Nguyễn Vĩnh Bảo (sinh 1918) tại làng Mỹ Trà, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc trong một gia đình nho học rất yêu thích đờn ca tài tử. Ông là giáo sư giảng dạy âm nhạc truyền thống vừa là nhạc sĩ trình tấu, lại kiêm cả nghệ nhân đóng đàn.[1] Ông cũng là người cải tiến đàn tranh từ 16 dây thành đàn tranh 17, 19 và 21 dây với kích thước và âm vực rộng hơn.[2]
Từ lúc 5 tuổi ông đã biết chơi đờn kìm, đờn cò, 10 tuổi biết chơi rất nhiều các loại nhạc cụ dân tộc.
Từ năm 1955 cho đến năm 1964, ông dạy môn đàn tranh và cũng là trưởng ban nhạc cổ miền Nam tại Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ ở Sài Gòn. Ngoài ra ông cũng đã đi diễn thuyết giới thiệu và trình tấu âm nhạc dân tộc Việt Nam ở nhiều nơi trên thế giới.
Năm 1972 ông cùng giáo sư Trần Văn Khê diễn tấu ghi âm đĩa Nhạc tài tử Nam bộ cho hãng Ocara và UNESCO tại Paris (Pháp) năm 1972.
Từ năm 1970-1972 ông là giáo sư đặc biệt thỉnh giảng về đàn tranh tại Đại học Illinois (Mỹ).
Năm 2005 nhạc sư Vĩnh Bảo và giáo sư Trần Văn Khê được phát giải thưởng Đào Tấn của Việt Nam tại TPHCM.
Đến năm 2008 nhạc sư Vĩnh Bảo cũng được chính phủ Pháp tặng huy chương nghệ thuật và văn học.[3]
_______________________________