Dầu cù là Mac Phsu: 40 năm bá chủ dầu cao
“Bòn bon si cu la, bánh bao sữa hột gà, dầu cù là Mac Phsu…”, câu hát quen thuộc của trẻ con miền Nam một thời đủ thấy sự thông dụng và nổi tiếng của một thương hiệu dầu cù là.
Ngưng sản xuất từ năm 1979, tưởng đâu dầu cù là Mac Phsu bị khai tử trên thị trường kể từ đó. nào ngờ vẫn còn hai phụ nữ là hậu duệ của dòng dõi hoàng tộc Myanmar tại Việt Nam, đang âm thầm gầy dựng lại sự nghiệp của cha ông. Họ là hai chị em bà Lê Kim Nga và Lê Kim Phụng, hiện đều ở ngưỡng tuổi 70.
Lừng danh thiên hạ đúng lời… thầy bói
Bây giờ, nhắc đến dầu cù là Mac Phsu, những người miền Nam ở tầm tuổi 50 trở lên hầu như không ai không biết. Nó cùng thời với dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín và dầu gió Nhị Thiên Đường nhưng không có đối thủ ở loại dầu cao. Thậm chí từ thương hiệu dầu cù là Mac Phsu, người ta quen gọi “dầu cù là” để chỉ tất cả loại dầu cao, kể cả dầu được sản xuất bên Tàu.
Sở dĩ dầu cù là Mac Phsu được ưa chuộng là bởi công dụng trị bá bệnh của nó, từ chóng mặt, nhức đầu, ho, cảm, sổ mũi đến nhức mỏi tay chân, bị thương tích chảy máu, bị côn trùng cắn hay bị muỗi đốt… Đặc biệt không như nhiều loại dầu cù là khác sử dụng chất salicylate làm cho dầu thơm nhưng độc, khiến dầu nóng hỗn và gây ngộ độc nếu uống, dầu cù là Mac Phsu chỉ gồm các tá dược tinh túy, đặc biệt tinh dầu khuynh diệp nhập về từ Bồ Đào Nha nên ai nhức răng, đau bụng uống vào thì an toàn và hết chứng bệnh ngay.
Bà Lê Kim Nga nhớ lại những năm 1960, gia đình bà ở Sài Gòn nấu dầu mệt nghỉ mà không đủ bán. Gần trăm công nhân chia nhau làm liên tục ba ca cho ra 8.000 chai dầu mỗi ngày mà ngoài cửa, các chủ đại lý đứng xếp hàng chờ để phân phối khắp từ Cà Mau ra đến Huế.
Dầu cù là với thương hiệu Mac Phsu lừng danh đúng như chuyện kể, hồi còn ở Phnom Penh, một hôm bà Mac Phsu đi ngang qua một ngôi chùa. Có bà thầy bói ngồi dưới gốc cây bồ đề cổ thụ đã ngoắc tay gọi bà Mac Phsu và phán: Sau này tên của bà sẽ được nổi tiếng khắp nơi.
Hai thương hiệu nổi tiếng học chung một ông thầy
Theo lời kể của bà Lê Kim Nga, gốc gác dầu cù là Mac Phsu của gia đình bà bắt nguồn từ một câu chuyện khá ly kỳ. Đó là năm 1930, thuở gia đình còn sống ở Phnom Penh, ông Thong Ong Zan, tức ông ngoại của bà Lê Kim Nga và Lê Kim Phụng, dựa trên nền tảng công thức nấu dầu cù là của hoàng gia Myanmar nhà vợ, đã khăn gói sang Singapore học thêm kỹ thuật nấu. Tại xứ người, ông Thong Ong Zan cùng một người đàn ông người Singapore lai Myanmar thọ giáo một bác sĩ người Anh tên Basythin.
Sau khi học được kỹ thuật nấu dầu cù là tuyệt diệu từ ông bác sĩ này, hai người học trò thống nhất: Ông người Singapore đặt tên cho dầu của mình là Tiger Balm, nhiều người Việt sau này quen gọi là “dầu cù là Con Cọp Vàng”, lấy màu nâu đỏ làm màu đặc trưng. Còn ông Thong Ong Zan gọi dầu của mình là “cù là”, nghĩa là “nước Myanmar” và lấy màu xanh lục làm màu đặc trưng. Sau khi trở về Phnom Penh, ông mới thêm tên vợ là Mac Phsu vào làm thương hiệu dầu.
