Vận động phục hồi và bảo tồn kiến trúc lịch sử của trường Trung học Phan Thanh Giản -  Cần Thơ: Con Đường Trắc Trở

Trong lịchsử  cận đại Việt Nam, Cụ Phan ThanhGiản là một nhân vật, chưa bao giờđược đánh giá nhất trí thực sựgiữa các nhà sử học Việt Nam. Những bănkhoăn và chưa nhất trí này được bộclộ ngày càng sâu hơn  sau ngày 30/04/1975, khiđường Phan Thanh Giản ở Sài Gòn  bịđổi thành đường Điện Biên Phủvà  nhà cầm quyền ở một số địaphương ra quyết định  xóa bỏ hayhạn chế việc duy trì và tu tạo những di tíchlịch sử về Ông Phan Thanh Giản. Cùng chungvới số phận đó, trường Trung học Phanthanh Giản Cần Thơ bị mất tên.

Cụ Phan từnglà quan Kinh Lược Sứ miền Tây Nam phần, nênngười dân vùng châu thổ đồng bằng sông CửuLong thương mến đức độ Ông và ngôitrường lớn nhứt miền Tây hân hạnhđược mang tên Phan Thanh Giản hơn 30 năm tínhđến ngày 30/04/1975. Nhưng Trường mất tên sau “Tháng 4Đen 1975” do sự đánh giá sai lầm vào thập niên 1960của nhà cầm quyền Bắc Việt, kết án cụPhan bán nước. Do yêu cầu của đông đảongười dân trong nước, đặc biệt từBến Tre (quê hương Ông) và Vĩnh Long, nhiều cuộcHội thảo, Tọa đàm đã được tổchức vào những năm cuối thế kỷ XX vàđầu thế kỷ XXI để đánh giá lạinhân vật và sau cùng công bằng đã đượctrả lại cho Ông: đền thờ, mồ mảnơi quê hương Ông, được trùng tu.

Để việc phụchồi danh dự cụ Phan được trọnvẹn, thiết nghĩ tất cả những di tích liênquan đến nhân vật ở khắp nơi trên toàn lãnh thổ VN phảiđược tôn tạo và trùng tu. Vì thế, nhữngcựu giáo sư (gs) và học sinh (hs) trường Trunghọc Phan Thanh Giản Cần Thơ đã bày tỏ trênbáo chí, cơ quan truyền thông, nguyện vọng hoàntrả danh xưng Phan Thanh Giản cho ngôi trường mẹ.

Quê hương ta đãđổi chủ, nên những yêu cầu của chúng ta dễ rơi vào quên lãng và nhữnglời nói của chúng ta cũng không có trọnglượng, bên cạnh đó ngôi trường nay mang têncủa Xứ Uỷ Cộng Sản Đông Dương,người quê ở Ô Môn, Cần Thơ.

Do đó nguyệnvọng này rất khó đạt được nếukhông có sự hỗ trợ tích cực của ngườitrong nước.

Trước ước mongtha thiết của đại đa số các cựu gs và hstrường TH Phan Thanh Giản Cần Thơ hiệnsống ở hải ngoại và cũng là của chính mìnhnên tôi cố gắng góp phần vào công việc chung:

Vậnđộng phục hồi và bảo tồn kiến trúclịch sử của ngôi trường lớn nhứtmiền Tây Namphần Việt Nam.

***

Vượtbiển rời Việt Nam vào ngày 30/04/1978, tưởngđây là lần vĩnh biệt quê hương, nhưng trướctin khu đất nơi phần mộ thân phụ tôi bịmột cán bộ Cộng Sản chiếm đoạt, tôinóng lòng trở về  ViệtNam năm 2001 và hai lần kế tiếp vào các năm 2002,2005 để bốc mộ, hoả táng và mang tro- cốtsang Úc phụng thờ. Một phần thời gian củachuyến đi năm 2005 và gần đây vào các năm 2008,2009 và 2012 tôi dành trọn thời giờ cho trườngcũ và chuyện nước mặn, nước phèn vùng châuthổ đồng bằng sông Cửu Long.

I.        TiếnTrình Vận Động

Chuyến về Việt Nam vào tháng 05/ 2005 mở đầu giaiđoạn trực tiếp yêu cầu nhà cầm quyền VN cứuxét nguyện vọng phục hồi danhxưng Phan Thanh Giản cho trường cũ. Nhậnđược sự ủng hộ của một số bạnbè thân thuộc nơi quê nhà, giúp tôi tin tưởng nhiềuhơn.

1.    Vậnđộng giới lãnh đạo CHXHCNVN

a.    Với nguyên ThủTướng  Võ Văn Kiệt

Vào ngày 01/06/2005, từ Sydney tôi viết một bứcthư cho nguyên Thủ Tướng Võ Văn Kiệt yêucầu Ông can thiệp với Nhà cầm quyền CầnThơ hoàn trả tên PTG cho trường cũ và nhờngười em bà con là “Nhà Giáo Ưu Tú” Lê Vĩnh Quốc,Phó Hiệu trưởng Trường Đại học SưPhạm TP HCM đến nhà giao tận tay cho Ông Võ VănKiệt.

Ngày 27/06/2005 TS L.V.Q tin cho tôi biết như sau:


Monday, 27 June, 2005 5:38 PM

From:

"................" <............@hcm.vnn.vn>

View contact details

To:

"Van Huynh"<……….@yahoo.com>

 

Anh Huynh Long Van kinh men,

Em da chuyen thu cua Anh toi Nguyen Thu tuong Vo Van Kiet,vaxin duoc gap Ong de trinh bay ro them nhung chi tiet cua su viec.Thu Ky cua ongla anh Trinh cho biet O.Kiet da doc ky thu cua Anh va noi rang:Van de ve cuPhan Thanh Gian da duoc chung minh rat ro rang,khong con gi phai ban cainua.Ong chia se va ung ho thinh nguyen cua Tien si Huynh Long Van ve viec khoiphuc ten Phan Thanh Gian cho truong hien nay mang ten Chau Van Liem.Ong se tructiep trao doi y kien voi lanh dao tinh Can Tho ve viec nay,va muon lien he tructiep voi Tien si Huynh Long Van.Vay,Anh co the lien lac voi O.Vo Van Kiet theodia chi nha rieng cua Ong: 16 duong Tu Xuong,Quan 3 T.P Ho Chi Minh;dien thoaiso ...............Cung co the lien lac qua thu ky cua Ong (o cung dia chi tren)theo so dien thoai di dong.................... va dia chi e- mail: ................1999@yahoo.com

Vay, Anh cu lien lac truc tiep, neu co gi tro ngai, em laiden do tim hieu giup Anh.

