“Chú Tư Cầu” của Lê Xuyên, một kho tàng ngôn ngữ của đất Nam Kỳ Lục Tỉnh

Troyes ngày, 19 tháng 08 năm 2007

 

Bạn hiền thân mến,

 

      Trong một bức thư,bạn có bảo tôi rằng bạn đang thèm nghe mộtngôn ngữ miệt vườn trên dải đất NamKỳ Lục Tỉnh của chúng ta mà phải là mộtgiọng rặc ròng thổ ngữ từ miền BìnhĐịnh vào tận miền Nam trước năm 1975,tức là vào thời kỳ khởi đầu cơn gióbụi trên dải đất Đông Dương.

      Hôm nay, tôi có dịp tâm sựvới bạn đây.

      Khi viết xong quyển bútkhảo Quê Nam Một Cõi  thì tôicũng vừa nhận được một ấnbản của quyển Chú Tư Cầu  của Lê Xuyên do chị DưThị Diễm Buồn từ Sacramento gửi tặng.Quyển sách do nhà xuất bản Tiếng Vang tái bản, intrên giấy quý màu vàng tái của hoa kim liên. Tôi sẽ khôngnhận xét chi ly tỉ mỉ quyển này trong cuốn bútkhảo Quê Nam Một Cõi của chúng ta đâu. Tôi phảiđể dành nó cho một cuốn bút khảo khác vàomột vào dịp khác, cũng vẫn viết về vănchương của các cây bút gốc Nam Kỳ.

        Tôi nhớ mang máng vào năm1964 1965 gì đó, các làn sóng dư luận xôn xao về cáccuốn tiểu thuyết của các nhà văn Chu Tử,Văn Quang, Thanh Nam, Tuấn Huy và những cuốn võhiệp tiểu thuyết của Kim Dung chưa lắngdịu hẳn. Thì đùng một cái, những truyện dàiđăng từng kỳ của Lê Xuyên đăng trên cácnhật báo nổi tiếng ở Thủ Đô Sài Gònbắt đầu gây một tiếng vang dữ dội. Chonên trong cuộc viếng thăm nhà văn Võ Phiến, tôiđược nghe họ Võ bảo :

--Viết đối thoại rặc tiếng Nam Kỳ có aibằng Lê Xuyên đâu.

     Ông Lê Châu, chủ bút kiêm chủnhiệm tạp san Bách Khoa đã tấm tắc vớiThụy Vũ và tôi trong dip tôi theo chị tôi đến tòasoạn Bách Khoa lấy tiền nhuận bút :

--Lê Xuyên viết đối thoại quyến rũ nhất.Eo ơi, hễ đọc tác phẩm của  ông ấy là như gặp lờiăn tiếng nói mọi tầng lớp người NamKỳ.

      Quyển tiểu thuyếtcủa Lê Xuyên mà tôi đọc trước nhất làVợ Thầy Hương, sau đó mới tớiquyển Chú Tư Cầu, và sau hết là quyển RặngTrâm Bầu. Không khí trong 3 quyển đó căng thẳng,khí hậu ngột ngạt. Nếu không nhờ lốiviết đối thoại tinh tế tuyệt vời thìcác tác phẩm của anh tuy đạt đượcphẩm chất nghệ thuật cao nhưng  chỉ quyến rũ độcgiả một cách chừng mực mà thôi.

      Vào năm 1966, tôi tháp tùngchị Thụy Vũ tôi và ký giả Lê Phương Chiđi  xi-nê tại rạp Rexđể xem phim gì mà tôi quên tựa mất rồi. Hômđó Lê Xuyên đi chung với cặp Nhã Ca & Trần DaTừ. Từ khi quyển Mèo Đêm của chị tôi trình làng thì cặp Từ Nhã vàchị tôi là chỗ đồng nghiệp quen thân. Lê Xuyên cóvóc dáng nho phong, khuôn mặt dịu dàng của một nhà môphạm, nụ cười hiền lành, nhưng ánh mắtthật linh hoạt. Anh ăn mặc quá đơn giản: quần màu vỏ trái ô-liu đậm, áo sơ mi cụttay trắng, đôi giày màu sô-cô-la, cườm tay trái đeođồng hồ. Con người mát lành ngọt dịunhư vậy mà văn chương lại cuồng phongbạo vũ đầy dao súng, máu me, ác mộng và tinh khí.Luôn tiện chị Nhã giới thiệu cho chị em tôi biétnhà văn Lê Xuyên. Để tỏ ra thân mật, chị tôigọi anh bằng chú Tư Cầu. Còn anh gọi chị tôibằng Mèo Đêm. Nếu gặp những bà nữ sĩưa cố chấp như chị Đỗ PhươngKhanh (vợ Nhật Tiến) hay chị Thanh Phương thìhọ sẽ bắt lỗi anh dám liệt họ vàohạng gái bán snack-bar cho lính Mỹ. Trong Mèo Đêm, ThuỵVũ có hai truyện ngắn viết vê các cô gái buông hươngbán phấn hoặc gái gọi (call girls) trá hình các cô chiêuđãi viên trong các snack-bar ở Sài Gòn. Và chị ban chohọ cái hổn danh ''mèo đêm'', tức là những kẻsăn tình vào lúc đêm về. Hôm đó, chị tôi vẫncười nói vui vẻ với Le Xuyên :

