Sơ lược lịch sử giáo dục Việt Nam (1954-1974): DÂN TỘC, NHÂN BẢN, KHAI PHÓNG

Bài nầy chỉ viếtsơ lược về đường hướng giáodục ở Việt Nam (VN) trong khoảng thời gian1954-1974 (1974 là năm mà những tài liệu liên quan đượcgom góp lại và trình bày dưới đề tài triết lýgiáo dục). Những sự kiện nào xảy ratrước 1954 được áp dụng cho toàn cõi VN.  Những gì xảy ra trongkhoảng 1954-1974, chỉ áp dụng cho Miền Nam ViệtNam dưới vĩ tuyến 17, hay Việt Nam Cộng Hòa(VNCH) mà thôi.        

Lịchsử phát triển giáo dục ở VN

Căn bản của sựphát triển hệ thống giáo dục VN trong thời gian1954-1974 có thể xem như bắt nguồn từ sựphổ biến quyển Luật lệ về Giáo Dụccủa Albert Sarraut, toàn quyền Liên Bang Đông Dương,vào năm 1917.  Trước khingười Pháp ban hành một chính sách giáo dục ở VN,trong một thời gian nhiều thế kỷ,  VN đã rập khuôn theo hệthống giáo dục Khổng giáo. Mặc dù Liên Bang Đông Dương đượcthành hình từ 1887, mãi đến 1917 người Phápmới thành công trong việc thành lập một chính phủổn định cho Liên Bang và quyết định thaythế nền giáo dục cũ bằng hệ thống giáodục Pháp.  Đây chỉ làsự áp đặït nền giáo dục Pháp vào xã hội VN(và Đông Dương nói chung). 

Pháp đã dùng giáo dụcnhư là một dụng cụ phổ biến văn hóaPháp đến các thuộc địa.  Pháp ngữ đã đượcdùng làm chuyển ngữ chính thức ở các họcđường và trong các cơ quan công quyền.  Trừ những năm đầucủa bậc tiểu học, quốc ngữ (Việtngữ) chỉ giữ một vai trò nhỏ trongchương trình học như là một ngoại ngữ.  Tình trạng nầy kéo dài chođến năm 1945, khi chánh phủ Trần Trọng Kimđược thành lập. 

Thủ Tướng TrầnTrọng Kim cho xúc tiến và thay đổi trong giáo dụcvà cho bắt đầu một chương trình giáo dụcVN.  Chương trình mớinầy có tên  “chương trìnhHoàng Xuân Hãn.”  Trên thựctế, chương trình nầy là bản dịch củachương trình đã dùng dưới thời Phápthuộc. Việt ngữ, Khoa học và Toán họcđược chú trọng. Trung và Bắc Phần VN bắt đầu dùngViệt ngữ trong việc giảng dạy ở bậcTrung học.  Tuy nhiên, thựcsự chưa có gì thay đổi một cách sâu rộng, vìhệ thống trường học và chương trìnhvẫn rập khuôn theo chương trình Pháp.

Sau 1945, tinh thầnđộc lập và tinh thần quốc gia càng ngày càng sángtỏ hơn.  Chính điềunầy là chất xúc tác cho việc phát triển củahệ thống giáo dục địa phương. Từnăm 1951, ở Nam Phần VN tất cả các môn họcở bậc trung học đều đượcgiảng dạy bằng Việt ngữ.  Và cứ mỗi năm sau đó,Việt ngữ được dùng ở lớp kếtiếp cho đến khi tất cả các lớp ởbậc  Trung học đềudùng Việt ngữ.

Trước khi có mộtnền giáo dục dạy bằng tiếng Việt choTiểu học và Trung học, VN đã nhận hai truyềnthống giáo dục:  truyềnthống “Khổng giáo” hay “Nho giáo” của Trung Hoa và  truyền thống “cổđiển” của Pháp.

Sau đó VN nhận thêmtruyền thống giáo dục “thực tiễn” của HoaKỳ (HK).

Nhânbản, dân tộc, và khai phóng

Mộtsố ý kiến về cải tổ giáo dụctrước năm 1954

Ngay trong thời Pháp thuộc,một số nhân sĩ  VNđã tỏ bày với các vua nhà Nguyễn về những ýtưởng liên quan đến việc hiện đạihóa giáo dục ở VN. Các ông Đinh văn Điền,Nguyễn Hiệp, Lê Định, Nguyễn TrườngTộ là những người tiên phong.  Những vị trong phong tràoĐông du cũng đã phổ biến những ýtưởng về cải tổ giáo dục.  Từ năm 1941, đã cónhững bình luận về các khuyết điểm củagiáo dục VN.  Có ngườiđã chỉ rõ rằng cải tổ là một điềuphải làm. 

Đại ý của khuynhhướng mới nầy là làm sao có một nền giáodục mới thích hợp với nhu cầu của xãhội tương lai.  Mẫungười Việt lý tưởng được nêu ravới những đặc điểm sau:  một cơ thể mạnhkhỏe,  hoạt động,  tự tin, có óc khoa học, vàthực tiễn, và có một tinh thần quốc gia.  Ngay từ năm 1948, Hộithảo giáo dục toàn quốc có nhấn mạnhđặc điểm kiến tạo tuổi trẻnhư là một điều cần thiết cho sự sinhtồn của quốc gia.

Ýtưởng  về cảitổ giáo dục sau năm 1954

Năm 1954, Pháp ký hiệpđinh Geneva, giao miền bắc vĩ tuyến 17 chocộng sản VN, và miền Nam vĩ tuyến nầy chomột chánh phủ thuộc khối tự do. Xin nhắclại, tất cả những sự kiện lịchsử hay giáo dục trong khoảng 1954-1974 chỉ liên quanđến Việt Nam Cộng Hòa hay Nam VN mà thôi.  Năm 1955 quân đội Pháp hoàntoàn rút khỏi Nam VN và đệ nhất Cộng Hòađược thành lập. Trong khung cảnh chính trịđó, trong những năm đầu của nềnCộng Hòa, giáo dục chỉ là một sự nốitiếp  của những gìđã có. Với không khí mới của một nềnCộng Hòa, nhiều ý tưởng giáo dục mớiđược bàn cãi rất nhiều.  Nhưng thực sự nhữngngười có trách nhiệm về giáo dục còn lúng túng, vàđang tìm một hướng đi cho giáo dục VN lúcđó.

