Túy Kiều Nôm Nam, đoạn 5

Nguyễn Văn Sâm phiên âm và giới thiệu
5. Chạy họa Hoạn Thư, bơ vơ đường đời.


Đoạn nầy tóm lược từ lúc Kiều về làm mọi hoa nô cho nhà Hoạn thư, nàng conquan thâm độc nầy bắt Kiều thiết đãi ngưòi tình Thúc sanh để Kiều bẽ bàng vìhai duyên phận. Hả hê rồi họ Hoạn cho Kiều ra giữ Quan Âm các. Thúc sanh mắc kếvợ lén ra tâm sự với Kiều. Kiều thấy ở đây nguy hiểm nên tính kế trốn đi. Lo xaviệc phòng than, Kiều lấy cắp chuông vàng khánh bạc đem theo. Trên đường đi bơvơ Kiều được vãi Giác Duyên cho ở chung chùa. Một ngày kia có người nhận ra chuôngkhánh của nhà họ Hoạn, vãi Giác Duyên sợ liên lụy khuyên Kiều rời chùa. Kiều rakhỏi chùa, bơ vơ chưa biết thân gởi về đâu.

Vài đoạn tương đối quan trọng rất hay về tâm lý trongnguyên bản đã được lướt qua, như đoạn Kiều thiết đãi Thúc Sanh, Thúc Sanh lén vợtâm sự với Kiều bị vợ bắt gặp… đều không có được mấy dòng ở đây vì tác giả chỉchú tâm viết lại sự kiện phục vụ nhucầu thưởng thức câu chuyện hơn là vấn đềnội tâm hay triết lý mà tác giả muốn chuyển tải...

Những chữ hay ho trong đoạn nầy khá nhiều, quay quanh sựkiện bẽ bàng và bơ vơ của Kiều: làm mọihoa nô, (bị đày đọa) đến kiếp, (người tình) mắc kế, đêm băng mình qua chốn đônglân, kệ kinh nhờ bữa tương dưa, thông thái vừa ưa, hỡi còn hoạn nạn, e lửathành họa tới cá ao, thương để lòng biết liệu làm sao, bước ra ngoài cảnh lạ bơvơ, kiếm nơi mưa nắng cậy nhờ…

Mấy câu sau đây lột tả được sự bẽ bàng và cho thấy thấysố phận nghiệt ngã của Kiều không biết về đâu trong nhữ g ngày sắp tới. Cáiphao Giác Duyên dầu có lòng thương nhưng e liên lụy nên đành bấm bụng mời Kiềura khỏi vòng tay bão bọc của mình:

Vãi nghe nói ngaygian chửa biết,
E lửa thành hoạ tớicá ao,
Thương để lòng biếtliệu làm sao,
Khuyên Kiều khá kiếmnơi ẩn dạng.

Chao ôi! Khuyên kiếm nơi ẩn dạng nhưng thiệt ra là đuổiđi để khỏi lụy mình. Giác Duyên tuy có lòng nhưng thiệt ra cũng lấy mình làmtrước nên đành đánh bài vô cảm: chuyện ai nấy lo.

Cũng nên nhắc lại nhận xét cũ là ĐoạnTrường Tân Thanh người ở Bắc và Trung, học ít cũng như học nhiều, đều thưởng thứcnguyên bản, trong khi dân miền Nam tính tình đơn giản hơn, ít học hơn, thíchthưởng thức những bản tóm lược cho nên văn học chúng ta mới có được những phó sảntừ Kiều như Túy Kiều Phú, Túy Kiều Nôm Nam, Túy Kiều Án… từ đó chúng ta cũng lượmnhặt được vài ba từ ngữ đặc biệt của Nam Kỳ Lục tỉnh thời bản văn nầy xuất hiện…(NVS)

Thứ nầy thứ Hoạn Thư rõ mặt,
Đem Kiều về làmmọi hoa nô,
Thúc sanh chàng [vừa] mới bước vô,
Hoạn Thư bắt Thuý Kiều ra thiết đãi,
Đến kiếprồi làm mặt phải,
Cắt lên chùa giữ gác viết kinh.
Sanh thương Kiều lén tới trần tình,
Nên mắc kếHoạn thư tàn hại.
(4a) Kiều toanchước trốn đi là phải,
Lén cắp đồ chuông khánh hộ thân.
Đêm băng mìnhqua chốn đông lân,
Trời hửng sángthành môn đến đó.
Giác Duyên thấy sự tình chưa rõ,
Hỏi Kiều, rằng: ‘Người ở Bắc kinh.
Cho tạm đây chờ đợi sư huynh,
Xin hỷ cúng chuông vàng khánh bạc.’
Chiêu âm cốc Kiều cùng vãi Giác,
Khi kệ kinh nhờ bữa tương dưa,
Vãi thấy Kiều thôngthái vừa ưa,
Lần hồi ở nhờ chùa sáu tháng,
Số Kiều cũng hỡi còn hoạn nạn,
Khiến đâu người đàn việt sang chơi,
Giở đồ xem chuông khánh vừa rồi,
Nhìn rằng của Hoạn Thư quả quyết,
Vãi nghe nói ngay gian chữa biết,
E lửa thành họa đếncá ao,
Thương ấy lòngbiết liệu làm sao,
Khuyên Kiều khá kiếm nơi ẩn dạng.
Kiều từ giã Phật tiền lánh nạn,
Bước ra ngoài cảnh lạ bơ vơ,
Phải kiếm nơimưa nắng cậy nhờ.