Đi tắm cầu tàu

Người viết lúc 8 tuổi, chụp ở Cầu Tàu vào năm 1955.
Tựa đề bài viết tuy rất đơn giản, nhưng thật ra đối với những ai dưới tuổi 50 ở thành phố Mỹ-Tho, tôi tin rằng phần đông họ không thể hình dung được sinh hoạt đầy thú vị nầy. Cũng có không ít người dân địa phương niên kỷ cao hơn mà vẫn chưa biết được, vì thuở xa xưa của mấy thập niên trước, họ không hề một lần đặt chân tới địa danh nầy vào buổi sáng sớm, một nơi chốn có thật nhiều bóng mát của những hàng cổ thụ, dẫn dài hơn một cây số từ đường Lê Lợi gần chợ Mỹ-Tho đến đối diện với dinh Tỉnh Trưởng thời bấy giờ. Khuôn viên nơi đây tuy không rộng lớn bằng vườn hoa Lạc-Hồng, ở góc đường hình chữ L, nối liền với dãy Bar ăn uống dọc theo bờ sông trên đường Trưng Trắc, nhưng bóng mát của nhiều tàng cây cao tưởng chừng như phủ kín bao quanh bốn phía. Có lẽ vì không có nhiều “kỳ hoa dị thảo“, nên không được mang danh công viên mà lại gọi là Cầu Tàu, tên nôm na của một bờ sông có cái cầu lỡ dẫn ra chiếc tàu chìm, mặc dù nơi nầy cũng có nhiều băng ghế đá để cho người ta ngồi nghỉ chân, hóng mát rất hữu tình. Do đó mà khi vườn hoa Lạc Hồng của ngày nay còn là nhà ga xe lửa Mỹ-Tho - Sài-Gòn, Cầu Tàu là nơi giải trí và thể thao rất được yêu thích của dân chúng tại thành phố Mỹ Tho. Một cạnh chiều ngang của Cầu Tàu tiếp giáp với doanh trại Chương Dương, đơn vị chủ lực Hải Quân của thành phố. Phía bên kia là Ty Thanh Niên cạnh Ðài Phát Thanh Mỹ-Tho. Còn chiều dài Cầu Tàu phía ngoài giáp với đường lộ lớn. Mặt đối diện bên trong là một bờ thành thấp kiên cố dài không tới 100 mét được xây bằng đá, chạy dọc theo dòng sông Cửu-Long xuống dưới đáy sông cao hơn bốn thước, với những bậc thang chữ Z thật dài và nhỏ, đủ làm nhịp cầu cho người ta đi xuống và bước lên được dễ dàng. Cũng dọc theo bờ sông Tiền nơi đây, có mấy cây dừa khá cao thân uốn cong, ngã nghiêng nghiêng ra mặt nước trông rất nên thơ. Ngoài ra, tiếp giáp với bờ sông ở khoảng giữa, một chiếc cầu sắt chắc chắn cũ kỹ sơn đen lót ván theo chiều ngang, dài chừng 15 mét được xây cất lộ ra mặt sông có hình chữ T, để cho thiên hạ thả bộ ra hóng mát gió sông. Nơi đây, thỉnh thoảng có những người đàn ông ngồi âm thầm kiên nhẫn thả câu vào những buổi chiều tối. Ra khỏi cầu không xa, thấp thoáng ẩn hiện theo con nước đầy vơi, đáy của một chiếc tàu bị lật nằm úp dưới mặt sông. Đó là Tựa đề bài viết tuy rất đơn giản, nhưng thật ra đối với những ai dưới tuổi 50 ở thành phố Mỹ-Tho, tôi tin rằng phần đông họ không thể hình dung được sinh hoạt đầy thú vị nầy. Cũng có không ít người dân địa phương niên kỷ cao hơn mà vẫn chưa biết được, vì thuở xa xưa của mấy thập niên trước, họ không hề một lần đặt chân tới địa danh nầy vào buổi sáng sớm, một nơi chốn có thật nhiều bóng mát của những hàng cổ thụ, dẫn dài hơn một cây số từ đường Lê Lợi gần chợ Mỹ-Tho đến đối diện với dinh Tỉnh Trưởng thời bấy giờ. Khuôn viên nơi đây tuy không rộng lớn bằng vườn hoa Lạc-Hồng, ở góc đường hình chữ L, nối liền với dãy Bar ăn uống dọc theo bờ sông trên đường Trưng Trắc, nhưng bóng mát của nhiều tàng cây cao tưởng chừng như phủ kín bao quanh bốn phía. Có lẽ vì không có nhiều “kỳ hoa dị thảo”, nên không được mang danh công viên mà lại gọi là Cầu Tàu, tên nôm na của một bờ sông có cái cầu lỡ dẫn ra chiếc tàu chìm, mặc dù nơi nầy cũng có nhiều băng ghế đá để cho người ta ngồi nghỉ chân, hóng mát rất hữu tình. Do đó mà khi vườn hoa Lạc Hồng của ngày nay còn là nhà ga xe lửa Mỹ-Tho - Sài-Gòn, Cầu Tàu là nơi giải trí và thể thao rất được yêu thích của dân chúng tại thành phố Mỹ Tho. Một cạnh chiều ngang của Cầu Tàu tiếp giáp với doanh trại Chương Dương, đơn vị chủ lực Hải Quân của thành phố. Phía bên kia là Ty Thanh Niên cạnh Ðài Phát Thanh Mỹ-Tho. Còn chiều dài Cầu Tàu phía ngoài giáp với đường lộ lớn. Mặt đối diện bên trong là một bờ thành thấp kiên cố dài không tới 100 mét được xây bằng đá, chạy dọc theo dòng sông Cửu-Long xuống dưới đáy sông cao hơn bốn thước, với những bậc thang chữ Z thật dài và nhỏ, đủ làm nhịp cầu cho người ta đi xuống và bước lên được dễ dàng. Cũng dọc theo bờ sông Tiền nơi đây, có mấy cây dừa khá cao thân uốn cong, ngã nghiêng nghiêng ra mặt nước trông rất nên thơ. Ngoài ra, tiếp giáp với bờ sông ở khoảng giữa, một chiếc cầu sắt chắc chắn cũ kỹ sơn đen lót ván theo chiều ngang, dài chừng 15 mét được xây cất lộ ra mặt sông có hình chữ T, để cho thiên hạ thả bộ ra hóng mát gió sông. Nơi đây, thỉnh thoảng có những người đàn ông ngồi âm thầm kiên nhẫn thả câu vào những buổi chiều tối. Ra khỏi cầu không xa, thấp thoáng ẩn hiện theo con nước đầy vơi, đáy của một chiếc tàu bị lật nằm úp dưới mặt sông. Đó là chiếc tàu sắt của Pháp đã bị đánh chìm trong thời đệ nhị thế chiến mà mãi cho đến về sau, chính quyền sở tại vẫn chưa có phương tiện trục vớt lên. Cũng trên mặt phẳng rộng lớn của đáy tàu  nhìn thấy lúc nước cạn nầy, nhiều người khi bơi lội ra đó đã có được nơi nghỉ chân khá tốt.