Nhânbản, Dân tộc và Khai phóng, một triết lý giáo dụcmới

Cuộc “Hội thảo Giáo dục ToànQuốc” (lần thứ nhất) được tổchức năm 1958.  Hộithảo đã chú ý tới và đem đến cho giáodục VN một cái nhìn mới liên quan đến triếtlý giáo dục bằng cách đề nghị ba nguyên tắchướng dẫn cho một nước Cộng Hòa VNtrong khuynh hướng dân chủ. Ba nguyên tắc (hay đường hướng,triết lý) đó là: “Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng.”

·        Giáodục VN là một nền giáo dục “nhân bản”:

Giáo dục phải tôntrọng những giá trị thiêng liêng của conngười, coi con người là một cứu cánh, và chútrọng vào sự phát triển toàn diện của conngười.

·        Giáodục VN phải là một nền giáo dục “dân tộc.”

Giáo dục phải tôntrọng những giá trị quốc gia và phù hợp vớihoàn cảnh thiên nhiên của con người (gia đình,nghề nghiệp, quốc gia) và bảo đảm chosự sinh tồn và phát triển của quốc gia dântộc.

·        Giáodục VN phải là một nền giáo dục khai phóng:

Giáo dục phải dùngphương pháp khoa học như là một yếu tốcủa tiến bộ, phát triển thái độ xã hộivà dân chủ, và kính trọng giá trị văn hóa chân chínhcủa mọi quốc gia trên thế giới.

Ba đườnghướng triết lý giáo dục trên được coi như là căn bản triếtlý cho mọi thay đổi về chương trình haytổ chức học đường cho những nămtiếp theo. 

Đường hướng“dân tộc” là một ước nguyện tối caocủa dân VN trong thời điểm lịch sử đóvà sẽ đứng vững mãi trong lòng dân tộc VN.   

Đường hướng“nhân bản” rất cao quý, có tính cách phổ quát và có thểáp dụng cho bất cứ dân tộc nào trên thếgiới.   Trong thực tế,từ nhân bản đã có nguồn gốc từ truyềnthống “giáo dục tổng quát” hay “kiến thứctổng quát” (culture générale tradition) ở Pháp.  Alfred Bouglé đã diễn tảtruyền thống nầy như sau:  “Truyền thống nầy gồmcó ba đặc điểm: có tính cách nhân bản (humanism),có liên hệ đến việc giảng dạy xã hộihọc, và có liên hệ đến việc giảng dạytriết học.”  Theo ông Bouglé,nhân bản là sự bổ túc và hỗ trợ cầnthiết cho lý thuyết cá nhân (individualism). 

Tuy nhiên “nhân bản và dântộc” đều có tính cách trừu tượng, nên khóthể hiện qua một chương trình học thựccụ thể, rõ ràng.  Môn Côngdân giáo dục và môn Sử được dùng trựctiếp trong việc thể hiện hai đườnghướng trên.  Ngoài ra,sự thể hiện đã rải rác trong các buổi tunghiệp giáo chức, những bài diễn văn trong cácbuổi lễ khai trường, hay các buổi phát phầnthưởng cho những học sinh ưu tú. 

Chỉ có đườnghướng “khai phóng” là nổi bật trong những côngcuộc cải tổ chương trình học, và việcthay đổi tổ chức các học đườngđể tiến theo trào lưu mới trên thếgiới.  

Hội Thảo Giáo Dục Toàn Quốc thứ hai năm 1964

Mặc dầu có biếncố chính trị đưa đến sự sụpđổ của nền Đệ Nhất Cộng Hòa vàonăm 1963, và các khủng hoảng chính trị trong nhữngnăm tiếp theo,  BộQuốc Gia Giáo Dục (sau nầy có tên Bộ Văn Hóa vàGiáo Dục) vẫn tiếp tục nhiệm vụthường xuyên trong việc tổ chức các kỳ thitrên toàn quốc ở Nam VN, và vẫn tiến hành cácviệc đã dự định. 

Năm 1964, một cuộc“Hội Thảo Giáo Dục Toàn Quốc” thứ haiđược tổ chức với hai đề tàiđặc biệt. 

Đề tài đầu tiênlà sự tổ chức lại hệ thống họcđường với dự án nhấn mạnh sựhọc hành liên tục từ lớp 1 đến lớp12.  Tuy rằng cuộc hộithảo không hề nhắc đến một phong trào giáodục mới ở Pháp có tên là phong trào “họcđường độc đáo” (l’école unique) trongthời gian trước và cả sau thế chiếnthứ 2 (1939-1945) mà dự án Hội Thảo 1964 đã phỏng theo. Bên Pháp, ýtưởng về l’école unique, với trọng tâmđặt vào sự khác biệt cá nhân của mỗihọc sinh, cũng gây tranh luận sôi nổi mộtthời gian gần hai thập niên, mới đượcđem ra áp dụng. 

Đề tài thứ hai làsự xác nhận lại ba đường hướngcăn bản: “Nhân bản, Dân tộc, và Khai phóng”, đãđược thảo luận và chấp nhận trongcuộc hội thảo sáu năm về trước.

Dầu có nhiều cốgắng cải tổ, giáo dục VN cho đến thờiđiểm 1964-1965 vẫn còn chịu ảnh hưởngsâu đậm của giáo dục Pháp. Tuy nhiên, vớiđường hướng triết lý “khai phóng”, chúng tathấy có một luồng gió mới trong giáo dục.

