Trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức: Một đường lối và phương pháp giáo dục tân tiến của Việt Nam Cộng Hòa

Lâm Vĩnh-Thế

Từ rất nhiều nămnay, tại hải ngoại, khi nhắc lại chuyện giáo dục tai Miền Nam trước 1975, nói đếncác trường trung học lớn, đa số mọi người chỉ nói về các trường Petrus Ký, GiaLong, Chu Văn An, Trưng Vương ở Sài Gòn, hay Nguyễn Đình Chiểu, Lê Ngọc Hân ở MỹTho, hay Phan Thanh Giản, Đoàn Thị Điểm ở Cần Thơ, hay Quốc Học, Đồng Khánh ởHuế, ít thấy ai nhắc đến tên Trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức (THKMTĐ), trựcthuộc Đại Học Sư Phạm Sài Gòn (ĐHSPSG), mặc dù ngôi trường này đã có mặt từ năm1965, nghĩa là đã hoạt động được đúng 10 năm, và đã có những cống hiến rất quantrọng cho hệ thống giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Người viết bài này,đã từng phục vụ tại THKMTĐ một thời gian khá dài (1966-1971) với tư cách giáosư môn Kiến Thức Xã Hội (tên gọi mới của môn Sử Địa tại Trường) và Quản Thủ ThưViện, cố gắng giới thiệu những nét đặc biệt của trường THKMTĐ khiến nó trởthành biểu tượng của một đường lối và phương pháp giáo dục thật sự tân tiến củaVNCH.

Thành Lập TrườngTHKMTĐ

Hệ thống giáo dụccủa nước Việt Nam độc lập đã được đặt nền móng vững chắc từ năm 1945 dưới thời Chínhphủ Trần Trọng Kim với Bộ Trưởng Giáo Dục đầu tiên là Giáo sư Hoàng Xuân Hãn. Tuytiếng Việt đã được sử dụng để giảng dạy nhưng toàn bộ hệ thống giáo dục, từ “hệthống tổ chức, tổ chức thi cử, và chương trình học vẫn giữ được những nét chínhcủa chương trình Pháp.” [1] Trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa đã có một hộinghị giáo dục được tổ chức vào năm 1958 mang tên là “Hội Thảo Giáo DụcToàn Quốc.” [2] Chính cuộc hội thảo giáo dục này, lần đầu tiên, đã tạora triết lý giáo dục cho VNCH với ba nguyên tắc chỉ đạo là Dân tộc, Nhânbản, và Khai phóng. Đại hội giáo dục toàn quốc lần thứ hai được tổ chứcvào năm 1964 khẳng định lại một lần nữa ba nguyên tắc chỉ đạo vừa nêu trên, vớimột điều chỉnh nhỏ: nguyên tắc chỉ đạo thứ ba được đổi từ Khai phóng sangKhoa học [3] Chính trong thời gian này đã xuất hiện một số bài viếtthảo luận chung quanh đề tài “một nền giáo dục mới” cho VNCH. TrườngĐHSPSG đi một bước xa hơn, không phải chỉ tham gia vào việc thảo luận suông vềchuyện giáo dục mới này, mà bằng việc thực hiện một dự án giáo dục cụ thể: thiếtlập THKMTĐ. Trong Dự Án Đại Cương cho ngôi trường mới này, đệtrình cho Hội Đồng Khoa của ĐHSPSG vào tháng 3-1965, người thảo dự án, Giáo sưDương Thiệu Tống, vị Hiệu Trưởng đầu tiên của trường, đã khẳng định:

“Chương trình ấychỉ có thể thực hiện không phải bằng những cuộc bàn cải về lý thuyết mà phải làkết quả của các cuộc nghiên cứu và thí nghiệm.” [4]

Như thế rõ ràng làTHKMTĐ sẽ là nơi thực hiện các cuộc nghiên cứu và kiểm nghiệm đó. Và, quả thật,THKMTĐ, nhìn từ tất cả mọi khía cạnh, từ triết lý giáo dục, chương trình học, hệthống lượng giá (thi cử), cho đến cơ sở vật chất, đôi ngũ giáo sư, phương phápgiảng dạy và học tập, tất cả đều hoàn toàn mới, chưa từng có tại Việt Nam nóichung và tại VNCH nói riêng, hoàn toàn mang tính chất nghiên cứu và kiểm nghiệmcho một chương trình “giáo dục mới” cho VNCH.

Bộ Văn-Hóa Giáo-Dụccủa Chính phủ VNCH đã chính thức chấp nhận dự án thành lập THKMTĐ bằng 2 nghị-địnhnhư sau:

“Trường Trung-họcKiểu-Mẫu Thủ-Đức trực thuộc Đại-Học Sư-Phạm Saigon là một Trường Trung-Học Đệ-Nhị-Cấpthiết lập do Nghị-định số 945-GD/PC/NĐ sửa đổi bởi nghị dịnh số 840/GD/PC/NĐ,ngày 12-6-1965 của Bộ Văn-Hóa Giáo-Dục.” [5]

Triết Lý Giáo Dục củaTHKMTĐ

Dựa trên căn bảnlà các đánh giá của các nhà giáo dục qua 20 năm nước nhà được độc lập(1945-1965), và qua hai cuộc hội thảo giáo dục toàn quốc (1958 và 1964), thể hiệnqua 3 nguyên tắc chỉ đạo đã nêu bên trên (Nhân Bản, Dân Tộc, và Khai Phóng -sau chỉnh lại là Khoa Học), Giáo sư Dương Thiệu Tống, sau khi đưa ra các nhậnxét như sau về nền giáo dục cũ:

“1. Học đường táchrời với xã hội, kiến thức tách rời với thực tế.

2. Thiếu sự hướngdẫn do đó trẻ không được phát triển theo đúng khả năng.” [6]

đã đề nghị một triếtlý giáo dục mới cho THKMTĐ như sau:

“Phương pháp giáodục mới ở các nước tân tiến hiện nay dựa trên nguyên tắc của Khoa Tâm Lý giáo dục.Trẻ khác nhau về khả năng (ability), hứng thú (interests) và phải được phát triểntoàn diện (full development). Dựa trên nguyên tắc ấy học đường và phương phápgiáo dục phải làm sao đặt trọng tâm vào việc tìm hiểu hướng dẫn và phát triểnkhả năng và sở thích của trẻ. Do đó, bên cạnh lối giáo dục phổ thông, phải cógiáo dục hướng nghiệp để chuẩn bị cho thanh thiêu niên có sẳn năng khiếu và hứngthú có thể lựa chọn nghề nghiệp thích hợp sau này; như vậy tránh được sự lãngphí về nhân lực như đã nói ở trên và tạo nên sự quân bình về các ngành hoạt độngVăn Hóa, Mỹ Thuật, Kinh tế vv…. trong xã hội Việt Nam tương lai.” [7]

Chương Trình GiáoDục của THKMTĐ

Chương trình giáodục được áp dụng tại THKMTĐ đã thể hiện hoàn toàn triết lý giáo dục vừa nêutrên. Nói một cách cụ thể, chương trình giáo dục tại THKMTĐ là một chương trìnhgiáo dục tổng hợp gồm 2 phần rõ rệt:

  • Giáo dục phổ thông:gồm đủ tất cả các môn học của chương trình giáo dục phổ thông lúc đó đang đượcgiảng dạy trong các trường trung học trên toàn quốc, tức là các môn Triết Học(riêng cho Lớp 12), Quốc Văn, Sinh Ngữ (Anh Văn và Pháp Văn), Sử Địa (được gọidưới tên mới là Kiến Thức Xã Hội), Toán, Lý Hóa, Vạn Vật, và ba môn Hội Họa, ÂmNhạc, và Thể Dục (cho các lớp Đệ Nhất Cấp).
  • Giáo dục hướngnghiệp: gồm các môn Canh Nông, Công Kỷ Nghệ, Doanh Thương, và Kinh Tế Gia Đình.

Phần giáo dục hướngnghiệp này có một số mục tiêu như sau: [8]

  • Đem lại giải phápcho nền giáo dục đương thời với những khuyết điểm như là “lý thuyết, từchương, khoa cử, không thực dụng, không sửa soạn thanh hiếu niên vào đời…” bằngcách tạo cho học sinh những “tài khéo căn bản hữu dụng cần thiết… để bổ túccho phần kiến thức thiên về lý thuyết.”
  • Đáp ứng nhu cầu củanền kinh tế Việt Nam, phá bỏ quan niệm lỗi thời “sĩ nông công thương,” đào tạonhân viên kỹ thuật trung cấp cho đầy đủ mọi ngành nghề
  • Đáp ứng “nhữngthử thách kỹ thuật của thế kỷ 20… là thế kỷ của văn minh cơ khí.”
  • Giúp học sinh “xóabỏ quan niệm khinh miệt nghề lao động chân tay,” hiểu rõ “tầm quan trọngcủa mọi nghề và giá trị của mọi nghề,” và cũng giúp học sinh “phát triểnóc tổ chức, tinh thần cộng tác, sự phối hợp, sự liên hệ giữa những người cộng sự.”
  • Giáo dục hướngnghiệp không nhằm đào tạo chuyên viên, chỉ là chuẩn bị cho học sinh có đầy đủkiến thức và thông tin để có thể dễ dàng chọn nghề đúng khả năng và sở thích củamình trong tương lai

Dựa trên mục tiêuvừa nêu trên, các bộ môn chính của giáo dục hướng nghiệp, Công Kỹ Nghệ, Kinh TếGia Đình, và Doanh Thương, đã được xác định tầm quan trọng và xây dựng với nộidung cụ thể như sau:

Công Kỹ Nghệ: (sau đây xin viết tắt là CKN)

