Thương xác cùng học giả Hồ Hữu Tường về “Hiện tượng Trương Vĩnh Ký”

Bách Khoa số 404 ra ngày 5-9-1974 cóđăng bài nói chuyện của học giả HồHữu Tường tại trụ sở Văn Bút Saigon.Chúng tôi ở xa, không được cái may dự thínhcuộc nói chuyện trên, nhưng căn cứ vào nộidung bài đã đăng, chúng tôi rút ra đượcmấy ý chính nhà học giả muốn nói về"Hiện tượng Trương Vĩnh Ký".

1. Việc Trương Vĩnh Kýhợp tác với quân ngoại bang xâm lăng là do hoàncảnh, do giáo dục, từ bên ngoài mà bao vây một thiếunhi, một thiếu niên rồi một thành niên. Tráchnhiệm của sự kiện đó không nên qui về choTrương Vĩnh Ký;

2. Trương Vĩnh Ký là một nhàtrí thức thức thời nên ông rút lui vào con đườngkhai dân trí và tấn dân đức;

3. Từ một trí thức hợp tácvới quân xâm lược, Trương Vĩnh Ký hoá thànhmột sĩ phu mà nhà học giả cho đó là một hoátrình.

Nhận thấy hiện tượngTrương Vĩnh Ký nhà học giả đưa ra khôngnhững chỉ quan hệ đến tên tuổi mộtnhân vật đã nằm xuống từ lâu, mà còn công khai xácđịnh một thái độ trí thức trướcthế đứng của một công dân trong mộtquốc gia, chúng tôi thấy có bổn phận thươngxác cùng nhà học giả.

Trước hết, chúng tôi có cảmtưởng nhà học giả đã theo suy luận chủquan đưa ra "hiện tượng hoá trìnhTrương Vĩnh Ký". Tôi không muốn nói rằng nhàhọc giả đã chẳng căn cứ vào các dữkiện lịch sử để đi tới kếtluận, bởi vì là học giả, tất nhiên ông phảicó đọc những sách viết về TrươngVĩnh Ký.

Như mọi người đềubiết, nền giáo dục mà Trương Vĩnh Ký hấpthụ từ năm lên tám cho tới năm 23 tuổi lànền giáo dục Thiên Chúa giáo. Nền giáo dục ấyđã có công đào tạo ra một linh mục ĐặngĐức Tuấn, [1] sau này, khi Việt - Pháp khởicuộc giao binh, người chủng sinh củaĐại chủng viện Giáo hoàng ở Penang và cũng làngười công dân mang tên Đặng Đức Tuấnđã phân minh giữ tròn hai nghĩa vụ : Tổ quốcvà Đức tin. Cũng chính nền giáo dục ấyđã vun quén tinh thần cho một Nguyễn TrườngTộ, một đồng nhân,môt đồng sự, một đồng nghiệp (thôngngôn) với TrươngVĩnh Ký, nhưng ông này "đã phải nhảy quatường mà tránh đi" [2] dù bị ngườiPháp nài ép hợp tác.

Chúng tôi phải thưa ngay nhưthế bởi vì luận điệu qui trách nhiệm chohoàn cảnh và nền giáo dục mà Trương Vĩnh Kýđược hấp thụ không nhất thiết làđúng. Nhà học giả sẽ không khỏi vặnlại : nhưng Trương Vĩnh Ký buổi đầuhợp tác với Pháp, dù sao ông cũng còn là một thanh niênmới 23, 24 tuổi đầu, chưa đủ kinhnghiệm già dặn như Nguyễn Trường Tộ vàĐặng Đức Tuấn, để chọn mộtchính nghĩa. Vậy chớ ngày ông 50 tuổi, cái tuổiđã qua " bất hoặc " và bắt đầu"tri thiên mạng", Trương Vĩnh Ký vẫnrương hòm lẽo đẽo từ Saigon ra Huế theoPaul Bert là một tên thực dân hạng bự, mộtthứ cáo già trí thức để nài nỉ từngđồng bạc, đưa cả bà con quen biết rakiếm lợi tại đất Thần kinh khiến  cho nhiều người phảighen ghét , ngay cả Paul Bert đôi khi cũng nặng lời[3].

Người ta có thể lầmlạc chính nghĩa dân tộc để chạy theo danhlợi trong buổi xuân thời, người ta có thểbị hoàn cảnh khách quan xô đẩy phải quay lưnglại với chính nghĩa dân tộc, nhưng một khiđã giác ngộ, không thể không tự sửa sai, quay đầu,nếu không đới tội lập công thì cũng tiêucực lánh mặt làm thinh.