Tóm lại,  trong ba đườnghướng chính của triết lý giáo dục VN trongthời gian 1954-1974 , khuynh hướng khai phóngđược thể hiện một cách rõ rệtnhất. VN muốn tiến theo đà tiến bộ vềâkỹ thuật, và sự mở rộng về hợp táccủa thế giới, nên đã thực thiđường hướng phát triển khai phóng.

Batruyền thống

Truyềnthống giáo dục Nho giáo

Có thể nói trong 10 thếkỷ trước khoảng thời gian 54-74, cuộcsống ở VN mang tính chất Khổng giáo hay còn gọilà Nho giáo.  Mặc dầu vàithế kỷ sau cùng VN có nhiều tiếp xúc với vănminh tây phương, nhưng ảnh hưởng của Nhogiáo trên các liên hệ xã hội và tổ chức xã hội vẫncòn rất nhiều.

·        Nguồngốc

Nho giáo, có nguồn gốcở Trung Hoa (TH) có thể coi như một hệ thốngđạo đức học, một triết học, haymột tôn giáo.  Nhữngđiều giảng dạy của Khổng Tửđều đặït căn bản trên nguyên tắcđạo đức và sự liên hệ giữa conngười với nhau. Khổng Tử ít chú trọng vào những lý luậnliên hệ đến siêu hình học.  Ông nghĩ rằng chỉ trừnhững bậc thiên tài, người thường khôngthể và không cần hiểu những vấn đềsiêu hình.  Ông không coi mình làngười sáng lập ra một tôn giáo và cũng khônggiảng dạy về tôn giáo. Chính các môn đệ của ông và những họcgiả nho gia đã phổ biến triết lý của ông quanhững tác phẩm của họ.  Những quyển sách liên hệ đến Nho giáo vàcác ý tưởng của Khổng Tử gồm có NgũKinh ( Kinh Thi, Thư, Dịch, Lễ, và Kinh Xuân Thu), và TứThư (Đại Học, Trung Dung, Mạnh Tử, vàLuận Ngữ). 

·        Nhữngnguyên tắc căn bản của Nho giáo

Theo ông Lin Yutang, (Lâm NgữĐường)  nhậnđịnh triết lý cao đẹp nhất củaKhổng Tử là sự đo lường con ngườibằng con người. Khổng Tử chú trọng nhiều vào sự liênhệ giữa con người. Ông coi sự rèn luyện về đạo đứclà sự quan trọng nhất cho trật tự thếgiới.  Việc tự rènluyện về đạo đức giúp điều hànhđời sống gia đình và do đó đưađến trật tự quốc gia.  Để đạtđược những liên hệ tốt đẹp, conngười cần phải hoàn tất năm nhiệmvụ căn bản.  Đó lànhiệm vụ giữa kẻ cầm quyền vàngười dân;  giữa chacon, giữa vợ chồng; giữa anh (chị) em;  vàgiữa bạn bè với nhau. 

Có năm nguyên tắc cănbản về đức hạnh mà con người phảitheo để tự giáo dục và để có những liênhệ hỗ tương tốt đẹp.  Đó là: nhân & nghĩa, hay tìnhthương và tình nhân loại được thểhiện bằng hành động;  lễ,  hay là việc ápdụng các nghi thức; trí : sự tự học và tựrèn luyện;   và tín: tạosự tin cậy, giữ được sự tincậy. 

Khi các môn đệ hỏi ôngvề chữ nhân, câu trả lời của Khổng Tửđã thay đổi tùy theo trình độ học thứccủa từng đồ đệ.  Nhân có thể giải thích làtử tế, hiền hòa, có tình nhân loại.   Nhân cũng có thể hiểu làluật trời, hay luật thiên nhiên.  Nói chung, nhân có nghĩa là tìnhthương.  Lễ bên trên ápdụng cho cá nhân.

Nho giáo còn giải thích xahơn về quan niệm lễ và nhạc.  Lễ, quan niệm rộng, làmột trật tự xã hội hợp lý với nhữngthái độ xã hội rõ ràng giữa những cá nhân.  Lễ có thể coi như sựkính trọng lẫn nhau.  Nó còncó nghĩa cao hơn: đó là tinh thần tôn trọng kỷluật của hành vi của mỗi người.  Lễ đã được bànnhiều trong sách Lễ Kinh và trong quyển Luận Ngữ.Ý niệm về  “nhạc”tăng thêm phần quan trọng của “lễ”, vì nhạclà sự hòa điệu của thiên nhiên.  Lễ và nhạc đem lạisự điều hòa trong cuộc sống vì chúng ảnhhưởng đến tình cảm con người.

Trong Nho giáo, nguyên tắc“lễ nhạc” được áp dụng vào cả chínhtrị.  Nhà cầm quyềntheo nho giáo, phải cố gắng đặït đểmọi vật, mọi việc đúng vào trật tựcủa chúng.  Và do đó sẽcó một xã hội hợp lý trong đó con người cóthể sống hòa hợp với nhau.

·        Nhogiáo và giáo dục:

Giáo dục là một phầnrất quan trọng trong những điều giảngdạy của Khổng Tử, nhứt là sự  tự giáo dục để đạtđến tình trạng hòa điệu cá nhân, một sựcần thiết cho việc đạt thành sự hòađiệu trong chiùnh trị. Một trật tự xã hội hợp lý sẽđược thể hiện cho toàn quốc khi đã cómột sự hòa điệu về chính trị.  Giáo dục, vì vậy, cóđịa vị cao nhất trong xã hội và là điềucần thiết cho mọi người. 

Khổng Tử đã trình bàymột phương thức dạy và học mà trong ấy“hướng dẫn” giữ vai trò quan trọng.  Theo ông, tự giáo dục chính mìnhlà cách duy nhất để trở nên người “quântử”, và giáo dục là cách duy nhất đểngười quân tử văn minh hóa dân chúng.  Phải có thực tâm chú trọngđến giáo dục, vì không có giáo dục thì conngười không thể trở nên khôn ngoan và không hiểuđược luật luân lý. 