  • Tầm quan trọng: [9]
    • CKN giúp học sinhbiết sử dụng, sửa chữa và ngay cả chế tạo các máy móc và dụng cụ
    • CKN giúp học sinhhiểu rõ đặc tính và giá trị cũng như bảo trì để tránh phí phạm những vật dụng,máy móc sử dụng trong gia đình
    • CKN giúp học sinhcó được một căn bản thật vững chắc để có thề tiếp tục theo học các trường cao đẳnghay kỹ sư chuyên nghiệp hay kỹ thuật về sau khi đã xong bậc trung học
    • CKN cũng giúp họcsinh phát triển óc sáng tạo, phát huy sáng kiến và nắm vững cách làm việc tậpthể
  • Nội dung cụ thể: [10]
    • Vẽ CKN, không phảichỉ là kỹ nghệ họa, mà gồm đủ tất cả các loại vẽ như sau:
      • Vẽ cơ khí
      • Vẽ hoa hình học:xây cất, hình dạng
      • Vẽ kiến trúc và đồxá xây cất
      • Vẽ sáng tác trangtrì nhà cửa
      • Vẽ khai triển về uốnráp kim loại
    • Các kỹ nghệ nhẹ:
      • Gỗ: tính chất củagỗ, vật dụng trong nhà, bàn ghế tủ giường
      • Điện: điện nhà,radio, TV, vv
      • Ấn loát: sắp chữ,in sách báo, rửa phim ảnh, bản kẽm
      • Công nghệ: thủytinh, đồ gốm, thuộc da, plastic
    • Các kỹ nghệ nặng:
      • Kỹ nghệ kim loại:biến chế kim loại nóng (đúc gang, luyện kim…), biến chế kim loại nguội
      • Năng lượng và cơkhí: năng lương thiên nhiên (gió, nước, than đá…), động cơ (máy nổ 2 thì, máy nổ4 thì, sửa xe Honda…)
  • Phân phối chươngtrình cho các cấp lớp:
    • Đệ Thất + Đệ Lục:CKN nhập môn, lý thuyết đại cương, vai trò của ngươi tiêu thụ, nguyên tắc căn bảnvê sản xuất và vật liệu (đặt trọng tâm vào vẽ CKN)
    • Đệ Ngũ + Đệ Tứ: độngtác căn bản, sử dụng dụng cụ cầm tay, tài khéo cần thiết trong cơ xưởng
    • Đệ Tam: chú trọngvề kỹ nghệ năng
    • Đệ Nhị + Đệ Nhứt: cácnguyên tắc để tự sản xuất, tự chọn một ngành chuyên môn cho mình trong các trườngcao đẳng kỹ thuật; tài nguyên của đất nước; tổ chức cơ xưởng và nhân công

Kinh Tế Gia Đình (sau đây xin viết tắt là KTGĐ):

  • Tầm quan trọng: [11]KTGĐ đem lại cho nữ sinh các kiến thức căn bản của phụ nữ về các lãnh vực sauđây:
    • Thực phẩm
    • Dinh dưỡng
    • Hàng vải và may cắt
    • Săn sóc trẻ con
    • Chăm sóc sức khỏe cánhân, trẻ em, và người già trong gia đình
    • Điều hành, tranghoàng nhà cửa
    • Chuẩn bị hôn nhân,liên hệ giữa cá nhân, gia đình, và cộng đồng
  • Chương trình họccho các cấp lớp: [12]
    • Đệ Thất:
      • Chăm sóc bản thân:sức khỏe, và trang phục
      • Thêu may và hàng vảiI
      • Thực phẩm và dinhdưỡng I
      • Trách nhiệm tronggia đình
      • Săn sóc trẻ em
    • Đệ Lục:
      • Cải thiện bản thân
      • Chăm sóc hình dángbên ngoài
      • Thêu may và hàng vảiII
      • Thực phẩm và dinhdưỡng II
      • Sử dụng tiền bạc,thì giờ và năng lực
    • Đệ Ngũ:
      • Thêu may và hàng vảiIII
      • Công việc giặt ủi
      • Săn sóc người bệnhvà người già
      • Thực phẩm và dinhdưỡng III
      • Bản thân và giađình
    • Đệ Tứ:
      • Mỹ thuật trong đờisống hàng ngày
      • Nhà cửa và vật dụngtrong nhà
      • Săn sóc trẻ em
      • Nghề nghiệp và nữgiới
    • Đệ Tam:
      • Ngân quỹ gia đình
      • Mua sắm vật dụngtrong nhà
      • Quản trị gia đình
      • Thêu may
    • Đệ Nhị:
      • Chuẩn bị cho cuộcsống hôn nhân
      • Săn sóc trẻ con
      • Thực phẩm của trẻcon
    • Đệ Nhứt:
      • Thanh thiếu niêntrong đời sống cộng đồng
      • Vấn đề nhà cửatrong đời sống gia đình và trong đời sống cộng đồng
      • Thực phẩm của giađình

Doanh Thương: (sau đây sẽ viết tắt là DT) [13]

  • Trong nếp suy nghĩcủa người Việt Nam từ ngàn xưa, DT bị xếp cuối cùng: “Sĩ Nông Công Thương,” đưađến hiện trang là nền kinh tế nói chung, và DT nói riêng đã bị ngoại kiều chiphối hoàn toàn
  • Để xóa bỏ khuyếtđiểm đó, môn DT phải được đưa vào chương trình trung học phổ thông, xếp nganghàng với các môn văn chương, khoa học hay toán học; học sinh phải được cung cấpkiến thức để hiểu những vấn đề kinh tế thực tiển và hữu dụng trong đời sốnghàng ngày
  • Môn DT giúp họcsinh thấu hiểu tầm quan trọng của DT trong sự thịnh vượng của quốc gia
  • Môn DT cũng giúp họcsinh trở thành những công dân hữu dụng cho quốc gia với kiến thức thu thập đượcvề một số bộ môn như đánh máy, kế toán, tốc ký, nghề bán hàng, vv.

Ngoài hai phầnGiáo dục phổ thông và Giáo dục hướng nghiệp vừa trình bày bên trên, THKMTĐ còncó thêm một số ban ngoại khóa hoạt động rất tích cực và đem lại hiệu quả rất tốtcho việc học tập của học sinh. Trước tiên là Ban Hướng Dẫn Khải Đạo (với Giáosư Phạm Văn Quảng là Trưởng Ban, và hai Giáo sư Dương Thủy Ngân, và Mai ThiThanh là thành viên) có nhiệm vụ hướng dẫn, giúp đở các học sinh về nhiều lãnhvực như: học tập (chọn các môn nhiệm ý chẳng hạn), hướng nghiệp, tìm hiểu vàgiúp các học sinh giải quyết các vấn đề tâm lý, khó khăn gia đình, vv. Ban HướngDẩn Khải Đao luôn luôn làm việc sát cánh với hai ban ngoại khóa khác là Ban HướngDẫn Đức Dục (với Trưởng Ban là Giáo sư Nguyễn Nhã, và các Giáo sư Dương Thi kImSơn, Huỳnh Thị Bạch Tuyết, và Phạm Văn Quảng là thành viên; sẽ nói thêm về Bannày trong phần sau) và Ban Sinh Hoạt Học Đường (với Giáo sư Trần Ngọc Ban làTrưởng Ban). Sinh Hoạt Hiệu Đoàn tại THKMTĐ cũng rất phong phú vì có cả một buổichiều Thứ Năm hàng tuần dành cho Sinh Hoạt Hiệu Đoàn gồm cả sinh hoạt Hướng Đạovới các Trưởng Hướng Đạo là các Giáo sư Dương Văn Hóa, Huỳnh Văn Nhì, và Dương ThịKim Sơn.

Hệ Thống Lượng Giácủa THKMTĐ

THKMTĐ đã chuyển hẳnlối chấm điểm theo điểm số (từ 0 đến 20) mà tất cả các trường trung học trêntoàn quốc đang áp dụng sang hệ thống chấm điểm theo chữ viết (A,B.C,D,và L) nhưsau: [14]

  • Điểm A: Rất Giỏi(tương đượng với Hạng Ưu)
  • Điểm B: Giỏi(tương đương với Hạng Bình)
  • Điểm C: Khá (tươngđương với Hạng Bình Thứ)
  • Điểm D: Thường(tương đương với Hạng Thứ
  • Điểm L: Loại (Hỏng,Rớt)

Thang điểm đổi điểmsố ra điểm chữ

Các bài kiểm travà bài thi thường được “soạn chủ yếu dưới dạng trắc nghiệm với nhiều kiểukhác nhau: điền khuyết, chọn lựa, trả lời vắn tắt.” [15]

“Học sinh được chọnvào trường trên căn bản thi tuyển tự do và cạnh tranh. Trường Trung Học Kiểu MẫuThủ Đức đi tiên phong trong việc dùng đề thi trắc nghiệm trong việc khảo thí. Muốnlên lớp 12, học sinh phải đậu bằng Hoàn Tất Mỹ Mãn Lớp 11. Muốn tốt nghiệp lớp12, học sinh phải đậu kỳ thi Chứng Chỉ Thành Chung Trung Học Tổng Hợp (sau nàyđổi tên thành Tú Tài Tổng Hợp). Vì lý do thử nghiệm của chương trình giáo dục tổnghợp, hai kỳ thi trên được tổ chức trong trường theo đúng tinh thần các nghị địnhcủa Bộ Giáo Dục, có thêm phần thi vấn đáp nhiều môn học. Cách chấm điểm của cáckỳ thi này có phần khó hơn lối chấm điểm trong các kỳ thi Tú Tài phổ thông bênngoài. Hai bằng này được coi là tương đương và hưởng cùng quyền lợi như văn bằngTú Tài I và Tú Tài II.” [16]

Cơ Sở Vật Chất củaTHKMTĐ

Toàn cảnh TrườngTHKMTĐ

“Trường Trung họcKiểu Mẫu Thủ đức được xây dựng trong Khu Trung Tâm Đại Học Thủ Đức,cách đường Xa lộ Biên Hòa khoảng 1.000 m và cách trung tâm Sàigòn khoảng 16km, thuộc xã Linh Xuân Thôn, Quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định (nay là Q.Thủ Đức,Tp.HCM). Diện tích xây cất khu trường là 5.107 m2 (kể cả khu trường mới của Đạihọc Sư phạm Sàigòn) trên khuôn viên khoảng 5 ha. Kinh phí xây dựng là 40 triệuđồng cho xây cất cả khu (tài khóa 1963), 6 triệu đồng cho trang bị bàn ghếcho các lớp học và văn phòng, trang bị sơ khởi cho các Phòng Thí Nghiêm.(tàikhóa 1964).” [17]

Tại thời điểm năm1965, khi vừa được xây cất xong, THKMTĐ là trường trung học có cơ sở vật chất đồsộ và khang trang nhất tại VNCH.

Ngôi trường đồ sộvà khang trang nhất nước này đã được thiết kế do chính Kiến Trúc Sư Ngô Viết Thụ,người đã đoạt giải Khôi Nguyên La Mã năm 1955, và cũng chính là người, sau này,vẽ kiểu cho Dinh Độc Lập (tức Phủ Tổng Thống của Đệ Nhị Công Hòa). Việc xây cấtđược khởi công ngày 26/5/1963 và hoàn tất vào ngày 30/3/1964.