Công thức nấu dầu tuyệt mật chỉ truyền cho con gái
Bà Kim Nga cho rằng nhiều người đã nhầm lẫn bà ngoại, tức bà Mac Phsu là người sáng lập cũng là bà chủ của hãng dầu cù là mang tên bà. Kỳ thực toàn bộ công thức và kỹ thuật nấu đều do ông ngoại bà nắm giữ. Ông Thong Ong Zan coi công thức và kỹ thuật nấu dầu cù là như điều tuyệt mật quyết định vận mệnh thương hiệu dầu của dòng họ. Từ đó ông đặt ra luật: Chỉ truyền nghề cho con gái trong gia đình với lý do con trai sẽ khó giữ được bí mật với các cô vợ. Vì lẽ đó, ông chỉ truyền dạy nghề nấu dầu cù là cho hai con gái trong số sáu người con của ông.
Một thời gian dài bà Ong Zanno và bà Phonlouvemak, hai con gái của ông Thong Ong Zan và bà Mac Phsu, thay cha sản xuất và bán dầu cù là Mac Phsu, chủ yếu ở Việt Nam. Ông Thong Ong Zan lúc này chỉ làm nhiệm vụ cố vấn. Bà Lê Kim Nga và bà Lê Kim Phụng, hai trong số “ngũ long công chúa” của bà Ong Zanno với ông chồng người Việt, ngay từ lúc nằm nôi, do sống quây quần cùng gia đình ngoại đã nghe được mùi dầu cù là thơm lừng trong xưởng nhà mình. Lớn lên một chút, hai bà được ông ngoại trực tiếp dạy cách cân đong các tá dược, rồi công thức cũng như kỹ thuật nấu dầu cù là Mac Phsu. Nhiều năm nay khi ông ngoại, mẹ và dì Ba là những người nắm giữ công thức nấu dầu qua đời, chỉ còn hai chị em bà Lê Kim Nga làm chủ bí mật của dòng họ hoàng gia.
Do đâu công thức nấu dầu cù là Mac Phsu trở nên quý giá đến thế? Bà Kim Nga bảo rằng ngoài các loại tá dược ghi trên bao bì chai dầu, hai chị em bà còn thêm vào đó một loại tá dược tuyệt mật mà nếu thiếu nó thì không thể làm nên đúng chất lượng dầu cù là Mac Phsu. Chính vì vậy, hơn nửa thế kỷ qua, hai bà chưa từng thấy có bất cứ sản phẩm dầu cù là Mac Phsu giả, nhái nào trên thị trường.
Hậu duệ của hoàng tử Myanmar lưu vong
Nói bà Mac Phsu là con nhà hoàng tộc bởi bà Mac Phsu chính là con gái của hoàng tử Myanmar tên Myngoon Min. Ông sống lưu vong chính trị tại Sài Gòn từ cuối thế kỷ 19 sau khi xảy ra chính biến trong triều đình Myanmar ở Mandaday, miền bắc Myanmar. Theo niên giám Đông Dương, ông Myngoon Min từng sống ở đường Paul Blanchy và đường LeGrand de la Liraye, tức đường Hai Bà Trưng và đường Điện Biên Phủ ngày nay. Trong 32 năm sống ở Sài Gòn cho đến khi mất, ông Myngoon có ba người vợ, trong đó có một người vợ Việt. Hai chị em bà Lê Kim Nga và Lê Kim Phụng là cháu cố của hoàng tử Myanmar và người vợ Việt này.
Thế chấp căn nhà duy nhất để gầy dựng lại thương hiệu
Hậu duệ của vị hoàng tử Myanmar Myngoon Min phần lớn đều là kỹ sư, bác sĩ, dược sĩ nhưng đều sang sinh sống ở nước ngoài. Tại Việt Nam chỉ còn lại gia đình bà Lê Kim Nga. Bốn trong số “ngũ long công chúa” gia đình bà, như hàng xóm vẫn gọi, vẫn sống độc thân cùng nhau trong căn nhà ở phường An Lạc, quận Bình Tân. Từ năm 2013 đến nay người chị cả Lê Kim Nga, người em kế Lê Kim Phụng, với tất cả tâm huyết phải trả được món nợ của lớp hậu sinh, đã cùng nhau tái sản xuất dầu cù là Mac Phsu của cha ông dưới tên gọi mới là Cao xoa Con Công, bằng đúng công thức và kỹ thuật nấu của ông ngoại mình năm xưa.