·        Ảnhhưởng tổng quát giáo dục của Nho giáo

Từ thế kỷđầu trước Giáng sinh đến thế kỷ 20sau Giáng sinh, những điều giảng dạy củaKhổng Tử đã có ảnh hưởng sâu đậmvào văn hóa TH.  Vào thếkỷ thứ 2 sau Thiên Chúa, các kinh sách của ông đãđược tuyên bố là sách giáo lý của TH vàđược dùng làm sách giáo khoa cho học sinh.  Các sách nầy, về sau cũngđược dùng ở Đại Hàn, Nhật, và VN.  Ở TH, hệ thống thituyển công chức là một truyền thống của nhogiáo, trong đó Ngũ Kinh và Tứ Thư vẫn là sách giáokhoa chính.  Ngay cả đờiĐường và Tống vào thế kỷ 12 và 13, khiPhật giáo có nhiều ảnh hưởng hơn Khổnggiáo trong triều đình, các vị quan lại ởtriều cùng các vị thống đốc ở tỉnh vàmột số quan chức khác ở các địaphương vẫn được tuyển chọnbằng các kỳ thi theo Khổng giáo. 

Những điều giảngdạy của Khổng Tử đã đứng vữngkhông thử thách cho đến đầu thế kỷ 20và là một phần không thể tách rời ra khỏi xãhội TH, Đại Hàn, Nhật, và VN cho đếnthời cận, và hiện đại.  Một cá nhân có thể cho mình làngười theo Đạo giáo, Phật giáo, hay Công giáo,nhưng đồng thời người đó vẫn làmột người của Nho giáo trong cuộc sống hàngngày.

·        Ảnhhưởng của giáo dục Nho giáo ở VN

Từ thế kỷ thứ10 đến đầu thế kỷ thứ 20, VN đã ởdưới ảnh hưởng của nền giáo dụcNho giáo.  Lịch sử vănminh VN cho chúng ta thấy VN có những đặcđiểm văn hóa có tính chất thuần túy VN.  Tuy nhiên, VN trong thời gian vừanói đã có một nền giáo dục rập khuôn theo giáodục Nho giáo. Có ba điểm chánh trong ảnhhưởng giáo dục nho giáo ở VN.

-Việc dùng chữ Hán, giọng Hán Việt, vàviệc giảng dạy luân lý:

Chúng ta đã mượnchữ TH (chữ Hán) để làm chữ viết vàđọc theo cách riêng của VN gọi là giọng HánViệt (HV).  Chỉ cónhững người VN có học chữ Hán mới biếtđọc chữ Hán, giọng HV, và mới hiểunhững chữ nầy. 

Trong suốt thời gian dàitừ đầu thế kỷ thứ nhất chođến cuối thế kỷ 19, chỉ có mộtthiểu số biết chữ Hán hay còn gọi là chữnho. 

Sau nầy khi quốc ngữtrở thành phổ thông, việc dùng những chữ HV (viếtbằng quốc ngữ) cũng bành trướng theo.  Hiện tại, có  khoảng 60 phần trămnhững chữ trong ngôn ngữ VN là chữ HV hoặcbiến thể từ tiếng HV. 

Trong học đường,môn luân lý ở cấp Tiểu học,  hay công dân giáo dục ở cấp Trung học là mộtmôn học bắt buộc. Những bổn phận của con ngườinhư  bổn phậnđối với thầy, với cha mẹ, vớibạn bè và với tha nhân được giảng dạytrong nhiều năm.  Đây lànhững điều căn bản trong thang giá trịcủa Nho giáo.

-Kỳ thi tuyển chọn nhân tài làm côngchức: 

Kỳ thi tuyển chọnnhân tài theo Nho giáo bắt đầu ở VN vào thếkỷ 11, năm 1075, đời nhà Lý.  Kỳ thi nầy đượccải tổ dưới đời nhà Trần (1225-1400).Các kỳ thi nầy có những thay đổi trong cáctriều đại kế tiếp nhưng không ngoài khuônkhổ của Nho giáo. Những người thi đậu đã giữnhững vai trò quan trọng trong xã hội và nhữngchức vụ cao cấp trong guồng máy hành chánh côngquyền. Dưới đời Trần, Phật giáocũng phát triển mạnh. Nhiều học giảPhật giáo đã nắm vai trò cố vấn cho các vua. Tuynhiên, trong giáo dục, Nho giáo vẫn giữ vai trò chánhyếu.

-Sự liên hệgiữa thầy trò và giữa con cái với gia đình:

Trong nấc thang giá trịcủa giáo dục Nho giáo, người thầy có mộtđịa vị cao quí.  Ngaycả ông vua cũng  kínhtrọng vị thầy của mình. Trong xã hội, vềphương diện tinh thần, sự kính trọngthầy còn cao hơn người cha trong gia đình:

Muốn khôn thì phải cóthầy,

Không thầy dạy dỗ đố mầylàm nên.

Trong tiếng nói của VN,sự kính trọng thầy được diễn tảqua cách xưng hô.  Ngườinghe có thể nhận định ngay vai trò và thứbực xã hội trong cách xưng hô. Sự kính trọng thầy vẫn là một truyềnthống tốt đẹp, và lẽ dĩ nhiên là cáchdạy và cách học phải thay đổi cho kịpvới sự tiến bộ và những tiêu chuẩn chungở xứ mới.

-Đặt trọng tâm của xã hội vàođại gia đình.

Theo truyền thốngnầy, đại gia đình quyết định nhiềukhía cạnh của sự phát triển của những cánhân trong gia đình ấy.

Về ưu điểm, trongmột hệ thống xã hội xưa không có bảođảm hay bảo kê về tài chánh, đại giađình là nguồn giúp đỡ hữu hiệu nhất chotương lai của những người trong gia đình.Sức mạnh của gia đình về cả vậtchất lẫn tinh thần đều giúp đỡ chosự thành công của cá nhân. 