Trương Vĩnh Ký có hànhđộng được như vậy không hay chỉ làmột người đầy tớ trung thành (chính ông xácnhận như thế trong các thư tờ gởi nhàcầm quyền Pháp) của chính sách bảo hộ vàthuộc địa Pháp, suốt một chuỗi dài củađời ông. Đó là chưa nói tới những tấmgương chính nghĩa đã treo lên trước mắtông bắt đầu từ năm ông theo làm thông ngôn cho Pháp(1860) cho đến năm ông bị hất hẳn rakhỏi guồng máy cai trị của thực dân (1889). Khôngnói đâu xa, ngay tại đất Nam kỳ là quêhương của ông, những tấm gương chínhnghĩa sau đây đã được treo lên:

- 1862: Phan Hiển Đạo tựvẫn ở Vĩnh Kim Đông (chợ Giữa Mỹ Tho)vì bị Phan Thanh Giản chê là: Thất thân chi nữ hàdĩ vi trinh?

- 1864: Hai thiếu niên Việt Nambị xử bắn trước mặt mộtngười thông ngôn có tên là Paulus, vì đã không chịuchỉ điểm nơi trú binh của nghĩa quân tạiRạch Giá;

- 1867: Trương Định bịtên phản quốc Huỳnh Tấn bắn chết tạiGò Công;

- 1867: Phan Thanh Giản hối hậnuống thuốc độc để kết liễu trọngtrách toàn quyền Kinh lược;

- 1868: Phan Công Tòng tử trận ởGiồng Gạch; Nguyễn Trung Trực bị hành hìnhtại Rạch Giá;

- 1875: Thủ khoa Huân bị hànhquyết tại chợ Thân Trọng tỉnh Mỹ Tho v.v...có cần phải dẫn chứng thêm nữa không?

Còn nói tới con đường khaidân trí và tấn dân đức của Trương Vĩnh Kýlại càng phải thận trọng. Những tài liệu[4] của Soái phủ Nam kỳ (sắc lệnh, thông tư)để lại cho đến ngày nay cho thấy ôngchỉ là công cụ của một chính sách xâm lượcbằng tinh thần (conquête morale) và một chính sách thựcdân bằng sách vở (politique de la colonisation par les livres)của thực dân Pháp không hơn không kém.

Học giả Hồ HữuTường cho những sách của Trương Vĩnh Kýviết để "dạy dỗ người Phápbiết ngôn ngữ và phong tục của người AnNam" là giúp "người Pháp rành về khoản này,ắt tránh được lắm điều đángtiếc", nhưng nhà học giả quên rằng, xuyên quanội dung các sắc lệnh, thông tư của Soái phủNam kỳ, chúng chính là con đẻ của chính sách"Nghiên cứu truyền thống bản xứ, đàoxới thuộc địa" để tìm hiểu mà caitrị của thực dân Pháp.

Bonard là người tiên khởiđề xướng và áp dụng chính sách này tại Namkỳ. Trong phúc trình gởi Bộ trưởng Hải quânPháp, Bonard viết :"Sự cai trị do ngườibản xứ dưới sự kiểm soát của chúng ta,theo ý tôi là phương sách độc nhất đểgiải quyết vấn đề. Nếu, để lo chocác chi tiết của hành chánh an-nam-mít, ta đem tớiđây một số sĩ quan mà đa số không amhiểu ngôn ngữ và phong tục bản xứ thì ta sẽtạo nên một tình trạng hỗn loạn".  [5]

Chính trong chính sách đó mà cơ quanBản xứ Sự vụ (Service des Affaires indigènes),Trường Thông ngôn (Collège des Interprètes) và Văn phòng Trungương An Nam (Bureau Central Annamite) được thànhlập. Trương Vĩnh Ký vừa dạy tạitrường Trường Thông ngôn, vừa cộng tácvới cố Legrand de la Liraye - người điềukhiển Văn phòng Trung ương An Nam - phiên dịch vàbiên tập các tài liệu cổ An Nam. Nhìn toàn bộ sựnghiệp trứ thuật của Trương Vĩnh Kýtừ 1864 cho đến 1894, [6] hẳn thấy nội dungnhững sách đó không đi ra người chủ đích"nghiên cứu để cai trị" của ngườiPháp.

Có thể phân loại chúng như sau :

a) Loại cẩmnang giao dịch giữa người Pháp và ngườiViệt Nam.

