Thương nhớ Bình-Dương: “Điểm hẹn dừng chân ở miền Đông Nam-Bộ”



Tranhsơn mài khảm xà cừ độc đáo ở Bình-Dương
 

Trước hết,phải thực tế nói rằng nếu đem so bì với những tỉnh cónhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên khác, thì Bình-Dươngkhông phải là một nơi có thế mạnh về ngành du lịch đểcho người ta tìm đến tham quan, chiêm ngưỡng mọi dáng vẻđẹp lôi cuốn lạ lùng kỳ thú. Ngược lại, nếu nói vềthắng cảnh nhân tạo có tầm cỡ lớn nhất ở trong nước,thì Bình-Dương chính là một điểm hẹn dừng chân ở miềnĐông Nam-Bộ đầy thú vị tuyệt vời dành cho những cuộchành trình khám phá vùng đất ở phương Nam.

Trên vị trí địabàn đất đai phố thị, hoàn cảnh dân sinh xã hội xoay quanhthành phố Hồ-Chí-Minh, thì mảnh đất Bình-Dương nhờ cónhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên thích hợp vớicác công trình kiến thiết xã hội. Và tái phối trí các cơsở hạ tầng, để cho người ta có thể dễ dàng mở mangphát triển quá mau lẹ mà ít gặp phải những vấn đề phứctạp hơn là nhiều tỉnh khác. Đó chính là do yếu tố địahình trù mật nằm trong bản đồ, mà Bình-Dương may mắn nằmlọt vào trong khu vực có vị trí đất đai tương đối bằngphẳng, hệ thống sông ngòi, núi non, thảo mộc thành hìnhtrong điều kiện vô cùng thuận lợi, để tạo thành mộtcảnh quan địa phương có bản sắc riêng và phải nói làphong phú, đa dạng.

Đường về Bình-Dươngngày nay quá quen thuộc với người trong nước, và ngay cảvới những thành phần là người nước ngoài từ bao năm quatới lui làm việc đầu tư, kinh doanh, du lịch. Nếu chừngvài thập niên trước đây, người ta chỉ biết có Bình-Dươngqua hình ảnh của những dãy phố cũ bạc màu bao xung quanhngôi chợ Thủ-Dầu-Một cạnh con sông Sài-Gòn lững lờ chảyngang qua...


ChợThủ-Dầu-Một ngày nay

Còn bây giờ, thìchính là thời điểm tương lai của thời quá khứ mà Bình-Dươnghoàn toàn đã bị đổi thịt thay da đến nỗi chính nhữngngười dân sở tại xa cách lâu ngày, nay khi có dịp trở vềthăm lại cố hương, thì cũng không còn có thể nhận diệnra được đâu là mọi hình ảnh kỷ niệm thuở xa xưa! Riêngđối với người dân Sài-Gòn chính cống hồi đó cũng vậy!Cái thú vị khi đi về làng trái cây ở Bình-Dương, để thưdãn êm ả vào mỗi cuối tuần ngày trước, nay đã đượcthay vào bằng cảnh quan của một địa điểm du lịch hiệnđại, hoành tráng đứng đầu trong cả nước. Và từ lâu,khu du lịch nầy hằng năm cũng đã từng thu hút được bằngcon số hàng triệu người ở khắp mọi miền tìm đến đểviếng thăm công trình kiến trúc tân kỳ, đồ sộ có mộtkhông hai ở tại nước nhà.


Lạc-CảnhĐại-Nam Văn-Hiến


DãyBảo-Sơn

Ngoài ra, về mặtphát triển kinh tế xã hội địa phương thì Bình-Dương cũnglà một trong những vùng đất đi tiên phuông trải thảm đónchào kêu gọi doanh nhân nước ngoài vào hợp tác đầu tưvới rất nhiều dự án phát triển công nghiệp hiện đạitừ mấy thập niên qua, và đã được đánh giá coi như lànhững thí điểm từng đạt chỉ tiêu thành công tốt đẹp.Hồi trước khi chưa có cái tên hành chánh là Bình-Dương,thì người dân Nam-Bộ thường hay gọi tắt cái tên của miềnnầy là đất"Thủ", tức là Thủ-Dầu-Một. Và mộtphần về địa lý của tỉnh Thủ-Dầu-Một ngày trước, thìchính là tiền thân của tỉnh Bình-Dương ngày nay.

Tuy nhiên, chínhvì nhờ có vị trí dất đai được tổ chức hành chánh quốcgia quy hoạch lại mà Bình-Dương đã biết tận dụng cơ hội,để bùng lên làm thành sức bật như đóa hoa đến mùa nởrộ khoe đủ sắc màu bằng các công trình chỉnh trang thànhphố, làng mạc, cải thiện sinh hoạt đời sống của ngườidân sở tại lên tầm cao mới. Và về lâu, về dài, nếu hầuhết các dự án đường sá, địa ốc, hệ thống giáo dục,y tế, tài chánh, văn hóa, thể thao v.v cùng các tổ chức guồngmáy cơ sở hạ tầng địa phương được hoàn chỉnh thànhhình, thì thành phố mới Bình-Dương đương nhiên sẽ trởthành một khu đô thị hiện đại sầm uất hàng đầu trongnước. Và nó cũng sẽ mang lại thêm cho người dân địa phươngmột không gian môi trường sống mới, rất là thích hợp,hài hòa với ý nghĩa của một thành phố du lịch luôn luôntìm cách phát triển không ngừng.