--Chú Tư, hẹn hôm khác mình gặp nhau, nói chuyệnnhiều hơn. Phim sắp

chiếurồi. May quá, hôm nay tình cờ Thụy Vũ mớigặp một chú Tư Cầu bằng xương bằngthịt.

      Anh Lê Xuyên vui vẻ :

--Hôm khác nghen cô Mèo Đêm.

      Khi xem phim xong, tôi bảo LêPhương Chi :

--Ông Lê Xuyên có vẻ hiền lành mà viết văn dữdằn. Đây là thứ nước trà

màuvàng lợt mà là thứ trà quạu... Uống nó vào là chúng tasẽ mất ngủ vì nó sẽ trở thành trà TháiĐức làm ẩm khách thức đái suốt đêm.

      Trong cuốn 3 của bộVăn Học Miền Nam, Võ Phiến nhận xét tổngquát về văn chương như sau :

 

      Trongthời kỳ 1954-1975, các nhà văn gốc Nam khi nóiđến chiến tranh trên đất nướcthường chỉ nói về cuộc chiến chốngPháp mà tránh cuộc chiến chống cộng. Viếttruyện như Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, viết kýnhư Vũ Bình, đều thế. Đến lượtLê Xuyên, ông cũng thế. Mặt khác, các vị gốcBắc thì chuyên về cuộc sống và con ngườiđô thị, còn các vị gốc Nam thường viếtvề nông dân nông thôn. Lê Xuyên cũng thế.

     Chuyện ấy dễ hiểu. Người Namchưa biết qua chế độ cộng sản thì khôngmặn nồng với việc chống cộng ;người Bắc di cư, bao nhiêu văn nhân, nghệsĩ trí thức vào Nam đều sống ở đô thịnên chỉ biết viết về đô thị.

     Như vậy cốt truyện Lê Xuyên, thườngxảy ra trong kháng chiến trước Genève, thườngdiễn ra ở miền quê, nhân vật thường lànhững nam nữ nông dân chất phác, ít học.

     Lê Xuyên đặt các chuyện trong khung cảnh khángchiến không phải là để nói về kháng chiến.Không có vậy đâu. Ông không hợp với các vấnđề chính trị. Trong khung cảnh thời đánh nhauvới Pháp ông nói chuyện nam nữ yêu nhau thôi. Trongchuyện yêu nhau ông không chú trọng tới lòng thầm kíngiấu giếm trong các ngóc ngách của quả tim, nhưcác ông Hoàng Ngọc Phách, Khái Hưng khi viết  Tố Tâm, Hồn bướmmơ tiên. Lê Xuyên, ông ấy chủ về phía tình yêu xácthịt theo cung cách hồn nhiên nhất (nhân vật nông dânmà).

     Về chuyện xác thịt, ông không chủtrương những phô bày bạo tợn như D.H.Lawrence, Henry Miller... Lê Xuyên không làm mích lòng sở Kiểm duyệt.Ông chú trọng nhất là ở những màn biểu diễnbằng mồm. Đừng nên lẩn lộn ông Lê vớichuyện giữa Clinton và Monica Lewinsky ; cái yêuđương bằng mồm của ông Lê tức lànhững trang đối thoại dài dằng dặc xungquanh mục tiêu chính của ái tình. Khi nam nữ đã dàn binhbố trận xong thì tác giả lánh mặt. Trong nhữngChú Tư Cầu, Vợ thầy Hương, Rặng trâmbầu v.v..., sự tình rộn ràng ríu rít, đầylời như thế.