Không ảnh của trườngTHKMTĐ mới xây cất xong chụp năm1965

Ghi Chú: 1) Dãy nhà A (Cơ sở mới của ĐHSPSG)

2) Tất cả các cơ sởcòn lại là của Trường THKMTĐ, gồm: Giảng

Đường, và các dãynhà B, C, và D

Về sau, năm 1971,THKMTĐ được Cơ Quan USAID (United States Agency for International Development)cấp ngân sách để xây thêm một câu lạc bộ - nhà ăn cho học sinh rất lớn (với khoảng600 chỗ ngồi).

Câu lạc bộ - Nhàăn của THKMTĐ mới xây thêm năm 1971

Với cơ sở vật chấtnhư thế, THKMTĐ đã có phương tiện để tổ chức các phòng học riêng biệt theo chứcnăng của từng bộ môn của chương trình giáo dục tổng hợp:

  • Phòng học cho bộmôn CKN: với rất nhiều máy móc cho từng môn học như Vẽ CKN, Kỹ nghệ gỗ, Kỹ nghệđiện, Ấn loát, vv

  • Phòng học cho bộmôn KTGĐ: với máy móc, dụng cụ cho các môn học như Thêu may và hàng vải, ThựcPhầm và dinh dưỡng, vv

  • Phòng học cho bộmôn DT: với máy đánh chữ, máy tính, vv.
  • Phòng thí nghiệmcho các bộ môn Lý-Hóa và Vạn Vật với đầy đủ các trang thiết bị để thí nghiệm,kính hiển vi, vv.
  • Phòng học cho bộmôn Kiến Thức Xã Hội (Sử Địa) với đầy đủ bản đồ, quả cầu, máy chiếu, vv.
  • Phòng học cho cácbộ môn nhiệm ý Âm Nhạc và Hội họa.

  • Vườn thực tập chomôn Canh Nông: khu đất trống bên ngoài trường, phía bên dãy nhà C đã được dànhlàm vườn thực tập cho môn Canh Nông.

  • Một đặc điểm nổi bậtcần nói thêm về cơ sở vật chất của THKMTĐ, mà ngay cả các trường trung học lớntrên toàn quốc, như Petrus Ký, Gia Long, Chu Văn An, Trưng Vương cũng không có,là Thư Viện.

Cái được gọi là“thư viện” tại các trường trung học lớn đó, thật ra chỉ là cái kho sách, hoàntoàn không có các chức năng của một thư viện đúng nghĩa, chỉ để chứa các sáchgiáo khoa cho học sinh mượn vào đầu năm học và trả lại vào cuối năm. Nhân viênphụ trách các “thư viện” đó chỉ là các nhân viên hành chánh, thư ký hoặc giámthị, hoàn toàn không được huấn luyên gì hết về nghiệp vụ thư viện. (Tình trạngcác thư viện học đường chỉ được cải thiện từ cuối năm 1968 khi một đơn vị củaUSAID mang tên là Library Development Authority, bắt đầu tổ chức các khóa huấnluyên căn bản thư viện học cho các nhân viên thư viện của các trường học). ThưViện Trường THKMTĐ, ngược lại, là một thư viện thật sự với đầy đủ các chức năngchuyên môn và Quản Thủ Thư Viện đều là những người được đào tạo chính quy vềnghiệp vụ thư viện. Vị Quản Thủ Thư Viện đầu tiên của Trường là Giáo sư Nguyễn ỨngLong, tốt nghiệp Ban Anh Văn, ĐHSPSG, Khóa 1 (năm 1961), sau đó du học Hoa Kỳvà tốt nghiệp bằng Master of Library Science (M.L.S.) tại Đại Học Peabody, TiểuBang Tennessee. Về sau, năm 1970, Giáo sư Long rời Trường THKMTĐ đi nhận chức vụGiám Đốc Nha Văn Khố và Thư Viện Quốc Gia. Người kế vị Giáo sư Long là Giáo sưLâm Vĩnh Thế (tác giả bài viết này), tốt nghiệp Ban Sử Địa, ĐHSPSG, Khóa 3(1963), đã được Giáo sư Hiệu Trưởng Phạm Văn Quảng cử đi học một khóa huấnluyên căn bản thư viện học trong 3 tuần lễ tại Sài Gòn do cơ quan USAID tổ chức.Sau đó, Giáo sư Thế được USAID cấp học bổng, du học Hoa Kỳ hai năm (1971-1973) vàtốt nghiệp bằng Master of Library Science (M.L.S.) năm 1973 tại Đại HọcSyracuse, tiểu bang New York. Sau khi về nước, Giáo sư Thế là Chủ Tịch Hội ThưViện Việt Nam, và là Giáo sư Trưởng Ban Thư Viện Học, Phân Khoa Văn Học và KhoaHọc Nhân Văn, Viện Đại Học Vạn Hạnh. Trong thời gian Giáo sư Thế đi du học thìngười thay thế là Giáo sư Nguyễn Ngọc Hoàng, tốt nghiệp thủ khoa Ban Sử Địa, ĐHSPSG,Khóa 10 (1970). Sau đó Giáo sư Hoàng cũng đã theo học một khóa căn bản thư việnhọc của USAID, và tốt nghiệp khóa huấn luyện trung cấp thư viện học một năm(1971-1972) tại Đại Học Sư Phạm Sài Gòn. Giáo sư Thế đã có một bài viết đăngtrong Thư viện tập san, cơ quan ngôn luận của Hội Thư Viện ViệtNam, về Thư Viện của Trường THKMTĐ: [18]

Phần mở đầu củabài viết “Thư viện Trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức” đăng trong TrangWeb “Tuyển tập Vĩnh Nhơn Lâm Vĩnh Thế”

Đội Ngũ Giáo Sư củaTHKMTĐ

THKMTĐ đã từng cóđược một đội ngũ giáo sư hùng hậu gồm một đa số rất lớn là các giáo sư trung họcđệ nhị cấp được đào tạo chính quy từ Trường ĐHSPSG về đủ tất cả các bộ môn, vàtrong số này rất nhiều vị sau đó đã được học bổng du học tai Hoa Kỳ và tốt nghiệpvới bằng Cao Học về Giáo Dục (Master of Education).

THKMTĐ, từ khikhai giảng năm học đầu tiên (1965) cho đến biến cố ngày 30-4-1975, đã có được tấtcả 5 vị Hiệu Trưởng như sau:

  • Giáo sư Dương ThiệuTống: 1965-1966
  • Giáo sư Nguyễn ThịNguyệt: 1966-1968
  • Giáo sư Phạm VănQuảng: 1968-1972
  • Giáo sư Dương VănHóa: 1972-1974
  • Giáo sư Huỳnh VănNhì: 1974-1975

Khi khai giảngniên khóa đầu tiên vào năm 1965, THKMTĐ đã có một ban giảng huấn gồm tất cả 21vị như sau: [19]

Phần mở đầu củabài viết “Chung một giấc mơ,” đã đăng trong “Nhìn về trường xưa: đặcsan 2006, Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức”

(Ghi chú: GS. Lan Đài (Nhạc) tên thật là Nguyễn Kim Đài, nhạc sĩvới nhiều ca khúc nổi tiếng như: Chiều Thương Nhớ (phổ thơ củaHoàng Hương Trang), Tà Áo Tím, vv.; GS Hoàng Hương Trang (Hội Họa)tên thật là Hoàng Thị Diệm Phương, tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật)

Về sau, với số họcsinh ngày càng tăng, nhu cầu về giáo sư cũng tăng lên, THKMTĐ đã được tăng cườngthêm một số giáo sư mới, phần đông cũng đều là giáo sư trung học đệ nhị cấp đãcó một số năm kinh nghiệm dạy học từ các trường trung học lớn từ các tỉnh chuyểnvề:

  • Ban Triết: cácgiáo sư Mai Ngọc Đĩnh, và Nguyễn Hữu Hiệp
  • Ban Quốc Văn: các giáosư Nghiêm Minh Châu, Võ Thị Cưu, Phan Thị Bích Hà, Nguyễn Văn Hiệp, Trần Thái Hồng,Dương Đức Khoáng, Nguyễn Thị Tống Sơn, Mai Thị Thanh, Nguyễn Chí Thành, NguyễnThị Kim Thơ, Trương Thị Lệ Thủy, Phạm Xuân Tích, Vũ Xuân Tràng, và Đinh Đắc Vỹ
  • Ban Pháp Văn: cácgiáo sư Phan Thị Bạch Điểu, Nguyễn Ngọc Hà, Dương Văn Hóa, Lưu Thị Diệu Lệ,Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Đỗ Duy Nội, Lê Tấn Phước, Cao Thu Thủy, và Nguyễn Bá Việt
  • Ban Anh Văn: cácgiáo sư Cao Lương Chung, Hồ Đình Đóa, Ngô Tôn Huấn, Nguyễn Hữu Khoáng, NghiêmVăn Minh, Lưu Thị Kỳ Nam, Nguyễn Thị Tuyết Nga, Hoàng Mạnh Ninh, Hà Xuân Phong,Lê Văn Ruệ, Đặng Đức Thanh, Lê Công Văn, và Lê Thành Việt
  • Ban Kiến Thức Xã Hội(Sử Địa): các giáo sư Nguyễn Thái An, Trần Thế Đức, Nguyễn Ngọc Hoàng, NguyễnNhã, Bùi Văn Nhự, Nguyễn Xuân Phép, Nguyễn Mạnh Quang, Nguyễn Nhựt Tấn, LâmVĩnh Thế, Nguyễn Ngọc Trác, và Trần Anh Tuấn
  • Ban Toán: các giáosư Nguyễn Hữu Hệ, Nguyễn Nhất Lang, Nguyễn Phú Liễm, Trần Quang Nghĩa, Trần HữuNghiệp, Tống Văn Nhàn, Huỳnh Văn Nhì, Đoàn Tấn Phụng, Trần Ngọc Quang, Dương HồngQuân, Thái Xuân Quế, Trương Văn Thành, Trần Đức Thưởng, và Trần Ngọc Tiến
  • Ban Lý Hóa: cácgiáo sư Trần Vân Anh, Trịnh Hồng Hải, Bùi Quang Hân, Hà Thị Vinh Hoa, TrươngThiệu Hùng, Mai Nho Lâm, Trịnh Đình Loạt, Trần Thị Thiền, Võ Ngọc Tư, và NguyễnDuy Ứng
  • Ban Vạn Vật: cácgiáo sư Châu Ngọc Tốt, Đặng Minh Trí, Trần Thị Tuyết, Hoàng Thị Như Ý
  • Ban Doanh Thương:các giáo sư Nguyễn Thành Danh, Nguyễn Văn Dũng, Phan Thị Hiếu, Phan Thanh Hoài,Trần Thị Hương, Nguyễn Kim Hồng, Hoàng Ngọc Khiêm, Võ Phước Long, và Võ ThịNguyệt
  • Ban Kinh Tế GiaĐình: các giáo sư Liên Tú Anh, Bùi Thị Ngọc Ân, Nguyễn Thị Bảy, Phạm Thị MinhDung, Hồ Thị Mỹ Quang, Phan Thị Thúy Nương, Lại Thị Sáu, Đặng Thị Bích Thủy, vàPhạm Ánh Tuyết
  • Ban Công Kỹ Nghệ:các giáo sư Lê Văn Hớn, Lâm Hoàng Minh, Nguyễn Văn Nam, Hà Văn Tịnh, và Bùi KhắcTrụ
  • Ban Âm Nhạc: cácgiáo sư Trương Văn Khuê (Bắc Sơn), Lê Hoàng Long, Trần Thanh Nghị, và Cao ThanhTùng
  • Ban Hội Họa: cácgiáo sư Nguyễn Dzoãn Đức, và Đặng Bích Thủy
  • Ban Thể Dục: cácgiáo sư Huỳnh Thị Liêng, Phan Hữu Thành, Hoàng Như Tùng, và Lê Thị Bạch Tuyết