Phốicảnh khu đô thị mới Bình-Dương trong tương lai


Đàinhạc nước Cổng Trời (Ảnh thực tế)


vàcông viên tại thành phố mới Bình-Dương
sau2 năm khởi công xây dựng

Song song với chủyếu quyết tâm của sự tạo dựng đó, Bình-Dương cũng đangnỗ lực duy trì thành quả thu hoạch thế mạnh về lợi tứcthu nhập kinh tế địa phương, bằng vào sự hiện hữu củacác khu công nghiệp hiện đại đã hình thành và còn đangđược triển khai trong tổng số 31 dự án mọc lên ở tạitỉnh nầy. Cũng như, cùng với sự hợp tác hữu nghị củahàng chục ngàn chuyên gia người nước ngoài, và những thànhphần đại diện các công ty đến từ các quốc gia như Nhật-Bản,Hàn-Quốc, Đài-Loan, Úc, Singapore, Trung-Quốc v.v luân phiênđến đây làm việc. Cách đây hai năm (2012), mặc dù tìnhhình kinh tế toàn cầu bị suy trầm, nói riêng tại Việt-Namcũng vậy, nhưng tổng sô vốn FDI đầu tư vào Bình-Dươngđạt hơn 2,6 tỉ USD trong 10,5 tỉ USD toàn quốc, vàđứng đầutrong cả nước. Còn tính cho đến thời điểm giữa năm 2014,thì Bình-Dương cũng là địa phương thu hút vốn FDI nhiềunhất với 813,59 triệu USD vốn đăng ký mới, và tăng thêmchiếm 14,8% tổng vốn đầu tư. Trong khi đó, thì thành phốHồ-Chí-Minh chỉ đứng hàng thứ nhì với tổng vốn đăngký cấp mới, và tăng thêm là 775,62 triệu USD, chiếm 14,1%tổng số vốn đầu tư.Do vậy, Bình-Dương có thêm đượclợi thế tiềm năng để tiếp tục triển khai kế hoạch trongtương lai, và theo như chương trình thực hiện thì Bình-Dươngsẽ hình thành khoảng 37 khu công nghiệp vào cuối năm 2020.


Mộtgóc nhìn của khu công nghiệp VSIP 1 ở Bình-Dương

Là trục giao thôngvận tải cực kỳ quan trọng về mặt chiến lược kinh tế,an ninh quốc phòng, mảnh đất Bình-Duơng đã có được mộthệ thống đường thủy thuận tiện do nhờ lợi thế nằmcạnh ba con sông lớn là sông Sài-Gòn, sông Đồng-Nai và sôngBé. Còn về hệ thống đường bộ, thì Bình-Dương có quốc1A , quốc lộ 14 nối liền các tỉnh, các huyện. Và đặcbiệt, là quốc lộ 13 xuất phát từ thành phố Hồ-Chí-Minhchạy xuyên qua địa phận để đi tới biên giới Campuchia,hay lên vùng Tây-Nguyên, qua Lào. Và ngày nay, người ta có thểnói là địa hình của tỉnh Bình-Dương quả thật là lý tưởngdành cho các công trình mở mang phát triển hầu hết về mọimặt.

Tỉnh lị của Bình-Dươnghiện nay là thành phố Thủ-Dầu-Một, nằm cách trung tâm Hồ-Chí-Minh30km. Ngoài ra, Bình-Dương còn có 2 thị xã là Dĩ-An, Thuận-An,và cùng với 4 huyện là Bến-Cát, Tân-Uyên, Phú-Giáo và Dầu-Tiếng.

Về diện tích đấtđai, Bình-Dương được xếp vào hàng thứ tư trong các tỉnhở miền Đông Nam-Bộ với 2.694,4km2 , mật độ dân cư 628người/km2, và theo thống kê vào năm 2011, thì Bình-Dương cótất cả là 1.691.400 đầu người bao gồm bốn sắc dân chínhlà Việt, Hoa, Khmer, Tày. Bề dày lịch sử của đất Bình-Dươngđã có từ hơn 300 năm, mà trước kia, miền nầy vốn là mộtphần địa lý thuộc về Gia-Định dưới thời Nam-Kỳ Lục-Tỉnh.Và về mặt thổ ngơi, thì đất đai Bình-Dương có khá nhiềuđiều kiện tự nhiên thích hợp, để cho người dân địaphương tạo thành những mảnh vườn tược trồng đủ loạicây ăn trái, hoa màu. Chính vì vậy, mà trước khi đất đaiBình-Dương biến thành các khu công nghiệp ô nhiễm môi trường,thì nơi đây là một điểm hẹn hò, thư dãn có sức thu hútcon số rất đông du khách ở miền Đông Nam-Bộ. Nhất là,người dân ở tại thành phố Hồ-Chí-Minh thường hay tổchức các buổi rong chơi dã ngoại đến Chợ Búng và các vườntrái cây ở tại Lái-Thiêu.


Vườnchôm chôm ở Lái-Thiêu

Vả lại, hồi đóthì các khu vườn cây ăn trái ở Lái-Thiêu cũng từng đượcngười ta coi như là một vùng sinh thái nông nghiệp có đầyhoa thơm cỏ lạ, trái ngọt cây lành mà họ có thể ví nhưlà hình ảnh nào đó ở miệt vườn xanh tươi sum suê bônglá, quả to nặng hạt trong các tỉnh miền Tây. Tuy nhiên, vìsau nhiều năm xảy ra cơn sốt phát triển hiện đại hóa cáccông trình công nghiệp kỹ nghệ địa phương mà hình ảnhêm ả hữu tình của các vườn cây ăn trái ở Lái-Thiêu đãlần hồi bị co cụm vắng bóng âm thầm. Trên thực tế, vườncây ăn trái Lái-Thiêu Bình-Dương đã sớm có mặt hàng trămnăm qua, và nổi tiếng với các loại cây ăn trái như nàolà chôm chôm, mãng cầu, nhãn, vú sữa, thơm, cam, quýt, chanhv.v. đặc biệt là loại mít Tố-Nữ, bưởi Bạch-Đằng, măngcụt,sầu riêng. Hơn thế nữa, là địa điểm Lái-Thiêu chỉ cáchHồ-Chí-Minh vỏn vẹn có 20km với đường đi thuận tiệndễ dàng, chỉ cần qua khỏi nhà thờ Fatima ở Bình-Triệubớt được nạn kẹt xe thì chừng chẳng bao lâu phút nữa,thì du khách sẽ đến tận nơi để có dịp thưởng thứcđược những thổ sản địa phương. Hoặc xuống thuyền theotuyến du lịch xanh ngắm nhìn cảnh vật lý thú đa dạng venbờ sông Sài-Gòn, và cũng để lợi dụng tận hưởng lànkhông khí trong lành dưới bầu trời thênh thang gió lộng.

