Phần III – Đất nước và con người

ƠN TRỜI MƯA NẮNG PHẢI TH̀

 

Người ḿnh có danh từ Trời” rất phong phú, đa dạng, dân giă mà cao siêu lắm.

Trước hết, Trời chỉ khoảng không bao la mênh mông trên đầu, như các câu nói :

- Trời cao đất rộng

- Trời cao biển rộng mông mênh,

Ở sao cho trọn tấm t́nh phu thê

Trời cũng thường được dùng để chỉ đấng tối cao, làm chủ vạn vật, làm chủ vận mạng con người như :

-Trời Phật.

-Trời già.

- Trời sao Trời ở chẳng công,

Người ba bốn vợ, kẻ không vợ nào.

-Trời ơi, sanh giặc làm chi

Cho chồng tôi phải ra đi chiến trường.

Đặc biệt trong ngôn ngữ Việt Nam, Trời lại chỉ về thời tiết, mưa, nắng, hạn, hán, lụt lội . . . 

-Trời mưa cho ướt lá khoai,

Công anh làm rễ đă hai năm ṛng.

-Trời mưa bong bóng phập phồng,

Mẹ đi lấy chồng, con ở với ai.

-Trời mưa ướt bụi, ướt bờ,

Ướt cây, ướt lá ai ngờ ướt em.

Trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư có bài Cày cấy” dùng làm bài học thuộc ḷng cho học tṛ lớp Dự Bị , trong đó tác giả nói đến Ơn Trời”.

Ơn Trời mưa nắng phải th́,

Nơi th́ bừa cạn, nơi th́ cày sâu.

Công lênh chẳng quản lâu lâu,

Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.

Xin ai đừng bỏ ruộng hoang,

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.

Chữ Trời trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư vừa chỉ Đấng thần linh vừa chỉ hiện tượng thời tiết rất quen thuộc trong dân gian và đặc biệt trong sanh hoạt nhà nông nước ta xưa nay.

Thuở xưa, người ḿnh tin tưởng Trời là Đấng thần tối cao, tạo mưa tạo nắng, để giúp người trần thế cày cấy. Nên mỗi năm nhà vua cũng phải cúng tế Trời, mong mưa nắng phải th́”, đất nước thái b́nh.

Công việc nhà nông của ngưởi ḿnh rất nặng nhọc, phải bỏ rất nhiều công và v́ thế Quốc Văn Giáo Khoa Thư mới nói rằng :

Công lênh chẳng quản lâu lâu

Chớ nếu tính công, tính giơ,ø trả tiền như xă hội ngày nay th́ quả không có tánh kinh tế. Tuy nhiên ở nông thôn, công việc nhà nông là việc gia đ́nh, của chồng, của vợ và con cái.

Cái hạnh phúc lớn lao nhất của người nông dân xưa nay là chờ đợi thu hoạch, gặt hái đem lúa về nhà. Quyết định thành bại, được thua” người nông dân phó thác cho Trời, v́ Trời đem mưa, đem nước.

Nên tới nay vẫn c̣n có câu nói :

Nhứt nước,

Nh́ phân,

Tam cần,

Tứ giống.

Yếu tố nước, yếu tố Trời vẫn là yếu tố quyết định sống chết. Vả lại dân ḿnh xưa làm ruộng chỉ có một mùa, thất mùa là cả nhà đói suốt năm, mượn lúa, mượn gạo ăn chờ mùa tới !

Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng

Nước bạc là nước phủ trắng đồng, và nước cũng chính là bạc, nghĩa là tiền, để biến sức cày cấy công lao đổ ra thành cơm vàng”.

Xem ra hột cơm quí biết dường nào đối với ông bà ngày xưa.

Trong miền Nam nói nước bạc”là nói mùa nước đổ từ Nam Vang về sông Tiền, sông Hậu vào đô tháng 5 tháng 6 âm lịch. Lúc ấy là lúc con cá linh đổ về làm thay đổi bộ mặt nông thôn vùng giáp biên giới Tây Nam.

Người ta nói đất phương Nam hào phóng, nên mùa cày cấy” trời đất cho con người ở đây nhiều món ngon vật lạ khiến khách phương xa, từ miền ngoài vào phải ngẩn ngơ, dầu chỉ có một lần nếm thử.

Nói qua cá linh, theo ông Nguyễn Văn Hầu trong cuốn Nửa tháng trong miền Thất Sơn th́ vào mùa nước đổ, cá linh vừa nở con, phiêu bạt giang hồ vượt biên vào Đồng Tháp Mười, vào Sông Tiền; qua Láng Linh vào sông Hậu. Từ đó cá linh con đổ vào sông rạch, lên đồng ruộng  rồi đến tháng 10, tháng 11 âm lịch, lúc đó con cá linh lớn trọng đổ ra sông lớn cung cấp cho người dân những bữa cơm ngon miệng và bổ dưỡng.

Ngon làm sao với món cá linh kho lạt, giầm với me, hoặc cá linh kho lẩu với mắm ăn với bông điên điển th́ khỏi chê chỗ nào được.