Kinh chuc Anh Chi cung toan the gia dinh manh khoe va thanhcong. L…V...Q...

 

b.    VớiThành Ủy và UBND TP Cần Thơ

Trong tháng 7/2005, sau lần điệnđàm với anh Nguyễn Văn Trịnh, Thư ký củaÔng Võ Văn Kiệt, biết được nguyệnvọng phục hồi tên trường đượcchuyển đến Thành Ủy Cần Thơ với ýkiến tán đồng của Ông VVK, tôi gởi mộtthư  khác đến ÔngNguyễn Tấn Quyên, Bí Thư Thành Ủy và Ông Võ Thanh Tòng,Chủ Tịch UBND TP Cần Thơ với nội dung đềnghị Nhà cầm quyền Cần Thơ cứu xétchuyển danh xưng Châu Văn Liêm, tên của mộtđảng viên CS, sang một cơ sở thích hợpnhư Trường Đảng và phục hồiTrường  PTG Cần Thơ.

c.     Với  Thủ Tướng Phan VănKhải

Ngoài Ông Võ Văn Kiệt, tôi còn viết mộtbức thư khác cho đương kiêm ThủTướng thời đó là Ông Phan Văn Khải.

 

Re:Phuc dap thu ngay 24/7

Tuesday, 26 July, 200512:14 PM

From:

"................"<............@hcm.vnn.vn>

View contact details

To:

"Van Huynh"<huynhpharm@yahoo.com>

Anh Long Van quy men,

Em se hoi ba em ve viec chuyen thu thinh nguyen cua Anh toithu tuong PVK,chac rang ba em muon chuyen tan tay Thu tuong nen con cho diptot. Em het nhiem ky lam Pho Hieu Truong tu thang 6/2005,...............

Bức thư này sau đó được nhạcphụ và nhạc mẫucủa Nhà giáo Lê Vĩnh Quốc là Kỹ sư Nguyễn Văn Chiêu và Bác Sĩ Nguyễn ThịTrọng  tận tay chuyển đến và tham khảo ýkiến với Ông Phan Văn Khải,người bạn đồng hương của hai ông bà.Theo TT Phan Văn Khải thì nguyện vọng này rất khógiải quyết vì “Châu Văn Liêm là Ông Cốm củađảng CSVN”

d.    Chuyếnđi Bắc Namnăm 2008

Công việc vận động lắngdịu một thời gian và được bắt đầu trở lại vàothượng tuần tháng 2/2008 sau khi Cục Di sảnVăn hoá, Bộ Thông tin & Văn hóa CHXHCNVN thông báo cụPhan Thanh Giản được lịch sử tôn vinh và ralệnh kiểm kê các di tích liên quan đến nhân vậtđể trùng tu. Vì thế tôi quyết định trởvề VN để hâm nóng vấn đề và thông báo ýđịnh này đến các GS Lưu Khôn, Phạm VănĐàm và Nguyễn Trung Quân vì trước đây vào năm2004 ba vị cựu Hiệu trưởng đã ký giấyủy quyển cho tôi vận động với Nhà cầmquyền VN.
Được biết GS Nguyễn Trung Quân sẽ về HàNội dự Lễ Phật giáo thế giới vào giữatháng 5/2008 nên tôi hoản lại chuyến đi đểvề VN cùng lúc với GS Nguyễn Trung Quân.
Với tư cách đại diện cho Hội Ái hữuTrường PTG- ĐTĐ & Đồng HươngCần Thơ Sydney, tôi đã trực tiếp điệnthoại đến một số cơ quan và giớichức ở VN [ Văn phòng nguyên TT Võ Văn Kiệt (SàiGòn), Cục Di sản Văn hóa (Hà Nội), Hội Khoahọc Lịch sử Việt Nam( Hà Nội), MặtTrận Tổ Quốc TP Cần Thơ yêu cầu đượctiếp xúc để trình bày nguyện vọng.  Có lẻ vì đây là mộtvấn đề Văn hóa, Lịch sử và cụ PhanThanh Giản vừa được phục hồi danhdự nên không khí lúc đó khá cởi mở và những yêucầu nêu trên được chấp thuận dễ dàng.

-  Ở Hà Nội, cánhân tôi cùng nội tướng là DS Huỳnh Thị Kim Chungvà GS Nguyễn Trung Quân trình bày nguyên vọng với TSNguyễn Quốc Hùng, Phó Cục Trưởng Thườngtrực, Cục Di sản Văn hoá vào chiều ngày13/05/2008, và với GS Phan Huy Lê Chủ Tịch  Hội Khoa học Lịch sửVN cùng Đại biểu Quốc hội Dương TrungQuốc, Tổng Thư Ký Hội Khoa học Lịch sửVN vào ngày 16/05/2008.

-  Sau đó ngày19/05/20008 chúng tôi từ Sài Gòn về Cần Thơ và ởđây vào ngày 20/05/20 có buổi tiếp xúc với hai ÔngTrần Minh Sơn và ông Phan Thanh Sĩ, cựu vàđương kim Chủ tịch Mặt Trận Tổ QuốcTP Cần Thơ. Ông Trần Minh Sơn cũng từng làChủ Tịch UBND Tỉnh Hậu Giang, theo lời yêucầu từ trước của tôi, đã sắp xếpvới lãnh đạo của TP Cần Thơ để tôivà GS Nguyễn Trung Quân trình bày nguyện vọng và những đềnghị của chúng tôi trước Hộiđồng Nhân dân TP Cần Thơ dưới sựchủ tọa của Bà Út Mười Một, Phó ChủTịch Thường trực của Hội đồngNhân dân và sự hiện diện của ông Trần TrọngKhiếm, Giám đốc Sở Giáo dục cùng  một số giới chức khác củaTP Cần Thơ vào chiều ngày 20/05/2008.

e.     Buổi “hẹn gặp  không thành” với nguyên ThửTướng Võ Văn Kiệt

Vì trước đây Ông Võ Văn Kiệt có ýmuốn trực tiếp gặp tôi để thảoluận về vấn đề ngôi trường bịmất tên ở Cần Thơ, nên trước chuyếnvề VN vào tháng 5/2008, tôi có liên lạc email với vănphòng Ông Võ Văn Kiệt và yêu cầu người Thư kýcủa Ông là anh Nguyễn Văn Trịnh sắp xếpđể tôi và Kim Chung gặp Ông vào buổi chiềuthứ bảy 24/05/2018 hay sáng chúa nhựt 25/05/2008trước khi chúng tôi trở về Sydney, với mụcđích trình bày 3 vấn đề:

1.     Phục hồi têntrường Phan Thanh Giản Cần Thơ

2.     Ảnhhưởng của Biến Đổi Khí Hậu trên châuthổ đồng bằng sông Cửu Long VN

3.     Ảnhhưởng tiêu cực của “Kế hoạch Ngọt hóabán đảo Cà Mau” trong sản xuất nông ngưnghiệp.