Chính vì nhận thấytầm quan trọng của các môi trường sinh thái giúp ích rấtnhiều cho điều kiện sức khỏe người dân sở tại, và đồngthời cũng có kế hoạch nhằm tạo dựng lại hình ảnh từngvang bóng một thời của các khu vườn cây ăn trái ở tạiLái-Thiêu. Cho nên, chính quyền địa phương đã kịp thờiphát động lên những đợt công tác bảo vệ môi trường,kêu gọi người dân tham gia vào các sinh hoạt lợi ích chungđể làm sạch, đẹp các nơi công cộng. Và về mặt khác,họ cũng tổ chức thường xuyên những cuộc triển lãm vềlễ hội trái cây, khuyến khích các nhà vườn tìm chọn loạigiống thích hợp có kết quả được nhiều. Cũng như, đểcho tất cả mọi người đến tham quan, tìm hiểu nghiên cứuvề vai trò các chủ nhà vườn được nêu cao trong việc đónggóp xây dựng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn. Donhờ vậy, mà giờ đây một số nhà vườn trái cây hãy cònđược tồn tại và đang có khuynh hướng muốn khai thác mởrộng thêm ra, để kịp thời đáp ứng cho nhu cầu du lịchdo có con số du khách đổ về tham quan khu du lịch Đại-NamBình-Dương càng ngày càng nhiều.

Và trong mục đíchgiao lưu cùng phát triển, thì các loại trái cây Bình-Dươngcũng thường xuyên xuất hiện tham gia vào Lễ Hội Trái CâyNam-Bộ hằng năm được tổ chức diễn ra ở tại Suối Tiên.Hơn thế nữa, hương sắc miệt vườn ở đây cũng đã từngđược các bàn tay của nghệ nhân khéo léo kết thành nhữngtấm tranh nghệ thuật bằng vật liệu cây trái đủ loại,đủ màu trông vào thật là đẹp mắt, lôi cuốn được sựchiêm ngưỡng của rất nhiều du khách tìm đến tham quan trongnhững ngày lễ hội.


Lễhội thi tạo hình nghệ thuật trái cây Nam-Bộ
hằngnăm ở Suối Tiên

Bình-Dương khi xưatuy có địa thế nằm ở cạnh thủ đô Sài-Gòn nhưng suốttrong thời kỳ chiến tranh, thì địa phương nầy cũng khôngsao có thể tránh khỏi được nạn súng dạn, lửa bom tànphá quê hương làng mạc như bao nhiêu vùng miền khác trêntoàn cõi non sông đất nước. Và cũng có thể ít người lưuý tới về lịch sử mảnh đất Bình-Dương, là nơi đầutiên (trong cả nước) đã từng hứng chịu nhiều hậu quảcủa nạn hủy diệt rừng do những pháo đài bay B52 rải hàngchục ngàn tấn bom xuống vùng tam giác sắt và chiến khu Dtrước thời kỳ năm 1975. Cũng như, mảnh đất nầy hồi đótừng là những bãi chiến trường giao tranh ác liệt nhấtở tại miền Nam Việt-Nam do tầm ảnh hưởng về địa bànquân sự quan trọng, và ảnh hưởng về mặt địa hình củanúi rừng thiên nhiên trải dài rộng lớn ở trong vùng.


Cánhrừng không còn cây mọc tại vùng tam giác sắt

Tuy nhiên, ngày naysức sống năng nổ lạ kỳ của người dân địa phương trênđà phát triển đã vô tình che lấp lại được rất nhiềuvề những hình ảnh đau thương đã xảy ra trong thời quákhứ. Và thực tế, là họ rất mong chờ hình ảnh của buổibình minh để bắt tay ngay vào mọi sự khởi công sinh hoạthằng ngày. Bình-Dương ngày nay sở dĩ có được một bộmặt sáng tươi hơn, chính là do nhờ trình độ ý thức củangười dân đã được nâng cao song song với đà vươn lêntiến mạnh về kinh tế của địa phương. Bây giờ, là giaiđoạn đất nước độc lập thái bình dân lành ai nấy đềuan cư lạc nghiệp, và mọi bóng tối đi qua đã nhường chỗlại cho ánh sáng văn minh thời đại quét sạch cả đêm đen,đem lại hạnh phúc cho người dân nơi đây bằng với nhữngtiện nghi mới phù hợp nhu cầu trong cuộc sống hằng ngày.Nói cụ thể, là hình ảnh ánh sáng điện năng của các khucông nghiệp hiện đại từ lâu đã đồng loạt rực tỏabùng lên tràn ngập một góc trời trên cục đất ở Bình-Dương,cùng với con số hàng chục ngàn công nhân làm việc liên tụcthời gian không ngừng nghỉ .

Nhưng có điềumà tác giả không quên đề cập đến, thì đó là công cuộctruy tầm các di sản của nền văn minh, văn hóa tổ tiên hiệnhãy còn để lại trên mảnh đất nầy mà người dân địaphương đã từng tích cực hưỡng ứng tham gia vào các côngtrình khai quật. Người ta còn nhớ, ngay sau khi nước nhà vừangưng tiếng súng thì đúng vào tháng 6/1976, thì Ban Khảo-Cổ(thuộc"Viện Khoa-Học Xã-Hội miền Nam", được thànhlập vào ngày 12/9/1975) lúc bấy giờ đã cùng với chính quyềncùng người dân địa phương lập tức trở lại tiến hànhcông trình khám phá. Và kiểm chứng lại một di chỉ, từngđã được nhà khảo cổ T.V Holbé phát hiện vào năm1887 ở tại xã Mỹ-Lộc, huyện Tân-Uyên.

