Phần I: Luân Lư Giáo Khoa Thư

 

ANH EM NHƯ THỂ TAY CHÂN

 

Gia đ́nh người ḿnh xưa nay gồm có ông bà, cha mẹ và anh chị em. Cái h́nh ảnh đó, ”gia đ́nh ba thế hệ'’, tới nay vẫn c̣n ở quê nhà.

Đó là nét đặc thù và độc đáo của văn hóa Việt Nam.

Mỗi gia đ́nh Việt Nam xưa có từ 4 con trở lên và “bắt buộc” trong đó phải có con trai nhằm để nối dơi tông đường và thờ phụng tổ tiên ...  

Cái suy nghĩ đó có vẻ ”xưa quá rồi””nhưng thực tế vẫn c̣n trong tâm thức nhiều người ḿnh. Thời Tây qua chiếm nước ta, họ khuyến khích dân ta đẻ nhiều. Gia đ́nh nào đẻ 6 con trở lên th́ được thưởng, được mời đi dự ”đấu xảo””cho mọi người biết.

Gia đ́nh nào không sanh con, coi như vô phước  và c̣n  có tội với ông bà tổ tiên nữa ...

Người xưa nói đời người ta có hai cái phước lớn : Đó là có nhiều con và nhiều của.

Đặng hào (1)  con

Đặng hào của.

Nhiều của , giàu có là mạnh, là có thế lực. Và người nhiều con cũng mạnh, cũng có thế lực không kém người nhiều của.

Cha mẹ nuôi con khôn lớn, thành người thật quá vất vả, khó khăn. Nhưng c̣n có nỗi khó khăn nữa là làm sao dạy dỗ con cái biết yêu thương và thuận thảo với nhau.

Nay ta làm cha mẹ mới hiểu và thương cho nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ, thông cảm với các bậc cha mẹ ...

Luân Lư Giáo Khoa Thư do đó có bài ”Anh em chị em””và mở đầu với câu nói rằng : “Anh chị em  trong nhà , nên ḥa thuận và nhường nhịn lẫn nhau, chớ nên tranh dành, căi cọ nhau để cho cha mẹ khỏi phải phiền ḷng”.

Đúng vậy, cha mẹ rất phiền ḷng, không vui khi thấy các con tranh giành, cải cọ.

Nhớ lại hồi c̣n nhỏ anh em trong nhà thường dành ăn, dành chơi, cải cọ, đánh nhau nữa !  Cha mẹ là người luôn phải phân xử có tánh cách giải ḥa, ép đứa này, rầy đứa kia . . .  cốt sao cho anh em ḥa thuận.

Bất ḥa phải chăng là bản chất tự nhiên của tập thể , dầu đó là gia đ́nh. Do vậy, phải có giáo dục, khuyên bảo và phải có phép nước, lệ làng, gia pháp …

Uốn cây từ thuở c̣n non

Dạy con từ thuở con c̣n ngây thơ.

Dạy dỗ con người quan trọng là dạy từ lúc c̣n nhỏ, đúng như câu tục ngữ trên đă nói; nếu không th́ khi lớn lên trẻ con rất khó dạy bảo theo nề nếp của gia đ́nh.

Quả không sai.

Đúng như vậy, Luân Lư Giáo Khoa Thư dạy anh chị em phải biết nhường nhịn nhau. Tại sao?

Bởi v́ anh chị em là những người có cùng huyết thống, gia tộc ...  cho nên v́ t́nh đó mà phải ḥa thuận, nhường nhịn nhau.

Đó là đạo lư của gia đ́nh Việt Nam, ai không giữ sẽ bị cười chê, lên án :

- Khôn nhà dại chợ !

hoặc : 

 - Khôn ngoan đối đáp người ngoài,

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

Nhơn năm tới là năm Ất Dậu, nói chuyện con gà một chút.

Ở nhà quê, nhà nào cũng có nuôi một bầy gà bao gồm một con gà cồ (gà trống), nhiều gà mái và có nhiều đàn gà con, gà gị ...  Gà cồ để đạp mái, để gáy báo giờ buổi sáng. Gà mái cho trứng, cho gà con. Đàn gà con trên một tháng tuổi, sắp lẻ mẹ, sắp “rả bầy””thường đá nhau. Nhưng khi lớn lên chúng không đá nhau bao giờ. Muốn chúng đá nhau, phải bôi mặt nó bằng lọ nghẹ (lọ nồi màu đen), để nó không nhận ra là cùng một bầy, một mẹ.

Do vậy tục ngữ có câu :

Gà nhà bôi mặt đá nhau

nhằm giáo dục anh chị em phải nhường nhịn, ḥa thuận, không nên tranh giành.

Trở lại chuyện không có con trai nối dơi tông đường, ta nhớ lại đời ông vua Tự Đức. Vua Tự Đức (1829 -1883) là con của vua Thiệu Trị và bà Từ Dũ, là ông vua trị v́ lâu đến 36 năm. Đối với nhà Nguyễn, ông có 2 tội lớn (theo tâm sự của ông), đó là : Không có con trai nối ngôi (Tự Đức bị bịnh không có con) và để làm mất nước (Nam Kỳ thành thuộc Pháp)

Nếu Tự Đức có con trai nối ngôi th́ không có việc để ba ông Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường, Trần Tiễn Thành, tạo sự phế lập, gây bất ổn nơi triều chánh để nước nhà dễ rơi vào tay Pháp về sau (?) 

