Thủy-Quân Lục-Chiến Hoa Kỳ đổ bộ vào Đà Nẵng ngày 8 tháng 3 năm 1965



8-3-65. –

 . .  .  .

-     Tòa Đại-sứ HoaKỳ thông-cáo: 2 tiểu-đoàn TQLC được gửisang để tăng-cường hệ-thống an-ninhcủa căn-cứ Không-quân Đà Nẵng, choQuân-độI VNCH đang giữ trách-vụ an-ninhđược rảnh tay chiến đấu.

-     1500 TQLC Mỹ tới Đà Nẵng.

(Tài liệu trích dẫn: ĐoànThêm.  1965: Việc Từng Ngày.  Saigon: Phạm Quang Khai, 1968.  Tái bản tại Hoa Kỳ.  Los Alamitos, Calif.: Xuân Thu, 1989.  Tr. 45.).


Vào tháng 3 năm1965, sự kiện “1500 TQLCMỹ tới Đà Nẵng” được ghi nhậnmột cách bình thường, như những chuyện khácđã xảy ra trong thời gian đó.  Bây giờ, gần 50 năm sau, cácnhà nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam đềucông nhận rằng đó là một sự kiện vô cùngquan trọng đối với lịch sử củacuộc chiến, nhất là đối với vấnđề “sự tham chiếncủa Hoa Kỳ tại Việt Nam”.  Chúng ta thử tìm hiểu tầmquan trọng của sự kiện lịch sử nầytrong bối cảnh thật sự của nó.

1. Bối Cảnh Chính Trị của ViệtNam Cộng Hòa

1.1. Bất ổn định về chínhtrị

Sau khi chính quyềnNgô Đình Diệm bị lật đổ vào ngày 1-11-1963,Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) trãi qua một giai đoạn vôcùng xáo trộn về chính trị. Trong thời gian chưa đến một nămrưởi, từ ngày 1-11-1963 đến ngày 16-2-1965, ngàythành lập chính phủ Phan Huy Quát, VNCH đã có tấtcả 3 chính phủ: 1) Chính phủ Nguyễn NgọcThơ, từ 4-11-1963 đến 3-2-1964, với mộtlần cải tổ vào ngày 5-1-1964; 2) Chính phủ NguyễnKhánh, từ ngày 8-2-1964 đến ngày 26-10-1964, vớinhiều lần cải tổ; 3) Chính phủ TrầnVăn Hương, từ ngày 4-11-1964 đến ngày 27-1-1965,với một lần cải tổ ngày 18-1-1965; ngày28-1-1965, Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Oánhđược cử làm Quyền Thủ Tướng.  Trong thời gian nầy cũngđã xảy ra hai cuộc đảo chánh: cuộc “chỉnh lý” ngày 30-1-1964của Trung Tướng Nguyễn Khánh, lật đổchính phủ Nguyễn Ngọc Thơ và đưađến việc thành lập chính phủ Nguyễn Khánh;cuộc “biểu dươnglực lượng” của Trung TướngDương Văn Đức và Thiếu Tướng LâmVăn Phát ngày 13-9-1964, cuộc đảo chánh nầythất bại vì không được Quân độiủng hộ.  Ngoài ra thờigian nầy cũng xảy ra vô số những cuộcbiểu tình, xuống đường của học sinhsinh viên và các nhóm chính trị thân Phật giáo và thân Công Giáo,không những tại thủ đô Sài Gòn mà tại ngaycả những thành phố lớn của Miền Trungnhư Huế, Đà Nẵng. Đã có hai cố gắng từ phía quân độiđể tạo ra một căn bản pháp lý cho chếđộ mới.  Lầnthứ nhứt là Hội Đồng Nhân Sĩ thành lậpngày 19-12-1963, gồm 60 vị, đa số là các chính khách têntuổi thuộc các chính đảng đã từng trựctiếp hay gián tiếp chống đối chính quyền NgôĐình Diệm, với nhiệm vụ soạn thảomột bản hiến pháp mới cho VNCH.  Hội Đồng nầy bịgiải tán ngày 4-4-1964. Lần thứ nhì làThượng Hội Đồng Quốc Gia (THĐQG) thànhlập ngày 8-9-1964, gồm 16 vị chính khách và nhân sĩ lãothành và nổi tiếng của VNCH, với nhiệm vụtriệu tập Quốc dân Đại hội (tứcQuốc hội), soạn thảo Hiến chương, vàthực hiện các cơ cấu quốc gia.   THĐQG đã tuyển nhiệmvị Chủ tịch hội đồng là ông Phan KhắcSửu vào chức vụ Quốc Trưởng ngày 24-10-1964.  Ngày 31-10-1964 Quốc Trưởng Phan KhắcSửu bổ nhiệm ông Trần Văn Hương làmThủ Tướng.  THĐQGbị giải tán ngày 20-12-1964.  Mặc dù Thủ TướngTrần Văn Hương đã chịu cải tổ chínhphủ vào ngày 18-1-1965, ông vẫn tiếp tục bị phePhật giáo chống đối nên cuối cùng phe Quânđội cũng phải nhượng bộ phe Phậtgiáo và đưa ông đi quản thúc tại Vũng Tàu.

