Xuân Vũ, ngòi bút tái sinh cuộc đời một danh kỹ qua truyện dài “Cô Ba Trà”

Xuân Vũ viết về cuộc xâm lăngcủa Cộng Sản Bắc Việt; bọn chúngvượt Trường Sơn để vào đánh phá và cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam. Xuân Vũviết tiểu thuyết đồng quê về cuộcđất Nam Kỳ vào thời tiền chiến. Xuân Vũđặt thơ lai rai nhưng không cho xuất bản thànhsách. Anh là một cây bút sáng tác có sức mạnh vũ bãonhất, có vốn liếng đi và sống phong phúnhất. Sách anh bán chạy thuộc hàng đầu, tạocho anh một ngôi vị cao chót vót và lộng lẫy nguy nga,làm vẻ vang cho tập đoàn các cây bút gốc Nam Kỳtừ trong nước, trước năm 1975  và các cây bút gốc Nam Kỳ ởbốn phương trời hải ngoại.

Chưa hết đâu. Xuân Vũ còn moi móc tàiliệu trong các xó xỉnh của lịch sử cậnđại để viết quyển tiểu thuyếtnửa sống thực nửa giả tưởng vềcuộc đời một danh kỹ sắc nướchương trời chói rạng Hòn Ngọc Viễn Đôngvà lan ra khắp ba miền Nam Bắc Trung. Đó là côTrần Ngọc Trà mà thời nhân gọi là cô Ba Trà, còngiới ăn chơi gọi cô là Yvette Trà và báo giớigọi là Huê Khôi  Nam Kỳ, làNgôi Sao Sài Gòn.  

Cô Ba Trà khi chui vào tác phẩm truyện dàicủa Xuân Vũ có một cuộc đời như sau: Mácô xuất thân từ một gia đình khiêm tốn và thanhbạch. Cha cô xuất thân gia đình khá giả, có lễgiáo. Nhưng cha cô hay ghen. Tình cờ ông ta bắtđược thư rơi cho biết má cô ngoại tìnhvới một kẻ khác mới sanh ra cô. Thế là vì ghentương, ông ta thổ huyêt, rồi hành hạ vợ. Mácô không chịu nổi sự rẻ rúng và sự trừngphạt của chồng nên đưa cô về tá túc ởquê ngoại cô. Nhưng ông bà ngoại không chứa mẹcon cô. Túng thế, má cô gá duyên với ông Khách trú xấu xí,làm nghề mở tiệm hút thuộc phiện lậu. Vìthù hận người chồng cũ nên má cô  ghét bỏ cô, đày xắc và hànhhạ cô rồi bán cô cho người Chà-và đểlấy 400 đồng qua trung gian mụ tú bà mà tác giảgọi là dì Hảo. Khi tên Ấn kiều vềnước, dì Hảo dàn cảnh để gả cô cho contrai một nghiệp chủ Hoa kiều giàu sụ nhờnghề buôn cá phơi khô. Nhưng người Tàu vốnưa lấy vợ còn trinh, cho nên cậu con  ông nghiệp chủ kia dù có mê saynhan sắc cô Ba Trà, nhưng vẫn bị sự mấttrinh của cô trước khi về làm vợ hắn ámảnh hoài hoài nên hắn đâm ra khinh khi cô và cặp xáchvới nhiều cô gái đẹp khác. Cô Ba Trà bỏ trốnvà về tá túc nhà dì Hảo. Dì lập mưu lập kếđể đưa cô vào nghề mãi dâm. Dì gạt gẫmcô để cô bị lính kiểm tục băt giam, rồitống cô đi khám bịnh phong tình (đi lục xì)tại nhà thương Bạc Hà tức là bịnh việnbài trừ bệnh hoa liễu. Đó là cách rúng ép cô kýgiấy giao kèo hành nghề mãi dâm, để biến cô thànhcon điếm có môn bài ( une fille publique cartée). Thời may, côđuợc ông bác sĩ bệnh viện đứngtuổi cứu giúp cô thoát khói lưới bẫy củamụ đàn bà bất lương kia. Rồi cô trởthành tình nhân ông ta. Trong cuộc thi sắc đẹp tạiSài Gòn, ông ta có đưa cô đến xem. Ai ngờ cô gáidự thi trúng giải hoa hậu tên Lê thị Liễulại xin nhường chức nữ hoàng các mỹ nhân chocô. Ban giám khảo không biết tính sao vì lời đềnghị cô Liễu sái nguyên tắc. Rồi theo lời quanBiện Lý Thành Phố (người Pháp), họ chỉbằng lòng tặng cho cô Ba Trà cái danh hiệu Ngôi Sao Sài Gòn.Tên tuổi cô bắt đầu lừng lẫy từđó. Ông bác sĩ nhân từ kia lại  muốn cô Ba đượckết hôn với kẻ xứng lứa vừa đôi nênbằng lòng nhường cô lại cho người con traiông giám đốc Đông Dương Ngân Hàng thuộc chinhánh ở tỉnh Cần Thơ. Nhưng anh ta có vợ nênkhi công việc bí mật đổ bể, hắn phảihủy hôn với cô. Cô lại được mộthọa sĩ nghèo say mê, chọn cô làm tình nhân kiêmngười mẫu.Thế rồi tranh có vẽ chân dung côđưọc trưng bày tai Đại Lục LữQuán  do cựu danh kỹ TưHồng Mao cai quản. Cô Tư này còn gọi là Tư Ăng-lêvì theo lời đồn chồng của cô ta làngười Anh-cát-lợi. Những bức tranh này bị côTư Hồng Mao làm trành làm tréo sang đoạt,  rồi lại đượcBạch Công Tử mua hết. Bạch Công Tử tên là Lê CôngPhước mà thời nhân gọi là Phước Georges.Cậu vốn là con quan Đốc Phủ Sứ Lê CôngSủng ở Mỹ Tho vốn là đại điềnchủ. Quan Đốc Phủ Sủng ngoài những bâtđộng sản to tát khác, còn là chủ nhân Cù Lao Rồng,thuộc hạng tiền rừng bạc biển.

