Bóng Đông Hồ trong nghệ thuật Thư-Ảnh

Tảnmạn của Nguyễn Văn Sâm

Ngườibạn giáo chức một thời xa xưa từ Canada ghéthăm ngôi nhà lạc lõng của chúng tôi trên vùng sa mạcmà không phải bạn bè nào cũng bỏ công tìm tới. Hữu bằng tự viễnphương lai, bất diệc lạc hồ? Dĩnhiên là vui. Chuyện trò lan man đầu Ngô mình Sở cuốicùng người bạn ngỏ ý muốn giới thiệu conđường nghệ thuật mà anh đương đimấy chục năm nay, có thể là đã nửa thếkỷ, nghệ thuật mớiThư-Ảnh, với giới thưởng ngoạnnơi thủ đô tỵ nạn Việt Nam của nướcMỹ.

Ờthì con đường mới nào lại chẳng chông gai, RobertFrost nói có hai con đường, con đường lạchưa ai đi là con đường chông gai, đơnđộc nhưng đặc biệt với những khámphá và kỳ bí, bước vô lối mòn thì là chuyệnthường tình. Tôi lờ mờ hiểu Thư-Ảnh làsự kết hợp giữa Thi Ca và Ảnh chụp nghệthuật. Kết hợp hai thể loại khác nhau đểtạo nên một thể loại mới nhiều tính chấtnghệ thuật hơn. Như hiện nay người tathường kết hợp bài hát với những hình ảnhminh họa, thường là phong cảnh đồng quê, thiếunữ hay một vài sinh hoạt để bài ca bắt tai bắtmắt hơn. Tôi nhớ tới những bức tranh Tàu bêngóc trái thường có lạc khoản để đềngày tháng nhưng họa sĩ thường thêm khi thì bàithơ, khi thì vài ba câu cảm khái. Nhưng đó không phảilà sự kết hợp Thư-Ảnh, bức họa có thể  thay thế Ảnh nhưng lạckhoản quá nhỏ nhoi và không có mục đích nghệ thuậttrong cách viết, không thể đại diện cho Thi, càngkhông đại diện cho Thư, vốn là Thi nhưng nét bútbay bướm, vũ lộng tài năng vẽ chữ củangười viết. Nhìn bức tranh với lạc khoảndù lớn cách mấy ta thấy chỉ một mặt: Bứchọa mà thôi, phần chữ viết, thi ca bị chìm khuất.

Ngườinghệ sĩ ngồi trước mặt tôi nhỏ nhẹgiải bày đại ý là mình phối hợp hai thứ nghệthuật: Ảnh chụp và Thi Ca, không có thứ nào trộibật hơn thứ nào, chúng ‘hòađiệu sống’ để thoát ra khỏi chính mình vàtạo nên một tác phẩm mới. Nhưng điềuquan trọng là Thi Ca phù hợp với đề tài củabức ảnh đã đành, Thi ca phải đượcviết bằng cả một nghệ thuật, kể cảlựa chỗ trên bức ảnh chớ không ở góc tráitrên cùng như tranh Tàu.

Tôinói cho vui khi hình ảnh chợt bùng lên trong trí: Hình như anhmuốn tạo một ly cà phê sữa ngon lành từ hai thứcó sẵn là cà phê và sữa.

Vâng,có thể nói như vậy cho dễ hiểu. Tác phẩm mớiđược ưa chuộng nếu sự pha trộntheo liều lượng nào đó mà hương vị thànhphần vẫn còn trong khi tạo ra sản phẩm đặctrưng mới. Ngó xuốngmột vài bức ảnh anh giở ra trước mặtchúng tôi nãy giờ tôi chú ý đến bức Thư-Ảnh ‘Ngày Sau Sỏi đá cũng cầncó nhau’, câu trích trong bài ca của nhạc sĩ họ Trịnh.Người nghệ sĩ chắc đã bỏ nhiều tâmhuyết khi thực hiện: Bức Ảnh nằm trongkhung trái tim, trái tim lại nằm trong cái thế nghiêng nhưkhi ở trong lồng ngực. Và sỏi đá chung quanh tranh.Và sỏi đá nhiều cặp trong hình. Và sỏi đá nhìnchung có đường rãnh phân cách như sự cãi cọ giậndỗi của bất kỳ cặp tình nhân nào. Nhưng rồixa xa kia là đôi vợ chồng. Nghiêng dựa nhau. Quàng vainhau. Cùng có nhau. Con người cũng như sỏi đá.