     Văy Lê Xuyên viết truyện có chiến tranh mà khôngphải truyện chién tranh, có nông dân lầm than mà khôngphải truyện xã hội, có ái tình mà không phảitruyện tình cảm. Chẳng qua là chuyện ''gay cấn''để độc giả đọc chơi lúc buồntình, đọc cho nóng máy trong chốc lát rồi bỏ quathôi chứ gì.

(ChươngLê Xuyên, các trang 843, 844)          

 

*

*  *

 

      Chú Tư Cầu  là tác phẩm đầu taycủa Lê Xuyên. Chàng viết về cuộc đời tình áicủa một chàng nông dân ngây thơ, nhân hậu, có sốđào hoa, không ve vãn gái mà gái vẫn chạy theo quyếnrũ chàng rần rần. Trước hết là cô Phấn,bạn gái cùng quê của chàng ở Rạch Chiếc(gần quận lỵ Trà Ôn). Cô vốn táo bạo, dámhiến thân cho chàng không cần lịnh mẹ, rồirủ chàng lên Sài Gòn để xây tổ uyên ương,cốt tránh cuộc hôn nhân cưỡng ép do mẹ côsắp đặt khi bà chưa qua đời. Nhưng khitới Cần Thơ, cô bị tên Khách Trú trẻ tuổitên Lâm Sanh quyến rũ. Hắn bàn điều hơnlẽ thiệt cho cô nghe vì chốn thị thành không phảilàm chốn dung thân của một kẻ đôn hậu,  quê mùa như Tư Cầu. Cho nênvì tương lai của Tư Cầu, Phấn dùngkế  gạt chàng xuống tàuđể trở về quê. Dè đâu , chàngđi lộn tàu lên Nam Vang. Còn Phấn không còn mặt mũi nàođể trở về quê nên đành theo làm vợngười Khách Trú kia. Thật ra, trước phong vậnthanh tân của kẻ thị thành như tên ngoạikiều kia, Phấn cũng xiêu lòng làm vợ hắn.

      Dọc đường, TưCầu gặp một ông khách đồng hành đứng tuổixưng là chú Bảy. Chú ta cám cảnh thương tình TưCầu nên khi tới Nam Vang chú giới thiệu chàng giúpviệc cho tiệm cơm người chị ruột chú làcô Năm. Tại Nam Vang, Tư Cầu có nhiều dịptiếp xúc với phường trộm cắp,phường dao búa, và được lòng cô Ba Xá Lỵmột gái nặc nô xinh đẹp, uy trấn một góc xãhội du côn nho nhỏ trên đất Chùa Tháp này . Cô ta mêchàng vì tấm lòng nhân hậu và hào hiệp của chàng, tìmmọi cách để quyến rũ chàng. Rồi cả haitằng tịu say mê nhau. Nhưng sau một thời giansống hạnh phúc trên đất Chùa Tháp, vì nhớ quê,Tư Cầu xin trở về quê; chàng có rủ cô Ba theo,nhưng cô ta biết rằng chốn  ruộng đồng không phảilà chốn môi sinh thích thú của mình nên từ chối.

      Tư Cầu về quê,được mẹ chàng cho chàng biết Phấn lấychồng Khách Trú giàu, có về đây vài lần và lần nàocũng đến thăm hỏi chàng. Cô ta giúp đỡgia đình chàng trong cơn ngặt nghèo nên bà rất cảmkích cô ta lắm. Rồi cha mẹ chàng buộc chàng phảicưới cô Thơm làm vợ. Cô này vốn là gái Việtgốc Miên rất được chàng yêu thương quýtrọng. Cuộc sống lứa đôi của chàng tạmbình yên hạnh phúc.

      Nhưng cơn gió bụibắt đầu xảy ra trên đất nước. SàiGòn bị dội bom. Phấn về quê để gặpTư Cầu, rủ chàng đến chỗ khác xây dựnglại cuộc sống lứa đôi đã từng dangdở. Cô cũng cho chàng biết đứa con trai củacô vốn là con ruột của chàng. Cô Thơm bắtgặp quả tang cả hai lén lút tâm sự nhau nên ghenlồng lộn. Rốt cuộc Phấn phải trởvề Sài Gòn, tiếp tục sống với người chồngngoại kiều của mình như cũ.

     Rồi đó, trong các SócThổ, người Miên nổi dậy phong trào ''cápduồng'' (với mục đích giết sạchngười Việt). Cô Thơm dù vốn là gốc Miênnhưng đã từng được cha mẹ Việt Namnuôi từ thở ấu thơ, rồi khi lớn lên lấychồng Việt Nam nên cũng bị người Miên cho làthứ Miên gian. Trong một chuyến về quê thăm chamẹ nuôi, cô bị bọn miên hãm hiếp và bị chúnghạ sát. Tư Cầu điên tiết giết chúngđể báo thù cho vợ.