Phương Pháp GiảngDạy và Học Tập Tại THKMTĐ

Tỷ lệ giáo sư / họcsinh

Trước hết xin đề cậpđến về vấn đề sĩ số. THKMTĐ đã có quyết định ngay từ khi mở trường là mỗi lớpchỉ nhân 35 học sinh thôi, khắc hẳn với sĩ số trung bình là khoảng 50 học sinhcho mỗi lớp tại các trường trung học trên toàn quốc. Mỗi năm trường chỉ mở thêm4 lớp Đệ Thất, tức là chỉ nhận thêm vào 140 học sinh mỗi năm. Riêng cho niênkhóa đầu tiên (1965-1966), trường tuyển học sinh cho 2 cấp lớp là Đệ Lục và ĐệThất, tức là 8 lớp, 4 lớp Đệ Lục và 4 lớp Đệ Thất, với tổng số là 280 học sinh.Như vậy, trong niên khóa đầu tiên (1970-1971) khi trường có đủ 7 cấp lớp từ ĐệThất lên đến Đệ Nhất, THKMTĐ có một tổng số học sinh tối đa là 980 học sinh. Tỷlệ giáo sư / học sinh, lúc THKMTĐ đã có đủ 7 cấp lớp, vào khoảng 120/980 tức là1/8, quả thật là một tỷ lệ lý tưởng cho việc kiểm nghiệm chương trình giáo dụctổng hơp mới này. Với tỷ lệ thầy-trò này cộng thêm với hoạt động rất tích cực củaPhòng Hướng Dẫn Khải Đạo, tất cả học sinh của THKMTĐ đã được các giáo sư của từngbộ môn theo dõi, tiếp cận, và hướng dẫn để giúp đở, tiếp tay mỗi khi các em cóvấn đề gì về chuyện học hành hay chuyện cá nhân và gia đình. Có thể nói là cácgiáo sư biết rất rõ về từng học sinh của mình, một điều khó có thểcó được trong các trường trung học khác.

Dạy và Học TheoPhương Pháp Thuyết Trình

Học sinh thuyếttrình trong giờ Lý-Hóa dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Trương Thiệu Hùng

Phương pháp giảngdạy và học tập căn bản của THKMTĐ là phương pháp thuyết trình. Với chủ trươngtránh không phạm vào khuyết điểm từ chương, bắt học sinh học thuộc lòng của đườnglối giáo dục cũ, các giáo sư của THKMTĐ đã áp dụng, gần như cho tất cả các bộmôn, cách dạy học mới theo phương pháp thuyết trình, với trình tự như sau:

  • Học sinh được phânthành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em; học sinh sẽ tự bầu ra trưởng nhóm.
  • Mỗi nhóm sẽ đượcgiao cho một đề tài nằm trong chương trình của môn học.
  • Giáo sư sẽ hướng dẫntổng quát về đề tài và sách giáo khoa
  • Nhóm sẽ tự tổ chứcviệc phân công trong nhóm từ việc truy tìm tài liệu ở thư viện (không chỉ giớihạn ở sưu tập của Thư Viện trường), viết bài, thuyết trình, chuẩn bị và trả lờicác câu hỏi của các bạn học
  • Giáo sư sẽ tuyệt đốikhông can thiệp vào trong suốt thời gian của buổi thuyết trình
  • Sau khi buổi thuyếttrình hoàn tất, các giáo sư sẽ tổng kết, nêu rõ ưu khuyết điểm của buổi thuyếttrình, và, dĩ nhiên, sẽ chính thức lượng giá buổi thuyết trình và cho điểm

Với phương phápthuyết trình này, các giáo sư THKMTĐ đã thật sự giúp cho học sinh, qua việctruy tìm, và sử dụng tài liệu mà các em đã tìm được, tự tạo ra kiến thức chochính các em, chớ không phải do sự nhồi nhét của thầy cô, và, do đó, kiến thứcđó sẽ vĩnh viễn là một phần của vốn trí thức của các em, và các em sẽ không baogiờ quên được. Qua việc chuẩn bị cho bài thuyết trình, các em lại học được thêmcách làm việc tập thể, nắm được kỹ thuật phân công, phân nhiệm. Qua việc thuyếttrình và trả lời các câu hỏi của các bạn học, các em sẽ dần dà hoàn chỉnh khảnăng trình bày trước đám đông, có khả năng tự chế, tự thắng được các sự lo lắng,rụt rè của bản thân, và có thể tự tạo cho mình khả năng nói chuyện lưu loát vềmột đề tài. Người viết bài này đã rất tự hào khi chứng kiến tận mắt sự trìnhbày lưu loát của các em đại diện học sinh khi phát biểu lời cảm tạ cũng như khitrao quà lưu niệm cho các vị quản trị cơ quan, nhà máy, xí nghiệp trong những lầnhướng dẫn các em đi du khảo.

Du Khảo

Ngoài việc sử dụngphương pháp thuyết trình trong việc giảng dạy, các giáo sư THKMTĐ còn tạo thêmcơ hội học hỏi cho học sinh qua các buổi du khảo được tổ chức rấtthường xuyên trong suốt năm học.

“Du khảo mang nhiềuhình thức khác nhau tùy theo bộ môn học tập. Danh từ “du khảo” tự nó đã chothấy phương pháp học tập này bao gồm hai đặc tính căn bản là “du” và “khảo.” Đặctính “du” cho thấy nơi chốn thực hiện phương pháp này không phải là tại trongkhuôn viên của nhà trường mà phải đi ra ngoài. Đặc tính “khảo” cho thấy nội dung củaphương pháp học tập là trực tiếp quan sát, tìm hiểu đối tượng học tập. Đặc tính thứnhứt là một điều kiện vật chất, đòi hỏi nhà trường phải cung cấp phương tiện cho ThầyTrò tham gia “du khảo” có thể đi và về giữa nhà trường và địa điểm đến để thựchiện chuyến du khảo. Trường KMTĐ là trường trung học duy nhất tại Miền Nam trong thờigian đó có dư thừa khả năng này với giàn xe buýt vàng 15 chiếc dùng để đưa đón họcsinh. Các Thầy Cô chỉ cần lên kế hoạch và thông báo trước cho nhà trường thì sẽcó xe để đưa học sinh đi du khảo. Do đó điều kiện này thật ra không đòi hỏi nhiều côngsức đối với các Thầy Cô. Đặc tính thứ nhì, “khảo” là một điều kiện tinh thần, thật ramới chính là chuyện quan trọng cho bất cứ chuyến du khảo nào. Các Thầy Cô phải có kếhoạch thật chi tiết cho các chuyến du khảo. Một mặt phải lo việc chuẩn bị địa điểmdu khảo, bao gồm việc liên lạc, tiếp xúc, xác định chương trình, ngày giờ, nhân sự, muasắm quà lưu niệm, vv. Mặt khác phải chuẩn bị cho học sinh về mọi mặt để các em cóthể tiếp thu tối đa kiến thức và kinh nghiệm trong chuyến du khảo.

Trong một số trườnghợp, sau các chuyến du khảo, các học sinh phải viết tường trình, cho biết rõ các điềumà các em đã học hỏi được.” [20]

Đoàn xe buýt vàng vàcác bác tài xế của THKMTĐ
Du Khảo tại nhà máyVIMYTEX do GS Lâm Vĩnh Thế và GS Nguyễn Văn Tâm thực hiện chohọc sinh Ban Công Kỹ Nghệ

Thành Quả củaTHKMTĐ

Thành Công KiểmNghiệm Chương Trình Trung Học Tổng Hợp

Hè 1971, THKMTĐhoàn tất việc kiểm nghiệm Chương trình Trung học Tổng hợp với việc tổ chứcthành công hai kỳ thi:

  • Chứng chỉ Hoàn TấtMỹ Mãn Lớp 11, được Bộ Giáo Dục công nhận tương đương với Bằng Tú Tài I
  • Chứng Chỉ ThànhChung Trung Học Tổng Hợp, được Bộ Giáo Dục công nhận tương đương với Bằng TúTài II (về sau đổi lại gọi là Bằng Tú Tài Tổng Hợp)

Khóa đầu tiên củaTrường, tức Lớp 12, niên khóa 1970-1971, có 125 học sinh dự thi, đã có tất cả105 học sinh đậu Chứng chỉ Thành Chung Trung Học Tổng Hợp, tỷ lệ là 84% với: [21,22]

  • 2 học sinh đạt HạngRất Giỏi (Ưu)
  • 25 học sinh đạt HạngGiỏi (Bình)
  • 10 học sinh đạt HạngKhá (Bình Thứ)
  • 68 học sinh đạt HạngThường (Thứ)

Với thành quả tốtđẹp này, THKMTĐ được đánh giá là đã thành công hoàn toàn trong việc kiểm nghiệmChương trình Trung học Tổng hợp, đưa đến kết quả là Bộ Giáo Dục đã “ranghị định số 2346-GD/TTHBDGD/HV/NĐ ngày 10-12-1971 ban hành chương-trìnhtrung-học tổng-hợp đệ nhất cấp; và nghị định số 5770 GD/TTH/HV/NĐ ngày 22-6-72ban hành chương trình trung học tổng hợp bậc đệ nhị cấp.” [23] Hai chươngtrình giáo khoa cho các trường trung học tổng hợp trên toàn quốc đã bao gồm rấtnhiều nội dung chương trình phổ thông của THKMTĐ và hầu như toàn bộ chương trìnhcác môn hướng nghiệp và cả môn Hướng Dẫn Đức Dục.