Nhưng cũng có nhữngkhuyết điểm như sự phát triển của cánhân bị hy sinh cho ý muốn của gia đình. Cho tớingày nay, vẫn còn nhiều trường hợp con cái đãhọc những ngành chuyên môn theo ý muốn hay ý thích củacha mẹ hơn là học ngành mình thích.  Một số sự đổvỡ giữa con cái và cha mẹ do đấy mà ra.

Truyềnthống cổ điển của Pháp

Truyền thống cổđiển về triết lý văn hóa giáo dục củaPháp đã có trước thời kỳ cách mạng dânchủ.  Đó là triết lývề một nền văn hóa quốc gia hợp nhất,không chia cắt.  Trong quyển“Tham luận về giáo dục”, Charlotais, vào thế kỷ18, đã đưa ra một đường hướngvà động lực đầu tiên cho nền giáo dụcquốc gia Pháp.  Ông đềnghị rằng hệ thống giáo dục phải do dânchúng kiểm soát và phải là mối quan tâm của quốcgia.  Ông nhấn mạnh ởđiểm là những thường nhân, chớ khôngphải là những người của các tôn giáo, phảicó tiếng nói trong giáo dục.  

Hiến pháp 1791 của Pháp quiđịnh rõ vai trò của quốc gia trong giáo dục.Hiến pháp đó ghi rõ là quốc gia bảo đảm chomọi đứa trẻ và người lớn có cơhội đồng đều được nhận lãnhgiáo dục, được đào tạo chuyên nghiệp vàvăn hóa.  Tổ chức giáodục công lập không có tính cách tôn giáo, và là giáo dục miễnphí cho mọi cấp bậc, cũng là bổn phậncủa quốc gia. 

Qua nghị định 1806 và1808,  Hoàng đế Napoléonđã đặt giáo dục là một phương tiệncủa quốc gia với một tổ chức rấtphức tạp có nhiều cấp bực.  Tổ chức đó chođến 1968 vẫn còn kiểm soát hữu hiệunền giáo dục Pháp quốc. 

Đó là một tổchức trung ương tập quyền mà trên hết làvị Bộ Trưởng giáo dục.  Bộ nầy kiểm soát mọihoạt động giáo dục từ mẫu giáo chođến đại học kể cả công lẫntư, từ chương trình cho đến việc đàotạo giáo chức, và việc tổ chức các kỳ thitrên toàn quốc.

Sự kiểm soát nầyđược thực hiện qua các giáo chức do bộtuyển chọn.  Giáo dụctư lập tuy được hưởng một mứcđộ độc lập về một vài khía cạnh,nhưng vẫn thuộc dưới quyền kiểm soátgián tiếp của Bộ giáo dục. Sự kiểm soátnầy không nhắm vào chương trình học, mà làđể bảo đảm rằng những điềugiảng dạy không trái với luật pháp quốc gia, vàđể bảo đảm rằng trường ốc cóđủ an ninh và vệ sinh. Thêm vào đó, các học sinh tư thục cũngphải trải qua những kỳ thi toàn quốc.

·        Nhữngkỳ thi toàn quốc

Các kỳ thi Trung họcĐệ nhất cấp (THĐNC) và Đệ nhịcấp (Túù Tài) là truyền thống của nền giáodục tập trung đó.  Những kỳ thi nầy bắt nguồn từthế kỷ thứ 13, khi Viện đại học Sorbonneđưa ra quyết nghị để định xem coihọc sinh Trung học có đủ khả năngđể tiếp tục việc học ở đạihọc không.

Trước năm 1965, Pháp cóhai kỳ thi tú tài: Tú tài 1 và Tú tài 2. Sau năm 1965, Phápchỉ còn giữ lại kỳ thi Tú tài 2.  Bằng Tú tài 2 là chìa khóa cửavào đại học.  Cũngtừ năm nầy, Bộ Giáo Dục Pháp chuyểnquyền thi cử cho các Khu học chánh địaphương, và chỉ giữ quyền kiểm soát thôi.

Cho mãi tới năm 1974, lúctài liệu được tham khảo cho vấn đềgiáo dục VN (1954-1974), bằng Tú tài 2 vẫn còn là chiếc chìa khóa mầunhiệm mở cửa vào các đại học ởPháp.  Bằng nầy khôngnhững ảnh hưởng đến tương lai họcsinh mà lẽ dĩ nhiên là mối quan tâm của cha mẹ.Thời gian chuẩn bị thi là một thời gian căngthẳng trong gia đình và nó là mối quan tâm của toànquốc. 

·        Kiếnthức tổng quát

Quan niệm về “kiếnthức tổng quát” (culture générale) là một quan niệmđộc đáo trong triết lý giáo dục của Pháp. DânPháp chấp nhận rằng, tâm trí của dân chúng phảiđược huấn luyện để suy nghĩhợp lý, và đạt được những kiếnthức tổng quát.

Một cách rõ ràng hơn,kiến thức nầy gồm triết lý, vănchương, khoa học lý thuyết, sử, và nghệthuật.  Nó bao gồm sự đàotạo một con người với khối óc, mộtsự đào tạo quan trọng nhất của conngười. Ba năm cuối của bậc Trung họcnhấn mạnh các môn học nầy. Chúng đượccoi là quan trọng vì chúng góp phần vào kiến thức, giúpphát triển sự phán đoán của những nhà lãnhđạo tương lai.

Sau thế chiến thứhai, vào giữa thập niên 1940, sự hiểu biếtvề khoa học kỹ thuật được thêm vàophần kiến thức tổng quát. Sự bànhtrướng của môn nầy cũng gặp nhiềuthử thách vì nhóm cổ điển không coi trọng kỹthuật, trong lúc nhóm các nhà giáo dục cấp tiến coiquan niệm giáo dục tổng quát là hẹp hòi, làm cảnbước tiến của khoa học thực dụng. 