Dù Cao xoa Con Công được thị trường cả nước đón nhận bởi chất lượng vượt trội nhưng hai chị em bà Kim Nga vẫn ngày đêm canh cánh nỗi lo tiền nong. “Tôi đã phải đem sổ hồng căn nhà duy nhất này của mấy chị em đi thế chấp ngân hàng vay đến gần 3 tỉ đồng, cộng với toàn bộ tiền dành dụm mới tạm đủ vốn gầy dựng lại thương hiệu của gia đình. Giá mà có ai đó hiểu tâm huyết của mấy chị em tôi mà hùn vốn vào” – bà Kim Nga chia sẻ.
Làm bình phong cho chí sĩ yêu nước Nguyễn An Ninh
Thời sống tại Sài Gòn, những ngày tháng cuối đời, hoàng tử Myngoon Min bị Pháp quay lưng, lấy lại các căn nhà đã cấp cho ông trước đó, đẩy ông vào tình thế không chốn nương thân. Bà Xuyến, người quản lý khách sạn Chiêu Nam Lầu, tận tình giúp đỡ ông Myngoon, cho ông ăn ở mấy năm liền không lấy tiền. Để đền ơn, hoàng tử Myngoon Min tặng bà Xuyến công thức nấu dầu cù là bí truyền của hoàng gia Myanmar, chính là công thức mà ông Thong Ong Zan, con rể của hoàng tử, sau này dùng để sản xuất dầu cù là Mac Phsu. Bà Xuyến sau đó đã tặng công thức này lại cho nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn An Ninh, giúp ông một vỏ bọc người đi bán dầu cù là hoàn hảo để gặp gỡ các chí sĩ yêu nước khác.
Dầu cù là Nguyễn An Ninh bào chế theo công thức hoàng gia Myanmar bán đắt như tôm tươi vì quá hiệu nghiệm. Đến mức người dân Hóc Môn, Bà Điểm có bài thơ: “Cù là hay lắm mấy ông ơi/ Dầu hiệu An Ninh thí nghiệm rồi/ Quệt thử bên hông, chùm mật nhảy/ Uống vào trong bụng, huyết tim dôi…”.
Ngưng sản xuất từ năm 1979, tưởng đâu dầu cù là Mac Phsu bị khai tử trên thị trường kể từ đó. nào ngờ vẫn còn hai phụ nữ là hậu duệ của dòng dõi hoàng tộc Myanmar tại Việt Nam, đang âm thầm gầy dựng lại sự nghiệp của cha ông. Họ là hai chị em bà Lê Kim Nga và Lê Kim Phụng, hiện đều ở ngưỡng tuổi 70.
Lừng danh thiên hạ đúng lời… thầy bói
Bây giờ, nhắc đến dầu cù là Mac Phsu, những người miền Nam ở tầm tuổi 50 trở lên hầu như không ai không biết. Nó cùng thời với dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín và dầu gió Nhị Thiên Đường nhưng không có đối thủ ở loại dầu cao. Thậm chí từ thương hiệu dầu cù là Mac Phsu, người ta quen gọi “dầu cù là” để chỉ tất cả loại dầu cao, kể cả dầu được sản xuất bên Tàu.
Sở dĩ dầu cù là Mac Phsu được ưa chuộng là bởi công dụng trị bá bệnh của nó, từ chóng mặt, nhức đầu, ho, cảm, sổ mũi đến nhức mỏi tay chân, bị thương tích chảy máu, bị côn trùng cắn hay bị muỗi đốt… Đặc biệt không như nhiều loại dầu cù là khác sử dụng chất salicylate làm cho dầu thơm nhưng độc, khiến dầu nóng hỗn và gây ngộ độc nếu uống, dầu cù là Mac Phsu chỉ gồm các tá dược tinh túy, đặc biệt tinh dầu khuynh diệp nhập về từ Bồ Đào Nha nên ai nhức răng, đau bụng uống vào thì an toàn và hết chứng bệnh ngay.
Bà Lê Kim Nga nhớ lại những năm 1960, gia đình bà ở Sài Gòn nấu dầu mệt nghỉ mà không đủ bán. Gần trăm công nhân chia nhau làm liên tục ba ca cho ra 8.000 chai dầu mỗi ngày mà ngoài cửa, các chủ đại lý đứng xếp hàng chờ để phân phối khắp từ Cà Mau ra đến Huế.