Đầu niên khóa1971-1972, Bộ Giáo Dục đã cho thành lập thêm hai trường Trung Học Tổng Hợp lớntại thủ đô Sài Gòn là Trường Sương Nguyệt Ánh do Giáo sư Đặng Kim Chi, cựu Giáosư Trung Học Gia Long tại Sài Gòn, làm Hiệu Trưởng và Trường Nguyễn An Ninh vớiGiáo sư Nguyễn Trung Quân, cưu Hiệu Trưởng Trường Trung Học Phan Thanh Giản tạiCần Thơ, làm Hiệu Trưởng.[24]

Những năm sau đó, cóthêm một số trường trung học tổng hợp khác đã được thành lập tại các tỉnh, nângtổng số trường trung học tổng hợp tại VNCH (không kể 3 trường Kiểu Mẫu tại Huế,Thủ Đức, và Cần Thơ) lên đến 18 trường như sau:

  • Trung Học Tổng HợpSương Nguyệt Ánh, Sài Gòn
  • Trung Học Tổng HợpNguyễn An Ninh, Sài Gòn
  • Trung Học Tổng HợpLương Văn Can, Quận Tám, Sài Gòn
  • Trung Học Tổng HợpQuốc Gia Nghĩa Tử, Sài Gòn
  • Trung Học Tổng HợpMạc Đĩnh Chi, Sài Gòn
  • Trung Học Tổng HợpLý Thường Kiệt, Hóc Môn, Gia Định
  • Trung Học Tổng HợpNguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho
  • Trung Học Tổng HợpGia Hội, Huế
  • Trung Học Tổng HợpTrần Quốc Tuấn, Quảng Ngải
  • Trung Học Tổng HợpDỉ An, Biên Hòa
  • Trung Học Tổng HợpPhan Thanh Giản, Cần Thơ
  • Trung Học Tổng HợpThoại Ngọc Hầu, An Giang (Long Xuyên)
  • Trung Học Tổng HợpNguyễn Huệ, Phú Yên (Tuy Hòa)
  • Trung Học Tổng HợpNguyễn Trung Trực, Kiên Giang (Rạch Giá)
  • Trung Học Tổng HợpChưởng Binh Lễ, An Giang (Long Xuyên)
  • Trung Học Tổng HợpKiến Hòa (Bến Tre)
  • Trung Học Tổng HợpSa Đéc (Đồng Tháp)
  • Trung Học Tổng HợpBan Mê Thuột (Darlac)

Trường ĐHSPSG đã mởphải thêm Ngành Huấn Luyện Giáo Sư Trung Học Đệ Nhất Cấp Cấp Tốc và Giáo sưPhan Thanh Hoài, Trưởng Ban Doanh Thương của THKMTĐ, đã được cử làm Giám Đốc. NgànhHuấn Luyện này chỉ mở được 2 Khóa huấn luyện: [25]

  • Khóa 1(1970-1973): chỉ có Ban Doanh Thương
  • Khóa 2(1971-1974): có đủ 3 Ban Doanh Thương, Công Kỹ Nghệ và Kinh Tế Gia Đình

Một số học sinhTHKMTĐ, tất cả là 26 em, tốt nghiệp khóa đầu tiên (1971) của Trường, đã trúngtuyển, theo học, và tốt nghiệp Khóa 2 như sau:

  • Ban Doanh Thương: chỉcó 1 em là em Nguyễn Đình Đạt
  • Ban Công Kỹ Nghệ: tấtcả 12 em, là các em Đoàn Văn Dũng, Lê Thành Đạt, Lê Đình Huy, Nguyễn Ngọc Lễ,Nguyễn Huy Lục, Phạm Quang Ngọc, Lê Ngọc Sơn, Phạm Chí Thành, Lê Thành Trọng,Nguyễn Xuân Tuấn, Trần Quang Tuấn, và Nguyễn Hữu Xương
  • Ban Kinh Tế GiaĐình: tất cả 13 em, là các em Phạm Thị Vân Anh, Trần Thị Thủy Anh, Bùi Thị NgọcÂn, Nguyễn Ngọc Minh Ẩn, Nguyễn Thị Kim Cúc, Phạm Thị Minh Dung, Trương Thị Hồng,Phạm Thị Ngọc Hương, Đào Thị Bích Loan, Đặng Thị Bích Thủy, Nguyễn Thị NgọcTrinh, Trần Thị Khuê Trinh, và Phạm Ánh Tuyết

Trường ĐHSPSG cũngđã tổ chức một khóa tu nghiệp trong 3 tuần lễ về Hướng Dẫn Khải Đạo cho 20 Giáosư Trưởng Ban Sinh Hoạt Hiệu Đoàn của các trường Trung Học Tổng Hợp mới thành lậptrên toàn quốc vào năm 1973. Ban giảng huấn của khóa tu nghiệp này gồm các vị giáosư nhiều kinh nghiệm trong ngành Hướng Dẫn Khải Đạo sau đây:

  • Giáo sư Phạm VănQuảng (M.S.), cựu Trưởng Ban Hướng Dẫn Khải Đạo và cựu Hiệu Trưởng THKMTĐ,đương kim Giảng sư môn Hướng Đẫn Khải Đạo của ĐHSPSG
  • Giáo sư Huỳnh VănQuảng (Ph.D), Trưởng Ban Cao Học, và Giảng sư môn Hướng Dẫn Khải Đạo của ĐHSPSG
  • Giáo sư BillRaines (Ph.D.), Cố vấn về Hướng Dẫn Khải Đạo của Phái Đoàn Cố vấn Giáo Dục củaĐại Học Ohio, Hoa Kỳ

Trong các khóa tunghiệp này, còn có thêm phần huấn luyện về sinh hoạt hiệu đoàn trong 1 tuần lễ doGiáo sư Trần Đại Lộc (thỉnh giảng của ĐHSPSG) phụ trách bao gồm cả Du Khảo Đà Lạt.

Sau khi hoàn tấtkhóa tu nghiệp này, Giáo sư tham dự viên đã trở về trường và đãm nhận công tác HướngDẫn Khải Đạo tai trường của họ.

Về môn Kinh Tế GiaĐình, ĐHSPSG cũng đã tổ chức ba khóa tu nghiệp, mỗi khóa dài 4 tuần lễ, vào mùahè cho các giáo viên môn Nữ Công Gia Chánh từ các trường công lập trên toàn quốc.Mục đích các khoa này là huấn luyện cho các giáo viên Nữ Công Gia Chánh về mônhọc mới là Kinh Tế Gia Đình sẽ được giảng dạy tại các trường Trung Học Tổng Hợpsẽ được thành lập trong tương lai.

Ban điều hành cáckhóa tu nghiệp này gồm:

  • Giám Đốc: Giáo sưTrần Văn Tấn, Khoa Trưởng ĐHSPSH (Khóa đầu tiên; các khóa sau là Giáo sư DươngThị Kim Sơn, Trưởng Ban Kinh Tế Gia Đình của THKMTĐ)
  • Giảng Viên: hai giáosư Dương Thị Kim Sơn và Huỳnh Thị Bạch Tuyết, Ban Kinh Tế Gia Đình của THKMTĐ
  • Các Khóa:
  • Khoá 1: Hè 1967 với70 học viên
  • Khóa 2: Hè 1969 với70 học viên
  • Khoá 3: Hè 1974 với60 học viên

Do nhu cầu pháttriển này, ĐHSPSG đã có nghị định thuyên chuyển khá nhiều các vị Giáo sư củaTHKMTĐ, phần lớn là các vị Giáo sư Trưởng Ban, về phục vụ hẳn tại ĐHSPSG để đảmnhận các trách nhiệm quan trọng sau đây:

  • tổ chức, đào tạo,giảng dạy các khóa Giáo Sư Đệ Nhất Cấp về các môn Doanh Thương, Công Kỹ Nghệ,Kinh Tế Gia Đình để dạy các môn này ở các trường Tổng Hợp
  • về bộ môn Kinh TếGia Đình: tổ chức, giảng dạy các lớp Nhiệm Ý cho nam nữ sinh viên Đại Học Sư PhạmSaigon.

Thành Công của HọcSinh THKMTĐ

Trước khi bị giảithể vào cuối năm 1975, và được thay thế bởi Trường Trung Học Thực Hành (hoàntoàn không dinh dáng gì đến chương trình trung học tổng hợp cả), THKMTĐ đã cóđược 4 khóa tốt nghiệp với bằng Thành Chung Trung Hoc Tổng Hợp (sau đó đổi gọilà Tú Tài Tổng Hợp): đó là các Khóa 1 (1971), Khóa 2 (1972), Khóa 3 (1973), vàKhóa 4 (1974). Rất đáng tiếc, trong tài liệu Lược sử Trường Trung Học KiểuMẫu Thủ Đức (1965-1975), do Giáo sư Huỳnh Văn Nhì, vị Hiệu Trưởng cuốicùng của THKMTĐ, biên soạn rất công phu, không có ghi số thống kê của Khóa 2,như chúng ta thấy trong bảng liệt kê sau đây: [26]

Thống kê về thànhquả học tập của Khóa 2 (1965-1972) rất quan trọng trong việc lượng giá chươngtrình tổng hợp của THKMTĐ vì đó là Khóa đầu tiên của Trường đã theo họctrọn đủ 7 năm của chương trình giáo dục này. Khóa 1 (1965-1971), tuy tốtnghiệp đầu tiên, chỉ học có 6 năm vì khi vào Trường (1965) là ở cấp Lớp Đệ Lục.