 Buổi hẹn nàykhông thành vì trước đó vào tối thứ sáu 23/05/2008Ông Võ Văn Kiệt đã vào bệnh viện ThốngNhứt nằm trong khu cách ly, để điều trịbệnh sưng phổi.
Tuy nhiên sáng chúa nhựt 25/05/2008 Ông có cho anh Nguyễn VănTrịnh đến gặp vợ chồng tôi ở kháchsạn Sheraton vào lúc 10 giờ để xác nhận sựủng hộ của Ông đối với nguyệnvọng phục hồi tên trường và bảo anhTrịnh chuyển lời là sau khi lành bịnh Ông sẽ làmviệc lại với Thành Ủy Cần Thơ vềvấn đề này.

Vào lúc 3 giờ chiều cùng ngày, anh NguyễnHạnh [người đảm trách công việc trùng tu cácdi tích của cụ Phan và phối hợp với ThànhỦy Cần Thơ để lo việc chuyển tên ChâuVăn Liêm sang Trường Đảng Cần Thơ và hoàntrả tên Phan Thanh Giản cho trường cũ]đến gặp tôi cũng ở khách sạn Sheraton chobiết nguyện vọng của chúng tôi trên nguyên tắc đãđược giải quyết đúng theo yêu cầu và ngỏý mời tôi trở về VN dự lễ khánh tượngcụ Phan ở Văn Thánh Miếu Vĩnh Long vào tháng 8/2008nhân dịp kỹ niệm 141 năm cụ Phan tuẫntiết và trong dịp này sẽ gặp Ông VVKiệt. Tôinhận lời và hứa sẽ trở về VN trong dịp này vì đây làcơ hội thuận tiện để cùng Ông VVK thảoluận hoàn tất kế hoạch phục hồi TrườngTH Phan Thanh Giản Cần Thơ.

Nhưng sau đó vì Ông Võ Văn Kiệt quađời nên tôi hủy bỏ chuyến về VN vào tháng 8năm ấy. Tuy nhiên tôi có nhờ Hội Khoa họcLịch sử VN và Tạp chí Xưa & Nay phối hợpvới Sở Thông tin & Văn hoá Tỉnh Vĩnh Longđể mời các cgs Lê Minh Thuận, Lê Văn Quới,Quách Thị Trang và các chs Huỳnh Phước Duyên, La PhúXương và Hồ Trung Thành ở Cần Thơ sangVĩnh Long dự buổi lễ này.

LỄ ANVỊ TƯỢNG CỤ PHAN Ở VĨNH LONG

Tuesday,15 July, 2008 6:43 PM

From:

This sender is DomainKeys verified

"........."<.........@yahoo.com>

Viewcontact details

To:

……….@yahoo.com

Cc:

"To: <......>...more

CẦNTHƠ,thứ ba, 15/7/08

Thân gởi DS.DR.HÙYNH LONG VÂN,

Tôi chân thànhcám ơn anh về cuộc điện thọai và láthư của anh thông báo tin vui đặc biệt"LỄ AN VỊ TƯỢNG CỤ PHAN", ở VĂNTHÁNH MIẾU VĨNH LONG, vào ngày 05/8/08. Qua thư của anh,tôi được biết pho tượng nầy do cốThủ Tướng VÕ VĂN KIỆT tặng, sẽđược con trai Ông là anh PHAN THANH NAM trao tặng.Buổi lễ do HỘI KHOA HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM tổchức, với sự phối hợp  của TỉnhỦy VĨNH LONG. Trong trường hợp đượcmời, tôi sẽ tham dự  "LỄ AN VỊTƯỢNG CỤ PHAN", vì đây là cơ hộitrọng đại, có tính cách lịch sử chẳngnhững đối với nhân vật lịch sử CụPHAN THANH GIẢN mà còn thể hiện tư tưởngđổi mới, nhận thức khách quan, đúngđắn của những người có trách nhiệm,đầy nhiệt huyết, sáng suốt và công bằng,tạo chiều hướng thuận lợi cho truyềnthống dân tộc VIỆT NAM luôn tri ân đốivới các bậc tiền nhân yêu nước.

ViệcTỉnh Ủy TP CẦNTHƠ tổ chức khóahội thảo, để tạo tiền đềtrả lại danh xưng PHAN THANH GIẢN chongôi Trường thân yêu của chúng ta, nếu là sựthật, thì đây là dấu hiệu tốt, một thông tinđáng mừng vì đã đáp ứng đượctrọn vẹnước nguyện  khao khát, từbấy lâu nay, của tuyệt đại đa số nhândân miền NAM  và cả nước.

HTT, hoc tro giaTrường PHAN THANH GIẢN CẦN THƠ

 

ThầyLÊ MINH THUẬN muốn dự "Lễ An VịTƯỢNG CỤ PHAN"

Sunday,20 July, 2008 1:24 AM

From:

This senderis DomainKeys verified

...... @yahoo.com>

Viewcontact details

To:

"AnhVÂN" ……….@yahoo.com

CẦN THƠ,thứ bảy, 19/7/08

Anh HUỲNH LONG VÂNthân mến

Tôi vừa nhậnđược thư của Thầy LÊ MINH THUẬN, cuu GS.PHAN THANH GIẢN, muốn đươc tham dự “LỄAN VỊ TƯỢNG CỤ PHAN”, ở VĂN THÁNHMIẾU VĨNH LONG, vào ngày 05/8/08 (tôi đã gởi láthư của Thầy LÊ MINH THUẬN đến anh,để mong anh tạo điều kiện cho Thầyđược như ước nguyện). Thầy LÊ MINHTHUẬN năm nay đã 75 tuổi, dạy nhiềutrường, kể cả ở VĨNH LONG. Tôi xin gởiđịa chỉ và số điện thọai củaThầy LÊ MINH THUẬN, để hy vọng anh giúp Thầyđược tọai nguyện. Thầy LÊ MINH THUẬN nhàsố 96, đường 49, Phường TÂN QUI, Q. 7, TP. HCM ĐT: 087.710.794 và ĐT D Đ: 0989.100.721

Thân chào và thân chúcAnh Chị được dồi dào sưc khỏe,hạnh phúc, an vui, trong cuộc sống nhiều thànhđạt.