Cómột sự lựa chọn tính toán từng chi tiết,không có sự ngẫu nhiên. Thư thì được đặtở vị thế dễ thấy, không luốt so vớitoàn tác phẩm.

Mộtbức khác: Hình bàn tay xoay trái đánh rơi  đóa hoa hồng đẹptươi, trong tay chỉ còn lại một bông hoa tàn héo.Câu thơ đi theo là câu nổi tiếng của nữsĩ Tuệ Mai, ái nữ của nhà thơ Trần TuấnKhải: Như có tay mà không rànhbắt giữ, nên phần riêng cũng tuột khỏi taymình. Một lời than về thân phận, về khảnăng về định mạng đem đến thiệtthòi cho người thơ. Những gì đẹp sang, cao quýrời khỏi tay đi về đâu không biết, còn trongtay thi sĩ là sự héo úa, tàn tạ của nghèo khó côđơn.

Ngườinghệ sĩ Tăng Hưng đã làm cho hai câu thơ rõnghĩa hơn. Tạo thêm tính cách bi đát vốn hàm chứatrong đó. Tôi nói với mình: Tác dụng của Thư-Ảnhlà đây: Người thực hiện hiểu câu thơ thếnào thì diễn tả cụ thể, một cách giải thích,bằng hình chụp, có thể là tự nhiên như trườnghợp trước, có thể là dàn dựng như trườnghợp sau. Và như vậy người đọc câu thơsẽ thấu đáo hơn.

Nhữngtrường hợp tương tợ như bức Nắng Sàigòn anh đi mà chợtmát, với câu thơ của Nguyên Sa,  hay bức Nhớ em tóc xõa bờ vai, Nửa đêm da thịtquên cài áo khuya, với câu thơ của Hoàng Trúc Ly. Mộtlà tự nhiên một là dàn dựng.

Nhìnchữ viết, tôi nhớ tới những bức thưpháp tiếng Việt của Thi sĩ Đông Hồ treo ởnhà sách Yiểm Yiểm Thư Trang trên  đường Kitchener đầuthập niên 50 độ nào mà tôi rất nhiều lần khitan giờ học, băng qua đường, vô mua sách vởthì ít mà ngắm nghía thưởng ngoạn thì nhiều. Tôi gọiđó là thư pháp Đông Hồ. Loại chữ viếtngó vô là biết nét chữ Đông Hồ, cao ốm thon thon của nét xuống chữ g, chữ y, của nét lên chữh, chữ l. Để cho nétthư pháp của mình đặc biệt hơn, thi sĩ ĐôngHồ đã cho những nét cong của chữ n , d, h,a,  đ được kéo xuống nhiều, và ngòibút lông  được điềukhiển sao chữ đều đặn mà như bay nhảy.

Phântích sự yêu chuộng trong nét thư pháp Việt, chắcai cũng đồng ý co sóụ hiện diện củađặc tính tính thanh thoát, dễ đọc, không cầukỳ để người xem phải bóp trán giải bàitoán tích phân cao cấp. Tôi cho rằng người viếtthư pháp Vũ Hối, cũng đạt đượcđiều nầy. Những ‘thưpháp gia’ lề đường Sàigòn trong những ngày giápTết thường trọng về tính chất bay bướm,đố chữ tạođược sự ưa thích của người mua chữbằng sự hiếu kỳ, nhưng hiếu kỳ củangười mua là yếu tố nằm ngoài nét chữ khôngtạo nên nghệ thuật bên trong nét chữ.