Tình trạngbất ổn định về chính trị nầy làhệ quả phối hợp của nhiều yếutố.  Trước tiên là mâuthuẩn chính trị giữa hai phe Phật giáo và Cônggiáo.  Phe Phật giáo,dưới sự lãnh đạo của ThượngTọa Thích Trí Quang, có nhiều ưu thế hơn.  Họ nhất quyết khôngđể cho tái diễn tình trạng bị kỳ thịvà đàn áp như trước cuộc đảo chánh 1-11-1963.  Ngược lại phe Công giáo thìcảm thấy bị kỳ thị và bị đe dọanặng nề sau cuộc đảo chánh 1-11-1963, nhất là vớIphong trào bài Cần Lao tại Miền Trung.  Đã xảy ra nhiều vụxung đột, có khi đẫm máu, giữa hai phe Phậtgiáo và Công giáo trong thờI gian nầy, nhiều khi chỉ làdo hiểu lầm nhau.  Thứhai là sự lớn mạnh về chính trị của phongtrào học sinh sinh viên muốn có tiếng nói trong các chủtrương, đường lối chính trị củachính phủ.  Sự thành côngcủa họ trong vụ biểu tình đòi xóa bỏHiến Chương Vũng Tàu càng làm tăng thêm sứcmạnh chính trị của họ. Thứ ba là sự hình thành một nhóm bán chính thứctrong Quân độI gọi là Nhóm Các Tướng Trẻ cótham vọng chính trị (mà báo chí Hoa Kỳ đặt tên là‘Young Turks’) gồm phần lớn các tưóng một sao(Chuẩn Tướng) và hai sao (Thiếu Tướng) dotướng Khánh mới thăng cấp, nhằm làm hậuthuẩn cho ông ta trong Hội Đồng Quân Lực(HĐQL).  Sau hết cũng phảikể đến yếu tố cá nhân của tướngNguyễn Khánh, Chủ tịch HĐQL trong thời giannầy.  Ông có tham vọngmuốn nắm trọn quyền hành về chính trịlẫn quân sự (Hiến Chương Vũng Tàu là mộtbằng chứng hùng hồn của tham vọngnầy).  Về mặt chínhtrị, vì không có hậu thuẩn chính trị của riêngbản thân mình, ông tìm cách dựa vào thế lực chínhtrị mạnh nhứt của giai đoạn nầy làPhật giáo, sau khi đã có kinh nghiệm cay đắngvới đảng Đại Việt của các ôngNguyễn Tôn Hoàn và Hà Thúc Ký. Về mặt quân sự, ông tìm cách khống chếHĐQL bằng cách mua chuộc, lấy lòng các tướngtrẻ, trong đó có nhiều người đãđược ông thăng cấp tới hai lần trongmột năm.  Nhưng dầndà chính ông lại bị áp lực của các tướngtrẻ, như trong vụ buộc các tướng giàphải về hưu cũng như trong vụ giải tánTHĐQG, và sau cùng chính ông cũng bị các tướngtrẻ loại ra khỏi HĐQL và phải ra khỏinước luôn.1      

1.2. Chính phủ Phan Huy Quát

Sau khi loạibỏ và đem quản thúc tại Vũng Tàu ThủTướng Trần Văn Hương, HĐQL lúcđầu đã quyết định cử Bác sĩNguyễn Lưu Viên thành lập chính phủ mới.  Quyết định nầy khôngthành hình vì Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên không đồng ývới đề nghị của HĐQL cử ThiếuTướng Nguyễn Chánh Thi vào chức vụ BộTrưởng Nội Vụ.2  Việc từ chối nầy của Bác sĩNguyễn Lưu Viên có thể đã làm mất lòng phe Phậtgiáo, đưa đến việc Tướng Khánhquyết định thôi không đề cử ôngnữa.  Sau đó HĐQL đãtham khảo Hội Đồng Quân Dân3 và HộiĐồng nầy đã nêu tên một số nhân vậtđể HĐQL tiếp xúc, thăm dò trong việc thànhlập chính phủ mới. Đó là các ông: Luật sư Trần Văn Tuyên, Bácsĩ Trần Văn Đỗ, ôngTrần Văn Ân, Bácsĩ Hồ Văn Nhựt và Bác sĩ Phan Huy Quát.  Sau cùng HĐQL quyếtđịnh đề cử Bác sĩ Phan Huy Quát4thành lập nội các mới. Ngày 16-2-1965,chính phủ Phan Huy Quát được thành lập vớithành phần như sau:

-      Thủ-tướng:Bác-sĩ Phan Huy Quát

-      PhóThủ-tướng kiêm Tổng-trưởng Quân-lực:Trung-tướng Nguyễn Văn Thiệu

-      PhóThủ-tướng kiêm Tổng-trưởng Ngoại-giao:Bác-sĩ Trần Văn Đỗ

-      PhóThủ-tướng phụ trách Kế-hoạch:Luật-sư Trần Văn Tuyên

-      QuốcVụ Khanh: Bác-sĩ Lê Văn Hoạch

-      QuốcVụ Khanh tạm thời kiêm Bộ Giáo-dục: Bác-sĩNguyễn Tiến Hỷ

-      Tổng-trưởngThông-tin Tâm-lý-chiến: Thiếu-tướng Linh Quang Viên

-      Tổng-trưởngChiêu-hồi: Ông Trần Văn Ân

-      Tổng-trưởngKinh-tế: Giáo-sư Nguyễn Văn Vinh

-      Tổng-trưởngTài-chánh: Giáo-sư Trần Văn Kiện

-      Tổng-trưởngCanh-nông: Kỹ-sư Nguyễn Ngọc Tố

-      Tổng-trưởngGiao-thông Công-chánh: Kỹ-sư Ngô Trọng Anh

-      Tổng-trưởngXã-hội: Giáo-sư Trần Quang Thuận

-      Tổng-trưởngY-tế: Bác-sĩ Nguyễn Tăng Nguyên

-      Tổng-trưởngLao-động: Ông Nguyễn Văn Hoàng

-      Tổng-trưởngThanh-niên: Y-sĩ Trung-tá Nguyễn Tấn Hồng

-      Bộ-trưởngPhủ Thủ-tướng: Ông Bùi Diễm

-      Thứ-trưởngNội-vụ: Ông Nguyễn Văn Tương

-      Thứ-trưởngCông-chánh: Kỹ-sư Bùi Hữu Tuấn5    

Nhìn vào thành phầnnội các nầy ta phải nhìn nhận rằng Bác sĩPhan Huy Quát đã thành công trong việc “mờI được gần như tất cảcác phe phái chính trị, tôn giáo và quân sự đang chốngđối nhau tại Nam Việt Nam tham gia vào nội cáccủa ông’” 6  