HTT, học trò giàTrường PHAN THANH GIẢN CẦNTHƠ.

 

II.         Vậnđộng sau khi ông Võ Văn Kiệt qua đời

Theo lời những người gần gủivới ông Võ Văn Kiệt thì hoàn trả lại tên PhanThanh Giản cho trường chúng tôi là một trong nhữngước muốn sau cùng của Ông khi còn sinh tiền.

Điều  này được NguyễnHạnh, nhà báo chấp bút của Ông Võ Văn Kiệt vềvấn đề Phan Thanh Giản, trênTạp chí Xưa & Nay (cơ quan ngôn luận củaHội Khoa học Lịch sử VN) số 312 tháng 7- 2008) cóviết:

“ ...... Những năm gần đây, Ông (Võ VănKiệt) nhận được thư của Ông HuỳnhLong Vân, một cựu học sinh trường Phan ThanhGiản hiện đang ở Sydney kiến nghị vềviệc xin trả lại tên trường Phan Thanh Giản(hiện nay là trường Châu Văn Liêm), ông đãchuyển bức thư này cho chúng tôi và đề nghịtạp chí Xưa & Nay nên có ý kiến (về mặtlịch sử) đến các cơ quan chức năngở Cần Thơ. Trên tinh thần này, vừa qua chúng tôiđã nhận được ý kiến phản hồicủa Ban Tuyên giáo Cần Thơ sẽ tổ chứccuộc Hội thảo về “Những giá trị lịchsử, truyền thống, văn hoá của trườngChâu Văn Liêm”, trong đó có nội dung xem xét ý kiếncủa nguyên Thủ Tướng Võ Văn Kiệt...

Buổi Hội thảo có mục đích đánh giá những đónggóp về mặt giáo dục và đào tạo củatrường Trung học nay có tên Châu Văn Liêm để:

1.     lập hồsơ đệ trình trung ương công nhậntrường là một di tích lịch sử văn hoácấp quốc gia.

2.     thảo luận cácphương án trùng tu hay xây cất mới vì ngôitrường đã trên 90 tuổi và xuống cấp.

3.     đặt lạitên trường với danh sách 3 tên Cần Thơ, Phan ThanhGiản và Châu Văn Liêm được đề rađể chọn lựa trong buổi họp.

(trích đoạncủa bài viết “Câu chuyện Võ Văn Kiệt vàĐại học sĩ Phan Thanh Giản”.(1)

-  Ngày 10/07/2008, Đài TruyềnHình Cần Thơ loan tin Ban Tuyên giáo Thành Ủy CầnThơ sẽ tổ chức buổi Hội thảo này trongthời gian sắp tới. Sau đó vào ngày 12/07/2008, mộtloạt email gởi đi từ các cựu học sinhở Hoa Kỳ, Canada loan tin này với cảm tưởngnhư đã thành công trong chuyện “đòi !” lại tên trường.

Nhưngngày tổ chức buổi Hội thảo bị đình hoảnnhiều lần, mới đầu dự định trongtháng 8, rồi dời đến tháng 11 sau đó nói chắcsẽ vào đầu năm 2009 ….

Cuộcđời và sự nghiệp cụ Phan Thanh Giảnvốn luôn  trắc trở giannan. Nỗi oan của gần 150 năm qua tưởngchừng đã gội sạch nhưng vào những thángđầu năm 2009, một loạt nhiều bài viếtcủa Cao Đức Trường, Đặng TrầnNguyên, Lê Văn Duy, Nguyễn Văn Thịnh, Nhị Hà, TríNhân, Trương Sinh, Vũ Hạnh (2) xuất hiện trêncác tạp chí Hồn Việt, Văn Nghệ vớinhững lời lẽ thóa mạ năng nề cụ Phan,phê phán GS Phan Huy Lê Chủ tich Hội Khoa học Lich sửVN, Viện trưởng Viện Sử học về côngvăn phục hồi danh dự cho cụ Phan và chỉtrích Hội Đồng Nhân Dân Bến Tre “Sao TỉnhBến Tre lại dựng tượng Phan Thanh Giản?”;điều này khiến tôi lo âu về những trắctrở có thế xảy đến đối vớiviệc vận động phục hồi trườngPhan Thanh Giản và đâm ra hoang mang hơn khi thấycuộc Hội thảo ở Cần Thơ cứ tiếptục bị đình hoản.

-  Ngày 17/04/2009, tôi và Kim Chung trở vềVN để sáng ngày 18/04/2009 tham dự buổi lễ khánh tượngcụ Phan tổ  chứctại Trường THPT Phan Thanh Giản, thuộc  huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre;sau đó thăm viếng mộ cụ Phan ở  làng Bảo Thạnh (2) và cùng ngày chúngtôi rời Xứ Dừa về Cần Thơ.