Trong dịp tiếp đón quan ThốngĐốc Nam Kỳ tại Đại Lục Lữ Quán cóđại điền chủ Trần Trinh Trạch, đạithương gia Quách Đàm (người Tàu), thì cô Ba Tràxuất hiện ký tên tặng tranh cho quan ThốngĐốc. Từ đó, tên tuổi cô Ba Trà vang lừngkhắp Đông Dương. Cô được chuyềntừ tay Bạch Công Tử rồi sang tay Hắc CôngTử và tay Sáu Ngọ... Hắc Công Tử tên là Trần TrinhQui, con ông Hội Đồng Quản Hạt Trần TrinhTrạch. Ông Trạch là chủ nhân 20.000 mẫu ruộng lúavà 2.000 mẫu ruộng muối ở Bạc Liêu. Còn SáuNgọ là vua các sòng bạc ở Sài Gòn và ở các thànhphố vùng phụ cận Sài Gòn có thể tặng nhiềulần cho cô Ba rất nhiều tiền, mỗi lầngồm cả bao to đựng giấy bạc. Ông ta còntặng cho cô kim cương thuộc loại hảohạng  nữa .

Cô Ba còn được ông Hoàng NgựĐệ bên nước Xiêm La đề nghịcưới cô làm vợ, nhưng cô không ưng. Trong thờigian làm việc ở Đại Lục Lữ Quán, có cô danhkỹ Tư Nhị từ Nam Vang xuống xin làm em kếtnghĩa với cô Ba. Lại thêm cô Quế Anh vừađẹp vừa có học thức, cô đầm  rặc Danielle vốn là emchồng cô Tư Hồng Mao cũng nhập bọn đànem cô Ba. Chính Tư Nhị dạy cô Ba dùng ngãi nghệđể rù quến khách tìm hoa.

Thế rồi trong chuyến theo BạchCông Tử ra viếng Hà Nội, cô Ba gặp cô ĐốcSao nổi tiếng là nữ hoàng sắc đẹp tronggiới hát ả đào ở khu phố Khâm Thiên. Nhưngtrước đó không lâu, cô Đốc Sao giải nghệđể kết hôn với nhà báo Hoàng Tích Chù. Tuy ông ta khônggiàu có gì, nhưng có thể xây dựng cho đươngsự một đời sống lứa đôi hạnhphúc, một cuộc hoàn lương vững vàng. Gặp côBa Trà, cô Đốc Sao khuyên cô nên tìm cách xa lánh cuộcđời bán dạng thuyền quyên để sau này tránhkhỏi thảm cảnh bị khách tìm hoa bỏ rơi khihương phai phấn lợt. Rồi cô Ba Trà gặp tênthầu khoán giàu sụ cưới cô làm ''vợ hờ'',xây cất cho cô một chốn ăn chơi đồsộ và huy hoắc tên Nguyệt Tiên Cung. Nơi đây, côtuyển lựa các giai nhân mỹ nữ để tiếpkhách thuộc hạng tiền giàu nức vách đổtường. Nhưng thét rồi cô đâm ra chán ngán cuọcsống dật lạc. Bỗng cô sực nhớ lờikhuyên cô Đốc Sao  nên cô tìmmột người chồng công chức bậc trung,lương tháng 120 đồng. Chàng rất thành thật vàchất phác. Đó là thầy Cò-mi họ Vương,người đã yêu cô từ khi chàng hãy còn là học sinhtrường Pétrus Ký và đã từng chiêm ngưỡng hìnhcô chưng tại tiệm Saigon Photo. Thế là cô Bà Trà vìmuốn che đậy cái dĩ không đẹp của chamẹ mình và cái thân thế điếm nhục của mìnhnên tạo ra cuộc đám cưới có cha giả mẹgiả, mà bà mẹ không ai khác là dì Hảo. Dì này sau khiđể cô Ba Trà vuột khỏi tay mình, bị chồngbội bạc, chịu cảnh nghèo vô gia cư, vôđịnh sở  nên túngthế đến Nguyệt Tiên Cung tìm cô Ba vàđược cô dung thứ, nuôi duỡng tửtế. 