Ðặc tính của Cầu Tàu là một “hồ tắm” lộ thiên vĩ đại vào buổi sáng, cho bất cứ những ai thích bơi lội đều có thể đến đây. Thật ra thì không có ai biết rõ nguồn gốc của bãi tắm ngoài trời nầy được khởi đầu từ lúc nào? Rải rác người tắm thì có thể đã có vào cuối những năm 40, nhưng thời điểm hoạt động náo nhiệt nhất của Cầu Tàu được xem là từ những năm 50, cho đến suốt thập niên 60 của thế kỷ trước. Ðáy sông nơi đây tuy không được thuần túy là cát vàng, cát trắng như ở những bãi biển khác, nhưng cũng không phải bùn sình mà toàn là cát với sỏi đá lớn nhỏ đủ loại lẫn lộn, nên không làm bẩn chân cho người bơi lội, nhất là những lúc nước ròng.

Mỗi sáng thật sớm chừng 5 giờ 30, khi trời còn tối đen như mực thì đã bắt đầu có người đến nơi rồi! Với chừng thiểu số luôn cố định, họ là những thương gia như: Ba Mẹ chồng của chị Trung, Phó Hội Trưởng Hội CA-USA, ông bà chủ tiệm thuốc bắc Tân Minh Tế tại chợ Mỹ-Tho, chị Hiếu với ông bố là tiệm chụp hình Thiện-Ký, Thầy Sáu Châu Văn Trụ tùng sự thâm niên ở Ty Ðiền Ðịa, Mama cùng chị cả của người viết và vài người nữa! Ðến 6 giờ, số người ra đến Cầu Tàu tăng dần cho đến 7 giờ thì xem như là đông đảo nhất! Thành phần ra Cầu Tàu bơi lội đa số là giới công chức và học sinh. Họ đi thành từng nhóm ít người như bạn bè, vợ chồng và con cái, nhưng không có trẻ em quá nhỏ. Quang cảnh Cầu Tàu với khí trời mát mẻ, trong lành vừa bừng sáng thật sống động và huyên náo bởi số lượng ước chừng 200 người.