      Rồi Tư Cầu nghe theolời Ba Kiên gia nhập vào nhóm du kích kháng chiến, bịbắt giải lên Sài Gòn, rồi được chuyểnqua dinh cơ của một trung úy người Pháp cóphận sự canh giữ các tù nhân trước khi giảihọ đi Côn Đảo. Không ngờ viên sĩ quan này làchồng hờ của cô Ba Xá Lỵ. Tình cũ gặp nhau,cô  Ba Xá Lỵ hết lòng giúpđỡ Tư Cầu để được gầngũi ân ái với chàng. Chàng chỉ làm tạp dịchnhẹ nhàng thôi. Nhưng rồi một hôm nọ, TưCầu theo nhóm  tù nhânđến tiệm bán cây  màviên trung úy đã đặt tiền mua để chấtcây lên đoàn vận tải quân xa đem về nhà hắn.Tình cờ Tư Cầu gặp Phấn, vợ tên Khách trúLâm Sanh, bây giờ hắn ta trở thành chủ nhân tiệmbán cây ấy. Phấn gạn hỏi nguồn cơn ngườiyêu cũ của mình, rồi hiệp cùng cô Ba Xá Lỵ giúpđỡ Tư Cầu vượt vòng phong tỏa củaviên trung úy chồng hờ của cô Ba. Tại nhà riêng doPhấn thuê, Tư Cầu bị lính tuần tiễu bốráp nên bị bắt đưa về bót cảnh sát Catinatđể cho bọn bao bố nhìn mặt. Những tênchỉ điểm đội bao bố kia (đểkhỏi bị ai biết mặt) vì không biết chàng có  dính dáng với bọn Việt Minhcông tác ở thành phố hay không nên không thể xác nhậnchàng là Việt Minh nội thành và cho nên chàng đượctha.

     Tư Cầu lại về quê.Tình hình ở đây căng thẳng nên chàng nhập vào toándu kích kháng chiến địa phương. Trong cuộctấn công quân xa của lính Tây, Tư Cầu cùngđồng bọn hạ sát được tên chồngsĩ quan hờ của cô Ba Xá Lỵ. Nhưng chàng khôngcứu được cô. Tên chánh trị viên giết cô ta.Tư Cầu toan báo thù cho người yêu của mìnhnhưng hắn đã kịp thời cao bay xa chạymất rồi.

      Nhớ lồi dặn chúBảy trên chuyến tàu đi Nam Vang năm xưa, TưCầu lên Châu Đốc tìm chú và làm vườn cho chú. Chàngchiếm được trái tim cô Thắm, vàđược chú Bảy gả con gái cưng của chú chochàng. Nhưng rồi chàng đi theo lực lượng khángchiến để rồi chết trong trận đánh Tâytheo chiến thuật du kích. Trong khi đó ở quê nhà, côPhấn mang thai. Rồi đứa con trai của chàng chàođời. Nhưng dù sao chàng cũng đuợc an ủivì trong lúc lâm chung, thằng em vợ của chàng đọccho chàng nghe bức thư báo tin mừng của vợ.     

 

*

*  *

 

      Như bạn biết: theotruyền thống  các cây bút NamKỳ Lục Tỉnh của chúng ta, Lê Xuyên dù không có khuynhhướng tải đạo, nhưng anh thường chocác nhân vật chánh của anh ăn ở theo đạonghĩa, phô bày tấm lòng nhân hậu, bao dung một cáchhồn nhiên, không cố gắng. Trên đất Nam Vang,Tư Cầu chống cự với kẻ mạnhđộc dữ để binh vực kẻ yếuhiền lành. Chàng bao dung kẻ thù toan hãm hại  chàng làm cho kẻ thù hồi tâm kính mến chàng. TưCầu vốn dốt nát, chỉ biết đọcquọt quẹt năm ba chữ quốc ngữ, nào cóbiết nhân, nghĩa, lễ, trí tín hay tam cang ngũthường do ông Khổng Tử bày ra đâu. Anh khôngđọc kinh Phật bao giờ, nhưng anh không làm ác,không lấy oán trả oán. Vợ anh bị bọn Miêncưỡng hiếp và hạ sát, nhưng khi thấy cô gáiMiên bị Ba Kiên, anh trai của chàng toan bề cưỡngdâm chàng phản kháng ngay, không muốn anh mình gây ác nghiệp.Cho nên Ba Kiên phải buông tha cô thiế nữ Miên. Trongthời kỳ  Nhậtđảo chánh, có hai tên lính Tây bị chìm tàu tắp vàoRạch Chiếc,  Ba Kiên toanđi báo cho nhà chức trách, nhưng Tư Cầu hợpcùng nhóm người nhân từ đòi phóng thích lính Tây. Khiđược Cô Ba Xá Lỵ giúp chàng vượt ngục,chàng nằng nặc cô giúp luôn chú Tám, người bạn tùđã cùng cùng đồng cam cộng khổ với chàng.