Về sống với Vương ít lâu, côBa Trà mời mẹ và hai em chàng lên ở chung. Cô tìmđược hạnh phúc trong cảnh làm vợ hiền,dâu thảo, và chị dâu tử tế... Nhưng ông cậuvợ phát giác được tung tích của cô Ba Trà và tungtích cha mẹ giả của cô nên ông ta xuối mẹcủa Vương tìm cách cắt đứt duyên chồngvợ chồng của cô. Thế là cô ra đi, rồitrở về Nguyệt Tiên Cung với niềm tuyệtvọng. Cô dùng độc dược để quyên sinh.Đoạn cuối, cô được tỉnh dậy, nhưngtác giả không cho độc giả biết cô cóđưộc cứu sống hay không? Hay  là có phải đó là phút hồidương ngắn ngủi để rồi sau đó côkhép mắt thả hồn vào giấc ngủ thiên thu? Tácgiả để mặc cho độc giả đoán giàđoán non ra sao cũng được

Thật ra, trong tiểu sử của cô BaTrà, thì cô được cứu sống để rồirước khách,  đểrồi thua bạc nhiêu lần, rồi tự vậnmấy phen nữa. Rồi có một lần, cô ănbạc to. Lần này cô xuất tiền ra tìm mộtngười chồng trẻ hơn cô rất nhiềutuổi, chẳng những đẹp trai mà lại cóhọc thức, có tư cách. Anh ta tuổi Thìn, nên cụVương Hồng Sển trong cuốn ''Sài Gòn Tả PínLù'' gọi là  Thìn đểgiấu tên thật của đuơng sự. Nhưng cuộcsống lứa đôi của cặp vợ già chồngtrẻ không bền. Sau đó, Thìn qua Pháp du học. Còn cô BaTrà gá duyên với ông Trưởng Tòa Trương VănTỷ cũng thuộc hạng Vương Khải,Thạch Sùng. Cô tiếp tục đánh bạc cho tới khinhan sắc héo úa, phải bỏ nhà ông Tỷ và mai danh ởtích ở nơi cùng thôn tuyệt tái bí mật nào đó. Chonên từ đó về sau, kẻ quen biết coi cô nhưbóng chim tăm cá, không tìm gặp được dấu tíchcủa cô.

 

*   *   *

 

  bài''Đôi Lời Tác Giả'' trong quyển truyện dài ''Cô BaTrà''xuất bản vào năm 1996, Xuân Vũ cho biết:

Cô BaTrà sinh năm 1906, cách đây gần 100 năm. Sắcđẹp của cô được các nhà văn nhà báo môtả như  ''Ngôi sao Sài Gòn''(Étoile de Saigon) hoặc  ''Huê khôiNam Kỳ''; người tình của Cô Ba cũng là nhữngnhân vật thật như các đại điềnchủ, đại công tử như cậu Tư Phước Georges biệthiệu Bạch Công Tử, con trai quan Đốc PhủSứ Lê Công sủng, chủ nhân Cù Lao Rồng ở MỹTho, cậu Ba Qui biệt hiệu Hắc Công Tử con traicủa đại điền chủ Trần Trinh Trạchở Bạc Liêu mà Thống Đốc Nam Kỳ goị băngPapa (bố). Bên cạnh hai công tử kể trên còn có côngtử Bích, con chủ nhà băng Đông Dương (chi nhánhCần Thơ) một người dám cho cô Ba 70.000đồng trong lúc lúa 2 cắc 1 giạ. Các đại tríthức như quan tòa Trần Văn Tỷ, ThầyKiện Dương văn Giáo, Bác Sĩ Lê Quang Trinh,Nguyễn Văn Áng, Vua Cờ Bạc chủ các sòng bạcSài Gòn: Sáu Ngọ v. v... Đó cũng là những nhân vậtlịch sử như cô Ba đã tạo nên những giaithoại được ngưòi đời truyềntụng cho đến ngày nay.