Sau năm 1958 học sinh cóthể chọn một trong hai thứ tiếng Hy Lạp hayLa Tinh.  Khoa học áp dụng vàgiáo dục kỹ thuật càng ngày càng bành trướnghơn.  Nhưng việcgiảng dạy triết lý ở lớp 12 vẫn giữvững địa vị.  Môntriết lý ở trung học là một điểmđộc đáo của giáo dục Pháp.  Triết lý được coi làmột dụng cụ quan trọng trong việc đàotạo trí tuệ và đào tạo những học giả.Ngay cả cho đến năm 1974, mặc dầuchương trình trung học đệ nhị cấpđã chia ra nhiều ban, nhưng triết lý (gồm tâm lýhọc, luận lý học, đạo đức học vàsiêu hình học) vẫn là môn bắt buộc ở tấtcả các ban học.

·        Truyềnthống Pháp trong giáo dục VN

Pháp đã để lại cho VN một tổ chứcgiáo dục y như của Pháp quốc.

Bộ Giáo Dục theo công thức trungương tập quyền, có bổn phận và trách nhiệm trongmọi cấp học vấn. Bộ ban hành một chương trình học thuần nhất cho toànquốc ở cấp tiểu và trung học. Các đạihọc tuy được một phần tự trịtrong chương trình học nhưng vẫn ởđưới sự kiểm soát của Bộ Giáodục, nhất là phần ngân sách.

Kiến thức tổng quát vẫn đượcđề cao trong chương trình trung học.  Triết lý vẫn là môn họcchánh cho tất cả các ban ở trung học đệnhị cấp. Chương trình nhắm vào việc đàotạo những sinh viên đại học có một“kiến thức tổâng quát” theo truyền thống Pháp,sẽ trở thành những công chức có khả năngphục vụ cho guồng máy hành chánh công quyền.

Các kỳ thi toàn quốc vẫn được duytrì: Việc thi cử nầy đã gạn lọc họcsinh quá nhiều.  Sĩsố  tốt  nghiệp trung học so vớisĩ số  thi vào lớpđầu của trung học quá nhỏ.  Do đó đưa đếntệ trạng coi trọng văn bằng hơn là sựhọc hỏi thực tiễn với kiến thứcthực dụng. Giáo dục tiếp tục đào tạora nhiều sinh viên ngành nhân văn nói chung. Các đạihọc về nhân văn như Văn khoa, Luật khoa thìdư sinh viên và thiếu phòng ốc, trong lúc quốc gia laiïcần nhiều chuyên viên các ngành công nghệ, kỹthuật, canh nông, kiến trúc v.v…

Vào năm 1954 và 1955, khi Pháptrao trả độc lập lại cho chính phủ HồChí Minh (ở bắc vĩ tuyến 17), và cho chính phủ NgôĐình Diệm (ở nam vĩ tuyến 17), VN  nằm trong thực trạngcủa sự thừa hưởng truyền thống giáodục cổ điển của Pháp. 

Tuy xã hội VN có chịuảnh hưởng của hơn 80 năm đô hộcủa Pháp, vẫn là một xã hội có căn bản Nhogiáo vì nền giáo dục Nho giáo chỉ thật sự rađi hoàn toàn vào đầu thập niên thứ ba củathế kỷ 20. 

Truyềnthống giáo dục thực tiễn của Hoa Kỳ

Ảnh hưởng củanền giáo dục “thực tiễn” (pragmatism) của HoaHỳ đã bắt đầu phát triển đểtrở thành một truyền thống thứ ba sau truyềnthống  “Nho giáo” và “cổđiển Pháp”.

Điều cần nói đến trong cácthập niên 1954-1974 là các hoạt động giáo dụccủa HK ở VN.  Ngay từnăm 1954, một nhóm giáo chức thuộc đạihọc Michigan đã đến VN với nhiệm vụgiúp Học Viện Quốc Gia Hành Chánh VN.  Thật ra nhóm nầy nhắm vàogiáo dục chính trị nhiều hơn là giáo dụcthuần túy. Họ có mục tiêu giúp VNCH cải tổguồng máy hành chánh.  Khi  sang, họ đã có trong tay mộtbản phúc trình khá đầy đủ về hệthống giáo dục ở VN do ông Lavergne và ông Sassani viết (Education in VietNam. WashingtonD.C.: U.S. Department of Health, Education & Welfare, 1954) . 

Nhiều sinh viên VN được gởiđi du học ở HK và các quốc gia khác như  Australia, New Zealand, Germany, Japan.  Họ đã đi du họcbằng học bổng, hoặc tự túc.  Phần lớn đã học cácngành kỹ thuật, thương mại, canh nông v.v… lànhững ngành thực tiễn. 

Bộ Giáo dục và các Bộkhác cũng gởi công chức của nhiều ngành khác nhauđi tu nghiệp, hoặc ngắn hạn, hoặc dàihạn (có học lấy thêm cấp bằng). Nơi cónhiều sinh viên và công chức du học nhất là HK.  Do đó trong thập niên 64-74 cónhiều dự án cải tiến giáo dục do các nhà giáodục VN và HK đề nghị.

·        Truyềnthống giáo dục thực tiễn ở HK

HK tách khỏi truyềnthống của Âu Châu trong vấn đề giáo dục. Saukhi lập quốc, họ hướng về việcđịa phương phân quyền và phát triển truyềnthống thực dụng.

Ý niệm địa phương tựquản trị đã được đem từ Anh sang. Nhưng hiến pháp HK không ghi chú vai trò của chínhphủ liên bang, và vì vậy, quyền nầy thuộcvề mỗi tiểu bang. Lịch sử giáo dục HK chothấy giáo dục là trách nhiệm của mỗi tiểubang, do đó có nhiều khác biệt về tổ chứcgiáo dục giữa các tiểu bang. Nhưng hầu hết các bang lại ủy quyềnquyết định lại cho các học khu qua luậtcủa từng bang, và bang chỉ giữ lại mộtsố rất ít quyền hạn. Nói cách khác, học khu ở địa phương làđơn vị chính yếu quyết định mọivấn đề liên quan đến giáo dục tiểuhọc và trung học. Các học khu nầy hoàn toànđộc lập về hành chánh và tài chánh đốivới các thị xã hay county.