Đó là khu di tíchDốc Chùa.


Khudi tích Dốc Chùa

Sau những đợtkhai quật tiến hành, thì người ta khám phá ra nền văn minhvăn hóa thời cổ Đồng-Nai thật là đa dạng. Và riêng tạikhu di chỉ Dốc Chùa, các nhà khảo cổ đã tìm thấy được20 ngôi mộ cổ cùng với con số hàng trăm hiện vật bằngđá, bằng đồng, đồ gốm sứ. Trong số đó, có một bảovật quý giá bằng đồng với hình tượng là một con thúđứng trên cái bệ có hình thù của một động vật thuộcloại bò sát. Hiện nay, khu di tích Dốc Chùa được đánh giácoi như là một địa điểm khảo cổ tiêu biểu cho nền vănminh văn hóa thời đại đồ đá, đồ đồng ở vùng hạ lưusông Đồng-Nai từng có niên đại từ hơn hai thiên niên kỷtrước công nguyên, và cũng từ hơn thập niên qua (2001) đãđược Bộ VHTTcông nhận là di tích khảo cổ học cấp quốcgia. Ngoài ra, ở tại Gò Đá cũng như xung quanh địa bàn khudi chỉ Mỹ-Lộc các nhà khảo cổ còn đã khám phá ra thêmhàng ngàn các loại di vật ngổn ngang la liệt trên mặt gòcó hình thù như mảnh khuôn đúc, mảnh đao, rìu tứ giác,bàn mài, chày nghiền, cuốc v.v. Ngay như ở tại cù lao Rùacũng vậy, vào năm 2003 các nhà khảo cổ cũng đã phát hiệnra thêm hàng ngàn di vật có giá trị cao làm bằng đất nung,bằng đá như các dụng cụ rìu, đục, dọi se sợi, vòng tay,bi gốm, đồ tùy táng v.v. Ngày nay, chính những di vật khảocổ nầy đã giúp cho du khách được biết thêm nhiều hơnvề cảnh trí màu sắc đất đai địa phương, không phảichỉ đơn thuần xinh đẹp nhờ vào bằng các thắng cảnh nhântạo, mà nó lại còn là một mảnh đất văn vật có giá trịchứng tích lịch sử về nếp sống sinh hoạt của con ngườithời cổ đại.

Đất Bình-Dươngcòn nổi tiếng với những ngôi đình thần, nhà cổ, di tíchlịch sử chiến tranh, núi sông hồ, làng nghề truyền thống,địa điểm vui chơi giải trí v.v. Trong số đó, người tathường ghe nhắc đến nhiều nhất là các địa điểm nhưnúi Châu-Thới, núi Cậu, hồ Dầu-Tiếng, các làng nghề chạmkhắc gỗ, gốm sứ, sơn mài và đặc biệt là khu du lịchnổi tiếng lớn nhất vùng Đông-Nam-Á là Lạc-Cảnh Đại-NamVăn-Hiến.


NúiChâu-Thới

Núi Châu-Thới làmột trong hai ngọn núi ở Bình-Dương, ngày nay được tuổitrẻ lên đường đi phượt chiếu cố tìm đến tham quan chokỳ được mỗi khi cùng nhau tổ chức ngao du đến tận dảiđất nầy. Với phương tiện giao thông di chuyển đi cách nàocũng tiện thì chỉ trong vòng chưa đầy một ngày, thì ngườita có thể lưu lại những tấm hình kỷ niệm dáng đứng củamình trên đỉnh núi Châu-Thới hay trên núi Cậu ở bên cạnhhồ Dầu-Tiếng. Tuy nhiên, cảnh quan từ trên cao nhìn xuốngthì khác nhau rất nhiều do phần hậu cảnh của núi Châu-Thớixa xa là phố nhà, còn hậu cảnh của núi Cậu là đập nướcLòng Hồ man mác chân trời in tựa bể khơi.

Núi Châu-Thới ởxã Bình-An, thuộc thị xã Dĩ-An cách Thủ-Dầu-Một 20km, cáchHồ-Chí-Minh 24km nhưng lại cách Biên-Hòa có 4km, ngày xưa núiChâu-Thới thuộc vào vùng địa lý của tỉnh Biên-Hòa. NúiChâu-Thới có cao độ 82m so với mặt nước biển, có vịtrí nằm gần suối Lồ-Ồ, chùa Tam-Bảo, núi Bửu-Long (Biên-Hòa),và nằm trên trục lộ quá dễ dàng cho khách tham quan đếntừ thập phương. Trên đỉnh núi Châu-Thới có ngôi "ChâuThới Sơn Tự" được xây cất lên từ năm 1681, và đượccoi như là một trong những ngôi chùa cổ kính nhất ở Nam-Bộ.Tuy nhiên, trải qua sau những đợt trùng tu bằng phương tiệnvật liệu hiện đại thì mọi hình dáng cổ xưa của ngôichùa không còn nguyên vẹn nữa. Dẫu sao, với cảnh quan quanhnúi là một không gian bao la nào là hồ sen, súng, đồng ruộng,ao bèo, nào là cửa nhà, đường sá chen lẫn đan kết vàonhau tạo thành một bức họa đồng quê đầy ấn tượng cũngkhiến cho lòng lữ khách tham quan được cảm khái vô cùng.