Rất may mắn, ngườiviết bài này đã liên lạc được với em Trần Nam Bình thuộc Khóa 2 hiện đang sinhsống tại Úc. Em Bình đã gửi điện thư cung cấp rất nhiều thông tin liên quan đếnthành quả học tập của Khóa 2. Theo những thông tin này, trích ra từ Kỷ YếuKhóa 2, số thống kê cho thấy đã có tất cả là 91 (79+12 = 91) trên tổngsố 106 học sinh dự thi đã đậu kỳ thi Thành Chung Trung Học Tổng Hợp với tỷ lệ rấtcao là 85,8% như sau: [27]

(Ghi chú: Bảng thống kê này có một lỗi nhỏ: Trong cột thứ nhì “SốGhi tên,” con số 28 của Ban B là sai, con số đúng phải là 38)

Ngoài ra, trong tổngsố 91 học sinh đã đậu bằng Thành Chung Trung Học Tổng Hợp cũa năm 1972 đó đã cótất cả là 10 học sinh nhận được học bổng đi du học như sau:

  • 8 em nhận học bổngcủa Kế Hoạch Colombo (Colombo Plan) đi du học ở Úc Châu, đó là các em Trần NamBình, Trương Quang Chuẩn, Nguyễn Vũ Dũng, Nguyễn Huy Hiển, Nguyễn Thị Phượng,Dương Hồng Thành, Lý Đạt Thông, và Nguyễn Mạnh Trình
  • 1 em nhận học bổngquốc gia đi du học ở Tây Đức là em Lê Thị Kim Thu
  • 1 em nhận học bổngquốc gia đi du học ở Ý là em Mai Văn San

Trong điện thưnày, em Bình có ghi nhận xét như sau: “Tỷ lệ tám người trên tổng số họcsinh THKMTĐ tốt nghiệp TCTHTH là cao nhất trong tất cả các trường có học sinhxin được học bổng Colombo Plan năm 1972.” Một sự kiện còn đáng lưu ýhơn nữa là trong số 8 em được học bổng của Colombo Plan đi du học tại Úc nóitrên đã có đến 4 em tốt nghiệp Tiến sĩ (Ph.D.) tại các Đại Học của Úc như sau:

  • Trần Nam Bình (ĐạiHọc New South Wales, Kinh tế)
  • Nguyễn Vũ Dũng (ĐạiHọc New South Wales, Kỹ sư Hóa học)
  • Nguyễn Huy Hiển (ĐạiHọc New South Wales, Công nghệ Thực phẩm)
  • Dương Hồng Thành (ĐạiHọc Newcastle, Công nghệ Nhiên liệu)

Hai học sinh đượchọc bổng quốc gia đi du học ở Âu Châu, Lê Thị Kim Thu (Đức) và Mai Văn San (Ý)đều tốt nghiệp với bằng Bác Sĩ Y Khoa.

Ngoài ra, cũngchính các học sinh của Khóa 2 này đã trúng tuyển khá nhiều trong các kỳ thi tuyểnvào các trường đại học tại Sài Gòn như sau:

  • Đại Học Sư Phạm:
  • Ban Toán: Trần NamBình
  • Ban Lý Hóa: TrươngQuang Chuẩn, Phạm Quang Hải, và Đặng Đình Long
  • Ban Anh Văn: NguyễnVăn Hoàng, và Nguyễn Mạnh Trình
  • Đại Học Kỹ Sư PhúThọ:
  • Ban Địa Chánh: TrầnNam Bình
  • Đại Học Kiến Trúc:Ong Phát
  • Đại Học Y Khoa:Tiêu Thị Ngọc Diệp, Nguyễn Thị Băng Khanh, Ngô Hải Nam, Nguyễn Văn Tạo, và Lý HổngVân
  • Đại Học Nha Khoa:Lê Lan Phương
  • Đại Học Dược Khoa:Nguyễn Tài Chí (về sau đậu cả bằng Tiến sĩ Dược Khoa)
  • Cao Đẳng Bưu Điện:Trần Nam Bình

Tổng kết: Trong 10 năm hiện hữu (1965-1975), THKMTĐ đã đào tạođược 4 khóa tốt nghiệp chương trình trung học tổng hơp. Tỷ lệ học sinh đã đậu kỳthi Thành Chung Trung Học Tổng Hợp là 84,9% (394 / 464), phân phối như sau:

 

Năm Thi

Số Dự Thi

Số Thi Đậu

Tỷ Lê %

1971

 125

105

84%

1972

106

 91

 85,8%

1973

104

 83

 79,8%

1974

129

 115

 89,1%

Tổng cộng

464

 394

 84,9%

     

Trong các yếu tố tạonên sự thành công của THKMTĐ không thể không kể đến các đóng góp tích cực và rấtquý báu của Hội Phu Huynh Học Sinh và Giáo Chức của trường (HPHHSGC) trong cáccông việc rất quan trọng như sau:

  • Phụ trách việc tuyểnmộ tài xế cho đoàn xe buýt vàng của trường
  • Đóng góp tài chánhvào việc sửa chữa các xe buýt (thường bị hư hỏng vì toàn là xe cũ được tântrang)
  • Yểm trợ cho quỹSinh Hoạt Hiệu Đoàn
  • Trang bị dụng cụthể thao cho hoc sinh
  • Cung cấp phần thưởngcho các hoc sinh xuất sắc trong lễ phát thưởng hàng năm
  • Tổ chức bửa ăntrưa cho Giáo sư và học sinh
  • Tham dự Hội Đồng KỷLuật của trường.

Học Sinh THKMTĐ GiữĐược Bản Sắc Dân Việt


Mặc dù được đào tạotrong một môi trường giáo dục hoàn toàn mới như đã trình bày bêntrên, học sinh THKMTĐ, sau khi ra trường, với một số khá lớn đã trưởng thành, tốtnghiệp, và sinh sống tại hải ngoại, cũng như những học sinh vẫn còn sinh sốngtrong nước, vẫn giữ nguyên được bản sắc của con người Việt Nam. Đây không phảilà một nghịch lý mà chính cũng là một thành quả của lối giáo dục mới đócủa THKMTĐ, vì đội ngũ giáo sư của THKMTĐ chủ trương nhìn về tương lai, thu nhậnnhững tinh hoa của các nước tiên tiến, nhưng không quên quá khứ, lịch sử và vănhóa dân tộc. Trong quyển Kỷ Yếu của Trường niên khóa 1970-1971 đã có ghi rõ nhưsau:


“Hiện nay TrườngTrung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức đang kiểm nghiệm chương trình giáo dục tổng hợp. Nhàtrường đang cố gắng thu thập cái hay của các trào lưu giáo dục trên thế giới đồngthời cố gắng tạo một bản sắc riêng cho Việt Nam.” [28]


Một môn học hoàntoàn mới được đưa vào chương trình học của THKMTĐ: đó là môn Hướng Dẫn ĐứcDục, thay thế cho môn Công Dân Giáo Dục trước kia, với những trọng tâmvề nhà trường (Lớp 6), gia đình (Lớp 7), quốc gia (Lớp 8; các chủ đề của mônCông Dân Giáo Dục được chuyển vào đây), và xã hội (Lớp 9), và với những chuyênđề như: âm nhạc truyền thống, dân ca, quốc hồn quốc túy, trang phục, phong tụcViệt Nam, vv. THKMTĐ cũng đã tổ chức hàng loạt các sinh hoạt ngoại khóa xoayquanh các trọng tâm và chuyên đề đó, như các Trại Hướng Dẫn Đức Dục, Trại VềNguồn, vv.[29]


Người Trưởng BanHướng Dẫn Đức Dục là Giáo sư Nguyễn Nhã đã đóng góp rất nhiều trong việc xây dựngnội dung của chương trình môn học cũng như việc thực hiện chương trình qua côngtác phối hợp nhịp nhàng với các sinh hoạt hướng dẫn khải đạo và sinh hoạt hiệuđoàn đem lại sự quan tâm, theo dõi, và hứng thú trong việc học tập của họcsinh.


Sự phối hợp nhịpnhàng này còn mang tính sáng tạo đã được thể hiện một cách trọn vẹn qua sinh hoạt“cùng khóa” (co-curriculum) vô cùng mới mẻ như sau:

  • sinh hoạt câu lạcbộ với các nhóm Sử Địa, Văn Hoc Nghệ Thuật, Khoa Học, Công Kỹ Nghệ, Kinh Tế GiaĐình, Doanh Thương, Anh Văn, Pháp Văn, và Hùng Biện
  •  sinh hoạt trại vớihàng loạt trại cho học sinh như Trại Hướng Dẫn Đức Dục, trại đào tạo huynh trưởngđệ nhất cấp của lớp 9, và Trại Về Nguồn của lớp 12
  • sinh hoạt thể hiệnbản sắc Việt như dựng nêu, nấu bánh chưng trong dịp Tết Nguyên Đán
  • sinh hoạt mới mẻ vềbáo chí học đường: trong khi báo Xuân của các trường trung học trên toàn quốctrong thời gian đó phần đông chỉ chú trọng về văn nghệ, tờ “Xuân Tổng Hợp” củahọc sinh THKMTĐ đã đặt nặng khía cạnh thông tin và nghiên cứu, gồm những bài phỏngvấn những bậc tài danh như Nhạc sĩ Phạm Duy, Nhạc sĩ Lê Thương, Ông Nghè NguyễnSỹ Giác (vị Tiến sĩ Nho học cuối cùng của Việt Nam), vv.

Kết quả cụ thể là việctổ chức Lễ Kỷ Niệm 5 Năm Thành Lập Trường, đã được giao cho học sinh làm vớichính các em làm Trưởng Ban Tổ Chức và các Trưởng Tiểu Ban cho các Tiểu Ban TriểnLãm, Văn Nghệ, Thi Đấu Thể Thao, vv. và các em đã thành công hết sức mỹ mãn,khiến cho Lễ Kỷ Niệm đã diễn ra thật tốt đẹp.

Hai nét nổi bật nhấtcủa việc giữ được bản sắc Việt này của các học sinh THKMTĐ là: lòng tônsư trọng đạo, và tình nghĩa với thầy cô và bạn học.


Hiện nay, một sốkhá đông các cưu học sinh THKMTĐ đã bước vào tuổi nghĩ hưu, đã có cháu nội ngoại,nhưng lòng tôn kính của các em đối với các thầy cô ngày xưa trước sau vẫn như một,hoàn toàn không một chút thay đổi. Chuyện tổ chức mừng sinh nhựt thầy cô, viếngthăm, an ủi khi thầy cô đau ốm hay gặp hoạn nạn, diễn ra gần như quanh năm, khôngphải chỉ thực hiện cho có lệ vào Ngày Nhà Giáo, Các học sinh THKMTĐkhông những tỏ lòng tôn sư trọng đạo đối với các thầy cô đã dạy mình mà cònluôn luôn tôn trọng và biết ơn ngay cả đối với các nhân viên văn phòng, các báclao công, và các bác tài xế lái các xe buýt vàng của nhà Trường lo việc đưa rướccác em đi học mỗi ngày. Tác giả bài viết này thật sự vô cùng cảm động trước hìnhthức tôn sư trọng đạo mở rộng quá đặc biệt này của các học sinh THKMTĐ.