Các trung học tổng hợp của HK là một sựthể hiện của triết lý giáo dục thựctiễn.  Trung học khôngchỉ là chỗ đào tạo ra những sinh viên đạihọc, mà còn chuẩn bị cho những học sinh cóthể ra đời với một nghề trong tay nếuhọc sinh lựa chọn điều đó.

Các đại học được cấpđất:  Phong trào thiết lập nhữngđại học canh nông và cơ khí, mở đầu choviệc thực hiện triết lý thực tiễn ởgiáo dục hậu trung học. Phong trào nầy gắn liền với sự tănggia tin tưởng vào khoa học và các thực dụngcủa nó.  Đạo luậtMorill vào năm 1862 cấp 30,000 mẫu đất liên bangcho mỗi đại học mở ở cấp tiểubang. Các đại học nầy đều mang tínhchất thực tiễn với các môn canh nông, kinh tế giađình, thú-y, và khoa học ứng dụng. 

Các đại học cộng đồng: Vào đầu thế kỷ20, phong trào đại học cộng đồngđược phát khởi. Đại học cộngđồng chỉ dạy những môn của hai nămđầu của chương trình cử nhân (bachelor) 4năm. Sinh viên muốn theo đuổi chương trìnhcử nhân, thì lúc vào phải có tốt nghiệp trunghọc.  Thêm vào các đạihọc nầy còn giảng dạy hầu hết nhữngmôn thực dụng cho học sinh nào muốn ratrường với một nghề sau hai nămhọc. 

Để đáp ứngvới nhu cầu của sự thay đổi trong cácnghề nghiệp, và để giúp cho người lớntrong cộng đồng có thể trở lại vớigiáo dục hậu trung học, các đại họccộng đồng thâu nhận bất cứ ngườinào trên 18 tuổi, muốn học nghề, dù không có tốtnghiệp trung học.  Họsẽ được học thêm Anh văn và toán, nếucần, để có thể theo đuổi một ngànhchuyên môn mới.

Nói khác đi, đạihọc cộng đồng là trung tâm giáo dục ởđịa phương, mà nơi đó dân chúng có thểtheo đuổi học vấn tổng quát, để tiếptục học cao hơn, hay học vấn chuyên nghiệpđể có một nghề. Học phí ở đại học cộngđồng rất nhẹ. Tóm lại các cơ chế giáo dụcnhư khu học chánh địa phương, cáctrường trung học tổng hợp, các đạihọc cộng đồng, và các đại học chuyênnghiệp là sự thể hiện truyền thống giáodục thực tiễn của HK.        

·        Ảnhhưởng của truyền thống thực tiễn trên triết lý “khai phóng” của VN

Trong thập niên 1964-1974, đã có khá nhiềusinh viên, công chức tốt nhiệp ở HK trở vềphục vụ trong nhiều ngành khác nhau ở VN. Qua cơ quan USAID (United States Agency for InternationalDevelopment), nhiều đại học HK gởi các toán chuyênviên sang giúp các đại học VN. Một vài thí dụ: Nhóm Florida trong ngành canh nông, nhómMissouri lo về kỹ thuật, nhóm Ohio lo về đàotạo giáo chức cho các trung học tổng hợp vàsự phát triển các trung học nầy, nhóm Illinois lovề đào tạo giáo chức tiểu học v.v… Vớikhuynh hướng cải tổ và với số nhân lựcmới, triết lý khai phóng đã được thi hành.

-Việc dân chủ hóa nền giáo dục nóichung:  Bộ Giáo dục đã đưara chính sách dân chủ hóa giáo dục với chiềuhướng kêu gọi sự thành lập các hội đồng giáo dụcđịa phương. Bước đầu của chính sách nầy làsự thành lập Sở Văn Hóa và  Giáo Dục ở mỗi tỉnh.Sở nầy coi luôn trung và tiểu học ( không nhưtrước kia chỉ có Ty Tiểu Học ở mỗitỉnh, trong lúc các trung học vẫn trực thuộcBộ).  Bên cạnh mỗiSở có một Hội Đồng Cố Vấnđể dân chúng địa phương có tiếng nóitrong việc giáo dục con em.

-Việc giáo dục hướng nghiệp quacác trung học kỹ thuật  và trung học tổng hợp. 

Hai trung học tổnghợp đầu tiên có tên là Trung học Kiểu Mẫu,một ở Huế (1964) và một ở ThủĐức (1965).  Hai trườngnầy trực thuôïc hai Đại học Sư PhạmHuế và Saigòn theo thứ tự trên.  Chương trình học phỏngtheo mô hình của trung học tổng hợp HK. Ngoài các mônkiến thức tổng quát, các trường nầy còn thêmcác ngành như kỹ thuật, canh nông, và kinh tế giađình. 

Điều đáng chú ý là khuynhhướng école unique ở Pháp cũng có ảnhhưởng nhiều đến việc cải tổchương trình trung học. Lý do là những ngườigiữ vai trò quan trọng trong guồng máy giáo dục đasố vẫn là những người đã đượcđào luyện từ giáo dục Pháp.

Việc tổ chức các banchuyên khoa ở đệ nhị cấp là một tổnghợp giữa ảnh hưởng Pháp, Mỹ và tinhthần “khai phóng” của VN. Đệ nhị cấp ởcác trung học tổng hợp mới có thể lênđến tám ngành thay vì chỉ có 4 như các trung họcthường.