Cổngchùa Châu-Thới

Còn núi Cậu thuộcấp Tha-La cạnh hồ Dầu Tiếng, thì phải nói là một thắngcảnh rất nên thơ, do công trình kết hợp hài hòa giữa thiênnhiên và bàn tay nhân tạo của con người. Núi Cậu là mộtquần thể gồm có 21 ngọn núi, cao nhất là ngọn núi CửaÔng 295m và thấp nhất là ngọn núi Chúa 63m, riêng núi Tha-Lacao 198m. Cảnh trí quanh chân núi có thác nước đổ xào xạc,suối chảy róc rách tạo thành những âm thanh như khúc nhạctrầm bổng khuất che một nổi u buồn, và được người dâncư ngụ tại địa phương gọi nơi đây là hồ Than-Thở. Cạnhđó, là một ngôi chùa khói hương nghi ngút cùng với tiếngvọng của mõ chuông tụng niệm đêm ngày từ bên trong chánhđiện nguyện cầu cho quốc thái dân an, âm siêu dương thớithoát ra ngoài, càng làm cho thắng cảnh núi Cậu được ghépthêm vào với nét đẹp bằng hồn thiêng của màu sắc tâmlinh. Vả lại, từ lâu nơi đây cũng từng đã được coi nhưlà một điểm hẹn không thể không đến cho các buổi sinhhoạt du ngoạn về nguồn, vui thú với thiên nhiên.


NúiCậu


ChùaThái-Sơn dưới chân núi Cậu

Trở lại nói vềcảnh quan nơi Lòng-Hồ Dầu-Tiếng, thì người ta không quênnhắc đến một công trình thủy lợi thay trời làm mưa tướimát ruộng vườn cho cả một vùng địa lý mênh mông trêndải đất ở miền Đông Nam-Bộ. Và phải thực tế nhìn nhậnrằng chính quyền và người dân của tỉnh Tây-Ninh ngày trước,đã có những quyết tâm nổ lực đầu tư trí tuệ, tài nguyênsức lực. Cùng với tinh thần hăng say bền chí, để hoànthành được một công trình ích lợi có tầm ảnh hưởngvô cùng to lớn nhưng cần phải có những phương án đự phòng,kế hoạch điều nghiên thích ứng hữu hiệu, để có thểkịp thời khắc phục trở ngại trong mọi tình huống có thểxảy ra. Nhất là, về kịch bản nếu không may có sự cốkỹ thuật ảnh hưởng làm cho đập Lòng Hồ bị vỡ, thìthànhphố Hồ-Chí-Minh sẽ có nguy cơ bị đắm chìm vào trong biểnnước.

Tuy nhiên, ngày naycông trình xây dựng đập Lòng Hồ đã hoàn thành tốt đẹpvà được đưa vào quá trình hoạt động sử dụng gần đúngba chục năm qua. Đập Lòng-Hồ là một công trình thủy lợilớn lao nhất của Việt-Nam và của cả vùng Đông-Nam-Á cóvị trí giáp ranh giữa Tây-Ninh và Bình-Dương, và tạo thànhmột vùng danh lam thắng cảnh chung cho cả hai tỉnh nầy. Dovậy, cho nên ngày nay hầu hết mọi người dân ở Bình-Dươngđều biết mến yêu dáng đứng địa phương tại vị tríđất đai nầy. Vì cảnh quan duyên dáng của nó giống in nhưlà hình ảnh của một bức tranh thủy mạc, được kết hợpdo bởi đồi núi, sông, rừng, ruộng vườn, chùa chiền, nhàcửa thôn quê hòa quyện tạo thành một nét đẹp thiên nhiênđặc trưng đứng ở hàng đầu của cả tỉnh Bình-Dương.Từ lâu, đối với một số thành phần lữ khách lãng du nàođó từng có dịp dạo chơi nơi hồ Dầu-Tiếng, thì họ thườngcó những lời phát biểu cảm tưởng cho rằng thú vị nầykhông khác gì những kỷ niệm của họ ở tại Biển-Hồ xứChùa-Tháp. Tuy hồ Dầu-Tiếng rất bé nhỏ hơn nhiều, nhưngvới ưu thế của bầu không gian tĩnh vật êm ả, sóng gợnlăng tăng, hoa thơm cỏ lạ phảng phất mùi hương ở nơi đâyđã gây thành cảm khái, và chinh phục trọn vẹn được tâmhồn của họ làm cho phải bị bịn rịn trước giây phútquay gót trở về.


HồDầu-Tiếng

Ngoài ra, cũng ởtại địa phương Dầu-Tiếng nầy, xưa nay nó đã từng nổitiếng được coi như là quê hương của cây cao su vì sự hiệndiện lâu đời về diện tích đất đai canh tác, trồng trọtbạt ngàn thành rừng chứ không phải là vườn cao su như nhiềunơi khác trong toàn quốc. Đồn điền cao su Dầu-Tiếng trongthế kỷ qua là của công ty Michelin (Pháp), được khởi côngkhai thác từ năm 1917, với con số kỷ lục đã có con sốlên gần tới 50.000 phu cạo mũ từng làm việc nơi đây. Vàhiện nay, thì một phần đất trong đồn điền cũng đã đượcphát triển trở hành khu dí tích tái hiện hình ảnh về đờisống khổ cực của ngưòi phu cạo mủ cao su trong thời quákhứ.

Về hình ảnh củacác làng nghề truyền thống Bình-Dương như chạm khắc gỗ,gốm sứ, sơn mài, thì người ta có thể nói rằng ngày trướcnó đã gắn bó tạo thành một hình ảnh đặc trưng ở tạiđịa phương. Và du khách sẽ không bao giờ bỏ qua cơ hộitìm đến, để quan sát kỹ thuật thủ công khéo léo củangười thợ ở Phú-Thọ mỗi khi ghé thăm đất Thủ. Làngnghề chạm khắc gỗ ở Phú-Thọ từng là một nơi từng cầmchân các du khách xa gần, với những sản phẩm tiểu côngnghệ được bàn tay của nghệ nhân tài hoa sáng tạo đụcđẽo tinh xảo thành hình những tượng Phật, Chúa hay trêncác bàn tủ với các hình rồng, chim chóc v.v. Và cùng vớinhững mẫu mã luôn luôn được thay đổi mới toát ra sựcông phu, tinh tế tự nhiên, có phần hồn nhìn xem mãn nhãnvà làm tăng thêm sự phong phú cho ảnh hưởng của làng nghề.Tuy nhiên, thực tế ngày nay thì nghề chạm khắc gỗ ở Bình-Dươngđang có nguy cơ mai một, vì lý do hiện còn có rất ít consố nghệ nhân tài hoa tiếp tục sinh nhai với nghề truyềnthống ở tại phường Phú-Thọ nầy.