Sởdĩ tôi nói vòng vo Tam Quốc như vậy là để xinthưa lại một điều này: Viết về Cô BaTrà DỄ mà KHÓ. Dễ là vì cốt tượng cũ mỹnhân đã có sẵn, chỉ cần tu bổ sơn phếtlại là thành bức tượng. Nhưng làm sao cho bứctượng hoạt động, nói năng nhưngười thật hoặc trở thành ngườithật? Cũng không khó. Cái khó là mỹ nhân đó phải làCô Ba mà không được ai khác. Đọc sách xong,độc giả phải nghĩ đó là cô Ba chứ khôngai khác thì mới được. Người viếttiểu thuyết về Cô Ba - nói nôm na, giống kẻ chèođò giữa hai bờ sông, một bên là SỰ THẬT,một bên là BIA ĐẶT (nói theo văn học là sángtạo, hư cấu). Phải chèo cách nào cho ngườingồi trên xuồng thấy cây cỏ bên này lẫnđồng ruộng bên kia. Muốn làm cho khách hài lòng kẻchèo đò không được đụng bờ bên nàyhoặc chạm bờ bên kia sẽ bể mũi xuồng,mà phải luôn luôn chèo giữa dòng.

(các trang 10, 11)

Đúng vậy, Xuân Vũ kiến trúc nhânvật Trần Ngọc Trà thật tinh vi, thật sốngđộng, dù đôi lúc vì cao ứng anh pha chút xíucường điệu đi nữa. Nhưng phần cốtlõi, anh tương đối thành công.

Sau đây là cảnh Tư Nhị giúp Ba Tràđưa bùa ngải vào thân thể:

      -- ... Còn bùa nầy nữa. Emchỉ chuộc đuợc có một ít thôi, emnhường cho chị. Chị vén bắp vế lên đi.

      -- Chi vậy?

      -- Để em vẽ bùarồi đeo. Ông thầy ổng không cho một miếngvải dính da em. Ổng vẽ bùa khắp người em, màổng vẽ bằng lưỡi. Lưỡi ổngtẩm ngải chị ơi! Ổng vẽ tới đâuem nghe nóng rực tới đó, nhứt là ổng vẽgần tới đây. Em rùng mình, ổng nói đó là ngảinhập vô mình em rồi.

      -- Xí, vẽ bùa mà bằnglưỡi, thuở nay tao mới nghe!

     -- Chị vén bắp vế lênđi, em vẽ bằng tay thôi. Em nói rõ tên tuổi của chịrồi ổng dạy em để về truyền lạicho chị. Chị hổng tin bùa ngải thiệt hả?

Tràngồi im. Nhị lại moi thêm một lá bùa, nói:

     -- Để em đọcthần chú vô bùa thử, chị có tin không?

Nóixong bèn bắt ấn quyết, hớp một hơi khíthổi vào mặt Trà và lâm râm đọc :

Tamnguyên chi hạ, hình ảnh du du

                                    Giai nhâncử bộ giản phàn du du

                                    Ngôlịnh do nhữ vô kế khả câu

                                    Suy khínhất khẩn, lõa thể xuất tu

                                    Ngô phụng : tam sơn cửuhầu tien sinh luật lịnh niếp.

Xongrồi lấy bùa buộc vào lưng Trà, bảo:

     -- Chị ngồi yên nghe bùanhập!

XongNhị lập lại câu thần chú đến lầnthứ 9 thì Trà bắt đầu thấy ngứa ngáy.Nhị quơ tay hít thở phù phù vào ngực vào lưng Tràliên tục. Trong chốc lát Trà vùng đứng dậychầm chậm cởi lưng nút áo, tuột áo vứtxuống đất rồi ôm chầm lấy Nhị. Nhịtiếp tục đọc thần chú và làm phép.. Chỉmột thoáng sau, Trà hoàn toàn lõa thể và làm những cửchỉ ân ái với Nhị như với nam giới.Nhị thấy thân hình Trà tuyệt diệu thì vồvập và rên rỉ:

     -- Chị ba ơi! Sao chịđẹp làm vầy! Em còn phải mê huống hồđàn ông! Chị

đểem thưởng thức chút nghe! Kẻo đểngười ta chiếm hết thì uổng quá!

VàNhị ắt đầu vẽ bùa theo kiểu ông thầy.Từ trên núm cặp đào tiên xoáy vòng khu ốc hồi lâurồi vạch một đường ngoằn ngoèoxuống đúm cỏ xanh ngăn ngắt và dừng lạihai mép ngọc tuyền. Trà đang đê mê bỗng kêu lên:

      -- Em làm... gì vậy... Nhị?

      -- Chị để e...em coichú..út!

      -- Coi cái gì?

      -- Coi chị có ngọn ''cỏhồng'' mọc ngược như của em không?

      -- Cỏ gì mọcngược?

      -- Chị mở mắt ra coinè...! Chị không có ''cỏ hồng'' nhưng có nốtruồi ở một bên, thấy chưa ?

