Chia tay Thương xá Tax
“Nếu anh bắn vào quákhứ bằng khẩu súng lục,
tương lai sẽ bắn lạianh bằng một khẩu đại bác”

Bấtcứ cuộc chia tay nào cũng mang theo nhiều luyến tiếc. Chia tay giữa người vàngười thường mang những kỷ niệm riêng tư, những giây phút bên nhau bỗng chốc trởthành kỷ niệm. Nếu như có cơ hội gặp lại nhau thì người xưa đã trở thành “cốnhân” trong muôn vàn khuôn mặt.

Khôngphải chuyện chia tay chỉ xảy ra giữa người và người. Có những cuộc chia tay ngoàiý muốn và mang tính cách rộng lớn hơn của nhiều người với nơi mình đã sinh sống,thậm chí còn chia tay với cả một đất nước khi phải bỏ xứ ra đi.

Trongbài viết này, tác giả không nói đến những cuộc chia tay như vậy mà chỉ bàn đếnsự chia tay Thương xá Tax của những người Sài Gòn đã từng, không ít thì nhiều,gắn bó với một địa điểm thường lui tới tại trung tâm thành phố có tên gọi “Hònngọc Viễn Đông”.

Tôibiết đến Thương xá Tax từ năm 1953, một năm trước cuộc di cư chính thức từ miền Bắc vào Nam dưới thờiĐệ nhất Cộng hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Tax đã hiện diện tại Sài Gòn từnăm 1880 trong thời Pháp thuộc với cái tên “Cửa hàng Charner” (Grands MagasinsCharner – GMC) tại góc của hai con đường Charner (Nguyễn Huệ ngày nay) và đườngBonard (Lê Lợi).

Nhữngcái tên đường “rặt Tây” như Charner, Bonard được chính phủ Bảo hộ đặt từ năm1865 để vinh danh Đô đốc Hải quân Pháp, Léonard Victor Joseph Charner(1797-1869) và Louis Adolphe Bonard (1805 - 1867), là những người có liên quanđến việc chinh phục Đông Dương của quân đội Pháp.

Trướcđó, đường Bonard mang một cái tên rất bình dân: “Đường 13”. Đó chỉ là một conđường trong xóm nhỏ mà cư dân địa phương thời đó gọi bằng một cái tên cũngdân dã không kém: “Xóm Thơm”.


Mãiđến năm 1955, Ban Quản lý Định cư dưới thời Tổng thống Diệm mới đổi tên đườngCharner thành Nguyễn Huệ, đường Bonard trở thành Lê Lợi. Hai tên đường từ đómang tên các danh nhân Việt thay thế những ông tướng Pháp và rất may, Nguyễn Huệ- Lê Lợi vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Vị trí của “Cửa hàng Charner” (Grands Magasins Charner –GMC) thời Pháp thuộc

“Cửahàng Charner” do “Công ty Thuộc địa các Nhà hàng lớn” (Société Coloniale desGrands Magasins - SCGM) xây dựng với số vốn ban đầu 12 triệu franc sau lên đến30 triệu vào năm 1925.

Banđầu, mặt tiền của tòa nhà Grands MagasinsCharner, thường được gọi tắt là GMC, có gắn tháp đồng hồ theo kiến trúc củaPháp nhưng pha trộn những đường nét Á Đông với mái cong trên tháp. 

Mặt tiền của GMC với tháp đồng hồ

GMCtọa lạc tại vị trí đẹp nhất của trung tâm Sài Gòn, kinh doanh các mặt hàng màthời Pháp thuộc gọi là “bazar”, những sản phẩm đắt tiền, sang trọng được nhập cảngtừ Pháp và Anh nhằm phục vụ cho người Pháp tại thuộc địa, giới thượng lưu Sài Thànhvà các đại điền chủ Nam kỳ Lục tỉnh.

GMCthời đó cũng đăng quảng cáo trên báo, tự hào là “Cửa hàng rộng nhất; Nhiều mặt hàng nhất và là Thương xá tốt nhất”(Magasins les plus vastes; Magasins les mieux assortis; Magasins vendant lemeilleur marché).