Đây là một định lệkhông thể tránh khỏi khi có một quân độingoại nhập, hoặc ngược lại. Từ đónảy sinh ra hạng trí thức thông ngôn và nhữngngười làm văn hoá nô dịch [7]. Trương VĩnhKý, trong hoàn cảnh va chạm giữa hai ngôn ngữ,với ưu thế mẫu tự la-tinh (chữ quốcngữ) và phương tiện ấn loát trong tay, ông là  người Việt Nam duynhất vào thời đó, cho ra đời loại sách trên.Và người ta sẽ không lấy làm lạ khi thấynhững cuốn sách dầu tiên thuộc loại này củaông đều do Trường Thông ngôn và nhà in Nhànước ấn hành.

b) Loại nghiêncứu truyền thống bản xứ

Công cuộc này trước hết dohai cơ quan Bản xứ Sự vụ và Văn phòng Trungương An Nam đảm nhiệm. Cứ tám ngày, các NhaBản xứ Sự vụ lại đúc kết mộtbản phúc trình về các công cuộc khảo cứu sâurộng từ phong tục tập quán cho tới các cơcấu tổ chức của dân bản xứ, gởivề Tổng Tư Lệnh. Quân viễn chinh Pháp,bước đầu đặt chân tới đây,tất cả cơ hồ xa lạ đối vớihọ. Để tìm hiểu, họ phải vậndụng, moi móc tất cả những hiểu biếtcủa các nhà truyền giáo ghi chép về mảnh đấtnày.

Là phụ tá đắc lực chocố Liraye, Trương Vĩnh Ký là người Việtđầu tiên có đủ tư thế lấp đầynhững thiếu sót mà cố Liraye - qua những "Trangsử ghi về nước An Nam" (Notes historiques sur lanation annamite) của ông - chỉ có thể trình bày mộtcách hời hợt, sơ đẳng và ngoại diệnđối với xứ sở từng có những ngànnăm lập quốc. Với ngòi bút của TrươngVĩnh Ký, những công trình phiên dịch các bản văncổ An Nam và công cuộc nghiên cứu cơ cấu xãhội Việt Nam được tập hợp mộtcách có hệ thống, đặc biệt rất quantrọng (plus signalés), rất chính xác cũng như rấtkhích lệ cho những yêu cầu đúng lúc (la plus précise etla plus heureuse aux besoins du moment) đối với các nhà caitrị Pháp đương thời [8]. Thật vậy,đối với lịch sử Việt Nam từtrước ngày, qua ngòi bút của các nhà truyền giáo,người Pháp chỉ tìm thấy những điềusơ đẳng và manh mún của một nền văn minhđóng khung, thì với những đóng góp dồi dào qua toànbộ sự nghiệp trứ thuật, TrươngVĩnh Ký đã thật sự thoả mãn đượcnhững hiếu kỳ chính đáng (légitimes curiosités)đồng thời lấp đầy cái khoảngtrống trầm trọng mà người Pháp đã lúng túngkhá nhiều khi mới đặt chân tới đất Namkỳ cũng như muốn đào xới cái quá khứcủa một thuộc địa [9].

Trở lên, là những loại sáchchỉ đòi hỏi một kiến thức tổng quátrộng rãi kèm theo một ít thông minh là có thể thựchiện được. Nhưng đối vớiTrương Vĩnh Ký, ông còn hăm hở đi xa hơnnữa, mon men vào các lãnh vực chuyên môn như địalý, canh nông, thực vật học v.v... Sức làm việccủa ông quả là phi thường, song tiếc thay cáichủ đích đầu tiên khi viết những sáchđó, ông không nhằm đáp ứng nhu cầu vănhọc, học thuật của dân tộc mà, thật rachỉ nhằm thoả mãn những yêu cầu khéo léo và kínđáo của người Pháp đang trên đườngđào xới thuộc địa để chinh phục,cai trị và khai thác. Điều người ta đãđưa ông lên hàng bác học với những công trìnhkhảo cứu về chim muông, thảo mộc, sâu bọcũng như về kỹ thuật canh nông bản xứ,thật ra chỉ là sự đóng góp cho những yêu cầuđầy khích lệ của cái gọi là ”Uỷ ban nghiêncứu phát triển Canh nông và Kỹ nghệ Nam kỳ"(Comité Agricole et Industriel de la Cochinchine) [10] mà chủ đíchsâu xa của nó không gì khác hơn là đưađường chỉ lối cho thực dân khai thác lâu dàimảnh đất chiếm cứ này.