Ảnhminh họa
mộttác phẩm nghệ thuật chạm khắc gỗ ngày xưa

Ngược lại, nghềgốm sứ ở Bình-Dương ngày nay đang trên đà phát triển khôngngừng.


Lònung gốm sứ

Trong năm 2010, tỉnhBình-Dương đã có đề xuất và một tổ chức ra ngày "FestivalGốm Sứ Việt-Nam - Bình-Dương 2010" nhằm mụcđích để giới thiệu nghệ thuật gốm sứ đặc sắc VN,vừa khẳng định lại vị trí tiềm năng theo khuynh hướngthị trường tiêu thụ. Và đồng thời, cũng để tôn vinhcác nghệ nhân tài hoa đã có công cống hiến nghệ thuậtvào cho các làng nghề truyền thống. "Festival Gốm SứViệt-Nam - Bình-Dương 2010" không chỉ đơn thuầntrưng bày sản phẩm tỉnh nhà mà còn bao gồm cả những sảnphẩm của các địa phương nổi tiếng khác trong toàn quốcnhư làng gốm Bát-Tràng, Đông-Triều, Làng Cậy, Kim-Lan, Bàu-Trúc,Vạn-Bình, Phước-Tích, Thanh-Hà, Biên-Hòa, Long-Hồ v.v. Đâylà một cơ hội để cho các doanh nghiệp sản xuất và kinhdoanh tiếp cận với thị trường tiêu thụ nội địa, vàcũng là một dịp hiếm hoi để cho công chúng tìm đến thamquan chiêm ngưỡng bàn tay khéo léo của nghệ nhân trong lãnhvực tạo hình nghệ thuật nầy.


FestivalGốm Sứ Việt-Nam - Bình-Dương 2010

Với chủ đề "Gốmsứ Việt-Nam truyền thống, bản sắc và phát triển", ngàylễ hội đó đã quy tụ cả một không gian màu sắc về gốmsứ, để cho các thương hiệu gốm sứ của các vùng miềnVN giao lưu gặp gỡ, trao đổi ý kiến chia sẻ cùng với dukhách trong và ngoài nước.


Sảnphẩm gốm sứ cúp "Hồn-Việt"


Gốmsứ trang trí hồ cá cảnh

Hiện tại, Bình-Dươngđã có trên 200 cơ sở làm nghề gốm sứ theo công thức thủcông cổ truyền nung bằng than đá, củi, và hiện đại bằngmáy móc tối tân. Và một trong những hình ảnh tiêu biểucho các cơ sở nghề gốm sứ làm bằng phương pháp tân trang,sản xuất dây chuyền hiện đại đứng ở hàng đầu tạiBình-Dương là gốm sứ "Minh-Long". Thưong hiệu của gốmsứ "Minh-Long" có một cơ sở đồ sộ tại Bình-Dươngđã đi vào hoạt động từ nhiều năm qua. Và ngoài lợi nhuậnngày càng tăng trưởng thu được về thành quả kinh tế, nócòn giúp ích cho trên 2.000 người dân địa phương có côngăn chuyện làm được vững bền.

Trong buổi giớithiệu trình bày về các sản phẩm gốm sứ với các du kháchquốc tịch khác nhau, tác giả cùng phái đoàn đã được ôngMai-Quốc-Huy là nhân viên tiếp thị của thương hiệu "Minh-Long"cùng lúc nói lưu loát nhiều thứ tiếng nước ngoài hướngdẫn tham quan đầy đủ tất cả các gian phòng trưng bày gốmsứ đa dạng rất đẹp. Và giải thích lý thú, về quá trìnhlàm nên một sản phẩm gốm sứ đều phải trải qua nhiềucông đoạn để được hoàn thành. Được biết, vào năm kỷniệm thứ 1000 của thành Thăng-Long, thì công ty Minh-Long cũngđã có sản xuất đặc biệt một chén ngọc "Thăng-Long"thật là tinh xảo để làm quà hiến tặng quốc gia trong ngàyđại lễ.


Chénngọc "Thăng-Long"

Hiện nay, cơ sởgốm sứ "Minh-Long" đã trở thành một địa điểm dulịch địa phưong được du khách biết đến rất nhiều, donhờ các sản phẩm sứ cao cấp từng được nhà nước chọnlàm quốc phẩm để trao tặng hữu nghị ngoại giao với cácquốc gia khi có dịp công du. Và cách đây không bao lâu, trongnăm 2011 thì gốm sứ "Minh-Long" cũng đã xuất sắc từngđoạt giải thưởng Châu-Á Thái-Bình-Dương về ngành gốmsứ.

Tuy nhiên, nếu cầnphải nói đến một hình thức nghệ thuật thủ công thậtlà đặc sắc được coi như là biểu tượng về hình ảnhcủa cục đất địa phương sở tại, thì đó chính là nghệthuật tranh sơn mài ở tại Bình-Dương từ hơn ba trăm nămqua đã từng nổi danh ở trong nước, và giờ đây vang tiếngra tận nước ngoài.