Bêncạnh các cửa hàng buôn bán, GMC còn có “phòng trà” (salon de thé) và “quán barkiểu Mỹ” (bar Americain) với lời quảng cáo “Vàocửa tự do” (Entrée Libre) như để khuyến khích khách vãng lai đến mua sắm[*].

Quảng cáo của Cửa hàng Charner

Năm1942, việc kinh doanh lúc này rất thịnh vượng nên “Công ty Thuộc địa các Nhàhàng lớn” xây thêm một tầng lầu và đập bỏ phần tháp đồng hồ ngoài mặt tiền.Thay vào đó là hàng chữ GMC.

Đốivới những người Sài Gòn xưa, bộ mặt mới của GMC với 3 tầng lầu trong thập niên1940 so với 2 tầng lầu nguyên thủy có phần “đồ sộ” hơn nhưng hình như tòa nhàđã đánh mất vẻ “cổ kính” với tháp đồng hồ mang những đường nét kiến trúc ÁĐông.

Phảichăng đó cũng là “cái giá” phải trả khi người ta mải chạy theo cái được gọi là“đồ sộ” mà quên đi những nét kiến trúc đặc thù của một công trình cổ. Xin nhắclại, đó mới chỉ là thay đổi đầu tiên trong thập niên 1940 vì tòa nhà CMG sẽ cònphải đương đầu với nhiều thử thách những năm sau đó.   

GMC với 3 tầng lầu vào năm 1942

Tạiđây người ta có thể mua các mặt hàng từ bình dân như đồ chơi trẻ con cho con cháu…đến những thứ đắt tiền như đồng hồ, máy ảnh hoặc nữ trang bằng vàng hay kimcương cho vợ hoặc người tình. Nói chung, Tax có thể coi là “thiên đàng mua sắm”của người Sài Gòn vào những thập niên 60 và 70.

Ngàyxưa, trong “lộ trình” của người Sài Gòn khi “bát phố Bonard” không thể nào thiếumục “ghé Tax”, đó có thể vào lúc khởi đầu hay kết thúc của cuộc hành trình dọctheo đường Lê Lợi. Quả thật, bên trong Tax người mua hàng bao giờ cũng ít hơnngười “bát phố” với mục đích chỉ muốn được hòa mình vào đám đông. Dân “bát phố” thậmchí trong túi chỉ đủ tiền để uống ly nước mía Viễn Đông nằm ở góc Lê Lợi vàPasteur!

Vàonhững ngày cuối tuần còn có sự xuất hiện của những bộ kaki vàng, màu áo củasinh viên sĩ quan Thủ Đức được về phép. Họ vào đấy để tìm lại cảm giác được sốnggiữa Sài Gòn đô hội sau một tuần đổ mồ hôi trên thao trường nắng cháy. Mai đâykhi tốt nghiệp, ra trường họ sẽ tỏa đi các đơn vị khắp 4 vùng chiến thuật và sẽít có cơ hội nhìn lại hậu phương Sài Gòn! 

CMG trở thành Tax từ thập niên 1960

Vàothập niên 60, người Sài Gòn rất hãnh diện với Tax. Hãnh diện từ thiết kế bênngoài lẫn bên trong thương xá. Đường dẫn lên lầu là hai cầu thang bằng đồnghình vòng cung trông sang trọng như trong một dinh thự quyền quý.

Kháchvào đây có thể đứng tựa lan can nhìn xuống cảnh mua bán tấp nập phía dưới hoặcghé cửa hàng giải khát, gọi ly cà phê đá hay nước ngọt uống để làm dịu cơn nóngnực lúc ban trưa.

Buổisáng tại Pôle Nord ngay tầng trệt cũng có phục vụ điểm tâm, vừa ăn vừa nhìnthiên hạ qua lại trước mặt. Buổi tối ngồi nhấm nháp chai bia Con Cọp, bia 33… mộtcái thú tương đối rẻ tiền mà Tax đem lại cho bất cứ ai ghé chơi vào bất cứ lúcnào.

Đóchính là sợi dây vô hình “buộc” người Sài Gòn với Tax cũng như La Pagode,Givral, Brodard, Thanh Thế hay kem Mai Hương đã một thời gắn bó với cuộc sốngSài Gòn. Những cái tên quen thuộc giờ đây đã trở thành hoài niệm đối với nhữngngười nay tóc đã điểm sương. 
     