Gia dĩ, người tađược biết thêm rằng các công trình biên thuậtvề sử ký, địa lý bản xứ củaTrương Vĩnh Ký là do có lời yêu cầu của"Hội Địa lý Ba-lê" [11]. Và hầu hếtnhững công trình đó đều được nhà in Nhànước (Imprimerie du Gouvernement local) và cơ sở ấnloát của Nhà Dòng Tân Định chăm lo ấn hành.Một vài cuốn sách của Trương Vĩnh Ký đãtrở thành tài liệu bảo mật và sở hữu riêngcủa nhà nước và nhà Dòng như tập Dưđồ thuyết lược chẳng hạn.Người viết những loại sách này, dù yếu kémvề kiến thức chuyên môn, nhưng bằng sựhăng say của tuổi trẻ và sự hiếu kỳtài tử (d'une curiosité de dilettante), ít ra cũng đã "tómlược được cho những ngườingoại quốc mới đến những cốnghiến cơ bản liên quan đến mảnh đấtnày, gia dĩ đã trải ra một cách cực nhọctrước mắt họ, những cống hiến, chođến lúc đó, muốn nghiên cứu phải nhờvào những bản đồ do Dayot, Brun dựng lên ởthế kỷ XVIII và Giám mục Taberd, đầu thếkỷ XIX." [12]

c) Loại phổbiến chữ quốc ngữ

Trước Trương Vĩnh Ký,chữ quốc ngữ là một phương tiệntruyền đạo của các thừa sai nhằm thuậntiện hoá ngôn ngữ và văn tự trong sự tiếpxúc và rao giảng thánh kinh cho người bản xứ.Trong buổi sơ thời ấy, bằng khối óc sâusắc của người cán bộ (cán bộ chính trịhay cán bộ tôn giáo cũng thế), chữ quốc ngữđược sử dụng như là cách thế tốtnhất để triệt tiêu dần dần tưtưởng Tam giáo vốn đã ăn sâu mọc rễtrong các kinh điển, cổ thư được gói ghémqua tự dạng chữ Nho và chữ Nôm. Ngườithầy giảng cũng như con chiên bản xứbắt buộc phải làm quen với thứ chữmới là mẫu tự la-tinh và loại bỏ cái hình tháivăn tự ngoằn ngoèo từ các ngoại điển của "ngoạiđạo", vì  nếukhông, họ sẽ quay trở lại ý thứctruyền thống "An Nam xưa" [13].

Mãi cho tới thời TrươngVĩnh Ký, chữ quốc ngữ chỉ đượclưu hành thu hẹp trong phạm vi các giáo đoàn vàđược dùng để biên chép những tín lý, thánhkinh, hoặc đi xa chút nữa, các sứ đồcủa Chúa dùng nó để viết thư tín, hồi ký haybáo cáo liên quan đến công cuộc rao giảng và gieorắc ánh sáng Thiên Chúa thôi.

Thế nhưng, từ 1862 trởđi, nghĩa là sau khi hòa ước Nhâm tuấtđược ký kết và người Pháp bắtđầu đặt nền móng cai trị tại batỉnh miền Đông Nam kỳ, thì chữ quốcngữ trở thành công cụ cho "chính sách thực dânbằng sách vở" của xâm lược Pháp, và hơnthế nó còn được coi như văn tự chínhthức cho các giấy tờ hành chánh, tư pháp vàthương mại của nhà cầm quyền thuộcđịa.

Trong thư văn đề ngày15-1-1866 gởi cho quan bố Saigon (do Soái phủ bổnhiệm), Giám đốc Nội vụ Paulin Vial có viết: "Từ những ngày đầu, người ta (Pháp)đã hiểu rằng chữ Hán còn là một `ngăntrở giữa chúng ta và người bản xứ ; sựgiáo dục bằng thứ chữ tượng hình khóhiểu làm chúng ta rơi tuột hoàn toàn ; lối viếtnày chỉ tổ khó cho việc truyền đạtđến dân chúng những điều tạp sựcần thiết có liên quan tới khung cảnh củanền cai trị mới cũng như cho việcthương mại. Chúng ta bắt buộc phải theotruyền thống nền giáo dục riêng của chúng ta ;đó là cách duy nhất khiến chúng ta có thể gầngũi người An Nam thuộc địa hơn, ghi vàotâm não họ những manh mối của nền văn minh Âuchâu đồng thời cô lập họ khỏi ảnhhưởng đối nghịch của các lân quốccủa chúng ta". [14]