      -- Thôi đi ! Mày làm tao phát khùnglên ! Buông tao ra !

MiệngTrà nói vậy nhưng tay lại ôm đầu Nhị khôngbuông, nên Nhị cứ tấn tới. Nàng nói :

     -- Con Quế Anh nó có nốtruồi bên trái, còn chị bên phải. Em không biết nó

nghĩagì ? Để bữa nào em đi hỏi mấy ông thầytướng.

(các trang 417, 418) 

Cái pha hai cô danh kỹ từ trướcđã giao hợp với đàn ông, bây giờ làm tình vớinhau thì đối với độc giả hơi vô lý.Nhưng mà vào Thời Đại Mỹ Lệ (thập niên10 của Thế kỷ 20), hai nàng danh kỹ thượngthặng là Liane de Pougy và Émilienne d'Aleçon đã từng ănnằm với các vua chúa, các nhà quý tộc, các kỹnghệ gia Mỹ thuộc hạng tỷ phú, triệu phú.Thế mà họ có nhiều dịp ăn nằm vớiđàn bà. Có thể họ là những kẻ lưỡngtính luyến ái (les bisexuelles) chẳng những xơi táiđàn ông mà còn thiếm xực cả đàn bà. Có lẽở thể chất họ có cái gène dị tính luyến ái(l'hétérosexualité / thích làm tình với kẻ khác phái tính) và cóluôn cái gène đồng tính luyến ái ( l'homosexualité /  thích làm tình với kẻđồng phái tính) chăng? Dù gì thì dù, đây là thứcường điệu thật dễ thương, phamột chút huơng vị nồng mặn của tìnhdục.

Ngoài ra, cuộc sống tình cảm, tínhnết, nhân sinh quan của nhân vật Ba Trà đềuđược tác giả khai thác chăm chút. Xã hộihoặc nghiệp lực gì đó đã đưađẩy cô vào xã hội ăn chơi trác táng, nhưngthật ra cô la người phụ nữ có thiênlương có tấm lòng rộng rãi với kẻ giúpviệc, với người khốn khó. Ngoài ra, cô không thùdai những kẻ xô cô vào cạm bẫy đoạntrường, không oán cha oán mẹ dù mẹ cô đàyđọa cô rồi bán đứng cô. Lúc nào cô cũngmuốn về sống với mẹ. Trong truyện, XuânVũ thêm một vận sự như sau: có một ông giàđến nhận là cha thật của cô. Đươngsự vốn là bạn của cái người gọi làchồng đầu tiên của mẹ cô Đươngsự say mê mẹ cô khi mẹ cô chưa xuất giá. Rồivì thấy người mình yêu trở thành vợ củabạn mình nên đương sự tức tối muốnchiếm đoạt lại mẹ cô nên dùng bùa ngảicốt để gây cho vợ chồng mẹ cô xào xáo nhau,rồi dụ dỗ mẹ cô bỏ nhà theo đươngsự. Nhưng bùa ngải vô hiệu nghiệm nênđương sự dùng thơ nặc danh để phá cuộchôn nhân của mẹ cô. Ở đây, tác giả thuậtchuyện rất mơ hồ, độc giả khônghiểu đương sự làm cách nào để giaohợp với mẹ của cô Ba Trà và để bà sinh cô ravì bùa ngải vô hiệu nghiệm, mẹ cô đâu có dịpnào gặp đương sự. Tuy nhiên, đươngsự tìm gặp cô Ba Trà để thú tội ăn năntrước khi dọn linh hồn chờ ngày chết thìvẫn được cô tha thứ, được côgọi bằng ba và được cô chầm lấy khócsướt mướt. Như vậy, dù là kẻ chỉbiết đục đẻo tiền bạc của kháchlàng chơi, nhưng cô vẫn là người có tấm lòngvàng ngọc, có tâm hồn bao la, có trái tim mẫn cảm.

Ngoài ra, cô Ba Trà là kẻ biếtngười biết ta, có sự công bình từ trong tưtưởng ra ngoài hành động. Sau đây là câuchuyện tâm tình giữa Ba Trà và Tư Nhị sau chuyếnBa Trà đi viếng thăm Hà Nội trở về Sài Gòn:

Trà vuivẻ trở lại:

      -- Ở ngoải có nhiềungười đạp ghê mầy à!

      -- Mấy người mànhiều?

      -- Để coi nè! Cô BạchYến, cô Thục Oanh, cô Thái trắng  Lô Lô, cô Bùi Tuông, cô Chinh, côMường Vin. Nhưng tao cho rằng cô Đốc Saođẹp nhất. Tao chưa thây ai đẹp bằng.

      -- Đẹp như thế nào?Đẹp bằng chị không?