Thương xá Tax năm 1965

Thươngxá Tax cũng đã đi vào văn chương, thơ phú và âm nhạc của người Sài Gòn. Trongký ức một thời của mình, Ngô Thụy Miên ngồi tại hải ngoại viết về những quánhàng quen thuộc của Sài Gòn xưa:

“Em nhớ không, LaPagode, Givral của những sáng hẹn hò, Hoàng Gia, Pôle Nord của những chiều đưađón, dạo phố tết Nguyễn Huệ, Lê Lợi tấp nập người qua, và những tối ghé quán BàCả Đọi, rồi Đêm Mầu Hồng. Cái không khí ấm áp tràn đầy tình thương của quêhương đó, làm sao có thể ngờ được chỉ trong vài tháng đã chỉ còn để lại một mùaXuân, một mùa Xuân cuối cùng của những đổi thay…”

Bàihát “Chiều trên Phá Tam Giang” của TrầnThiện Thanh lại diễn tả một buổi tối Sài Gòn sắp vào giờ giới nghiêm và Thươngxá Tax đang chuẩn bị đóng cửa:

“… Giờ này thương xásắp đóng cửa, người lao công quét dọn hành lang, giờ này thành phố chợt bừnglên để rồi ta nghỉ sớm. Ôi Sài Gòn, Sài Gòn giờ giới nghiêm, ơi Sài Gòn, SàiGòn giờ giới nghiêm, ôi em ơi Sài gòn không buổi tối…”.

“Thương xá Tax” của Sài Gòn xưa

Saungày Sài Gòn “đổi chủ”, Thương xá Tax cũng được “đổi đời”! Nhu cầu mua sắm củangười Sài Gòn được thay thế bằng “hệ thống bao cấp nhu yếu phẩm” của nhà nướccho nên sự nhộn nhịp của một trung tâm mua sắm ngày nào nay không còn lý do đểtồn tại. Tax biến thành nơi trưng bày mặt hàng sản xuất của các công ty quốcdoanh.

Đếnnăm 1978, Tax được “cởi trói” và “hóa kiếp” thành “Cửa hàng Phục vụ Thiếu nhi Thành phố”. Người bán hàng, khi đó đượcgọi là “Mậu dịch viên”, lại “thắt khăn quàng đỏ” như thiếu nhi để bán mặt hàngchính là đồ chơi cho trẻ con được sản xuất bởi các công ty quốc doanh.

Dĩnhiên là “phục vụ thiếu nhi” như tên gọi của cửa hàng nhưng chắc chắn việc trảtiền là của các bậc phụ huynh. Họ chắt chiu từng đồng trong thời khó khăn bao cấpđể “mua” nguồn vui cho trẻ thơ qua những con búp bê bằng nhựa tái sinh hay chiếcxe hơi làm bằng gỗ.

Đếnnăm 1981 Tax một lần nữa đổi tên thành “Cửahàng Bách hóa Tổng hợp Thành phố” trực thuộc Sở Thương Nghiệp và trở thành một trongnhững cửa hàng lớn nhất Việt Nam thời bấy giờ. Tax khi đó mang cái tên thật lạlẫm, vừa dài vừa khó nhớ đối với người Sài Gòn nên trong suốt thời gian từ 1981đến 1990 người ta vẫn dùng cái tên cũ: “…đi lên Tax”“mua cái này ở Tax…”.

Thương xá Tax trở thành “Cửa hàng Bách hóa Tổng hợp Thànhphố”

Đángchú ý là “Cửa hàng Bách hóa Tổng hợpThành phố” đã thu hút một số du khách đến từ các nước Đông Âu nên người SàiGòn lại có một cái tên “bán chính thức” là “ChợLiên Xô” hay ngắn gọn hơn, “Chợ Nga”!Khách hàng nhiều khi đóng thành từng thùng để chuyển về nước những mặt hàng… tưbản.

Vàothời điểm “thịnh vượng”, tòa nhà trở thành một trung tâm giao dịch với các mặthàng phong phú, từ quần áo, may mặc, mỹ nghệ đến những mặt hàng xa xỉ đều xuấthiện.