Tuy nhiên, ai cũngnhận thấy rằng nội các nầy ra đời làdo áp lực của phe Phật Giáo và vì thế nó khó cóđược tính ổn định.  Trong một công điệnmật của C.I.A., đề ngày 15-02-1965, nghĩa làmột ngày trước khi nội các nầy ra đời,do một nhân viên C.I.A. báo cáo lại cuộc nói chuyệnvới Thiếu-tướng Lê Nguyên Khang, Tư-lệnhThủy-quân lục-chiến về buổi họp củaHĐQL ngày 14-02-1965 với Bác-sĩ Phan Huy Quát.  Thiếu-tướng Khang cho rằng“Bác-sĩ Quát đã chọnđược những người tốt cho nội cácnhưng ông cảm thấy rằng chính phủ Quát cóthể sẽ gặp sự chống đối từ nhữngngười Nam vì phần lớn các chức vụ quantrọng đã được giao cho những ngườiBắc và Trung. Thiếu-tướng Khang nghĩ là chính phủ Quát cóthể tồn tại ít nhứt là 3 tháng, nhưng ông chorằng sau cùng nó sẽ bị lật đổ” 7.  Chỉ ba ngày sau khi nộicác nầy được thành lập thì đã xảy ravụ đảo chánh do Đại Tá Phạm NgọcThảo8 (Công Giáo) cầm đầu.  Tuy vụ đảo chánh nầybất thành (và với hậu quả là ĐạiTướng Nguyễn Khánh bị các tướng trẻloại ra khỏi chính quyền và buộc phải rờikhỏi Việt Nam) nhưng đã cho thấy rõ sựbấp bênh của Nội các Phan Huy Quát.  Một tuần lễ sau đó,ngày 25-2-1965,Tổng-trưởng Lao-động Nguyễn Văn Hoàngtừ chức 9.    

2. Tình Hình Quân Sự Tại Việt NamCộng Hòa

2.1. Tình hình quân sự hai tháng đầunăm 1965

Lợi dụng tìnhhình chính trị bất ổn định của VNCH, pheCộng sản đã gia tăng mức độ xâmnhập người và vũ khi cũng như tấn công khắplãnh thổ của VNCH từ cuối năm 1963 và cảnăm 1964.  

Năm 1965 bắtđầu bằng trận Bình Giả (tỉnhPhước Tuy, thuộc Vùng 3) với những tổnthất rất nặng nề cho Quân Lực VNCH, gồmcả các đơn vị Thiết Giáp, BiệtĐộng Quân và Thủy Quân Lục Chiến.  Trận đánh nầy khởIsự vào cuối năm 1964 (3-12-1964) và kéo dài sang đầu năm 1965,kết thúc ngày 2-1-1965.  Riêng về tổn thất củaTQLC, “Một sĩ quan thuộctiểu đoàn 4 TQLC đã ghi lại tổn thấtcủa đơn vị như sau: Chết: 22 sĩ quan,khoảng 100 hạ sĩ quan và binh sĩ.  Bị thương: 5 sĩ quan, 15hạ sĩ quan, 100 binh sĩ. Mất tích: 10 hạ sĩ quan và 70 binh sĩ.”  10 Trong số các sĩ quan tử trận củađơn vị TQLC nầy có cả Tiểu đoàntrưởng, Tiểu đoàn phó, một Đại độitrưởng và Y sĩ trưởng.  Khi khởi sự hành quân, quânsố của Tiểu đoàn 4 TQLC là khoảng 550người, như thế số tổn thất (322/550)của đơn vị thiện chiến nầy lênđến trên 58%.  Nhữngnguyên nhân chính đưa đến tổn thất lớnnầy cho Tiểu đoàn 4 TQLC là: 1) họ bị phụckích bởi các đơn vị địch cấp trungđoàn (Trung Đoàn Q761 và Q762); 2) vũ khí củađịch tối tân hơn (TQLC còn sử dụng súngtrường Garant và Carbine trong khi VC sử dụng toàn súngAK); và 3) họ không được yểm trợ gì cảtừ Trung Tâm Hành Quân của Bộ Tư Lệnh QuânĐoàn 3 (vụ phục kích xảy ra vào ngày 31-12-1965,phần lớn các sĩ quan thuộc Trung Tâm Hành Quân đangnghĩ lễ).11

Sang đầu tháng2/1965, rạng sáng ngày 7, Cộng quân đã tấn công vàotrại Holloway của Hoa Kỳ tại Pleiku, phá hủy 5phi cơ và gây tử thương cho 8 binh sĩ.12  Đến giữa tháng 2/1965,từ ngày 16 đến ngày 19, một tàu trọng tải300 tấn chở vũ khí từ miền Bắc vào bịHải Quân VNCH phát hiện và đánh chìm tại Vũng Rô(Phú Yên, thuộc Quân Đoàn 2). Số vũ khi tịch thu được gồm: “2000 súng Mauser, 1000 trung-liên, 100 súngcác-bin, 2 đại-liên, 15 tiểu-liên, 1 đại bác 57 ly,khoảng 1000 lưu đạn và hơn một triệuđạn súng nhỏ cùng nhiều chất nổ” 13         