 - Sáng thứ hai 20/04/2009, tôiđến thăm trường Châu Văn Liêm. Cô Hiệutrưởng Trần Thị Như Liên cho biết TPCần Thơ sẽ tổ chức buổi Toạ đàmvề trường Châu Văn Liêm trước ngày 10/05/2009;Cô có nhiệm vụ và đã hoàn tất việc chuẩnbị phòng ốc, địa điểm tổ chứctrong trường và mời tôi ở lại tham dựbuổi họp này. Được tin này tôi rất phấnkhởi, vì đây là điều tôi thúc đẩy và thựcsự đã ngày tháng mong đợi trong suốt năm qua.Nhưng do công việc đã sắp xếp từtrước, chúng tôi phải trở về Sydney vào ngày 26/04/2009, nên rấttiếc không thể có mặt trong buổi họp quantrọng này. Tuy nhiên tôi có nhắc lại với Cô Hiệutrưởng nguyện vọng của đa số anhchị em cựu gs và hs trường Phan Thanh GiảnCần Thơ trong và ngoài nước, và nhữngđiều trước đây tôi đã trình bày nhiềulần với các cơ quan chức năng của TP CầnThơ, đặc biệt với Ông Nguyễn Tấn Quyên,Bí Thư Thành Ủy và Ông Trần Thanh Mẫnđương kim Chủ Tịch UBND TP Cần Thơ,người thay thế Ông Võ Thanh Tòng:

“Tôi về Cần Thơnhiều lần trong những năm gần đây khôngđể đòi hỏi bất cứ việc gì cho cá nhânhay gia đình tôi, tôi không yêu cầu Thành phố trảlại cho tôi ngôi nhà đã mất, khu đất nơiphần mộ thân phụ tôi bị một cán bộ CS cưỡng chiếmhay cái dưỡng đường của gia đình bịtrưng thu sau 1975, ngoại trừ một điều, xinđược khẳngđịnh ở đây là:

 1. Nguyện vọng của đasố các cựu gs và hs trường Trung học Phan ThanhGiản Cần Thơ về một di tích lịch sử văn hoá của xứ VN nói chungvà TP Cần Thơ nói riêng.

Trong hơn 4000 nămlịch sử của đất nước, dân tộc VN liên tục sống trongcảnh chiến tranh kể từ ngày lập quốc vàtrong thời gian dài, xứ sở tồn tạidưới dạng một xãhội, thiếu những cơ cấu tổ chứcthực sự của một quốc gia, thêm vào đó làđiều kiện khí hậu ẩm thấp gây khó khăncho việc bảo tồn các di tích, nếu có, nên xứsở chúng ta không có nhiều di tích lịch sử văn hoáđồ sộ đáng kể so với các quốc gia lánggiềng như Trung Quốc, TháiLan, Cambodia....hay ngay cả so với dântộc người Châm, một quốc gia đã bị xoátên từ nhiều thế kỷ qua, nhưng cũngđể lại một số di tích đángkể, được tìm thấy ở Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Võ Cảnh v.v.. miền Trung VN (3).

May mắn chúng tacòn giữ được Quần thể di tích vô giá ởcố đô Huế với những Lăng Tẩm củavương Triều Nguyễn.

Di tích lịchsử vốn dĩ đã ít, nhưng trong lịch sử VN,không thiếu chuyện đời vua sau đào mồcuốc mả đời trước, vì thế khônglấy gì ngạc nhiên khi chẳng tìmđâu ra những thành luỷ các đời vua Ngô, Lý,Trần, cùng di tích của những chiến thắngVạn Kiếp, Bạch Đằng, Đống Đav.v  ngoài một đền vuaHùng vắng lạnh, vài đống gạch vụn của Cổ Loa thành, không đủđể gợi lại trong thế hệ ngày nay vềmối tình Trọng Thủy - Mỵ Châu và nghĩa vụthiêng liêng đối với Tổ Quốc.

Đây là những lỗi lầm trong quákhứ, một hệ quả của bản tính ganh tị,hận thù và thiếu hẵn ý thức về giá trịcủa các di tích. Ngày nay cũng thế, vẫn có nhiềusơ sót trong nhận thức bảo tồn và trùng tu các ditích như: đập bỏ những gì còn sót lại vàtạo dựng lại từ đầu.

Riêng đốivới xứ sở Cần Thơ, con đường PhanThanh Giản của những năm xa xưa nay đãđổi họ, tượng cụ Phan giữa sân trườngđã bị đập phá 34 năm trước. Di tích liênquan đến Ông, giờ đây chỉ còn  mỗi một ngôi trường,nhưng cũng đã thay tên từ lâu. Trong thời gian sắp tới, nếugiới hữu trách viện lý do trường xuốngcấp sau 92 năm xây cất, để đập phá vàxây lại một ngôi trường hiện đại, thìquần chúng có thể xem đây như hình thức:

* tán đồngphương cách sai lầm trong trùng 

tu các di tích:TÁI TẠO TOÀN BỘ TỪ   BƯỚC ĐẦU”,

* hay dẫm lênvết chân các triều đại phong kiến: TRIỆT HẠ TẬN GỐC TẤT CẢDI TÍCH LỊCH SỬ LIÊN QUAN ĐẾN CỤ PHAN”, mộtđường hướng hoàn toàn trái hẵn với tinhthần công văn ngày  24/01/2008của Cục Di sản Văn hoá, chỉ thị kiểmkê các di tích liên quan đến nhân vật để bảotồn và trùng tu.

Người dânCần Thơ ước mong “những gì đã mất”như tượng cụ Phan được tôn tạo vàdi thể hiện hữu của 3 dãy lầu, những máingói, cái cổng chánh được bảo tồn,để ngôi trường với nét kiến trúc đặc biệt:

* giữđược giá trị của một di tích lịch sử, đánh dấu giaiđoạn xứ sở Cần Thơ là thuộcđịa của thực dân Pháp.

* và cùng vớinhững di sản khác của các nền văn minh Óc Eo, SaHuỳnh ( với sự hiện diện củangười Châm), Trung Hoa, Thủy Chân Lạp (Khmer Krom)hiện còn tồn tại trong thành phố, nói lêntrước thế giới nét phong phú của nềnvăn hoá tỉnh nhà, nơi một cộng đồngđa sắc tộc, có nhiều phong tục, tập quán,tín ngưỡng khác nhau, nhưng lâu đời (gần 400năm) sống trong hoà thuận.

[Nếu Khám Lớn được trùng tu, NhàLồng Chợ chỉnh trang và TP Cần Thơgần đây thành công trong việc xếp hạng ngôi nhàcổ ở Bình Thủy là một di tích nghệ thuậtcấp quốc gia (4) thì không lý do gì bỏ qua ý kiến của đa số ngườidân Cần Thơ muốn bảo tồn và trùng tu để ngôi trường Phan Thanh Giảntrở thành một di tíchlịch sử, văn hoá của cả nước] .