Về bài học anh chị em phải nhường nhịn nhau, nhớ lại bài vè ở miệt Lục Tỉnh được nghe hát lúc hồi nhỏ:

Tập tầm vông (2) :

Chị có chồng, em ở giá

Chị ăn cá, em múc xương

Chị nằm giường, em nằm đất.

Chị hút mật , em liếm ve.

Chị ăn chè, em liếm bát.

Chị coi hát, em vỗ tay . . . .

Bài hát vè nói lên sự nhường nhịn rất hay, nghe rất ngộ nghỉnh mà nay ít thấy hát cũng không thấy sách vở nào nói tới nữa.

Anh em như thể tay chân  

là câu kết luận của bài dạy “Anh em chị em””của các tác giả sách Luân Lư Giáo Khoa Thư.

Đến đây khiến nhớ lại chuyện ba chị em con của Ông Thành Hầu Nguyễn Kim, người có công Trung Hưng nhà Lê.

Đó là Ngọc Bảo (chị cả), Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng (3).

Ngọc Bảo thấy chồng là Trịnh Kiểm đă âm mưu giết chết Lăng Quốc Công Nguyễn Uông (v́ e sợ họ Nguyễn tranh mất quyền) nên bèn xin với chồng cho em là Nguyễn Hoàng vào trấn phía Nam. Và từ đó mới có nhà Nguyễn khởi từ Gia Long . . .

Chuyện ba chị em con của Nguyễn Kim làm chuyển động, thay đổi cả lịch sử Việt Nam và để lại trong ḷng chúng ta một ư nghĩa sâu sắc về câu nói :

Huynh đệ như thủ túc

Phu thê như y phục.

Sự nhẫn nhục, nhường nhịn đối với người ngoài, ở xă hội mang ư nghĩa giao thiệp : “ḥa nhi bất đồng””nhằm t́m lấy sự yên b́nh.

V́ có câu :

Một câu nhịn, chín câu lành

Khác với sự nhường nhịn trong nhà, là do sự thương yêu, chiều chuộng nhau giữa những người cùng huyết thống. Sự nhịn nhục, ḥa thuận giữa anh chị em c̣n có ư nghĩa đoàn kết, tạo sức mạnh. Như câu chuyện một nắm đũa và chiếc đũa. Nắm đũa bẻ không găy, chiếc đũa bẻ sẽ bị găy ngay. Câu chuyện mà hồi nhỏ ai trong chúng ta cũng có lần nghe qua.

Nhịn cho nên cửa nên nhà

Nên kèo, nên cột, nên xà, đ̣n vông (4)

Cột, kèo, xà ngang xà dọc cùng đ̣n vông nương tựa nhau làm cho nhà đứng vững. Tách ra khỏi sườn nhà, bản thân chúng không có giá trị nào . . .

Dù sao trong thực tế, có nhiều gia đ́nh chị em không ḥa thuận, làm gia đ́nh ly tán, gây khổ đau cho cha mẹ biết chừng nào!

Thế mới nói rằng  :

Sanh con chớ ai sanh ḷng

Người Việt Nam ở nước ngoài, cái cảnh anh chị em bất ḥa, không nhường nhịn nhau không phải là ít! 

Thảm cảnh ấy làm cho nhiều bậc cha mẹ phải bấm bụng đi ra ở riêng, se pḥng với người khác hoặc về Việt Nam sống đơn độc trên quê hương.

Thế mới thấy bài học ”Anh em chị em””ḥa thuận, nhường nhịn của Luân Lư Giáo Khoa Thư có ư nghĩa lắm và cần thiết lắm.

Làm con phải thương yêu nhau, nhường nhịn nhau để cha mẹ khỏi phiền ḷng.

Mai đây khi ta là cha là mẹ chắc cũng phiền ḷng khi nh́n đàn con ḿnh tranh giành , cải cọ, bất ḥa . . . .

Đời là một chuỗi xoay dần, tuần hoàn.

Nhưng măi măi hễ là cha là mẹ th́ ai cũng mong muốn con cái trong nhà ḥa thuận nhau.

 

(1) Hào : Có người viết là Hàu, có nghĩa là có thế lực, tài giỏi hơn người.

(2) Tập tầm vông : Là nghĩa như thế nào ? Quư đọc giả ai biết trả lời dùm, xin cám ơn.

(3) Nguyễn Hoàng: (1524 -1613) sau khi nghe câu nói của Trạng Tŕnh : “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân” bèn nhờ chị là Ngọc Bảo xin với Trịnh Kiểm vào trấn phía Nam. Năm 1558 ông dẫn theo thủ ha,ï họ hàng người ở huyện Tống Sơn (quê hương của Nguyễn Kim) vào trấn thủ Thuận Hóa. Bề ngoài hiếu ḥa với họ Trịnh nhưng bên trong lo pḥng thủ , mở mang thân thế về phía Nam, khuất phục Chiêm Thành, lập nên phủ Phú Yên năm 1611, mở đầu cho cuộc Nam tiến.  

(4) Đ̣n vông :  Cây đ̣n tay chánh (Cây đ̣n tai thứ nhất) đặt chỗ giáp hai đầu kèo, trên đầu các cây cột cái. Đ̣n vông ảnh hưởng đến vận mạng gia chủ (?) nên người xưa cất nhà phải nhờ cha mẹ hoặc ông bà gác đ̣n vông dùm. Nếu không có người gác dùm th́ gia chủ cất nhà không có đ̣n vông. Hai đầu đ̣n vông thường bịt bằng vải đỏ để ếm trừ ma quỷ không nhập vào nhà qua ngă đ̣n vông (?).