Bản nhậnđịnh tình hình quân sự tại VNCH của CIA (CentralIntelligence Agency = Cơ Quan Trung Ương Tình Báo của HoaKỳ) ngày 24-2-1965tỏ ra rất bi quan, với những nhận địnhnhư sau: “Tình hình an ninhtại các tỉnh phía Bắc và Trung của Nam Việt Namrất nghiêm trọng.  ViệtCộng đạt được những thắnglợi quan trọng tại các tỉnh phía Bắc và xúctiến nhanh việc bám giữ những khu vựctrước kia do chính phủ kiểm soát.  Việt Cộng đã kiểm soátđược thêm nhiều khu vực và dân cư trong vàitháng qua.  Gần đây, cácnổ lực bình định của chính phủ đãgặp nhiều khó khăn ở phía Bắc, đặcbiệt là trong hai tỉnh Quảng Ngãi và BìnhĐịnh.  Tại haitỉnh nầy, chính quyền chỉ còn kiểm soátđược các vùng lân cận của các quận lỵmà thôi .. Việt Cộng có khả năng tấn côngbất cứ  mục tiêu nàocũng như cắt đường liên lạc tạihầu hết các khu vực duyên hải của các tỉnhmiền Bắc và Trung của Nam Việt Nam.” 14

Tướng Westmoreland,Tư Lệnh MACV (Military Assistance Command -  Vietnam = Bộ Tư LệnhViện Trơ Quân Sự - Việt Nam) cũng chia xẻquan điểm nầy.  Trongmột báo cáo vào đầu tháng 3/1965, ông đã nhậnđịnh như sau: “nếutình hình nầy tiếp tục, trong vòng 6 tháng, các lựclượng Nam Việt Nam sẽ chỉ còn kiểm soátđược các khu vực chung quanh các tỉnh lỵ vàquận lỵ ..  chúng ta sẽchứng kiến việc Việt Cộng tiếp thu toànbộ xứ sở nầy, có lẽ trong vòng một năm.”15

2.2. Phản ứng của Chính phủ HoaKỳ

2.2.1. Hình thành chính sách về Việt Nam

Chính quyền Johnsonkhông lạ gì với các nhận định bi quan nầytừ cả phía tình báo và quân sự.  Từ lâu, Tổng Thống Johnsonvà các cộng sự viên cũng như các cố vấncủa ông đều biết rất rõ về tình trạngbất ổn định về chính trị cũng nhưtình hình nghiêm trọng về an ninh và quân sự củaVNCH.  Ngay từ cuối năm1963, trong báo cáo cho Tổng Thống Johnson ngày 21-12, BộTrưởng Quốc Phòng Robert McNamara đã nhậndịnh rất bi quan như sau: “Tìnhhình thật là tệ hại. Cái đà nầy, trừ phi lật ngượclại được, trong vòng 2-3 tháng tới, sẽđưa quốc gia nầy, trong trường hợptốt đẹp nhứt, đến việctrung-lập-hóa và gần như chắc chắn là sẽbị Cộng sản kiểm soát.” 16 Để ngăn chậnviệc chiến thắng của Cộng sản ởMiền Nam, ngày từ đầu tháng 1/1964, Johnson đãchấp nhận cho thi hành kế hoạch OPLAN 34-A nhằmđưa các nhóm biệt hải của VNCH, do CIA huấnluyện và được Hải Quân Hoa Kỳ hổtrợ, ra phá quấy các vùng duyên hải của BắcViệt.  Song song với OPLAN34-A là kế hoạch DE SOTO nhằm sử dụng các khutrục hạm của Hải Quân Hoa Kỳ trong vùngVịnh Bắc Việt nhằm thu thập tin tứcvề các căn cứ radar cũng như hệ thốngtruyền tin của Bắc Việt.  Các kế hoạch nầy thậtra chỉ là nhằm thực thi văn kiện gọi là NSAM273 (National Security Action Memorandum 273) do chính Tổng ThốngJohnson ký ngày 26-11-1963, chỉ 4 ngày sau khi ông lên cầmquyền thay thế Tổng Thống Kennedy bi ám sát ngày22-11-1963.  NSAM 273 xác địnhrõ ràng là: “Mục tiêu chínhcủa Hoa Kỳ tại Việt Nam vẫn là giúp đởnhân dân và chính phủ của quốc gia nầy chiếnthắng trong cuộc tranh đấu chống lại âmmưu của Cộng sản được điềukhiển và hổ trợ từ bên ngoài.” 17  Các cuộc hành quân theo cáckế hoạch nầy đã đưa đến sựkiện gọi là “biến cố Vịnh Bắc Việt”:chiến hạm Hoa Kỳ Maddox bị các ngư lôiđĩnh của Bắc Việt tấn công trong VịnhBắc Việt ngày 2-8-1964.  Nắm lấy cơ hộinầy, chính quyền Johnson đã thuyết phụcđược Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua NghịQuyết Vịnh Bắc Việt ngày 6-8-1964 với mộtđa số tuyệt đối (tại Hạ Viện là416-0, và tại Thượng Viện là 88-2).  Theo nghị quyết nầyTổng Thống Hoa Kỳ được phép: “thi hành mọi biện phápcần thiết, kể cả việc sử dụng quânlực, nhằm giúp đỡ bất cứ quốc gia nàothuộc Tổ Chức Liên Phòng Đông Nam Á có lời yêucầu được giúp đở để bảovệ tự do của họ.” 18

2.2.2. Tình hình đầu năm 1965

Như trên ta đãthấy, Hoa Kỳ đã hình thành chính sách can thiệpbằng quân sự tại Việt Nam từ tháng 8/1964.  Nhưng Tổng Thống Johnsonquyết định tạm gát lại việc leo thangchiến tranh vì năm 1964 là năm bầu cử và ông khôngmuốn ứng cử dưới chiêu bài chiến tranh.

