Tiền kim loại Đông Dương

Ngày 10/4/1862, sau khi mới chiếm được Nam Kỳ, Thiếu tướng Bonard (Tổng chỉ huy liên quân Pháp - Tây Ban Nha) đã ký quyết định xác định tính hợp pháp cho lưu hành đồng bạc Mexicana (Mễ Tây Cơ - Mê Hi Cô), mà dân gian thường gọi là “đồng bạc con cò”.

Đến năm 1864, để biểu hiện chủ quyền của mình, Pháp định cho lưu hành đồng 5 Franc của Pháp thay thế đồng Mexicana nhưng thất bại, bởi đồng bạc này đã quá thông dụng; và trong quá trình lưu hành, nếu chỉ dùng số tiền nhỏ, dân gian đành phải chặt đồng bạc thành 4 hoặc thành 5 phần nhỏ để tính như bạc lẻ (hay còn gọi là bạc cắt, sau này qui đổi thành hào) mà vẫn được tín dụng.

Trước tình hình đó, áp dụng đạo luật ngày 24/6/1875 của Quốc hội Pháp quy định về sự phát triển của hệ thống ngân hàng thuộc địa, ngày 21/01/1875, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập Banque de l’Indochine (Ngân hàng Đông Dương - chữ Hán viết là Đông Dương Hối lý Ngân hàng), trụ sở đặt tại Paris với số vốn ban đầu là 8 triệu franc.

Banque de l’Indochine có các chi nhánh ở Hải Phòng (1885), Hà Nội (1887), Nouméa (1888), Phnompenh và Đà Nẵng (1891), Trung Quốc (1894), Bangkok (1896), Papeet và Singapore (1904), Djibouti (1907)...


Hình trái: 1810 - đồng bạc Hispan (một trong những đồng tiền phương Tây đầu tiên lưu hành ở Đông Dương).
Hình phải: 1862 - đồng bạc Mexicana: 1 peso (một mặt hình con ó biển cổ cong, một mặt hình đốm lửa) thường gọi là đồng hoa xòe, đồng con cò.


(T)1885 - đồng bạc: 1 cent, (P);1885 - đồng bạc: 1 piastre.


(T) 1896 - đồng bạc: 1 cent, (P) 1899 - đồng bạc: 20 cent.


(T) 1910 - đồng bạc: 10 cent, (P) 1923 - đồng bạc: 5 cent.


(T) 1931 - đồng bạc: 1 piastre, (P) 1935 - đồng bạc: 0.5 cent.


(T) 1940 - đồng bạc: 1 cent, (P) 1942 - đồng bạc: 0.25 cent.


1943 - đồng bạc: 1 cent và 5 cent.


Từ trái sang phải: 1945_ đồng bạc: 5 cent, đồng bạc: 10 cent, đồng bạc: 20 cent.


(T) 1946 - đồng bạc: 50 cent (P) 1947 - đồng bạc: 1 piastre.