Thăm Thầy NghiêmVăn Minh (Giáo sư Anh Văn) tại Bà Rịa ngày 4-1-2020


Thăm Cô Nguyễn ThịKim Thơ (Giáo sư Việt Văn, đang bịnh) và Thầy Trần Ngọc Ban (phu quân của CôThơ, Giáo sư Kiến Thức Xã Hội) tại Quận 1, Sài Gòn, ngày 6-1/2020


Thăm Bác NguyễnVăn Hai (Tài xế lái xe buýt của Trường) tại Quận 2, Sài Gòn, ngày 20-1-2020


Về phần tình nghĩađối với thầy cô và các bạn đồng môn thì học sinh THKMTĐ cũng thể hiện rất là đậmđà và sâu sắc. Ngoài việc các học sinh THKMTĐ được đào tạo về môn Hướng Dẫn ĐứcDục từ các lớp đệ nhứt cấp như đã trình bày bên trên, chúng ta còn phải kể đếnmột yếu tố khách quan nữa: đó là việc thầy cô và học sinh THKMTĐ gần gủi vàchia xẻ kinh nghiệm cũng như kỷ niệm với nhau nhiều hơn rất nhiều so với cáctrường trung học khác trên toàn quốc:


“Tình thângiữa thầy trò KMTÐ có một khác biệt lớn so với tình thầy trò ở các trường trunghọc khác ở Việt Nam. Thầy trò KMTÐ không những gần gủi nhau trong việc học và dạymà còn trong nhiều mặt sinh hoạt khác không có tại các trường khác: chung đụngnhau suốt ngày tại trường; đón xe, đi xe chung với nhau; cùng học hỏi với nhautrong các chuyến du khảo; thảo luận, chia xẻ, góp ý với nhau về những vấn đềriêng tư trong các buổi hướng dẩn khải đạo, vv. Có ai trong chúng ta mà khôngcó những kỹ niệm về những buổi đón xe mà xe không đến, về những buổi chiều tantrường thầy trò chen chúc nhau trên xe vì phải dồn lộ trình, về những cuộc hátví “Vân Tiên cõng mẹ chạy ra, chạy vô” ồn ào vui nhộn trên xe trong suốt lộtrình từ Thủ Ðức về Sài Gòn, về những Trại Hè Vũng Tàu, Trại Hè tại trường vớitrường kết nghĩa Trung Học Bến Lức, về những cuộc “lùng soát” của các giáo sưtrong thời gian nhà trường áp dụng “chế độ ngủ trưa.” Và chắc chắn nhiều ngườitrong chúng ta cũng khó quên được những kỹ niệm đau buồn của trường như trong vụtử nạn của em Nguyễn Văn Mai. Và làm sao mà quên được hình ảnh cây nêu cao nghệuđược thầy trò hợp sức dựng lên trước giảng đường mỗi năm vào dịp Tết. Tất cả kếthợp lại một cách tuyệt vời để tạo nên tình cảm keo sơn trong lòng mỗi ngườichúng ta. Với năm tháng, tình thân KMTÐ đã biến thành TÌNH NGHĨA KMTÐ. Tìnhnghĩa KMTÐ nầy thể hiện rõ nét qua bao nhiêu hoạt động tương trợ --không thể kểhết được-- giữa những con người KMTÐ ở trong nước cũng như tại hải ngoại.” [30]


Một Quỹ Tương Trợdo Giáo sư Dương Thị Kim Sơn, Giáo sư Anh Văn, Hướng Dẫn Đức Dục và cũng là TrưởngBan Kinh Tế Gia Đình của Trường, kêu gọi thành lập vào tháng 1-2001, và được sựhưởng ứng nồng nhiệt của các cựu giáo sư và học sinh THKMTĐ tại hải ngoại, đãđược thành lập để giúp đỡ giáo sư và học sinh ở trong nước và tại hải ngoại trongnhững hoàn cảnh khó khăn. Hai bộ phận cựu học sinh THKMTĐ trong nước và hải ngoạihàng năm đều tổ chức họp mặt để chung vui và thăm hỏi các thầy cô và bạn bè. Cácem cũng luôn luôn thăm viếng và chia xẻ với gia đình của các thầy cô và thân hữutrong những lúc hoạn nạn, khó khăn, bệnh tật, tang chế, vv.

      

Thầy trò THKMTĐ viếngtang lễ Thân Mẫu Cô Dương Thủy Ngân (Giáo sư Pháp Văn, và Hướng Dẫn Khải Đạo),ngày 25-5-2009


Thân hữu THKMTĐ viếngtang lễ Thân Mẫu bạn Bùi Thị Xuân Minh (Khóa 1), ngày 8-9-2020


Thân hữu THKMTĐthăm bạn Nguyễn Quang An (Khóa 2) đang dưỡng bệnh sau khi phẩu thuật cột sống cổvà lưng tại nhà, ngày 14-10-2019


Hiện nay các cựu họcsinh của THKMTĐ, mà phần lớn đã bước vào tuổi “lục thập nhi nhĩ thuận,” đã thựchiện được hai Trang Web với rất nhiều bài vở và hình ảnh về ngôi trường mà cácem đã có rất nhiều kỷ niệm vui buồn trong thời tuổi trẻ.


Trang Web của cáccưu học sinh THKMTĐ ở trong nước có thể truy cập tại địa chỉ Internet sau đây:


http://kyuckieumauthuduc.com/kieumau/


Trang Web của cáccưu học sinh THKMTĐ ở hải ngoại có địa chỉ Internet như sau:
http://kieumauthuduc.org


Tuy nhiên, trangWeb hải ngoại này hiện nay đang được điều chỉnh và nâng cấp, tạm thời không thểtruy cập được.


Thay Lời Kết


THKMTĐ, tuy sinhsau đẻ muộn, so với các trường trung học lớn khác ở Sài Gòn và các tỉnh, đã cónhững đóng góp rất quan trọng cho nền giáo dục của VNCH. THKMTĐ đã kiểm nghiệmthành công một chương trình giáo dục và một phương pháp giảng dạy hoàn toàn mớimẻ dựa trên đúc kết của những trào lưu giáo dục tân tiến trên thế giới nhưng vẫngiữ được những gia sản quý báu của văn hóa dân tộc. Từ sự thành công tạiTHKMTĐ, đường lối và phương pháp giáo dục mới này đã được mang ra áp dụng trêngần 20 trường trung học tổng hợp khác trên toàn quốc. Do biến cố ngày 30-4-1975,THKMTĐ chỉ mới đào tạo được 4 khóa với gần 400 học sinh tốt nghiệp bằng ThànhChung Trung Học Tổng Hợp (Tú Tài Tổng Hợp). Điều đáng vui mừng và tự hào chocác các nhà giáo của Trường là các cựu học sinh THKMTĐ, dù tốt nghiệp hay khôngtốt nghiệp chương trình giáo dục tân tiến này của THKMTĐ, dù còn sống trong nướchay đã ở hải ngoại, đã và đang có những đóng góp rất tích cực cho xã hội. Trênhết, các cựu học sinh THKMTĐ, trong và ngoài nước, vẫn luôn luôn gìn giữ nhữnggiá trị văn hóa cao đẹp của người Việt Nam: TÌNH NGHĨA ĐỒNG MÔNTINH THẦN TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO.


 GHI CHÚ:

  1. Phạm Cao Dương, “Sựliên tục của lịch sử trong nền giáo dục của Miền Nam thời trước năm 1975,”trong Giáo dục ở Miền Nam Tự Do trước 1975 (Education in SouthVietnam before 1975). Santa Ana, CA: Lê Văn Duyệt Foundation và Tập SanNghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai Cửu Long, 2006, tr. 130.

  2. Nguyễn Hữu Phước, “Sơlược lịch sử giáo dục Việt Nam (1954-1974): Dân tộc, Nhân bản, Khai phóng,” trongcùng tài liều vừa dẫn bên trên, tr. 136.

  3. Trần Văn Chánh, “Giáodục miền Nam Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển,” tài liệutrực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: http://www.namkyluctinh.org/tac-gia-tac-pham/s-t-u-v/tran-van-chanh/giao-duc-mien-nam-viet-nam-1954-1975-tren-con-duong-xay-dung-va-phat-trien.Tác giả ghi rõ như sau: “Đại hội Giáo dục Quốc gia lần II năm 1964 (gọi là Đạihội Giáo dục Toàn quốc 1964) tiếp tục tái xác nhận ba nguyên tắc định hướng cănbản nhưng sửa lại thành: nhân bản, dân tộc, khoa học.”

  4. TrườngTrung Học Kiểu Mẫu (thuộc Trường Đại-Học Sư-Phạm, SAIGON): Dự án Đại Cương để ĐệTrình Hội-đồng Khoa Đại-học Su-Phạm. Saigon: Đại-học Sư-Phạm, Tháng 3 năm 1965. 14 trang. Tài liệu trực tuyến,có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: http://www.kieumauthuduc.org/images/KMTD_Docs/DuAnDaiCuong1965.pdf

  5. Phạm Văn Quảng, “Việcchuẩn bị Chương Trình Trung Học Tổng Hợp,” trong cùng tài liệu đã dẫn tạicác Ghi chú số 1 và số 2, tr. 182-183. Giáo sư Phạm Văn Quảng, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, Ban Anh Văn, Khóa 1 (1958-1961),Giáo sư môn Anh Văn tại Trường Trung Học Petrus Ký, sau đó du học tại Hoa Kỳ, tốtnghiệp bằng Bachelor of Art, Đại Học George Peabody College, Tennessee, và bằngMaster of Education, Đại Học Southern Illinois University (SIU), Hoa Kỳ, chínhlà Giáo sư Trưởng Ban Hướng Dẫn Khải Đạo của THKMTĐ và cũng là vị Hiệu Trưởngthứ ba của Trường.