Dầu cù là với thương hiệu Mac Phsu lừng danh đúng như chuyện kể, hồi còn ở Phnom Penh, một hôm bà Mac Phsu đi ngang qua một ngôi chùa. Có bà thầy bói ngồi dưới gốc cây bồ đề cổ thụ đã ngoắc tay gọi bà Mac Phsu và phán: Sau này tên của bà sẽ được nổi tiếng khắp nơi.
Hai thương hiệu nổi tiếng học chung một ông thầy
Theo lời kể của bà Lê Kim Nga, gốc gác dầu cù là Mac Phsu của gia đình bà bắt nguồn từ một câu chuyện khá ly kỳ. Đó là năm 1930, thuở gia đình còn sống ở Phnom Penh, ông Thong Ong Zan, tức ông ngoại của bà Lê Kim Nga và Lê Kim Phụng, dựa trên nền tảng công thức nấu dầu cù là của hoàng gia Myanmar nhà vợ, đã khăn gói sang Singapore học thêm kỹ thuật nấu. Tại xứ người, ông Thong Ong Zan cùng một người đàn ông người Singapore lai Myanmar thọ giáo một bác sĩ người Anh tên Basythin.
Sau khi học được kỹ thuật nấu dầu cù là tuyệt diệu từ ông bác sĩ này, hai người học trò thống nhất: Ông người Singapore đặt tên cho dầu của mình là Tiger Balm, nhiều người Việt sau này quen gọi là “dầu cù là Con Cọp Vàng”, lấy màu nâu đỏ làm màu đặc trưng. Còn ông Thong Ong Zan gọi dầu của mình là “cù là”, nghĩa là “nước Myanmar” và lấy màu xanh lục làm màu đặc trưng. Sau khi trở về Phnom Penh, ông mới thêm tên vợ là Mac Phsu vào làm thương hiệu dầu.
Dầu cù là Mac Phsu “trị tứ thời cảm mạo” từng được quảng cáo khắp nơi, như ở các hiệu buôn hay các chợ như chợ An Đông, chợ Bến Thành…
Bà Lê Kim Nga và Lê Kim Phụng ngày nay.
Công thức nấu dầu tuyệt mật chỉ truyền cho con gái
Bà Kim Nga cho rằng nhiều người đã nhầm lẫn bà ngoại, tức bà Mac Phsu là người sáng lập cũng là bà chủ của hãng dầu cù là mang tên bà. Kỳ thực toàn bộ công thức và kỹ thuật nấu đều do ông ngoại bà nắm giữ. Ông Thong Ong Zan coi công thức và kỹ thuật nấu dầu cù là như điều tuyệt mật quyết định vận mệnh thương hiệu dầu của dòng họ. Từ đó ông đặt ra luật: Chỉ truyền nghề cho con gái trong gia đình với lý do con trai sẽ khó giữ được bí mật với các cô vợ. Vì lẽ đó, ông chỉ truyền dạy nghề nấu dầu cù là cho hai con gái trong số sáu người con của ông.
Một thời gian dài bà Ong Zanno và bà Phonlouvemak, hai con gái của ông Thong Ong Zan và bà Mac Phsu, thay cha sản xuất và bán dầu cù là Mac Phsu, chủ yếu ở Việt Nam. Ông Thong Ong Zan lúc này chỉ làm nhiệm vụ cố vấn. Bà Lê Kim Nga và bà Lê Kim Phụng, hai trong số “ngũ long công chúa” của bà Ong Zanno với ông chồng người Việt, ngay từ lúc nằm nôi, do sống quây quần cùng gia đình ngoại đã nghe được mùi dầu cù là thơm lừng trong xưởng nhà mình. Lớn lên một chút, hai bà được ông ngoại trực tiếp dạy cách cân đong các tá dược, rồi công thức cũng như kỹ thuật nấu dầu cù là Mac Phsu. Nhiều năm nay khi ông ngoại, mẹ và dì Ba là những người nắm giữ công thức nấu dầu qua đời, chỉ còn hai chị em bà Lê Kim Nga làm chủ bí mật của dòng họ hoàng gia.
Do đâu công thức nấu dầu cù là Mac Phsu trở nên quý giá đến thế? Bà Kim Nga bảo rằng ngoài các loại tá dược ghi trên bao bì chai dầu, hai chị em bà còn thêm vào đó một loại tá dược tuyệt mật mà nếu thiếu nó thì không thể làm nên đúng chất lượng dầu cù là Mac Phsu. Chính vì vậy, hơn nửa thế kỷ qua, hai bà chưa từng thấy có bất cứ sản phẩm dầu cù là Mac Phsu giả, nhái nào trên thị trường.