     Tư Cầu theo toán du kích khángchiến chống Tây là cảm thấy mình phải làm theothiên lương soi sáng mình một cách hồn nhiên, khôngnghĩ xa, không nghĩ gần, cũng không đượcai huấn luyện lòng ái quốc thương dân. Do đó,chàng gần ông Thích Ca Cồ Đàm cùng ông LãoTử và ôngTrang Tử hơn ông Khổng Tử. Chàng lạc loàivới các ông chuộng trí thức Tây Phương cùng dânkhoa bản. Chàng cũng không thể là thần tượnghuy hoàng cho các cô ôm lý tưởng môn đăng hộđối và có thói ưa chuộng phi cao đẳngbất thành phu phụ. Chàng là người tình lýtưởng của các cô gái táo tợn, liều lĩnh,nhưng có thiên lương trong sáng, biết nắm bắtđược cái giá trị chân thật của conngười, không cần tính toán chi ly, không cần so sánh dàidòng. Hồ Biểu Chánh khi viết văn theo kiểuvăn dĩ tải đạo còn dựa theo khuôn nếp,nguyên tắc, lời khuyên răn dạy bảo của cácbậc thánh hiền. Lê Xuyên không theo ông hiền triết nào,không nương tựa rêu rao theo khuynh hướngđạo nghĩa nào. Anh viết khơi khơi mà vẫnlàm cho độc giả xúc động, yêu mến lớpdân quê hiền làngh, lòng ngay dạy thẳng, không có chút ýnghĩ quanh co đo đắn trước những côngviệc phải làm.

      Lê Xuyên không viết văn dàidòng : không cần tả cảnh, tả người, tảvật, tả tâm tâm trạng, tức là không tảnhững cái mà giới bình dân cho là lòng vòng không hợpvới khiếu thưởng ngoạn của lớpđộc giả với lòng dạ rổng rang, suôngthẳng nhưng ống nứa ống tre. Anh thích kểchuyện, ưa cho các nhân vật của mình chuyện tròvòng vo Tam quốc, cằn nhằn dai dẳng, cà khịarỉ rả, cãi lẫy tưng bừng, có khi chửibới huyên náo. Anh không cần viết văn đâu. Anhcũng thích kể chuyện lắm đâu. Anh chỉ thíchcho các nhân vật của mình  cónhiều dịp đối thoại tuồn tuột, ngonơ. Lời nói của các nhân vật biểu lộ cá tínhcủa các đương sự luôn cả chân dung củahọ cùng bối cảnh chung quanh họ hiện mậpmờ vài nét tạo hình khái quát, nhưng cũng đủchạm khắc vào ấn tượng độc giảsành điệu. Trong Chú Tư Cầu,  Lê Xuyên dùng ngôn ngữ Nam KỳLục Tinh vào thuở tiền chiến, không pha ngôn ngữcủa thời Đệ nhất Cộng Hòa hay vào thờiĐệ nhị Cộng Hòa. Thí dụ : rắc rối không biết đâu mà rờ(tức là không thể đoán trúng được), làm cho xất bất xang bang (tứclàm cho khổ sở điêu đứng), đụng đâu xâu đó (tức là hễgặp dịp là nắm lấy ngay không cần biếttốt xấu, lợi hại), mấycon nập nợn (tức là mấy cô thiếu nữ dâmđảng lẳng lơ), anhlàm cái điệu đó thì mụ nội em cũng lìa(tức là làm cho em điêu đùng, gặp cảnh giađình ly tán) ... Anh không pha thêm những tiếng lóng ( lespatois) mà người Bắc di cư và người Nambản xứ pha trộn nhau như : sức mấy, bỏ qua đi Tám, lấy le,thằng cà chớn, oan ôi ông Địa, lạng quạng,mút mùa lệ thủy, đi ăn chè ở nhà Bè  (tức là lén lút đi ngoạitình, cụm tư này lấy sự tích nhạc sĩPhạm Duy cùng nữ ca sĩ Khánh Ngọc đi Nhà Bèđể ngoại tình ; nhưng khi bi lính kiểm tục và thừa phát lại bắtđuợc, cả hai khai rằng họ đi Nhà Bèđể ăn chè) ...