Vài ông bà lớn tuổi trước khi xuống tắm, thường đứng rải rác trên các bãi cỏ tập thể dục cá nhân thông thường, bằng cách bắt đầu hít mũi chầm chậm thật sâu vào, rồi thoải mái thở dài nhè nhẹ ra, song song với mỗi thao tác nhiều lần như chống nạnh nhón chân lên xuống, rồi ngồi chồm hổm xuống cũng ở thế nhón gót  rồi lại đứng dậy. Dang hai tay ngang ra như cánh máy bay, để uốn éo thân mình chuyển động sang trái và phải, rồi một cánh tay duỗi thẳng xéo lên cao, còn cánh tay bên nầy đưa xuống chân bên kia và ngược lại. Ðứng cong mình xuống về phía trước để cố gắng chấm hai bàn đụng tới bàn chân, rồi từ từ đưa hai cánh tay lên cao theo thân mình đứng ngay trở lại trong tư thế bình thường. Song song đó, quang cảnh thật sinh động không ngừng đang diễn tiến ở dưới nước, những người bơi khá thì lội xa ra đến chiếc tàu chìm, còn phần đông đều tập trung ở khu phía trong giáp với bờ thành đá có bậc thang lên xuống. Vài trẻ em được phụ huynh tập lội với những chiếc phao lớn, nhỏ bằng ruột xe hơi hay xe Vespa, trong đó có…tôi. Tình thiệt mà nói, mãi cho đến ngày nay, tôi “chậm tiêu” đến đổi vẫn chưa biết lội, nhưng lại vượt qua cả một bờ đại dương đến được ở cái xứ Ðức nầy.

Sáng sớm tinh sương nơi Cầu Tàu, trên những lùm cây cao không ngớt tiếng chim kêu chíu chít nghe thật vui tai, báo hiệu cho một buổi bình minh thật mát mẻ tràn đầy sinh khí. Những tháng mùa hè, người ta còn được “thưởng thức” tiếng hòa tấu của ban nhạc “Nỗi Buồn Hoa Phượng”, với liên khúc dài bất tận của đàn ve sầu làm muốn ù tai. Ngoài ra, người ta còn nghe thêm được tiếng hụ còi inh ỏi đinh tai điếc óc của vài chuyến xe lửa và Ô Tô Rây, từ Sài-Gòn sắp về đến trạm cuối ở nhà ga, mà sau nầy biến cải thành vườn hoa Lạc Hồng, cách Cầu Tàu chừng ba trăm thước. Cổng chắn xe cộ giữa đường gần Ðài Phát Thanh và dinh Tỉnh Trưởng được hạ xuống, để cho đoàn tàu hỏa xình xịch với làn khói đen cuồn cuộn phía trên đầu xe chầm chậm chạy qua. Lúc nầy, hầu hết đám con nít trong Cầu Tàu, thường nôn nao chạy ùn ra phía hàng rào thấp được trồng bằng những bụi cây, để ngắm nhìn xe lửa một cách thích thú. Bên kia Ðài Phát Thanh, giọng nói ngọt ngào của chị xướng ngôn viên xinh đẹp Hồng-Loan, bạn của chị tôi là Huỳnh Cúc học chung ở trường Lê Ngọc-Hân, phát ra rất lớn tiếng từ chiếc loa khổng lồ, qua phần đọc tin tức buổi sáng và sau đó xen lẫn một vài bản nhạc tình ca quê hương. Mãi đến gần 7 giờ, những người thương buôn bắt đầu rời khỏi Cầu Tàu, tiếp đến là giới công chức và học sinh cũng phải về nhà, chuẩn bị ăn sáng để vào công sở và đến trường học. Cầu Tàu trở nên yên tịnh vắng vẻ khoảng 8 giờ, có chăng chỉ còn lại một vài người đàn ông trộng tuổi ra tắm trễ, họ đứng trên chiếc tàu chìm phía ngoài, thong thả kỳ cọ mình mẩy và thoải mái nhìn ngó dáo dác xung quanh.

Vào các ngày âm lịch giữa tháng khi nước lớn, số người ra Cầu Tàu bơi lội khá đông. Ngược lại, những hôm con nước ròng thì lượng người thưa thớt giảm thiểu thấy rõ! Gặp lúc nước cạn, trẻ em và những người bơi không giỏi, thường thích đi lang thang qua lại đùa giỡn dọc theo bãi cát, giáp với mực nước có tiếng sóng vỗ rì rào từng đợt. Còn những người lội khá thì bơi ra chiếc tàu chìm có nước xoáy chảy khá mạnh. Mặc dù không có giám thị kiểm soát bãi tắm, nhưng mọi ngưòi đều tự động ý thức, khônng ai lội ra gần đến giữa sông có thể xảy ra sự cố nguy hiểm, khi bị “ma da” kéo chân như người ta hay nói truyền miệng. Vào những ngày cuối năm gần Tết khi có gió chướng, người ta thường nghe tin vài người nào đó la hoảng lên bị cá nốc cắn rất đau. Ðiều nầy quả đúng là có sự thật!