Ờmà sao thư pháp Đông Hồ lại tái hiện trongThư-Ảnh của Tăng Hưng? Nghệ nhân thú nhậnrằng mình thích cách viết của thầy Đông Hồ,nên khi học với thầy ở chứng chỉ VănChương Quốc Âm tại trường Đại HọcVăn Khoa Sàigòn, đã mon men nhờ thầy chỉ dẫntrong khi đó mình đã có tay nghề khá vững về bộmôn nhiếp ảnh rồi. Thầy đã  vui lòng chỉ cách cầm bút lông vànhấn mạnh trên việc tạo chữ hình lá trúc. Trongnhiều sinh viên nghe giảng hôm đó, Tăng Hưng là mộttrong số rất ít người sau đấy mần mò tớitư gia thầy ở khu chợ Tân Định đểhọc thêm và phát triển kết hợp thư pháp Đông Hồ với ảnh của Tăng Hưng.

Tôicười vui trong lòng. Vậy thì thi sĩ Đông Hồđã để lại cái bóng của mình dầu đã quytiên từ lâu. Trong bao nhiêu người sinh viên ngồi ởgiảng đường trường Đại họcVăn Khoa nghe ông giảng về Văn Học Hà Tiên, có baonhiêu người nhớ, nhưng vài phút giảng về thưpháp của mình thi sĩ đã để lại đượcmột truyền nhân, đã mở đầu cho một nghệthuật mới. Có thể nghệ thuật nầy phát triểnvút cánh bay cao với những tác phẩm lẫy lừng củanhiếp ảnh gia tài ba có thêm tay nghề thư pháp. Có thểmôn nầy sẽ không tồn tại vì lý do nầy khác. Biếtđâu? Ai nắm bắt được tương lai?

Hỏi thêm về kinh nghiệm làm việcvà những khó khăn gì khi gặp phải, nghệ nhânTăng Hưng nói giọng hiền lành cố hữu củangười thầy giáo nay đã tới tuổi támmươi: Có hai trường hợp: Hình chụpđược rồi đi tìm thơ, nghĩa là khi chụpđược một số hình ảnh đẹpđắc ý thì sau đó phải cố lục lọi tìmthơ thích hợp để đưa vào.


(Chụphoa súng có chuồn chuồn đậu, tìm mãi mới đượccâu ca dao miền Nam tương ứng. Chụp cảnh SôngHương Núi Ngự có con thuyền, nghĩ mấy tháng mớiđưa được câu thơ của Hàn Mặc Tửvô. Chụp phong cảnh biển, phong cảnh núi có dòngsuối chảy, sau đó mới tìm được câu thơ…(ảnh số 21, Sóng biển,  ảnh số 19, BuồnTrông, ảnh số 23 Tống Biệt.. ).


Ngượclại, thấy câu thơ bài thơ hay ho của ai đó, mìnhđắc ý thì phải cố gắng săn tìm, chụpthật nhiều ảnh, chọn lựa đến khivừa ý mới đưa thơ vào (số 13, Áo TrắngBay v.v... )


Vềảnh chân dung, dành thực hiện cho người nàođó, phải có ảnh thật của nhân vật, phảitham khảo kỷ lưỡng tiểu sử, cuộcđời, sự nghiệp (liên quan đến lãnh vựcvăn hóa nghệ thuật.. ) rồi chọn lọc, tìm kiếmnhững gì tiêu biểu của riêng người đóđể ghép vào ảnh, cho thấy tính cách nổi bậtcủa nhân vật đó. (các bức về Đông Hồ, BùiGiáng, Phạm Thiên Thư…)


Thấy cuộc đời có những điềungộ nghĩnh, tôi nói với bạn làm vui. ‘Không đượchân hạnh học với thi sĩ Đông Hồ, nhưng khitôi về trường thì quyết định dạy môn Vănhọc Miền Nam như môn dạy của ông trước đấy.Như vậy thì, nói theo cách nào đó, mình và bạn cũnglà cái bóng của thi sĩ Đông Hồ vì đã bướctheo chân ông, dầu chỉ là một phần nhỏ…