      -- Tao chỉ đứngdưới gót người ta thôi. Nét đẹp củachỉ tao không nói được.

      -- Sao không rủ bả vô trongnầy nhập bọn với mình cho vui?

      -- Người ta có chồngcon, ai đi lang thang như mình mà rủ? Gặp chỉ taohết muốn cái cảnh nầy rồi.

      -- Bộ chị muốnchồng lắm hả?

      -- Con quỉ nầy!

      -- Thì thộp ông Hoàng Xiêm Lađi. Muốn chồng mà ai cũng chê hết ráo!

      -- Không phải tao chê màngười ta có vợ.

      -- Vậy mấy cậu Ba,cậu Tư, thầy Sáu không có vợ sao?

      -- Mấy ổng có đòi cưới tao bao giờđâu! Họ chỉ xạo qua đường.

      -- Chị hổng chịu sao chị cứ đi chơivới người ta hoài?

      -- Đi thì đi, bộ mầy tưởng hễđi với ai là ưng người đó làm chồng à?

      -- Vậy ông thầu khoánmuốn cưới chị, cất nhà, mua nhà hàng cho chịthì sao?

      -- Ổng mua nhà hàng, xây nhà chotao là vì ổng muốn dùng tay tao hốt bạc cho ổng,hơn nữa ổng cũng có vợ con dùm đềrồi chớ phải tay trơn đâu mà tao nhào vô!

      -- Thì chị bảo ổng thôivợ phức đi!

Trà lõcặp mắt:

     -- Chuyện thấtđức như vậy mà mầy bảo tao làm à? Hồitrước chồng tao có

vợbé tao biết ghen, tao tìm tới ẩu đả mộttrận, bây giờ tao lại đi quơ chồngngười ta sao? Của mình ôm tro tro, của ngườilấy mo mà hốt. Ở đời sao có chuyện lạvây?

     -- Chị đi ngoài đókỳ nầy bị ông nào bỏ ngải rồi, nên ca XàngXê câu nào

cũngđâm hơi hết.

(các trang 423, 424)       

Viết một quyển tiểu thuyếtmột ngoại sử hay một quá khứ có thật, XuânVũ cũng đã tốn công tra cứu biết bao tàiliệu lịch sử  Xinđọc ở trang 490 tức là trang cuối củaquyển ''Cô Ba Trà'', chúng ta sẽ thấy những gì đãcung cấp cho tác giả hoàn thành văn phẩm ấy?

Chânthành cảm tạ các vị cho tôi nguồn tài liệu phongphú sau đây để viết quyển sách này:

  1 -''Nam Hải Dị Nhân''của Phan Kế Bính,

  2 -''Hơn nửa đờihư'' của Vương Hồng Sển,

  3 -''Năm mươi năm mêhát'' của Vương Hồng Sển,

  4 -''Sài Gòn tả pín lù'' củaVương Hồng Sển,

  5 -''Nam Kỳ lục tỉnh I''của Hứa Hoành,

  6 -''Nam Kỳ lục tỉnh II''của Hứa Hoành,

  7 -''Nam Kỳ lục tỉnh III''của Hứa Hoành,

  8 - ''Nam Kỳ lục tỉnh IV''của Hứa Hoành,

  9 - ''Sau bức cấm thành nhàNguyễn'' của Hứa Hoành,

  10-''Bùa mê ngải lú'' của Lêvăn Lân,

  11 ''Văn minh miệtvườn'' của Sơn Nam,

 Và thơ riêng của Hứa Hoành,Hồ Trường An, Lê văn Lân.

Tôi không biết nhà văn Nguyễn TriệuLuật khi viết ''Bà Chúa Chè'' (tức là TuyênPhi Đặng Thị Huệ), ''Chúa Trịnh Khải'' cùngnữ sĩ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội khiviết ''Nàng Ái Cơ Trong Chậu Úp'' (tức là bàNguyễn Phù Cừ , sủng thiếp của TôngĐức Hầu Mạc Thiên Tứ) lấy tài liệuở đâu mà viết thật sống động từbối cảnh lịch sử, đến chuyện trongtriều chính, trong quân cơ, trong lễ lạc tếđàn, trong thâm cung lẫn trong hương khuê tú các.Nguyễn Triệu Luật và nữ si Mộng Tuyếtviết tỉ mỉ hơn, văn chuơng hơn anh XuânVũ. Bất cứ chi tiết lịch sử nào khiđược họ miêu tả cũng đượcchăm sóc kỹ lưỡng và đào sâu hơn. Việclàm của họ cũng giống như việc làm củanữ sĩ Kathleen Windsor (người Anh) khi viếtquyển ''Ambre'' ( ''Nàng Hổ Phách''). Bà nữ sĩ nàyđã bỏ ra hằng năm sưu tầm và nghiên cứutài liệu lịch sử và bối cảnh dướitriều đại vua George Đệ Nhị của AnhQuốc.