  6. Trường Trung HọcKiểu Mẫu, tài liệu đã dẫn, tr. 2.

  7. Trường Trung HọcKiểu Mẫu, tài liệu đã dẫn, cùng trang.

  8. Phạm Văn Quảng, “Đúckết ý nghĩa của chương trình thực nghiệp trong hệ thống giáo dục và hướng dẫn,”tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: http://kyuckieumauthuduc.com/kieumau/chuyen-xua/mon-hoc-huong-nghiep/114-y-ngha-ca-chng-trinh-thc-nghip.html

  9. Trấn Cẩm Hồng, “Tầmquan trọng của môn Công Kỹ Nghệ,” tài liệu trực tuyến, có thể đọc toànvăn tại địa chỉ Internet sau đây: http://kyuckieumauthuduc.com/kieumau/chuyen-xua/mon-hoc-huong-nghiep/110-tm-quan-trng-ca-mon-hc-cong-k-ngh.html Giáo sư Trần Cẩm Hồng, tốt nghiệp Bachelor of Science in IndustrialArts, Đại Học Ohio, Hoa Kỳ, chính là Giáo sư Trưởng Ban Công Kỹ Nghệ củaTHKMTĐ.

  10. Nguyễn Văn Nam, “Nộidung môn Công Kỹ Nghệ,“ tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địachỉ Internet sau đây: http://kyuckieumauthuduc.com/kieumau/chuyen-xua/mon-hoc-huong-nghiep/111-ni-dung-mon-cong-k-ngh.html Giáo sư Nguyễn Văn Nam, tốt nghiệp Bachelor of Science in IndustrialArts, Đại Học Indiana, Hoa Kỳ, là Giáo sư ban Công Kỹ Nghệ của THKMTĐ.

  11. Dương Thị Kim Sơn,“Tầm quan trọng của môn Kinh Tế Gia Đình,” tài liệu trực tuyến,có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: http://kyuckieumauthuduc.com/kieumau/chuyen-xua/mon-hoc-huong-nghiep/112-tm-quan-trng-ca-mon-kinh-t-gia-inh.html?showall=1 Giáo sư Dương Thị Kim Sơn, tốt nghiệp Đại Học Sư PhạmSài Gòn, Ban Anh Văn, Khóa 1 (1958-1961), Bachelor of Science in Education(1963), Master of Science (1964), Đại Học Ohio, HoaKỳ, và Post Graduate, QueenElizabeth College / University of London, Anh Quốc (1972-1973), là Giáo sư cácmôn Anh Văn, Hướng Dẫn Đức Dục, và cũng chính là Giáo sư Trưởng Ban Kinh Tế GiaĐình của THKMTĐ.

  12. Huỳnh Thị Bạch Tuyết,“Phân phối chương trình Kinh Tế Gia Đình,” trong cùng tài liệu trựctuyến vừa ghi bên trên ở Ghi Chú số 11. Giáo sư Huỳnh Thị Bạch Tuyết, tốt nghiệpĐại Học Sư Phạm Sài Gòn, Ban Vạn Vật, Khóa 1 (1958-1961), Bachelor of Sciencein Education (1963), Master of Science (1964), Đại Học Ohio, HoaKỳ, và PostGraduate, Queen Elizabeth Colleg / University of London, Anh Quốc (1972-1973), làGiáo sư môn Kinh Tế Gia Đình của THKMTĐ.

  13. Phan Thanh Hoài, “Giáodục Doanh Thương trong chương trinh trung học phổ thông,” tài liệu trựctuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: http://kyuckieumauthuduc.com/kieumau/chuyen-xua/mon-hoc-huong-nghiep/113-giao-dc-doanh-thng-trong-chng-trinh-ph-thong.html Giáo sư Phan Thanh Hoài, tốt nghiệp Master of Education, Đại Học KentState, Hoa Kỳ, chính là Giáo sư Trưởng Ban Doanh Thương của THKMTĐ.

  14. Huỳnh Văn Nhì, “Lược sử Trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức,” tàiliệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: http://kyuckieumauthuduc.com/kieumau/chuyen-xua/lich-su-cua-truong/thay-co-viet/209-lch-s-trng-chng-2-phn-1.html Giáo sư Huỳnh Văn Nhì, tốt nghiệp Ban Toán, Đại Học Sư Phạm Sài Gòn,Khóa 4 (1964), chính là Giáo sư Ban Toán, Giám Học, và cũng là vị Hiệu Trườngcuối cùng của THKMTĐ. Xin xem chi tiết về Hệ Thống Lượng Giá của THKMTĐ tạiChương 4 của tài liệu này với tựa đề Phương pháp đánh giá thành quả học tậpcủa học sinh Trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức.

  15. Phanxipăng, “Nhớ trường Kiểu Mẫu,” tàiliệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: https://www.rongmotamhon.net/static/chimvie3/55/phanxipn_155NhoTruongKieuMau.htm

  16. Trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: https://www.facebook.com/saigontoiyeu54/posts/979047485591835/

  17. Huỳnh Văn Nhì, tài liệu đã dẫn, Chương 1, tr. 25.

  18. Lâm Vĩnh Thế, “Thưviện Trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức,” đã đăng trong Thư viện tậpsan, Bộ mới, số 10, Đệ 4 TCN (1970), tr. 25-31, tài liệu trực tuyến, cóthể đọc toàn văn trong Trang Web Tuyển tập Vĩnh Nhơn Lâm Vĩnh Thế tạiđịa chỉ Internet sau đây: https://drive.google.com/file/d/0B3Hpasd2o_vcdjMyMXNVa3VmSzQ/view Giáo sư Lâm Vĩnh Thế, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm SàiGòn, Ban Sử Địa, Khóa 3 (1963), Master of Library Science, Đại Học Syracuse,New York, Hoa Kỳ (1973), chính là Giáo sư môn Kiến Thức Xã Hội, và Quản Thủ ThưViện của THKMTĐ.

  19. Lâm Vĩnh Thế, “Chungmột giấc mơ,” đã đăng trong Nhìn vể trường xưa: đặc san 2006,Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức, tr. 76-77, tài liệu trực tuyến, có thể đọctoàn văn trong Trang Web Tuyển tập Vĩnh Nhơn Lâm Vĩnh Thế tại địachỉ Internet sau đây: https://drive.google.com/file/d/0B3Hpasd2o_vcdFFXNXliUTFuRkU/view

  20. Lâm Vĩnh Thế, “DuKhảo: một nét đặc thù của chương trình giáo dục của Trường Trung Học Kiểu MẫuThủ Đức,” tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn trong Trang Web Tuyểntập Vĩnh Nhơn Lâm Vĩnh Thế tại địa chỉ Internet sau đây: https://drive.google.com/file/d/0B3Hpasd2o_vcdTdURmliZlJNS2M/view

  21. Huỳnh Văn Nhì, tàiliệu đã dẫn, Chương 4, tr, 147.

  22. Phạm Gia Vinh, điệnthư ngày 24-10-2020, lúc 10:31 PM; em Vinh, cựu Trưởng Ban Đại Diện Học SinhTHKMTĐ, tốt nghiệp Hạng Giỏi, Khóa 1 (1971), du học Hoa Kỳ, tốt nghiệp Kỹ Sư, thìtổng số học sinh đã trúng tuyển Hạng Giỏi bằng Thành Chung Trung Học Tổng Hơp củanăm 1971 là 26, chứ không phải là 25 như trong tài liệu của Giáo Sư Huỳnh VănNhì.

  23. Phạm Văn Quảng,tài liệu đã dẫn, tr. 185.

  24. Nguyễn Trung Quân,“Đôi điều ghi nhớ về trường trung học tổng hợp ở Miền Nam Việt Nam,” trongGiáo dục ở Miền Nam Tự Do trước 1975 (Education in South Vietnam before 1975),tài liệu đã dẫn bên trên, tr. 194-195.

  25. Chươngtrình huấn luyện giáo sư Trung học Tổng hợp, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây:http://kyuckieumauthuduc.com/kieumau/chuyen-xua/lich-su-cua-truong/tu-lieu1/678-khoa-hun-luyn-giao-s-cac-mon-tng-hp-i-hc-s-phm-sai-gon.html

  26. Huỳnh Văn Nhì, tàiliệu đã dẫn, Chương 4, tr. 147.

  27. Trần Nam Bình, điệnthư ngày 24-10-2020, lúc 12:46 PM, trong Attachment; Trần Nam Bình, khóa 2 củaTHKMTĐ, tốt nghiệp Hạng Rất Giỏi (1972), du học tại Úc Châu, đậu Tiến sĩ(Ph.D.) về Kinh Tế tại Đại Học New South Wales, hiện là Giáo sư (Professor) củaĐại Học New South Wales về Thuế Vụ (Taxation) từ Tháng 7/1991. Tiến sĩ Bìnhcũng là Giáo sư của Đại Học RMIT, và là Giáo sư Thỉnh Giảng (VisitingProfessor) tại các Đại Học Nông Nghiệp và Đại Học Tôn Đức Thắng của Việt Nam.

  28. Nguyễn Nhã. Chândung người thầy thế kỷ XX / Hãn Nguyên Nguyễn Nhã. T/P Hồ Chí Minh: NhàXuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, 2017, tr. 76. Giáo sư Nguyễn Nhã, tốtnghiệp Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, Ban Sử Địa, Khóa 5 (1965), là Trưởng Ban củacác ban Nghiên Cứu, Hướng Dẫn Dức Dục và Kiến Thức Xã Hội của THKMTĐ. Năm 2003,Giáo sư Nguyễn Nhã đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Sử học về đề tài “Quátrình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.” Tiếnsĩ Nguyễn Nhã cũng là tác giả nguyên tác tiếng Việt của cuốn sách Những bằngchứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sado Nhà Xuất Bản Giáo Dục xuất bản năm 2014, sau đó đã được Giáo sư Lâm Vĩnh Thếdịch sang Anh ngữ và đã được Nhà Xuất Bản Routledge của Anh Quốc xuất bản vàonăm 2019 dưới tựa đề Vietnam, territoriality, and the South China Sea:Paracel and Spratly Islands.

  29. Nguyễn Nhã, tài liệuvừa dẫn ngay bên trên, tr. 69-70.

  30. Lâm Vĩnh Thế, “Tìnhnghĩa Kiểu Mẫu Thủ Đức,” tài liệu tực tuyến, có thể đọc toàn văn trongTrang Web Tuyển tập Vĩnh Nhơn Lâm Vĩnh Thế tại địa chỉ Internetsau đây: https://drive.google.com/file/d/0B3Hpasd2o_vcTGEyTFV1WENJZ3c/view