T̀NH NGHĨA GIÁO KHOA THƯ

 

THAY LỜI NÓI ĐẦU

 

Trần Văn Chi

 

 

      Nhiều thế hệ học tṛ của Quốc Văn Giáo Khoa Thư nay không c̣n nữa !

      Những cậu học tṛ Quốc Văn Giáo Khoa Thư đầu hớt móng ngựahay để “ba vá mủng vùa” nếu c̣n th́ nay  tóc đă  bạc màu !

      Có người quên rồi Quốc Văn Giáo Khoa Thư, nhưng khi nhắc lại vẫn gợi nhớ trong chúng ta về cái “thuở c̣n thơ, ngày hai buổi đến trường”, nhớ thuở c̣n ê a những bài học khai tâm, vỡ ḷng trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư.

      Dầu đă quên hay c̣n nhớ, nay nhắc lại vẫn làm cho bạn đọc, nay là ông là bà, như đang sống lại ngày nào. Từng câu, từng chữ trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư như đang khơi dậy trong tiềm thức của chúng ta một trời kỷ niệm, về một quê hương nào đó như mơ, như thật . . .

     Thuở đó, chữ Quốc Ngữ đă thay thế chữ Nam ta, áp dụng trên toàn Việt Nam : từ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ.

     Bộ sách giáo khoa đầu tiên bằng chữ Quốc Ngữ là bộ Quốc Văn Giáo Khoa Thư do Nha Học Chánh Đông Pháp, giao cho quí ông Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đ́nh Phúc và Đỗ Thận cùng biên soạn, được Nha Học Chánh độc quyền xuất bản, phát hành, và “nhà nước giữ bản quyền”.

     Bộ Quốc Văn Giáo Khoa Thư gồm 3 cuốn :

- Cuốn Luân Lư Giáo Khoa Thư dành cho lớp Đồng Ấu (Cours Enfantin) là sách tập đọc tập viết.

- Cuốn Quốc Văn Giáo Khoa Thư Lớp Dự Bị (Cours Préparatoire) là sách tập đọc.

- Cuốn Quốc Văn Giáo Khoa Thư Lớp Sơ Đẳng (Cours Élementaire) là sách tập đọc.

    Học hết lớp Sơ Đẳng, học tṛ ra trường tỉnh để học tiếp lớp Nh́, lớp Nhứt rồi thi lấy bằng Tiểu Học.

    Ai từng là học tṛ của Quốc Văn Giáo Khoa Thư ắc c̣n nhớ các h́nh vẽ trong sách. Hồi đó, học tṛ rất thích coi h́nh và c̣n lật h́nh để thi, coi ai lật được nhiều h́nh hơn . . .

    H́nh hồi đó in bằng kỹ thuật khắc trên gỗ chớ không phải lối in như sau nầy. H́nh vẽ trên Quốc Văn Giáo Khoa Thư c̣n ghi lại trong mỗi chúng ta nhiều ấn tượng, có giá trị giáo dục không thua ǵ bài học.

    Đối với các bạn trẻ, nội dung Quốc Văn Giáo Khoa Thư vẫn c̣n có đôi phần thích hợp, và tinh thần Quốc Văn Giáo Khoa Thư là cái ǵ đẹp, góp phần làm cho các bạn “về nguồn” và để bảo tồn bản sắc dân tộc” vậy.

    Đối với thế hệ tóc bạc, dầu bạn đă quên rồi hay c̣n nhớ chút ǵ ở Quốc Văn Giáo Khoa Thư, nay đọc lại cũng làm cho chúng ta yêu ḿnh thêm và yêu quê hương của ḿnh hơn . . .

    Những bài học Luân Lư, Đạo Đức trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư có giá trị sư phạm, góp phần giáo dục con người, nay vẫn c̣n giá trị.

    Viết cuốn T́nh Nghĩa Giáo Khoa Thư, chúng tôi muốn trang trải nỗi ḷng của một người học tṛ Quốc Văn Giáo Khoa Thư, yêu mến kỷ niệm thuở thơ ấu, cũng như tỏ tấm ḷng biết ơn đối với quí ông Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đ́nh Phúc và Đỗ Thận.

    Cám ơn nhà văn Sơn Nam, v́ truyện T́nh Nghĩa Giáo Khoa Thư” trong Hương Rừng Cà Mau” đă làm  phải ḷng” tôi.

    Cám ơn hiền nội và những bà mẹ Việt Nam đă chịu thương, chịu khó, chắt chiu xây dựng gia đ́nh như là một thiên chức, là nguồn cảm hứng cho tôi hoàn thành quyển sách nầy.

    Ước mong bạn đọc xa gần, góp ư, góp lời cho cuốn sách, để cho cuộc sống nầy thêm t́nh nghĩa như T́nh Nghĩa Giáo Khoa Thư” vậy.

 

    California, Hoa Kỳ Mùa Thu năm 2005

   Tác giả

   Trần Văn Chi