Tài liệu trong quyển ''Cô Ba Trà'' qua cácbiến chuyển, các vận sự quá tươi rói, quáphồn thịnh,  nhưnghơi tiếc một điều là Xuân Vũ  trám vào sách quá nhiều cuộcđối thoại dí dỏm, những vận sự tràolộng nên không có  thờigiờ đào sâu và mổ xẻ những điều thâmthúy một cách chi ly, tỉ mỉ. 

Vào thập niên 10 ở Sài Gòn hoa lệ, ngoàicô Ba Trà là nữ hoàng trong hàng danh kỹ, còn có thêm 3  vương hậu trong giới ănchơi (société demi- mondaine) như Tư Nhị, Hai Thời,Sáu Hương. Nhưng Xuân Vũ chỉ nói tới côMarianne Tư Nhị, tuy nhiên trong tác phẩm của XuânVũ, vai trò cô Tư chỉ là vai phụ, không mấyđặc sắc. Cô ta theo phò tá cô Ba Trà, cười đùagiỡn hớt nhộn nhàng mà không có cuộc sống riêngtư, không có một tiểu sử huy hoàng trong việc chàibẫy các vương tôn công tử. Ngoài ra, Xuân Vũ còn thuhẹp vai trò của cô Tư Ăng-lê. Cô ta vẫn còn cómột cuộc sống riêng tư rất sôi nổi, làmtổn thương biết bao con tim say mê cô ta. Bằngcớ là Bạch Công Tử Phước Geoges ăn ởvới nữ minh tinh kịch trường Bảy Phùng Há,sau đó say mê cô Tư Ăng-lê, không ngó ngàng tới gánh hátHuỳnh Kỳ mà ông ta gầy dựng cho cô Bảy. Ông tabỏ mặc luôn hai đứa bé gái song sinh của ông ta vàcủa cô Bảy đang vật lộn rồi đầuhàng với Tử Thần trong cơn bịnh thươnghàn. Khi Nhật đảo chính Pháp để chiếmĐôngDương, Cô Tư Ăng-lê cặp xách vớinhiều công chức cao cấp cùng các tướng cá tácủa Nhật.

Nhân vật Quế Anh vẫn là một gáigiang hồ phóng đảng, tuy thuộc hạng tân học,lại biết làm thơ thất ngôn bát cú một cáchrựa ràng. Nhưng nhan sắc cô ta chỉ giúp cô taquyến rũ các công chức bậc trung thôi. Nếu khôngnhờ một thời dan díu với học giảVương Hồng Sển, được họVương đua vào quyển ''Năm Mươi Năm MêHát'' thì làm sao có ai biết tới cô ta?

Dù gì thì dù, đã là viết tiểuthuyết, tác giả có thể bỏ người này,viết thả giàn cho người kia. Nhưng một khiđã biến họ thành nhân vật trong tác phẩm mình, thìtác giả phải chăm sóc họ, ban cho họ mộtđời sống đặc thù, dù họ là nhân vậtchánh hay nhân vật phụ đi nữa. Độc giảsành điệu sẽ rất tiếc không đượctheo dõi hành trình của cô Tư Ăng-lê, của cô Marianne TưNhị hay của cô Quế Anh. Trừ cô Tư Ăng-lê ra,Marianne Tư Nhị và Quế Anh vì quá truy hoan trác táng nênhương sắc chóng phai tàn. Cô Tư Nhị phảiđi ăn mày, tay chân đầy ghẻ lở. Còn côQuế Anh trở nên khật khùng, nhưng cô vẫn còn sángsuốt, không trở lại ông Vương Hồng Sểnđể được ông bao che, đùm bọc. Cô sợ cuộc đời lầmlỡ xấu xa của mình phương hại đếncuộc đời vẻ vang của người yêu nên côrời khỏi Sài Gòn và chui rút ở một xó xỉnhtối tăm nào mà giới phong lưu của thủ đôhoa lệ Sài Gòn không tìm gặp dấu tích.   

Trong quyển tiểu thuyết ''Cô Ba Trà'',tác giả chỉ lấy 3 phần 4 cuộc đờicủa cô đưa vào sách. Có lẽ vì mải mê theo dõichuyện ngồi lê đôi mách của các cô bán phấn buônhương, chuyện ngải nghệ, chuyện bài bạckhá dài nên tác giả đành phải chấm dút khi quyểnsách leo lên tới gần 490 trang. Trong quyển ''Gone With TheWind'', bà Margaret Mitchell cũng đã làm thiên hạ sốtruột qua những loại chuyện ngồi lê đôi máchdài dòng, nhất là chuyện châm chích cãi lẫy nhau giữachàng Rhett Butler và cô nàng Scarlette O'Hara vốn là hai nhân vật  chánh nên không khí lẫn khí hậucốt truyện loãng mất tánh chất nghệ thuậtđi. Tác giả ''Cô Ba Trà'' cũng đi theo ít nhiềudấu vết nữ sĩ Margaret Mitchell, nhưng cáccuộc ngồi lê đôi mách của các nữ nhậnvật của anh tuy có làm độc giả sốtruột thật đấy , nhưng ít ra chúng cũng còn cóthể giúp họ ít nhiều kiến thức vềcuộc sống bí mật của các cô gái chơi bời.