 

*

*  *

 

      Ngôn ngữ miền Nam chánhgốc, thuần túy hay ngôn ngữ phối hợp củangười Bắc di cư và của người Nambổn xứ đều quyến rũ như nhau :sống động và gợi cảm gấp đôi ngônngữ kiều diễm cao sang trong các tác phẩm củanhóm Tự Lực Văn Đoàn vì chúng dễ đi sâu vàotâm hồn dân tộc ở mọi cấp bậc và mọithành phần trong xã hội. Hồ Biểu Chánh viếtvăn mà không hề lộn ngôn ngữ Bắc Kỳ. BìnhNguyên Lộc, Sơn Nam cũng vậy. Nhưng hai anh BìnhNguyên Lộc và Sơn Nam chỉ thành công về phươngdiện kỹ thuật viết văn, ở sựdiễn tả tình tiết, nhưng ngôn ngữ và cáchđối thoại trong văn chương họ không cólinh hồn sống động, không có sức hấpdẫn bằng ngôn ngữ trong văn chương và cáchđối thoại của Lê Xuyên. Họ Lê chịu khólắng tai nghe ngôn ngữ trong dân gian, nhất là nơi sinhhoạt của lớp bình dân, lớp người ởcấp bậc thấp nhất trong giới hạ lưucủa xã hội. Cái thành công của anh nhất địnhlà phải có. Trong giới điện ảnh củanước Pháp, người viết đối thoạitài hoa lỗi lạc nhất là Michel Audiard. Ông này chị khóđi tìm ngôn ngữ trong dân gian nên mới chiếm mộtđịa vị cao chót vót trong ngành viết đốithoại như thế.

      Ở Miền Nam ViệtNam của chúng ta, trước năm 1975, những câyviết gốc Nam Kỳ như Ngọc Linh, Sĩ Trung khôngviết thuần túy văn chương Nam Kỳ. Nhữngđoạn đối thoại dài ngoằng của họcàng làm độc giả bực mình, cho nên tên tuổihọ chỉ đứng bên lề văn học sử.Duy người Bắc như Thanh Tâm Tuyền trongtruyện dài Cát Lầy, Viên Linh trong truyện dài Mã Lộđều viết đối thoại bằng ngôn ngữNam Kỳ, đều thành công khả quan.  Nhà văn Võ Phiến gán cho các nhânvật người Nam trong truyện dài Đàn Ông  và trong truyện dài Một Mình  cái ngôn ngữ Nam Kỳ cựckỳ quyến rũ. Giờ đây, ở hảingoại, dù là cha Quảng Ngãi (nhà chí sĩ Hồng TiêuNguyễn Đức Huy), mẹ Quảng Nam (nữ sĩTùng Long), nhưng được sinh trưởng ở SàiGòn nên nhà văn Nguyễn Đức Lập viếtgiọng điệu Nam Kỳ cực kỳ duyên dáng bỏxa các cây bút gốc Nam Kỳ khác. Tuy nhiên, tất cảnhững nhà văn này làm sao tìm lai cái ngôn ngữ Nam Kỳtrước cuộc chiến tranh Đông Dươnggiữa Pháp và Việt Minh như Lê Xuyên với các ngônngữ mà giới phu phen ở đô thị, giới nông dânở thôn quê, giới thương hồ trên sôngnước phù sa thường dùng như : nằm chàng hảng chê hê, chữ nghĩa quọtquẹt, nói tiếng Tây ba xí ba tú, làm chuyện gì cũng batrật bốn vuột, ai ai cũng hít hà chắtlưỡi khen hay, ăn ở bầy hầy nhưchồn hôi chó vật...     

       Thôi thì, nhưng kẻ sanh sauđẻ muộn như chúng ta, đã trưởng thành vào5 năm cuối của thập niên 50, chúng ta có thểchắc mót, lượm lặt ngôn ngữ Nam Kỳ củachúng ta vào thời biển lặng sông trong xa xưađược bao nhiêu hay bấy nhiêu. Có còn hơn không,phải không bạn ?

 

Cổ NguyệtĐường, hè năm Đinh Hợi (2007),

Tiết thịnh hạ