Hìnhnhư nhà nước cũng ý thức được “Thương hiệu Tax” đã ăn sâu vào nếp nghĩ của ngườidân nên ngày 19/1/1998 dòng chữ “Thương xá Tax” chính thức được đặt trên nóctòa nhà! Thế là sau bao nhiêu năm “lận đận”, tòa nhà được “phục hồi danh hiệu”đã có từ xưa. 

Thương hiệu “Thương xá Tax” xuất hiện trở lại năm 1998

Bướcvào thời kỳ “đổi mới” trước sự cạnh tranh từ các trung tâm thương mại do ngườinước ngoài đầu tư và quản lý, một lần nữa áp lực cạnh tranh đã buộc Thương xáTax phải tự làm mới mình.

Thươngxá từ đó thuộc quyền quản lý của “Công ty Bán lẻ Tổng hợp Sài Gòn”, trực thuộc “TổngCông ty Thương mại Sài Gòn” với tên thương mại là SATRA (Saigon Trading Group),được thành lập từ năm 1995. 

SATRA bên cạnh thương hiệu “Thương xá Tax”

Đọcđến đây chắc hẳn có bạn đọc thắc mắc tại sao bài viết này lại mang tựa đề “Chia tay Thương xá Tax”?

Nếuchú ý theo dõi báo chí trong nước ta sẽ hiểu ngay vì sao sẽ phải chia tay. Báo Tuổi trẻ, ngày 20/8/2014, đưa tin trongmột bài viết có tựa đề “Tiểu thương Thươngxá Tax “chết đứng”:

“Việc thương xá Taxthông báo kết thúc hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh tại đây trước ngày 1/10 đãkhiến các tiểu thương than “chết đứng”. Trong khi đó khu vực kinh doanh trên đườngNguyễn Huệ (Q. 1, TPHCM) bị ảnh hưởng bởi việc xây nhà ga metro cũng kêu trờikhi việc kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng”.

TrênThanh niên Online, tác giả Trần ThùyLinh sau khi nhắc lại việc “xóa sổ” khu vực Passage Eden đã viết:

“… Và mấy hôm nay, cómột nỗi đau tưởng đã lên da non, bỗng bùng lên, dữ dội, khi nghe tin thương xáTax sẽ vĩnh viễn bị xóa sổ. Tôi tin rằng những “vô tri, vô giác” ấy, những “vậtcần phải hy sinh cho sự phát triển” trên khu đất vàng ấy, đã đau lắm. Một cao ốc40 tầng hiện đại, sáng choang sẽ mọc lên, thay thế cho Tax già nua cũ kỹ đã134 tuổi. Khu trung tâm Sài Gòn sẽ còn gì?” .

Mô hình dự án toà tháp Tax Plaza cao 40 tầng

Kiếntrúc sư Nguyễn Ngọc Dũng trong bài viết “SàiGòn đang trở nên xa lạ” đưa ra nhận xét mang tính cách chuyên môn:

“Với một diện tíchkhiêm tốn vài trăm ha, trung tâm Sài Gòn vốn được quy hoạch thành khu trung tâmhành chính và công cộng nay lại đang được nén chặt đến mức ngộp thở. Sài Gònxưa giờ đang trở thành đô thị của một nước xa lạ nào đó, những bản sắc vốn cóvà hồn đô thị của thành phố 300 năm tuổi đang bị xóa nhòa.

Liệu bạn có còn tìmđược nét Sài Gòn xưa ở những cao ốc mang tên nước ngoài như Royal Garden, Eva RoyalPlaza, Avalon, Sailing Tower, Centec Tower hay Kenton Residence, GemadeptTower, The Manor? Cái tên Sài Gòn cũng được nhắc tới nhưng lại rặt một nét laicăng, ví như Saigon Sky Garden, Saigon Plaza…”

Người Sài Gòn ngồi nhìn Thương xá Tax trước ngày chia tay

Tôibỗng rùng mình khi nhớ lại một câu nói của ai đó. Câu này đã được dẫn trước bàiviết nhưng cũng xin ghi lại một lần nữa để chúng ta đừng quên:

“Nếu anh bắn vào quákhứ bằng khẩu súng lục,
tương lai sẽ bắn lạianh bằng một khẩu đại bác”