Ngày 3-11-1964, trongcuộc bầu cử tổng thống, Johnson đánhbại ứng cử viên của Đảng Cộng Hòa,Thượng Nghị Sĩ Barry Goldwater của tiểu bangArizona, bằng một đa số lớn nhứt tronglịch sử bầu cử tổng thống tại HoaKỳ (Johnson hơn Goldwater khoảng 16 triệu phiếu).  Cùng với chiến thắng cánhân nầy của Johnson, Đảng Dân Chủ cũngchiếm được một đa số tuyệtđối ở cả hai viện của Quốc Hội.19

Sang đầu năm1965, với tình hình chính trị và quân sự tiếp tụctuột dốc tại VNCH, và theo đề nghị củaĐại sứ Hoa Kỳ tại VNCH, tướng hồihưu, nguyên Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ(Chairman of Joint Chiefs of Staff) Maxwell Taylor, Tổng ThốngJohnson cử Cố Vấn An Ninh Quốc Gia của ông,McGeorge Bundy, sang VNCH để quan sát tình hình tạichỗ.  McGeorge Bundy đếnSài Gòn ngày 4-2-1965.  Trong thời gian Bundy ởViệt Nam thì xảy ra vụ Cộng quân tấn công vàotrại Holloway của Hoa Kỳ ở Pleiku ngày 7-2-1964.  Johnson đã ra lệnh oanh tạcĐồng Hới để trả đũa ngay lậptức.  Ngày hôm sau, 8-2-1965, 24 khu trụccơ của VNCH, do chính Tướng Nguyễn Cao Kỳ,Tư Lệnh Không Quân chỉ huy, đã oanh tạc cáccăn cứ của Bắc Việt tại Vĩnh Linh. 20   Trong báo cáo cho Tổng ThốngJohnson sau khi trở về Hoa Kỳ, McGeorge Bundy nhậnđịnh như sau: “Triểnvọng tại Việt Nam rất đen tối...  Tình hình tại Việt Nam đangsuy sụp, và nếu Hoa Kỳ không có hành độngmớI, việc thất trận sẽ là chuyện khôngthể tránh được - có thể không phải là trongvòng vài tuần lễ hay vài tháng, nhưng trong vòng năm tới.  Tuy không nhiều lắm, nhưngchúng ta vẫn còn thì giờ để xoay chuyển tìnhthế...  Một khuyếtđiểm nghiêm trọng trong đường lốicủa chúng ta tại Việt Nam mà chúng ta có thể sửachửa được là niềm tin khá phổ biến làchúng ta không có ý chí, sức mạnh, kiên nhẫn và quyếttâm làm tất cả những gì cần làm đểtiếp tục cuộc chiến.” 21 Và ông khuyến cáo Hoa Kỳnên thực hiện một chính sách trả đũa liêntục (a policy of sustained reprisal; nghĩa là oanh tạc liêntục Miền Bắc). Tổng Thống Johnson chấpthuận khuyến cáo nầy và quyết định leothang, biến các cuộc oanh tạc Miền Bắcđể trả đũa (nghĩa là chỉ oanh tạcMiền Bắc khi nào lực lượng cố vấn quânsự của Hoa Kỳ tại VNCH bi tấn công) thànhbiện pháp thường xuyên. Chiến dịch oanh tạc thường xuyên nầyđược đặt tên là Chiến dịch RollingThunder và chính thức bắt đầu vào ngày 2-3-1965.  Đà Nẵng trở thành căncứ quân sự quan trọng nhứt của Hoa Kỳtại VNCH, dùng làm nơi phát xuất cho các phản lựccơ F105 và F4 trong các phi vụ oanh tạc Miền Bắccủa Chiến dịch Rolling Thunder. 

3. Quyết Định Đưa TQLC Vào ĐàNẵng

3.1. Về phía Hoa Kỳ

Trước khiChiến dịch Rolling Thunder khởi sự, giới quânsự Hoa Kỳ tại Việt Nam đã quan tâm nhiềuđến vấn đề bảo vệ an ninh cho phitrường Đà Nẵng. Đầu tháng 2/1965, Tướng Johnny Throckmorton,Tư lệnh phó MACV, sau khi thanh sát các đơn vị VNCHcó nhiệm vụ phòng thủ phi truờng Đà Nẵng,đã khuyến cáo Tướng Westmoreland là cần có ngaymột lữ đoàn TQLC với 3 tiểu đoàn cùngvới pháo binh và các đơn vị yểm trợ.  Ngày 22-2-1965, Westmoreland chính thứcyêu cầu Tổng Thống Johnson cho phép đổ bộngay 2 tiểu đoàn TQLC Mỹ để bảo vệcăn cứ Đà Nẵng, còn tiểu đoàn thứ ba thìtúc trực ngoài khơi để đợi lệnh.   Đại sứ Taylor phảnđối ngay yêu cầu nầy của TướngWestmoreland.  Ông lo ngạirằng việc mang quân bộ chiến vào Việt Namsẽ đem đến 2 hậu quả quan trọng: 1)Quân đội VNCH sẽ chuyển giao thêm nhiều tráchnhiệm cho quân đội Mỹ và nhu cầu hiệndiện của quân đội Mỹ sẽ càng ngày càngtăng thêm lên; 2) Sự hiện diện của mộtlực lượng vũ trang “datrắng” như vậy sẽ đặt quân độiMỹ vào tình thế giống như quân Pháp trướckia.  Tuy nhiên, Đô ĐốcSharp, Tư Lệnh Lực Lượng Hoa Kỳ tạiThái Bình Dương, đồng ý với đề nghịcủa Tướng Westmoreland và ngày 26-2-1965, TổngThống Johnson phê chuẩn đề nghị nầy,với điều kiện phải có sự chấpthuận của chính phủ Phan Huy Quát.22Đại sứ Taylor nhận được côngđiện số 1840, ngày 26-2-1965, của Bộ NgoạiGiao thông báo quyết định nầy của Tòa Bạch–c và ra lệnh cho ông thi hành quyết định nầy.23 Đại sứ Taylorkhông thể làm gì khác hơn được là thi hànhviệc tổ chức việc đổ bộ của 2tiểu đoàn TQLC nầy vào Đà Nẵng với sựđồng ý của Thủ Tướng Quát.  Trong công điện trảlời Bộ Ngoại Giao, mang số 2789, ngày 28-2-1965, ôngcho biết sẽ xin hẹn gặp Thủ Tướng Quátngay lập tức vào ngày hôm sau, 1-3-1965, để thông báoquyết định nầy và dàn xếp để cóđược sự chấp thuận của ThủTướng Quát.  Tuy nhiên ôngcũng nêu lên vấn đề là có thể ThủTướng Quát còn cần phải tham khảo Trung TướngNguyễn Văn Thiệu, Phó Thủ Tướng kiêmTổng Trưởng Quân Lực và Trung TướngTrần Văn Minh, Tổng Tư Lệnh Quân Lực VNCH.  Ông trù liệu có thể sẽcần có một buổi họp nữa với ThủTướng Quát, các Tướng Thiệu, Minh và Thi(Thiếu Tướng Nguyễn Chánh Thi, Tư Lệnh QuânĐoàn I, vì Đà Nẵng thuộc lãnh thổ của QuânĐoàn I) để ông và Tướng Westmoreland trình bày chophía VNCH sự cần thiết của lực lượngTQLC Hoa Kỳ cũng như nhiệm vụ giới hạncủa lực lượng nầy tại phi trườngĐà Nẵng.  Trong côngđiện nầy ông cũng lập lại sự phảnđối của ông về đề nghị mang quânbộ chiến Hoa Kỳ vào Việt Nam, và nhấn mạnhlà chỉ nên duy trì lực lượng nầy cho đếnkhi nào quân đội VNCH có thể thay thếđược quân Mỹ.24