Hậu duệ của hoàng tử Myanmar lưu vong
Nói bà Mac Phsu là con nhà hoàng tộc bởi bà Mac Phsu chính là con gái của hoàng tử Myanmar tên Myngoon Min. Ông sống lưu vong chính trị tại Sài Gòn từ cuối thế kỷ 19 sau khi xảy ra chính biến trong triều đình Myanmar ở Mandaday, miền bắc Myanmar. Theo niên giám Đông Dương, ông Myngoon Min từng sống ở đường Paul Blanchy và đường LeGrand de la Liraye, tức đường Hai Bà Trưng và đường Điện Biên Phủ ngày nay. Trong 32 năm sống ở Sài Gòn cho đến khi mất, ông Myngoon có ba người vợ, trong đó có một người vợ Việt. Hai chị em bà Lê Kim Nga và Lê Kim Phụng là cháu cố của hoàng tử Myanmar và người vợ Việt này.
Thế chấp căn nhà duy nhất để gầy dựng lại thương hiệu
Hậu duệ của vị hoàng tử Myanmar Myngoon Min phần lớn đều là kỹ sư, bác sĩ, dược sĩ nhưng đều sang sinh sống ở nước ngoài. Tại Việt Nam chỉ còn lại gia đình bà Lê Kim Nga. Bốn trong số “ngũ long công chúa” gia đình bà, như hàng xóm vẫn gọi, vẫn sống độc thân cùng nhau trong căn nhà ở phường An Lạc, quận Bình Tân. Từ năm 2013 đến nay người chị cả Lê Kim Nga, người em kế Lê Kim Phụng, với tất cả tâm huyết phải trả được món nợ của lớp hậu sinh, đã cùng nhau tái sản xuất dầu cù là Mac Phsu của cha ông dưới tên gọi mới là Cao xoa Con Công, bằng đúng công thức và kỹ thuật nấu của ông ngoại mình năm xưa.
Dù Cao xoa Con Công được thị trường cả nước đón nhận bởi chất lượng vượt trội nhưng hai chị em bà Kim Nga vẫn ngày đêm canh cánh nỗi lo tiền nong. “Tôi đã phải đem sổ hồng căn nhà duy nhất này của mấy chị em đi thế chấp ngân hàng vay đến gần 3 tỉ đồng, cộng với toàn bộ tiền dành dụm mới tạm đủ vốn gầy dựng lại thương hiệu của gia đình. Giá mà có ai đó hiểu tâm huyết của mấy chị em tôi mà hùn vốn vào” – bà Kim Nga chia sẻ.
Làm bình phong cho chí sĩ yêu nước Nguyễn An Ninh
Thời sống tại Sài Gòn, những ngày tháng cuối đời, hoàng tử Myngoon Min bị Pháp quay lưng, lấy lại các căn nhà đã cấp cho ông trước đó, đẩy ông vào tình thế không chốn nương thân. Bà Xuyến, người quản lý khách sạn Chiêu Nam Lầu, tận tình giúp đỡ ông Myngoon, cho ông ăn ở mấy năm liền không lấy tiền. Để đền ơn, hoàng tử Myngoon Min tặng bà Xuyến công thức nấu dầu cù là bí truyền của hoàng gia Myanmar, chính là công thức mà ông Thong Ong Zan, con rể của hoàng tử, sau này dùng để sản xuất dầu cù là Mac Phsu. Bà Xuyến sau đó đã tặng công thức này lại cho nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn An Ninh, giúp ông một vỏ bọc người đi bán dầu cù là hoàn hảo để gặp gỡ các chí sĩ yêu nước khác.
Căn nhà 205 Lê Thánh Tôn năm xưa là nơi sản xuất dầu cù là Mac Phsu. Ảnh: HTD
Dầu cù là Nguyễn An Ninh bào chế theo công thức hoàng gia Myanmar bán đắt như tôm tươi vì quá hiệu nghiệm. Đến mức người dân Hóc Môn, Bà Điểm có bài thơ: “Cù là hay lắm mấy ông ơi/ Dầu hiệu An Ninh thí nghiệm rồi/ Quệt thử bên hông, chùm mật nhảy/ Uống vào trong bụng, huyết tim dôi…”.