 Tranhsơn mài cẩn trứng

Tranh sơn mài Bình-Dươnglà một loại hình nghệ thuật thủ công vô cùng sắc xảo,được sự kết hợp bởi những nguyên liệu gỗ, sơn dầu,chất liệu có tác dụng ảnh hưởng trực tiếp đến màusắc đẹp lạ, bóng, bền. Và đòi hỏi bàn tay khéo léo củanghệ nhân cần cẩn thận lướt qua từng khâu thực hiện,là phải trải qua 25 công đoạn tỉ mỉ và công phu, cùng vớimột quy trình quét sơn phải mất từ 3 đến 6 tháng, mớicó thể hoàn thành được một tác phẩm sơn mài đòi hỏicó nhu cầu chất lượng. Chính nhờ vậy mà khi vừa mới nhìnvào, thì người ta nhận thấy nó toát ra một nét đẹp lộnglẫy, lạ kỳ có sức thu hút ngay con mắt của người nhìn.

Lịch sử của tranhsơn mài Bình-Dương, có một bề dày lâu đời trong quá trìnhtồn tại trên địa bàn của những làng nghề truyền thốngđịa phương, dưới hình thức chế tác cha truyền con nối,cùng với những thành phần thế hệ nghệ nhân dày công, thiếttha yêu nghệ thuật. Làng sơn mài đầu tiên ở trên mảnhđất Bình-Dương là làng sơn mài xã Tương-Bình-Hiệp, thịxã Thủ-Dầu-Một được thành hình vào thế kỷ 18 đến nayvẫn hãy còn tồn tại. Trải qua bao thời gian dài chiếm lĩnhhàng đầu trong các hình thức văn hóa nghệ thuật dân gian,ngày nay hình thức sơn mài Bình-Dương vẫn còn có nhiều lợithế để tiếp tục duy trì, vì các nghệ nhân đã biết uyểnchuyển, và linh động tiếp cận phương thức trộn pha vớikỹ thuật tân tiến hiện đại. Do vậy, cho nên bây giờ trênthị trường tiêu thụ hàng trang trí nội thất như salon, tủ,kệ Tivi, lọ hoa v.v bằng sơn mài cẩn xà cừ, thì nghệ nhâncó thể biến chế thành xà cừ bằng từ nguyên liệu kháctương đối thích ứng với nhu cầu của khách tiêu dùng. Trướcnăm 1975, thì Bình-Dương đã có một thương hiệu sơn màiThành-Lễ thành lập từ năm 1943 là nổi tiếng nhất.

Còn bây giờ, thìcó nhiều thương hiệu sơn mài mọc lên ở tại địa phương,chính vì vậy mà các thương hiệu có tầm cỡ qui mô sảnxuất lớn phải áp dụng phương thức công nghệ mới đểnâng cao chất lượng, và cạnh tranh nhau trong việc xuất khẩura thị trường tiêu thụ ở nước ngoài.


Tủchè khảm xà cừ
Và hiện nay, cho dùtuy có hai loại sản phẩm sơn mài được sản xuất ra (hoặcđể sử dụng, hoặc để trang trí) nhưng trong trường hợpnào, thì các sản phẩm sơn mài đối với thành phần bìnhdân trong nước thì cũng đều được họ coi như là nhữngloại hàng xa xí phẩm, có khác với quan niệm của một dukhách đến tìm mua làm quà kỷ niệm trong buổi tham quan. Vảlại, làng sơn mài Tương-Bình-Hiệp luôn luôn bao giờ cũnglại là nơi quen thuộc của một số thành phần khách hàngđam mê nét đẹp tinh xảo, duyên dáng đậm đà chất hồnquê truyền thống của người Việt được tìm thấy trongnhững bức tranh với mẫu mã hiện đại phù hợp cơ chếthị hiếu bây giờ. Và đi trước sản phẩm nghệ thuật gốmsứ một bước khá dài, sản phẩm nghệ thuật sơn mài VNđã từng được hiện diện ra thế giới bên từ bằng hằngnhững thập qua. Và nó cũng mang tiếng nói của di sản mỹthuật đặc trưng nước nhà được thể hiện qua bản sắcđịa phương, để giới thiệu cùng năm châu bè bạn.

Ngày nay, du kháchnào đến thăm làng nghề sơn mài Tương-Bình-Hiệp, Thủ-Dầu-Một,thì cũng đều được hiểu rằng tranh sơn mài là một nghệthuật tuyệt xảo gắn bó bằng những trăm năm với làng nghềtruyền thống ở tại Bình-Dương, và đã đuợc người dânđịa phương hết sức lấy làm tự hào về nét đẹp vănhóa thủ công độc nhất vô nhị của nước nhà. Cách đâynửa thế kỷ (năm 1964), thì mỹ thuật độc đáo của tácphẩm tranh sơn mài Bình-Dương cũng đã từng đoạt giải huychương vàng trong hội chợ triển lãm văn hoá nghệ thuậtquốc tế được tổ chức xảy ra tại Munich nước Đức.


Tranhsơn mài bức họa đồng quê

Trở lại thànhphố du lịch Thủ-Dầu-Một với thắng cảnh Đại-Nam là nơitừng nổi tiếng về công trình quy mô, đồ sộ đã đượcđưa vào hoạt động từ nhiều năm qua, và đã được hàngtriệu du khách nước nhà từng đến tham quan.


Phongcảnh quanh chùa Đại-Nam

Khu du lịch Lạc-CảnhĐại-Nam Văn-Hiến ở Bình-Dương là một địa điểm giảitrí vui chơi thích hợp dành cho tất cả mọi thành phần dukhách, có một diện tích diện tích rất là to rộng với lốikiến trúc vừa cổ kính, vừa hiện đại kết hợp màu sắcthiên nhiên làm cho người ta tìm thấy được một nét đẹphoành tráng dễ nhìn. Và vừa bước chân qua khỏi tường thànhcao ngất, nhìn vào cảnh tượng bên trong thì du khách sẽ cócảm nhận ngay rằng là mình đang trước một hòn non bộ xinhđẹp như tấm tranh linh hoạt mỹ miều với nào là chùa chiền,sông núi, biển, rừng. Và cùng với những sắc màu của loàikỳ hoa, dị thảo chen lẫn chung nhau trong một môi trườngkhông gian rất là thoáng rộng tươi mát, hữu tình.