Riêng ở G̣ Công cũng hưởng được món cá linh nấu canh chua bông so đũa, chấm với mấm tôm chà, ăn với cơm gạo mới. Ăn no bụng lúc nào không hay ! Nên tuy canh chua cá linh bông so đủa là bản sao của canh chua cá linh bông điên điển, nhưng rồi nó cũng trở thành thực đơn, không thể thiếu của người ḿnh, đeo đuổi măi đến bây giờ.

Xin ai đừng bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu

Từ thời xưa các vua chúa ta đều có chánh sách khuyến nông, ra lịnh cho địa phương không để ruộng bỏ hoang. Nhưng từ khi chúa Nguyễn vào Phương Nam, mở rộng bờ cơi, như ta biết th́ ruộng đất c̣ bay thẳng cánh thiếu người làm phải đưa dân từ miền Trung vào. Ai khai hoang, vỡ đất th́ được cấp quyền sở hữu và khỏi nợp tô (lúa ruộng) cho quan trong 10 năm. Nên bài Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc, cụ Đồ Chiểu mở đầu:

Hỡi ơi !

Súng giặc đất rền, ḷng dân Trời tỏ,

Mười năm công vở ruộng, chưa chắc c̣n danh nổi tợ

Phao, một trận nghĩa đánh Tây, tuy là tiếng như mỏ.

Nếu không biết chánh sách khẩn hoang bấy giờ th́ không hiểu cụ Đồ Chiểu nói ǵ ở câu mười năm công vở ruộng”.

Trong Lục Tỉnh không chỉ làm ruộng, mà tổ tiên ta c̣n biết trồng các hoa màu, cây ăn trái, như là một nghề chánh, nay gọi là chuyên canh.

Đó là nghề trồng giồng (trồng rau, cải, dưa, hành, bắp, đậu, cà trên đất cao..  ); và trồng cây ăn trái, lập vườn trồng trầu, cau, ổi, chuối.

Có dịp về thăm Bến Tre xuống thăm Cù Lao Bảo, Cù Lao Minh, Cù Lao An Hóa, ruộng lúa xen lẫn vườn dừa trĩu trái, mới thấy hết công lao ông bà qua bao nhiều đời mới để lại cho xứ này trên 40 ngàn mẫu dừa như ngày nay.

Hoặc ghé thăm Cái Mơn quê hương của trái sầu riêng đặc thù Lục Tỉnh, nơi có sáng kiến tạo ra kỷ thuật ghép cây, lai giống cây ăn trái cũng như cây kiểng giúp trên 6000 gia đ́nh sông dư giă và nhàn nhă nơi đồng ruộng, tận làng quê.

Ở quê, G̣ Công, nước mặn, đất phèn, th́ người xưa biết chọn cây thích hợp và cũng làm giàu làm có, không cần làm ruộng cày bừa vất vả ...

G̣ Công có cây măn cầu trái tṛn (ngoài Bắc gọi là quả na), người địa phương gọi là măn cầu biển, măn cầu dai. Trái măn cầu biển có vị ngọt mà mặn rất đậm đà, múi lại dai, ít hột, kể như là loại trái cây cao cấp, trồng trên đất pha cát ven biền.

Rồi chừng 3 thập niên gần đây, G̣ Công lại trồng loại cây lạ, ăn chơi mà kiếm tiền thiệt. Đó là trái Sơ ri G̣ Công, với tên gọi chứng tỏ rằng cái bản quyền đă được cầu chứng bởi xứ G̣ Công rồi.

Do đó ở Lục Tỉnh, trước khi Tây vào, người ḿnh đă biết lợi dụng cửa sông, cửa biển để làm nơi giao thương, trao đổi và biến nơi đó thành thương cảng. Đó là thương cảng Nông Nại đại phố ở Biên Ḥa, thương cảng B́nh Đông (Chợ Lớn ngày nay), thương cảng Phố chợ Cũ Mỹ Tho, thương cảng Hà Tiên, đặc biệt ở Băi Xàu, Sóc Trăng, là trung tâm buôn bán gạo sang tận nước Tàu ( không lên Saigon) có từ trước thế kỷ 18.

Cảng Bài Xàu một thời gian buôn bán với nước ngoài, ngoài gạo c̣n gà, vịt, heo, trái cây đổi lấy hàng vải, chén bát, thuốc Bắc của Tàu.

Băi Xàu là trung tâm thương mại của Lục Tỉnh, của người Việt, người Tàu, người Khờ Me...  tạo nên một nét văn hóa độc đáo c̣n lại tới nay qua các di tích Đ́nh làng Việt Nam , Chùa Tàu, Chùa Khơ Me.

Đọc lại bài Cày cấy của Quốc Văn Giáo Khoa Thư không chỉ thấy nổi cơ cực của tổ tiên làm ruộng vất vả mà c̣n hiểu thêm nỗi ḷng, tâm t́nh giữa con người xưa với thần linh với đấng thiêng liêng được gọi chung là Trời.

Tây Phương khác Đông phương trong ư niệm Trời Đất. Người ḿnh quan niệm giữa Trời và Người có sợi dây ràng buộc, có thứ luật vô h́nh chi phối gọi là Đạo, Đạo Trời.

Phải chăng nhờ vậy mà tộc ḿnh sống luôn lạc quan yêu đời, vượt qua bao thử thách lịch sử suốt 4000 năm?