kim, người đứng đầu danh sách các tác giả như là một nhà giáo thuần túy, được mọi người vô cùng được quí trọng. Sự quí trọng đó không cần được nói ra vẫn c̣n nguyên vẹn xuyên qua sự lựa chọn chung một nhan đề của Sơn Nam và của Trần Văn Chi, bất chấp thời gian, bất chấp mọi thách đố của t́nh thế.

     Đây là một tác phẩm nên đọc và đáng đọc, đặc biệt là đối với những giới trẻ muốn t́m hiểu vể văn hoá Việt Nam, về cuộc sống ở Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc trước khi những cơn băo chính trị vô cùng khủng khiếp ào ạt tràn tới.

    Tác phẩm này cũng xứng đáng được để vô các thư viện của các trường học như là một trong những sách đọc thêm cho tuổi trẻ tương lai, một khi nền giáo dục Việt Nam được cải thiện và phát triển hơn để mỗi trường đều có một thư viện riêng cho ḿnh và học sinh được đọc nhiều sách hơn là một cuốn sách giáo khoa, theo đúng trào lưu tiến hóa chung của cả nhân loại.

 

Phạm Cao Dương