3.2. Về phía VNCH

Theo ông Bùi Diễm,Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng trong Chínhphủ Phan Huy Quát, quyết định của Chính phủHoa Kỳ nhằm đưa 2 tiểu đoàn TQLC vào bảovệ phi trường Đà Nẵng tươngđối là một bất ngờ đối với chínhquyền VNCH.  Ông viết trongtập hồi ký, Gọng KìmLịch Sử, về sự kiện nầy như sau: “Sáng sớm ngày 8 tháng 3, 1965, tôivừa mở mắt thì có điện thoại củaThủ Tướng Quát. Với giọng vội vàng, ông bảo tôi phải đếngặp ông ngay tại nhà riêng vì có việc cần.  Vừa đến nơi, tôiđã thấy Sứ Thần Manfull tại đó.  Tôi chưa kịp hỏi ông Manfullcâu nào thì bác sĩ Quát đã cho tôi biết là Thủy QuânLục Chiến Hoa Kỳ đang đổ bộ ởĐà Nẵng và yêu cầu tôi cùng với ông Manfull soạnthảo bản thông cáo chung loan báo việc nầy.” 25 Dĩ nhiên, chính phủVNCH cũng không làm gì khác hơn là chấp nhận biếncố nầy và ra thông cáo chung xác nhận sựđồng ý của chính phủ. Ông Bùi Diễm viết thêm: “Hômsau, các báo ở Sài Gòn và nhiều nơi khác trên thếgiới đăng ở trang nhất hình ảnh binh sĩThủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đangđược các thiếu nữ Việt Nam đón chàotại bãi biển Đà Nẵng với những tà áothướt tha và những vòng hoa choàng tặng, tựahồ như đã có sự thỏa thuận chính thứcvà chuẩn bị kỹ càng. Mấy ai biết rõ được thực trạngđằng sau những vòng tay rộng mở và nhữngkhuôn mặt vui tươi hớn hở đó?.” 26 