* Ngoàinhững đặc tính về văn hóa và  lịchsử, những di tích cổ nếu được kếthợp với dịch vụ du lịch sẽ mang lạinhững lợi ích về mặt kinh tế. Thành phố Thượng Hải (TrungQuốc) với khu phố cổ Pu Xi ở phía Tây và khu tânlập Pu Đông ở phía Đông của thành phố; haikhu phố nằm trên hai bờ sông Pu. Nhà cầm quyềnThành Phố Thượng Hải giữ nguyên nét kiếntrúc xưa nơi khu vực Pu Xi của vương quốcAnh để lại và biến khu vực này thành mộttrung tâm du lịch với  “Vườn Yu Yuan”, Cao Ốcbuôn bán Chứng khoáng “Shanghai’s Wall Street”, Bến dạo mát“Bund”, cạnh bờ sông Pu, thu hút đông đảo du kháchtừ khắp nơi trên thế giới.  TP CầnThơ có địa thế tương tự nhưThượng Hải với hai quân Ninh Kiều và Hưng Phú(Xóm Chài) nằm đối diện qua con sông Cần Thơ.Chúng ta có thể dùng kinh nghiệm phát triển nơi xứngười, để tập trung xây dựng khu đô thịmới ở quận Hưng Phú và bảo tồn cùngbiến các di tích lịch sử hiện có ở các quậnNinh Kiều, Bình Thủy, trong đó có” ngôi trường củachúng ta” thành những địa điểm du lịch thuhút du khách. Đây là  một yếutố kinh tế quan trọng để kiến trúccủa trường Trung học Phan Thanh Giảnđược gìn giử.

2. Yêu cầu đổi tên trường Châu Văn  Liêm trở lại Phan ThanhGiản.

Trường Phan ThanhGiản Cần Thơ mất tên sau 1975, vì đánh giá sailầm vào thập niên 1960, kết án cụ Phan là bánnước. Giờ đây lịch sử đã trả lạicho cụ những giá trị đích thực củacuộc đời cùng nhìn nhận những đóng góp của Ông cho xứ sởtrên nhiều lãnh vực và xứng đáng đượctôn vinh, vì thế đây là một lý do chánh đángđể hoàn lại tên Phan Thanh Giản cho ngôitrường nay có tên Châu Văn Liêm.

Ngoài ra trả lạitên vị Đại học sĩ cho ngôi trường,tức là hoàn lại cho di tích này những giá trị phi vật thể quý báu đã có từtrước:

* Cụ Phan ThanhGiản biết mình không cách gì chống cự nổitrước họa xâm lược từ mộtnước phương Tây có nền văn minh côngnghiệp với vũ khí, phương tiện chiếntranh tối tân và lối đánh chưa từng có trong binhthư phương Đông, nên có chủ trương hòa hoản,học hỏi, canh tân thay vì chống trả bằng quânsự. Chủ trương này đã tiết kiệm được biết baoxương máu, tàn phá đối với dân lành. Vi thếnếu ngôi trường được mang lại tên PhanThanh Giản sẽ là mộtdi tích văn hoá đặc trưng, phản ảnh triết lý nhân bản, khai phóngcủa cụ Phan và của nền giáo dục mang sắcthái  dân tộc, cùng ý chí bấtkhuất của kẻ sĩ miền Nam trước sức mạnhvũ bão của kỷ thuật chiến tranh tân tiến vàchủ nghĩa thực dân xâm lược.

 * Trường Trung học Phan Thanh GiảnCần Thơ cũng chính là lòđào tạo các nhà ái quốc, đứng lên nhậnlãnh sứ mạng giải phóng dân tộc khỏi áchthống trị của thực dân Pháp và nhiều nhân tàiphục vụ xứ strongnhiều lãnh vực khác nhau,”.

* Hơnthế nữa TrườngTrung học Phan Thanh Giản Cần Thơ còn là chiếc nôi văn hoá, trung tâm đột phá của nền giáo dụcmiền Tây: vì từ đây, một số giáo sư cùng thân hào nhân sĩ,phụ huynh học sinh và những cựu học sinhxuất sắc của trường như Phạm HoàngHộ, Nguyễn Duy Xuân, đã vận động thànhlập, xây dựng và phát triển Viện Đạihọc Cần Thơ, để ngày nay Cơ sở giáo dục và nghiên cứu caocấp này góp phần đáng kể trong các kế họachphát triển nông, ngư nghiệp của toàn thể vùng châuthổ đồng bằng sông Cửu Long cũng nhưchống đở vùng đất thấp của miềnTây Nam phần VN trước những đe dọa củabiến đổi khí hậu toàn cầu và mựcnước biển dâng cao.

Chúng tôi, những cựu gs, hs và con dân CầnThơ, trong cũng như ngoài nước, tha thiếtước mong nhà cầm quyền TP Cần Thơ nênbảo tồn, trùng tu và hoàn danh xưng Phan Thanh Giản chongôi trường nay có tên Châu Văn Liêm, nhằm nêu caotruyền thống hiếu học của dân tộc, ghinhớ và phát huy những phẫm giá, nhân cách cao quý: Liêm Bình,Cẩn, Cán của một người trí thức nặnglòng yêu nước thương dân nhưng cuốiđời đã lâm vào cảnh bế tắc, bi kịchtrong một bối cảnh gian truân và đau thươngcủa đất nước (5) .

Saucùng buổi Toạ đàm được tổ chức vàongày 21/05/2009, khai mạc với phần phát biểu củaÔng Tô Minh Gíới, Phó Chủ Tịch UBND TP Cần Thơ,khuyến khích tất cả thành phần tham dự bàytỏ cảm tưởng chân thực của mình, và khôngsợ bị ai chụp mũ, về hai vấn đề:

*kế hoạch và phương án trùng tu hay xây mới ngôi trường và

*đổi tên trường trở lại thànhtrường Phan Thanh Giản.

Nhữngphát biểu của nhiều giới chức tham dựbuổi Toạ đàm nghe qua rất khích lệ.

-  Ông Lê Nam Giới, cựu Bí ThưThành Ủy, một cựu học sinh của trườngPhan Thanh Giản, cho rằng nếu trườngđược mang lại tên cũ, đó là điều ôngvô cùng sung sướng và đề nghị giữ nguyên hìnhdạng cùng nét kiến trúc của ngôi trường.