Thế là, từ nơi thâm nghiêmcẩn mật của các giáo đoàn, chữ quốcngữ đã vượt ngưỡng cửa Nhà Chungđể len lỏi rộng rãi vào các tầng lớp dângian Việt Nam, dưới sự phối trí và chỉđạo cao kiến của các giáo sĩ và các nhà caitrị thông thái Pháp. Trong sự trù tính của họ,việc cho áp dụng và phổ biến chữ quốcngữ không ngoài hai chủ đích :

- Thui chột sự dùng chữ Nho vàchữ Nôm là phương tiện chuyên chở và nuôidưỡng tinh thần quốc gia thấm nhuần từcác hệ tư tưởng truyền thống lâuđời. [15]

- Định lại một vănthể hành chánh, tư pháp và thương mại trong đóchữ quốc ngữ được coi là văn tựchính thức (écriture officielle).

Mà muốn áp dụng và phổ biếnchữ quốc ngữ vào dân gian, không gì hơn là chuyểnngữ ngay nền văn chương truyền khẩu bìnhdân, tức là những áng văn cùng là truyện tích rấtđược ưa thích đối với họ [16] giadĩ, nhằm đạt tới cứu cánh (phổbiến chữ quốc ngữ), những sách căn bảnđạo lý gia đình Việt Nam (cũng là đạo lýTrung Hoa) cũng đã được đem ra phiên dịchbằng thể văn vần chữ quốc ngữ. EliacinLuro, một thanh tra Bản xứ Sự vụ, trong phúctrình đề ngày 6-1-1873, đã cho thấy mục tiêu này :

"Từ lâu, tôi thỉnh cầumột cách vô hiệu rằng người ta phải phiêndịch, dưới sự chăm sóc của mộtHội đồng có đủ quyền hành, lịchsử nước An Nam và những sách cao quý củatriết lý Trung Hoa. Người dân, ít nghe tiếng quanthoại, vào trình độ họ sẽ rất sungsướng có được những cuốn sách dịchbằng ngôn ngữ thường ngày của họ mộtcách thanh nhã. Họ sẽ mua, sẽ đọc nhữngcuốn sách đó. Trong số các thừa sai và viên chứccủa chúng ta, chúng ta có nhiều người đủkhả năng để hoàn thành những sách dịch thanhnhã từ tiêng quan thoại ra tiếng nói hằng ngày".[17]

Trong mưu tính đó, TrươngVĩnh Ký với sở đắc quốc ngữ từnơi cụ Tám, cố Hoà, cố Đoan qua các giáo sĩkhác, cộng thêm cái vốn thông dịch hiếm hoi buổisơ thời, ông đã được nhà cầm quyềnthuộc địa yêu cầu đảm nhiệm côngcuộc phiên dịch. [18] "Tất cả nhữngbản văn ông chuyển từ chữ Hán sang chữquốc ngữ chẳng có mục đích nào khác hơn làlàm cho dân chúng An Nam áp dụng lấy mẫu tự la-tinh vàđồng thời thui chột sự dùng quá nhiềuchữ Hán ngay cả trong văn chương bằngquốc ngữ  ; nhữngbản văn ấy đã đáp ứng đượcsự mong mỏi, kể từ khi có cuộc chinh phục,được tiên định bởi các nhà Đôđốc cai trị và do Giám đốc Nội vụ,Paulin Vial, đã đo lường những trở ngạimà sự biểu ý bằng văn tự sẽ phải manhnha giữa dân tộc Việt Nam và người Pháp".[19]

Kết quả công trình phổ biếnchữ quốc ngữ của Trương Vĩnh Kýthật sự qui mô và công khai khi Đô đốc Ohier kýnghị định ngày 16-9-1869 trao toàn quyền tờ GiaĐịnh Báo, tờ báo đầu tiên trên đấtViệt, cho ông quản nhiệm với chủ đíchđẩy mạnh chính sách thực dân bằng sách vở,báo chí ; và nó đã thật sự chín mùi khi TrươngVĩnh Ký bước chân vào cái gọi là "Hộiđồng Học chính cao cấp" (Commission supérieure del'Instruction publique) bằng một nghị địnhcủa chính quyền thuộc địa ngày 17-11-1874.