Về sựkiện lịch sử nầy, theo ý kiến cá nhân củangườI viết, vẫn còn một nghi vấn cầnđược làm sáng tỏ. Trong tập hồi ký, ông Bùi Diễm có nói rõ thêm là saukhi đã thảo xong thông cáo chung Việt-Mỹ vớISứ Thần Manfull và ông nầy đã ra về thì ông cóthảo luận tiếp với Thủ Tướng Quátvề biến cố quan trọng nầy.  Ông Bùi Diễm ghi lại phầntrả lờI của Thủ Tướng Quát như sau: “Theo ông thì trước đó, ôngvà Đại sứ Taylor có trao đổI ý kiến vềvấn đề cần phải tăng cườngkhả năng phòng thủ cho Việt Nam.  Trong cuộc trao đổI ýkiến sơ khởi nầy, Đại sứ Taylor cóđề cập tới đề nghị củaTướng Westmoreland muốn có thêm hai tiểu đoàn TQLCở Đà Nẵng, tuy nhiên phần thảo luậnchỉ có tính cách tổng quát, và cũng không có lời yêucầu chính thức nào từ phía Hoa Kỳ.  Ngoài ra ông cũng cho Đạisứ Taylor biết rõ là ông rất ngần ngại, khôngmuốn thấy Hoa Kỳ can thiệp trực tiếp vàochiến tranh Việt Nam, hay nói một cách khác, ông khôngmuốn thấy cuộc chiến bị “Mỹ hoá”.  Ông cũng cho biết thêm là riêngvề vấn đề nầy, Đại sứ Taylortỏ vẽ chia sẻ quan điểm của ông.  Đến lúc tôi hỏi tạisao họ lại hành động một cách bất ngờnhư vậy thì bác sĩ Quát đáp ngay: “Tôi nghĩrằng có lẽ chính ông Taylor cũng ngạc nhiên vềquyết định mau lẹ nầy của Hoa ThịnhĐốn, và trong cuộc điện đàm với tôi sángnay ông ta đã trình bày vấn đề như là một hànhđộng quân sự có tính cách giới hạn vàđược thi hành chỉ vì tình hình an ninh xung quanhcăn cứ không quân ở Đà Nẵng khôngđược vững.” 27  Theo công điện số 2798, ngày1-3-1965, gởi về Bộ Ngoại Giao, Đại sứTaylor đã báo cáo khá chi tiết về buổi hộikiến giữa ông và Phó Đại sứ Alexis Johnsonvới Thủ Tướng Quát sáng ngày 1-3-1965.  Ông ghi rõ như sau: “... Sau đó tôi nêu lên  vấnđề đổ bộ 2 tiểu đoàn TQLC đểgiữ an ninh cho căn cứ không quân Đà Nẵng. Ông Quátđã đồng ý ngay về đề nghị nầy vàchỉ bày tỏ mối quan tâm của ông về mối quanhệ giữa binh sĩ Mỹ và dân chúng sống xung quanhcăn cứ.  Tôi bảo ôngrằng tôi tin là chuyện đó sẽ đượcgiải quyết dễ dàng và xin phép ông đểTướng Westmoreland tiếp xúc với các TướngThiệu và Minh để bàn chi tiết.  Ông đồng ý với đềnghị nầy và cho biết là ông cũng dựđịnh sẽ thông báo ngay cho các Tướng Thiệu vàMinh về đề nghị nầy.  Chúng tôi cũng đồng ýsẽ có một buổi họp nữa về vấnđề nầy giữa chúng tôi và các TướngThiệu và Minh.” 28  Tiếp theo là công điệnsố 2810, ngày 2-3-1965, gởi về Bộ Ngoại Giao,Đại sứ Taylor báo cáo như sau: “Tướng Westmoreland vừa kể lại cho tôibuổi họp (sẽ có một báo cáo riêng) của ôngvới các Tướng Thiệu và Minh về vấnđề đổ bộ TQLC vào Đà Nẵng.  Ông sắp sửa đi Đà Nẵngđể thảo luận với Tướng Thi theođề nghị của các Tướng Thiệu vàMinh.  Tướng Depuy,  Trưởng Ban 3, TướngThắng, và một dại diện của lữ đoànTQLC cũng sẽ ra đó để bàn về chi tiết.” 29 Như vậy rõ ràng làngười Mỹ đã thông báo dự địnhđổ bộ TQLC vào Đà Nẵng cho ThủTướng Quát từ ngày 1-3-1965, đúng một tuần lễtrước ngày đổ bộ của TQLC.  Họ cũng đã thông báo chocả hai tướng Thiệu và Minh về vấnđề nầy vào hôm sau, 2-3-1965, và cũng đã có ra tận Đà Nẵngthảo luận với Tướng Thi về kếhoạch chi tiết để thực hiện cuộcđổ bộ nầy. Điều nầy phù hợp với sự kiện màông Bùi Diễm đã nêu trong hồi ký của ông: TQLC đãđược tiếp đón nồng nhiệt ngay tạibãi biển, “tựa hồnhư đã có sự thỏa thuận chính thức vàchuẩn bị kỹ càng.”  Vấn đề cầnđược làm sáng tỏ ở đây là: Tại saomột vấn đề quan trọng như vậy màThủ Tướng Quát có thể quyết định ngaylập tức, không cần phải triệu tập hộiđồng nội các để thảo luận (nhứtlà ta không nên quên rằng nội các nầy bao gồmnhiều thành phần đảng phái khác nhau) nhưngngược lại ông thông báo ngay lập tức cho cácTướng Thiệu và Minh; hơn nữa ông cũng khôngthông báo cho ông Bùi Diễm, một cộng sự viên rấtthân cận và là Bộ Trưởng Phủ ThủTướng của ông, và cũng là người mà ôngtừng chia xẻ mối “longại rằng Hoa Kỳ sẽ mang thêm quân vào Việt Nam.”30  Theo ý kiếncủa người viết chỉ có một cách giảithích tương đối có thể chấp nhậnđược là: do cách trình bày vấn đề củaĐại sứ Taylor tại buổI họp sáng ngày1-3-1965, Thủ Tướng Quát đã xem đây chỉ làmột vấn đề thuần túy quân sự, đểhổ trợ cho một chiến lược quân sựđã được chấp thuận (Chiến dịchRolling Thunder), không có hậu quả chính trị quantrọng, nên ông chỉ cần thông báo cho các giớichức quân sự VNCH, mà đại diện là cácTướng Thiệu,  Minh, vàThi, là đủ rồi.                        

Thay Lời Kết

TướngWestmoreland, trong hồi ký ASoldier Reports của ông, cho rằng lúc đó ông không coiviệc đổ bộ TQLC Hoa Kỳ vào Đà Nẵngnhư là một bước leo thang quân sự của HoaKỳ tại Việt Nam.  Ôngcho đó chỉ là một biện pháp cần thiếtđể bảo vệ một phi trường quantrọng, cần thiết để thực hiệnmột chiến lược đã được chấpthuận (tức là kế hoạch Rolling Thunder nhằm oanhtạc liên tục Miền Bắc). Đại sứ Taylor quả có tầm nhìn xa hơnTướng Westmoreland nhưng ông không chống lạiđược một quyết định của phe quânsự đã được Tổng Thống Johnson phêchuẩn.  Về phía VNCH,Thủ Tướng Phan Huy Quát, Trung Tướng NguyễnVăn Thiệu, Phó Thủ Tướng kiêm TổngTrưởng Quân Lực, Trung Tướng Trần VănMinh, Tổng Tư Lệnh Quân Lực VNCH, và ThiếuTướng Nguyễn Chánh Thi, Tư Lệnh Quân Đoàn I cóđược tham khảo về quyết địnhnầy của Hoa Kỳ nhưng nội các và cả BộTrưởng Phủ Thủ Tướng hoàn toàn khôngđược thông báo gì cả cho đến khi TQLCđổ bộ vào Đà Nẵng. Điều lo ngại của Đại sứ Taylorđã diễn ra nhanh hơn là ông đã tiên liệu:đến cuối năm 1965, tổng số quân Mỹtại VNCH đã lên tới 184.000.31  (so vớI 23.000 quân vàocuối năm 1964 32). 