-  Ông Lữ Văn Điền,cựu Bí Thư Tỉnh Ủy Cần Thơ (thờikỳ Cần Thơ còn là Tỉnh) nhấn mạnh:

“Ngày trước trong khángchiến, Cần Thơ đã có trường ĐảngChâu Văn Liêm, thì bây giờ ta theo đó mà xét đểđặt lại tên trường cho phù hợp vớivị trí và giá trị của từng nhân vật lịchsử” và bằng một giọng rất chân tình, Ông nóitiếp: “khi tôi còn là Bí Thư Tỉnh Ủy Cần Thơ,mỗi lần Ông Võ Văn Kiệt xuống thămviếng, đều nhắc nhở tôi, Cần Thơphải cố gắng tìm cách trả lại tên Phan ThanhGiản cho ngôi trường mà chúng ta đang họp bàn ngàyhôm nay”.

- Vịđại diện Viện Bảo tàng TP Cần Thơcũng tán đồng ý kiến bảo tồn kiến trúcxây cất hiện tại của ngôi trường vàủng hộ đổi tên trở lại là TrườngTHPT Phan Thanh Giản Cần Thơ.

Saubuổi Toạ đàm, quan điểm của TP CầnThơ có thể được tóm tắt như sau:

·       “TRẢ LẠI CHOCỤ NGÔI TRƯỜNG VÌ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHAN THANHGIẢN ĐÃ ĐÀO TẠO RẤT NHIỀU NHÂN TÀI PHỤCVỤ XỨ SỞ VÀ DÂN TỘC, TRONG ĐÓ CÓ CÁC ÔNG CHÂUVĂN LIÊM, LƯU HỮU PHƯỚC VÀ SƠN NAM

·       LẬP HỒ SƠXẾP HẠNG TRƯỜNG THÀNH MỘT DI TÍCH VĂN HÓACẤP QUỐC GIA”

III.         Nhữngnổ lực kế tiếp trong vận động bảotồn kiến trúc lịch sử của ngôi trường

Vì trong buổi Toạ đàm ngày 21/05/2009,  Ban Tổ chức có đưa ramô hình xây mới ngôi trường gồm 2 dảy lầu 4tầng nên  từ tháng 05/2009 Nhóm PTG-ĐTĐ&ĐH Cần Thơ Sydney cùnggiới sử học VN và người dân Cần Thơđã nhiều lần trình bày với lãnh đạođịa phương mối quan tâm về đềxuất trên của Sở Giáo dục TP Cần Thơ vìnếu trường được xây mới theo mô hình 2dảy lầu 4 tầng thì  giátrị lịch sử của ngôi trường cũngsẽ mất đi; điều này hoàn toàn đingược lại ý nguyện của đại đasố người dân Cần Thơ.  Sau đó vào:

* tháng 10/2009 lãnh đạo TP Cần Thơhọp báo cho biết là sẽ tiến hành sửa lạitrường và chỉ định Sở Xây dựng khảosát cùng đánh giá hiện trạng của trường.

* tháng 11/2009 Trung tâm Kiễm định thuộcSở Xây dựng cử chuyên viên sang khảo sáttrường trong 3 ngày; đến tháng 03/2010 báo cáo vềỦy ban Nhân dân TP Cần Thơ cho biết trườngđã hư hao rất nhiều, không còn an toàn cho việcgiảng dạy và đề nghị:

-  dời trường đi nơikhác và trùng tu cơ sở thành một di tích lịch sửhay

-   xây lại mới.

* Tháng 04/2010 Sở Giáo dục đề nghịUBND TP Cần Thơ đầu tư xây mới ngôi trường theo phương án bảo tồn kiến trúc cổ.

* Tiếp đến qua bản tin trên báo TuổiTrẻ ngày 30/11/2012: “Ngôitrường cổ nhứt Cần Thơ mất an toàn”được biết UBND TP Cần Thơ đăng ký xin vốn ODA của Phápđể trùng tu ngôi trường cũ, tôi viết mộtkiến nghị gởi đến Ông Jean Francois Girault, Đạisứ Pháp tại Việt Nam ở Hà Nội và Ông NicolasWarnery Tổng lãnh sự Pháp tại TP HCM yêu cầu hai Ôngcan thiệp với chánh phủ Pháp hỗ trợ cho kếhoạch trùng tu này với điều kiện danh xưngPhan Thanh Giản được hồi phục vàđồng thời trình bày nhận định của tôivề tầm quan trọng trên phương diện chánhtrị-ngoại giao của dự án trên: giúp chứng minhtrong suốt thời gian Pháp thuộc người dânCần Thơ không phải bị đán áp bóc lột trên mọimặt như điều mà nhà cầm quyền CSVN hiệnnay vẫn còn rêu rao trưng bày, trong các ngày lễ  kỹ niệm chiến thắngngoại xâm, những hình ảnh của Khám Lớn CầnThơ, Chiếc Xe Kéo và Cái Máy Chém v.v...mà nếp sốngvăn hoá của người dân địa phương phầnnào được nâng cao, được hấp thụ nềnkhoa học tiến bộ và những tư tưởngtự do dân chủ, triết lý cách mạng phương Tâyqua các chương trình giảng dạy ở College deCần Thơ (tiền thân của Trường TH Phan ThanhGiản), cuộc sống của người dân cũngđược chăm sóc với các dịch vụ ytế, giao thông cải thiện và tiện nghi điệnnước được cung cấp v.v.. Tuy không nhận đượcthư trả  lời, nhưngchính Ông Đại sứ Pháp vào tháng 11/2013 đã từ HàNội vào Cần Thơ thăm 3 di tích: ngôi trườngcủa chúng tôi, khám lớn Cần Thơ và ngôi nhà cổở Bình Thủy và tiếp theo đó không lâu phái đoànkỹ thuật của Pháp cũng đến khảo sátngôi trường

IV.         Nhậnđịnh

Tin tức phấn khởi của buổi Toạđàm ngày 21/09/2009 chỉ  là dấu hiệu lạcquan bên  ngoài về việcphục hồi Trường TH Phan Thanh Giản CầnThơ vì trong thực tế còn gặp nhiều trởngại khó khăn và đặc biệt là thái độ thiếunhiệt tình lẫn thực tâm của nhà cầm quyềnCần Thơ:

a. Trường THPT BaTri và Trường THPT Chợ Lách đổi thành cáctrường Phan Thanh Giản và Trương Vĩnh Ký cóphần dễ dàng hơn trường hợp của CầnThơ. Trường của chúng ta hiện mang tên ChâuVăn Liêm, một cán bộ Cộng Sản cao cấp, quêở Ô Môn nên việc hoàn lại tên Phan Thanh Giản cóphần khó khăn hơn nhiều, không phải là chuyệnđùa như một đồng môn PTG từng phát biểu:“Lập Tổng hội PhanThanh Giản để trở về Cần Thơ hạtấm bảng mang tên Việt gian Châu Văn Liêm xuống vàdựng lại bảng trường Phan Thanh Giản”hay đơn giản như chỉ cần “Nổ phát phátpháo lấy lại tên trường