Ngoài ra, tác giả Xuân Vũ quên công việctái lập một Sài Gòn của giới ăn chơi phóngđảng vào thập niên 20, 30 với Cột CờThủ Ngữ (nơi tụ họp các nhà báo, các giớiphong lưu đến uống rượu), như LăngTô, suối Xuân Trường, hồ tắm An Đông,tiệm bách hóa Charner... là những nơi các dântrưởng giả du hí và mua sắm... Lại còn có xeđiện (le tramway), xe kiếng (xe có cửa kiếng) docon ngựa kéo, xe xì-gà thuộc loại thể thao củanhân vật Hoàng Ngọc Ẩn trong cuốn tiểuthuyết trinh thám ''Châu Về Hiệp Phố'' của PhúĐức nữa chi.

 

*    *    *

 

Cô Ba Trà sống oanh liệt trong xã hộimông-đen tức là trong xã hội ăn chơi xài tiềnnhư nước của giới thượng lưu vàothập niên 20 của thế kỷ 20. Bên Pháp, thời nhângọi là Những Năm Điên Cuồng (Les Années Folles),nhưng các cô danh kỹ trên đất Pháp không còn hoạtđộng lẫy lừng nữa.    

Những nàng danh kỹ của nướcPháp nói riêng, của Âu Châu nói chung có Trà Hoa Nữ (la Dames auxCamélias, tên là Alphosine Plessis) dưới triều đạivua Louis Philippe, có Cora Pearl, Giulia Barucci, Mogador, Blanche d'Atigny,Anne Deslions, Alice Orzy, Valtesse de la Bigne vào thời Đệnhị Đế Quốc do Hoàng Đế NapoléonĐệ Tam trị vì. Bước sang thời ĐệTam Cộng Hòa thì đã có Liane de Pougy, Caroline Otéro, Emilienne d'Aleçon, Lina Cavalieri... Những danh kỹ cầm bút viếtvăn, làm thơ đã có Mogador, Valtesse de la Bige, Liane de Pougy(văn) Émilienne d'Aleçon (thơ). Caroliene Otéro nổi danh camúa, Lina Calieri là một nữ danh ca có tài nghệ cănbản... Tuy nhiên các nàng viết văn làm thơ chỉđứng ngoài vòng văn học sử nước Pháp.Riêng hai nàng danh kỹ Trung Hoa vào thuở ThịnhĐường là Tiết Đào và Ngu Huyền Cơchẳng vạn cổ lưu phương trong lịchsử thi ca mà còn gây biết bao truyền kỳ và huyềnthoại cho các phong lưu tài tử hậu thế trongbuổi trà dư tửu hậu.

Ba Trà, Tư Nhị, Hai Thời, SáuHương, Tư Ăng-lê chẳng có tài nghệ gì tronggiới văn học nghệ thuật. Nhưng họđã gợi hứng cho Hồ Biểu Chánh tạo ranữ nhân vật Hai Thục trong quyển tiểuthuyết ''Nợ Đời'', cho Phú Đức tạo ranữ nhân vật Lệ Thủy trong cuốn ''Châu VềHiệp Phố'', Sim Xờ Rây trong cuốn ''Bách Si MaHiệp Liệt'', cho Lê Văn Trương tạo ra nữnhân vật tên Nữ trong ''Một Trái Tim''.

Cuộc đời của cô Ba Trà đãđược Vương Hồn Sển và Hứa Hoànhviết theo kiểu biên chép . Nhưng chính Xuân Vũ mớichính thức đưa cô vào quyển tiểu thuyết,không thay tên đổi họ cô, làm sống lại khánhiều biến cố trong cuộc đời cô song songvới các vận sự hư cấu để tiểuthuyết hóa một tác phẩm hiện thực. Và chínhở quyển ''Cô Ba Trà'', nhà văn Xuân Vũ lộttrần ít nhiều cái mặt nạ huy hoàng đã từngngụy trang cái xã hội ăn chơi tàn nhẫn vàđiếm nhục của giới thượng lưu vàothập niên 20. Đó là cái xã hội phù phiếm u mê, màkẻ lặn ngụp trong đó không đếm xỉa gìđến tổ quốc dưới ách đô hộcủa Thực dân Pháp.