Ghi Chú:

  1. Vĩnh Nhơn. “Cuộc khủng hoảng nội các tại V.N.C.H. vào cuối tháng 5/1965”, Kinh Doanh, số 2 (Tháng 7/1999), tr. 130-131.

  2. Vĩnh Nhơn. “Một nội các chết non của V.N.C.H.”, Kinh Doanh, số 1 (Tháng 6/1999). tr. 97-102.

  3. Hội Đồng Quân Dân là cơ cấu chính trị do HĐQL ủy nhiệm cho Đại Tướng Nguyễn Khánh triệu tập ngày 27-1-1965, sau khi chính phủ Trần Văn Hương bị giải nhiệm. Hội Đồng gồm 20 nhân vật đại diện các tôn giáo, nhân sĩ và quân lực. Hội Đồng nầy chỉ họp một cách bán chính thức mà thôi.

  4. Bác sĩ Phan Huy Quát, tốt nghiệp Đại Học Y Khoa Hà Nội năm 1937 và hành nghề y khoa tại đó cho đến năm 1945. Ông là một trong những lãnh tụ của Đại Việt Quốc Dân Đảng, đã từng tham chính rất nhiều lần trong thập niên 50: Bộ Trưởng Quốc Gia Giáo Dục trong Chính phủ Bảo Đại (từ 01-07-1949 đến 22-01-1950), Tổng Trưởng Quốc Phòng trong Chính phủ Nguyễn Phan Long (từ 22-01-1950 đến 06-05-1950), Tổng Trưởng Đặc Trách Dân Chủ Hóa trong Chính phủ Bửu Lộc (từ 11-01-1954 đến 07-07-1954), và Tổng Trưởng Ngoại Giao trong Chính phủ Nguyễn Khánh (từ 08-02-1964 đến 04-11-1964). Ông cũng là một thành viên của Nhóm Caravelle. Bác sĩ Quát trở thành Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa trong một thời gian ngắn vào năm 1965 (từ ngày 16-2 đến ngày 12-6). Sau ngày 30-4-1975, Bác sĩ Quát bị bắt giam sau khi bị nội phản trong một vụ vượt biên. Ông mất tại Khám Chí Hòa ngày 27-04-1979.

  5. Đoàn Thêm. 1965: Việc Từng Ngày. Saigon: Phạm Quang Khai, 1968. Tái bản tại Hoa Kỳ. Los Alamitos, Calif: Xuân Thu, 1989. Tr. 33-34.

  6. Karnow, Stanley. Vietnam: A History. New York: Penguin Bơks, 1984. Tr. 385.

  7. United States. Central Intelligence Agency. Intelligence Information Cable, TDCS-314/02012-65, ngày 15-02-1965, trong bộ vi phiếu Declassified Documents Reference System: Retrospective Collection, vi phiếu 46B, tr. 4.

  8. Vĩnh Nhơn, “Tài liệu mật của C.I.A. về Đại Tá Phạm Ngọc Thảo”, Thời Báo, số 456, ngày 26-09-1998, tr. 78-84.

  9. Đoàn Thêm, sách đã dẫn, tr. 38.

  10. Nguyễn Đức Phương. Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập: Từ Trận Đầu (Ấp Bắc - 1963) Đến Trận Cuối (Sài Gòn - 1975). Toronto: Làng Văn, 2001. Tr. 133-134.

  11. Nguyễn Đức Phương, sđd, tr. 137.

  12. Westmoreland, William C. A Soldier Reports. New York: Doubleday, 1976. Tr. 138.

  13. Nguyễn Đức Phương, sđd, tr. 148.

  14. United States. Central Intelligency Agency. The Situation in South Vietnam: Weekly Report, 24 February 1965. Trong bộ vi-phiếu Declassified Documents Reference System: Retrospective Collection, vi phiếu 48E, tr. 6-7.

  15. Westmoreland, sđd, tr. 147.

  16. Gibbons, William Conrad. The U.S. Government and the Vietnam War: Executive and Legislative Roles and Relationships. Part III: January-July 1965. Princeton, N.J.: Princeton University Press, 1989. Tr. 3.

  17. Gibbons, sđd, tr. 3.

  18. Gibbons, sđd, tr. 11.

  19. Karnow, sđd, tr. 395.

  20. Đoàn Thêm, sđd, tr. 28.

  21. Gibbons, sđd, tr. 58.

  22. Westmoreland, sđd, tr. 147-149.

  23. United States. Department of State. Outgoing Telegram, No. 1840, 26 Feb. 1965, trong bộ vi phiếu Declassified Documents Reference System: Retrospective Collection, vi phiếu số R-877H, tài liệu số 5624.

  24. United States. Department of State. Incoming Telegram, No. 2789, 28 Feb. 1965, trong bộ vi phiếu Declassified Documents Reference System: Retrospective Collection, vi phiếu số R-878F, tài liệu số 5630.

  25. Bùi Diễm. Gọng Kìm Lịch Sử. Cơ sở xuất bản Phạm Quang Khai; Paris: Nhà sách và xuất bản Nam Á phát hành, 2000. Tr. 222.

  26. Bùi Diễm, sđd, tr. 224.

  27. Bùi Diễm, sđd, tr. 223.

  28. United States. Department of State. Incoming Telegram, No. 2798, 1 Mar 1965, trong bộ vi phiếu Declassified Documents Reference System, năm 1986, vi phiếu số 113, tài liệu số 1476.

  29. United States. Department of State. Incoming Telegram, No. 2810, 2 Mar 1965, trong bộ vi phiếu Declassified Documents Reference System, năm 1986, vi phiếu số 113, tài liệu số 1479.

  30. Bùi Diễm, sđd, tr. 222.

  31. Westmoreland, sđd, tr. 186.

  32. Westmoreland, sđd, tr. 133.