Nhà cầm quyền Cần Thơ đồng ýtrả lại cho Cụ ngôi trường nhưng chỉkhi nào Cần Thơ có thêm một ngôi trường tolớn bằng ngôi trường hiện nay, rồi sauđó một trường sẽ mang tên Châu Văn Liêm vàtrường khác là Phan Thanh Giản. Bên cạnh đó lại thêm “Câu Thòng”: Cần Thơ có ngôitrường mang tên Cụ Phan, sớm hay muộn là tùy vàosự vận động tài chánh của cá nhân tôi vớicác cgs và chs ở xứ ngoài. Điều này tôi hoàn toànkhông đồng ý vì trường chúng tôi mất tên là do nhàcầm quyền CS Bắc Việt mù quáng kết án cụPhan bán nước; nếu không có bản án sai lầm nàytrường TH Phan Thanh Giản Cần Thơ vẫntồn tại đến hôm nay như ngôi trường anhem Nguyễn Đình Chiểu ở Mỹ Tho. Ngoài ra tôi không đứngra làm cái việc “Mua Lại Tên Trường” cũng như vìtrên quê hương ngày nay có quá nhiều tráo trở nên tôi cãmnhận đâu đây dường như có “Cái Bãy Chuột”được dàn dựng.

b. Trong thời gianqua, nhiều lần tôi có về thăm viếngtrường cũ và nhận thấy trường đãdột nát hư hỏng không còn an toàn trong giảng dạyvì thế để kiến trúc lịch sử của ngôitrường được bảo tồn thiềt  nghĩ cần phải có bàn tay vàkhối óc của những chuyên viên kỹ thuật củacác quốc gia tân tiến như chuyên viên người Pháp,Anh, Đức, Hoa Kỳ v.v tham gia vào dự án trùng tu;điều này thúc đẩy tôi kiến nghị với ToàĐại sứ Pháp tại Việt Nam. Nhưng nay chánhphủ Pháp chỉ chấp thuận tài trợ xây dựngmột bệnh viện Đa Khoa cho TP Cần Thơ nên saucùng Nhà cầm quyền Cần Thơ đã quyếtđịnh đến ngày 15/07/2015 sẽ khởi công xây mớingôi trường với kinh phí 99 tỷ đồng, mộtngân khoản của TP Cần Thơ.

Việc tôn tạo các di tích lịch sử ởViệt Nam theo chiều hướng “đập pháđể xây lại mới” thường có nhiều thiếusót về mặt kỹ thuật gây ra bởi “tệnạn rút ruột”, bị phê phán và chỉ trích nặngnề, vì thế kế hoạch của Cần Thơ “xây mới ngôi trường theo phương án bảotồn kiến trúc cổ?” chắc gì giữđược trọn vẹn hình ảnh của ngôitrường cũ hay cũng chỉ là một công trình váviếu què quặt giống như “Công Trình NGÀN NĂMTHĂNG LONG trở nên TAN TÁC chỉ sau vài năm” hay những “Con Đường CHỜLÚN”, do cắt xén ngân khoản để bỏ vào túi riêng. Chỉ còn mỗimột hy vọng mong manh sau cùng là nhà cầm quyềnCần Thơ rút tỉa được những lỗilầm trong xây dựng ở nước CHXHCNVN đểngôi trường sau khi xây mới giử được phầnnào những hình ảnh và kỹ niệm xa xưa.

V.         Kếtluận

Trongsuốt nhiều năm theo đuổi mục đích, tôiđã dấn thân, mạo hiễm, đôi lúc tưởngchừng như đang đi dây tử thần và trong khókhăn đôi khi đâm ra chán nản, thầm trách tựmình chuốt lấy cái nghiệp vào thân. Tuy nhiên nhớđến lời của một vị Thầy cho rằngyêu cầu phục hồi danh xưng Phan Thanh Giản chotrường cũ là bổn phận của từng cá nhân,từ giáo sư, học sinh, đến nhân viên nhàtrường, nên dù biết đây là một quá trình đòihỏi nhiều hy sinh từ thời giờ đến antoàn bản thân, là một cựu học sinh của  trường Phan Thanh Giản, tôi tích cực đóng góp nhưngtiếc thay hoàn cảnh lịch sử của đấtnước không cho chúng tôi cơ hội đạtđược kết quả mong muốn.

Huỳnh Long Vân

Sydney 10/2009

Cập nhựt 06/2015

 

Tàiliệu tham khảo

 

1.    Nguyễn Hạnh: Câu chuyện Võ Văn Kiệt với“Đại học sĩ” Phan Thanh Giản. Dấu  ấn Võ Văn Kiệt tr. 265- 267,tháng 08/2008. Nhà xuất bản Văn hoá Sài Gòn.

2.     HuỳnhLong Vân: TượngĐại học sĩ Phan Thanh Giản và ngôitrường Trung học miền Nam: Đặc san số 3,2009. Hội Ái hữu Trường THPTG&ĐTĐ&ĐH Cần Thơ Sydney tr. 25- 32

3.    Andrew Hardy, Mauro Cucarzi and Patrizia Zolese: Champa and the Archeology of Mỹ  Sơn (Việt Nam). 2009 NUS Press. NationalUniversity of Singapore. As3-01- 02,3 Arts Link. Singapore117569.

4.    Nhàcổ Bình Thủy (Cần Thơ): Được côngnhận di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Quyết định 314/BVHTTDLcủa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Baomoi.comngày 27/3/2009.

5.    Phan Huy Lê: Conngười, sự nghiệp và bi kịch cuốiđời. Thế kỷ XXI nhìn về nhân vật lịchsử Phan Thanh Giản. tr 285- 301.

6.    Thanh Xuân: Ngôitrường cổ nhất Cần Thơ mất an toàn.Tuổi Trẻ 30/11/2012.