-Việc thiết lập các Đại họcCộng Đồng và Đại học Bách Khoa:

Ý tưởng về giáodục cộng đồng đã được giớithiệu vào VN ngay từ năm 1954, bắt đầuvới một số các trường tiểu học.

Đến đầu năm1970, ý tưởng đại học cộng đồng(ĐHCĐ) được giới thiệu ở VN domột công chức kỳ cựu của Bộ GiáoDục.  Ông nầy đãđược đào tạo trong hệ thống  giáo dục Pháp và đã đi tunghiệp ba năm ở HK và trở về VN vớibằng Ph.D. về giáo dục.  Chính luận án của ông về đại họccộng đồng và vai trò của ông trong Bộ GiáoDục mà ý tưởng về việc thành lập cácĐại học cộng đồng được bàncãi sâu rộng, và được chấp thuận. 

Năm 1971, Tổng thốngVNCH ban hành nghị định thành lập hệ thốngđại học cộng đồng.  Hai ĐHCĐ đầu tiênở VN: Tiền Giang (ở Mỹ Tho) và Duyên Hải (ĐàNẵng) được thành lập cùng năm 1971.  Sau đó có nhiều địaphương khác xin xúc tiến việc mở các đạihọc nầy vì thấy tính cách thực dụng của nótrong việc đào tạo các chuyên viên trung cấp ởnhiều ngành cho phù hợp với sự phát triển ởđịa phương. 

Ngoài ra, vào năm 1973, VNcũng thành lập một đại học bách khoa ởThủ Đức với nhiều trường chuyênnghiệp về kỹ thuật, canh nông, công kỹ nghệv.v… nằm ngay trong khu đại học nầy.  Mục tiêu chánh là đểmở rộng các ngành học thực tiễn cầnthiết cho việc xây dựng đất nước.

Dĩvãng, hiện tại, và tương lai

·        Dĩvãng

Triết lý giáo dục hayđường hướng giáo dục  “nhân bản, dân tộc, và khaiphóng” đã ảnh hưởng đến hơn 25triệu dân ở nam vĩ tuyến 17 trong khoảngthời gian 1954-1974.  Nhóm dânnầy giờ đây đã ở vào lứa tuổi35-70  hoặc già hơn.  Những cải tổ giáo dụcliên quan đến khai phóng đã có một thời sôinổi.  Từ 1971-1972 đã cónhững toán học sinh tốt nghiệp từ hai trunghọc tổng hợp đầu tiên trong nhiều ngànhmới trong kỹ thuật, canh nông, kinh tế gia đìnhv.v… Cho tới năm 1974 chưa có khóa sinh nào tốtnghiệp từ các đại học Cộng đồng,hay Bách khoa.

Những cải tổ vềgiáo dục theo đường hướng “khai phóng”chưa có một kết quả rõ rệt, đã phảichấm dứt sau tháng tư, năm 1975.  Một thập niên sau năm 1975,ba chữ “nhân bản, dân tộc và khai phóng”, khôngđược ai ở VN nói tới nữa, hay chỉ nóitrong thầm lặng. 

·        Hiệntại

Đại đa sốcủa số 25 triệu dân nầy còn ở lại trongnước.  Họ đã, dùmuốn hay không, phải nhận lãnh thêm những (haychỉ một) đường hướng giáo dụcmới, thật xa lạ. Còn một số nhỏ,độ hơn một triệu (mà hiện nay nếukể cả những người đoàn tụ, sốnầy lên khoảng ba triệu người) đã rảira rất nhiều quốc gia trên thế giới. Có thểnói đây chính là những người, trong cái rủicủa sự bỏ nước ra đi, đã và đangthực sự hưởng được cái may củanhững gì liên hệ đến ba chữ “nhân bản, dântộc và khai phóng”, nhất là số người cưngụ tại các nước có một nền dân chủtrưởng thành như : Pháp, Anh, Đức, Hòa Lan v.v…thuộc Âu Châu;  Gia Nã Đại,HK v.v… thuộc Mỹ Châu; Tân Tây Lan, Úc, thuộc Úc Châu và NamHàn, Nhật, thuộc Á Châu.

·        Tươnglai

Hy vọng rằng một ngàynào đó, toàn thể dân Việt được sốngtrong đường hướng giáo dục đó.Ước vọng nhỏ bé hơn,  là trong mỗi gia đình củachúng ta, những người Việt hải ngoại, dùở quốc gia nào, cũng dùng ba đường hướng “nhân bản, dântộc và khai phóng” theo nghĩa rộng hơn những gìcủa dĩ vãng, để làm triết lý giáo dục riêngcho từng gia đình, thích ứng với hoàn cảnhcủa quốc gia mới mà gia đình đã nhận làmtổ quốc mới. Và dù là thuộc về tổquốc mới nào đi nữa thì nguồn gốc củachúng ta vẫn là dân tộc VN, một sự kiện sẽvẫn đứng vững mãi với thời gian.

Theo đườnghướng “khai phóng”, để theo kịp ý niệm toàncầu hóa, để tiến bộ;  theo đường hướng“nhân bản” để biết sống trong tìnhngười, không phân biệt màu da, chủng tộc, tôngiáo, hay biên giới quốc gia v.v…; và theo đường hướng dân tộcđể mãi mãi nhớ đến nguồn gốc củahai tiếng Việt Nam thân yêu.

 

Tài liệu tham khảo

Bougle, C.C. Alfred. (1938).  The French conception of “culturegenerale” and its influence upon instruction.   Columbia University, New York.

Kim Định. (1970).  Hiến chương giáo dục. An Tiêm, Saigòn, Việt Nam.

Lin, Yutang. (1943).  The wisdom of Confucius.   Random House, New York.

Nguyen, Phuoc H. (1974). Contemporaryeducationalphilosophies in VietNam, Unpublished doctoral thesis, University ofSouthern California (USC), Los Angeles, California.

Trần, Kim T. (?) . Nho giáo.  Tân Việt, Saigon,   Việt Nam