Cầu Tàu được xem là một nơi lý tưởng cho những người thích đi bơi lội vào sáng sớm, buổi chiều cũng có vài tay bơi giỏi đi tập luyện thường xuyên và một ít cha mẹ cố ý dẫn con đi làm quen với nước, còn buổi trưa chẳng thấy ai tắm cả, mặc dù không có lệnh cấm. Nơi đây tuy không có nhà vệ sinh công cộng hay phòng thay quần áo, nhưng nào có nghe ai than phiền gì đâu? Nam cũng như nữ, trước và sau khi tắm đều choàng một chiếc khăn lông lớn để thay đồ tại chỗ một cách tự nhiên. Hầu hết phụ nữ đứng tuổi, cũng như các cô đều mặc áo quần tắm liền thân. Tuy nhiên, một vài người đẹp chân dài có thân hình thon thả hấp dẫn,  muốn phô trương những đường cong tuyệt mỹ của mình cho thiên hạ nhìn lé mắt chơi, qua các kiểu áo tắm loại hai mảnh với màu sắc thật bắt mắt. So với thanh niên thì thanh nữ đi bơi lội cùng phụ huynh nhiều hơn! Có lẽ vì thế mà trong suốt quá trình hoạt động của Cầu Tàu, tôi không hề nghe được một mối tình nào chớm nở từ “dưới nước”, như bao nhiêu cuộc tình thơ mộng của tuổi hoa niên học trò, đã nở rộ trong phạm vi rộng lớn ở đại lộ Hùng Vương, nơi tập trung trường học nhiều nhất tại thành phố Mỹ-Tho. Sự quen biết giữa mọi giới người vào mỗi buổi sáng ở Cầu Tàu, thường là những câu chuyện thăm hỏi xã giao mà thôi! Cũng tại nơi đây vào những buổi trưa chiều nắng đẹp, không ít cô cậu học sinh của hai trường Trung Học Nguyễn Ðình-Chiểu và Lê Ngọc-Hân trong đồng phục, với cặp sách trên tay hẹn hò nhau ra đây tâm tình. Trên phần gốc của những thân cây dừa dọc theo bờ sông, người ta thấy ghi khắc các mẫu tự bằng hai chữ hoa cận kề hay quyện vào nhau như: HM, XN, VT .v.v. Ngoài ra, còn có dấu nhiều hình trái tim sát bên nhau nữa! Ðau khổ thay cho những mối tình không được trọn vẹn, khi có vài trái tim bị mũi tên xuyên qua rỉ máu trông thật thảm sầu. Những đêm trăng thanh gió mát, một ít người lớn tuổi thường đi dạo và ngồi nghỉ chân trên các băng ghế đá gần bờ sông, mắt hướng nhìn về mặt nước dâng đầy, có hàng dừa nghiêng mình đang soi bóng dưới ánh trăng sáng thật đẹp! Thỉnh thoảng, vài em bé đi ngang ghé lại rao bán đậu phộng rang, hột đậu rất dòn và thơm ngon được gói trong những túi giấy dầu nhỏ hình cái quặng. Dưới gốc cây to gần đó, mùi thơm ngào ngạt khá hấp dẫn bay ra từ những trái chuối nướng bọc nếp, đã trổ màu vàng trên dỉ sắt của bếp lửa mà bà bán chuối đang cẩn thận lật qua lật lại, làm khách nhàn du khó lòng mà không dừng bước, để rồi mấy phút sau đó vừa đi vừa thổi mà ăn một cách ngon lành!

Sau ba thập niên sống tại một quốc gia tiến bộ bậc nhất của trời Âu, thỉnh thoảng gia đình tôi có đi tắm ở những hồ bơi thiết bị cực kỳ hiện đại, mà chỉ riêng tôi thì “bơi” bên hồ cạn dành cho…trẻ em vì không biết lội. Những lúc nằm trên ghế bố nghỉ mệt cạnh bờ hồ, đôi khi tôi hay so sánh và hồi tưởng viễn vông, về bao kỷ niệm êm đềm trong quá khứ của Cầu Tàu năm xưa nơi quê nhà mà không khỏi chạnh lòng, xót xa…