Hànhlangvào đền Kim-Điện với các hoa văn đều được dát bằngvàng 24K

á
BiểnĐại-Nam

Tuy nhiên, bên cạnhđó còn phải kể là cũng đã rất có rất nhiều hình thứccác trò chơi vui thú hiện đại hấp dẫn, và tùy theo ý thíchriêng của từng thành thành phần du khách mà họ muốn biếtqua cho thỏa mãn trong buổi tham quan. Thêm vào đó, là vườnthú Đại-Nam bây giờ cũng đã có thêm nhiều loài động vậthoang dã sẽ mang lại cho du khách nhiều lý thú khi tận mắtthấy hình thù lạ lùng của nó như hà mã, voọc, linh dươngđầu bò, hỗ trắng, sư tử, tuần lộc, ngựa vằn, hươucao cổ, chim ưng, công trắng v.v. Ngày nay, công trình khu dulịch Đại-Nam của Bình-Dương có thể được người ta vícoi như là hình ảnh của một bản sao vườn địa đàng (disneyland)theo mô thức của các nước ngoài được thu nhỏ lại trongmảnh đất ở nơi nầy. Dù sao, thì nó cũng đáp ứng thỏamãn được nhu cầu du lịch giải trí bằng với những phươngtiện vui chơi hiện đại cho du khách nội địa. Và có điều,là du khách cần phải trở lại đó thêm một lần nữa, đểnhớ rõ hơn về những hình ảnh ấn tượng sâu đậm nàomà họ đã cho là thích thú nhất.


Hổtrắng trong vườn thú Đại-Nam


Hoaưu đàm mọc trên đá ở Đại-Nam

Ngày nay, ngườita đến rồi đi trên miền đất Bình-Dương theo như dòng chảycủa thời gian còn tiếp tục kéo dài. Và cho dù họ thuộcloại thành phần nào, thì Bình-Dương luôn luôn bao giờ cũngvẫn hân hoan chào mừng đưa đón.


Phốicảnh về đêm của khu đô thị mới Bình-Dương
vàonăm 2020

Sau cùng, tác giảcũng muốn xin nhắc lại một câu chuyện thú vị xảy ra cáchnay đúng 57 năm về trước, do có sự trùng ngẫu lý thú vềhai từ Bình-Dương. Là hai tiếng Bình-Dương trong câu truyệnphim’Người đẹp Bình-Dương" ngày trước không cóliên quan ý nghĩa gì hết với cái tên của tỉnh Bình-Dươngsau nầy. Vì vào lúc bấy giờ, trong khi hãng phim Mỹ-Vân đangthực hiện quay cuốn phim nói trên, thì tỉnh Thủ-Dầu-Mộtvẫn còn đang mang tên hành chánh là Thủ-Dầu-Một. Tuy nhiên,sau khi phim vừa mới bắt đầu ra mắt trình chiếu khán giả,thì tỉnh Thủ-Dầu-Một cũng vừa được đổi lại tên mớilà Bình-Dương. Và do nhờ có những sự kiện xảy ra cùngmột lúc, mà người nghệ sĩ sáng giá trong cốt truyện phimđó lại càng được người ta chú ý đến nhiều hơn.

Còn cuốn phim nổitiếng có tựa đề là "Người đẹp Bình-Dương", thìcũng rất được thịnh hành ăn khách tại miền Nam vào lúcbấy giờ. Và nữ diễn viên điện ảnh đóng vai chính trongcốt truyện đó không ai khác hơn là một người của côngchúng: Thẩm-Thúy-Hằng, một minh tinhmàn bạc tài sắc vẹn toàn, một siêu sao tài tử có tầmcỡ thành tích từng toát ra được ảnh hưởng vào lãnh vựcnghệ thuật phim trường của thế giới bên ngoài. Ngoài ra,nữ nghệ sĩ tài hoa, diễm lệ Thẩm-Thúy-Hằng cũng còn làngười từng đã được rất nhiều thành phần khán giả bốnphương nhiệt tình ái mộ, xứng đáng với mệnh danh là đạimỹ nhân của đất Sài thành trong những thập niên dài.


Thẩm-Thúy-Hằng

Nét đẹp Bình-Dươngphong phú đa dạng, và thật rất đúng với ý nghĩa làđiểmhẹn dừng chân ở miền Đông Nam-Bộ. Hơn thế nữa, làtrong tương lai dấu ấn Bình-Dương chắc chắn rồi đây sẽlàm cho du khách bị ngạc nhiên thêm rất nhiều. Nhất là,sau khi kế hoạch công trình tân trang phố phường ở địaphương nầy đã hoàn thành khu đô thị mới, với đầy đủánh sáng tiện nghi văn minh hiện đại sẽ làm thay đổi toànbộ màu sắc không gian trong địa bàn người dân sinh sốngở nơi nầy. Ngoài ra, Bình Dương cũng hãy còn có nhiều danhthắng khác, tuy đơn sơ, nhưng theo tôi vẫn cho là khá ngoạnmục mà tôi không muốn đề cập đến, vì tôi muốn đểdành lại cho bạn mọi sự ngạc nhiên vào trong một dịp maisau, khi bạn ngao du tìm đến ở nơi nầy.

Còn bây giờ, làđi thực tế thì tôi muốn chứng minh cho một hình thức cónét đẹp đặc biệt vô cùng cao quý, tiêu biểu về nghĩavụ công dân trong ý thức trách nhiệm đối với tình tựqưê hương của con người Bình-Dương tiên phuông đoàn kết.Và quyết tâm hành động tự phát xuống đường biểu lộtinh thần yêu nước của kẻ thất phu hữu trách từngđã được thể hiện qua bức ảnh lịch sử dưới đây, khinon sông bị ngoại bang xâm phạm chủ quyền của dân tộc.
 
 


Mộttrang sử đẹp trong ngày biểu tình 12-05-2014
chốngbá quyền Trung-Quốc ở Bình-Dương