 

o0o

 

Người làm văn học cũngnhư người viết văn học sử, dùđứng trên quan điểm nào đi nữa, cũngkhông thể xa rời căn bản dân tộc. Một côngtrình văn học giá trị phải là một tậphợp những chất liệu bắt nguồn từthực tại sinh hoạt vật chất và tinh thầnđích thực của dân tộc.

Đối với Trương VĩnhKý, nhìn lại toàn bộ sự nghiệp trứ thuậtcủa ông, ta không khỏi tiếc rẻ khi nhận rarằng tài năng "đứa con đất Namkỳ" đã đi hoang theo tiếng gọi củangười thầy mẫu quốc. Không kể tớiloại sách "cẩm nang giao dịch" vốn làmột nhu cầu cấp thời, giai đoạn, các côngtrình biên tập và khảo cứu của ông đềuđược viết ra theo lệnh hoặc do sựkhuyến khích chỉ dẫn của quan thầy.  Nếu bảo đó là công trình"đào xới thuộc địa" của nhữngAubaret, Luro, Vial, Silvestre, Philastre Liraye v.v... cũng không saimấy ; duy có điều khác biệt là, thay vì dùng nhãn quancủa người ngoại quốc trí thức thựcdân, Trương Vĩnh Ký đã cấu tạo tác phẩm củaông bằng nhận định và cảm nghĩ xác thựccủa một người bản xứ. Chính đó làsự thiếu sót trầm trọng nếu không nói làbất lực đối với những ngòi bút ngoạiquốc khi đi sâu vào truyền thống bản xứ.

Tuy nhiên, nhờ sự chuyểnbiến, đưa đẩy của lịch sử vàvăn học, các ngòi bút nói trên đã gặt chung mộtkết quả, đối với những thế hệcầm bút về sau. Những công trình của lớp tríthức thực dân ngoại quốc và trí thức tay saibản xứ (dĩ nhiên trong đó có Trương VĩnhKý) vô hình trung đã trở thành những tài liệu nghiêncứu lịch sử và văn học tối cần chokẻ hậu học muốn tìm lại vang bóng củamột thời. Và như thế, cái chủ đích đầu tiên "nghiên cứuđể cai trị" hoá ra là kết quả tốt choviệc học và nghiên cứu của một sốngười làm văn hoá. Điều ấy không có gìlạ. Trong tình trạng nền học cũ bịthực dân đẩy vào bóng tối và chữ quốcngữ dần dần chiếm ưu thế vớichương trình giáo dục do thực dân áp đặt vàduy trì suốt thời đô hộ, con đườngvăn hoá dân tộc ít nhiều cũng bị lái sang mộthướng khác. Thật Nguyễn Đình Chiểu đã cócái lý của ông khi lên tiếng công kích việc học vàphổ biến chữ quốc ngữ trong buổiđương thời. [20]

Hiểu như vậy đểthấy rằng, trong khi Nguyễn Đình Chiểu, PhanVăn Trị cùng các chiến sĩ văn hoá khác viếtnên những thi văn rực cháy lòng yêu nước từbên kia luỹ tre kháng chiến thì, tại Saigon, TrươngVĩnh Ký hoàn toàn quay lưng lại với thực tạiđất nước để kể Chuyện đờixưa, Chuyện khôi hài, hơn thế, giống như TônThọ Tường "khuyên đàn con trẻ chớ thàylay" ông bảo những người yêu nướcViệt Nam Bất cượng, chớ cượng làmchi  [21] ; và mỉa mai biếtbao khi nghe ông giảng Tứ thơ, Đại học, Trungdung, Luận ngữ, Minh tâm, Sơ học vấn tân [22] ... Có khi nào ôngđã hỏi lại chính lòng mình những điều sơhọc ấy của Khổng - Mạnh? Có lý nào một nhàtrí thức vừa đề cao tư tưởng giữnước yên nhà, lại vừa theo ngoại xâm đểvinh thân và phì gia? [23]

Sẽ không khỏi có ngườiđặt câu hỏi : Nhưng dù sao Trương Vĩnh Kýcũng là người có công lớn trong văn học,nhất là văn học chữ quốc ngữ ?Điều này cần minh thị : Trương Vĩnh Kýchỉ có công trong công cuộc phổ biến chữquốc ngữ, tức là cái hình thức  của nền văn họcchữ quốc ngữ, còn cái nội dung của nềnvăn học đó không nằm trong tay ông mà chính ởlớp sĩ phu Văn thân, Cần Vương bịđánh bại bằng võ lực để rồi cấtlên tiếng nói, lời giảng trong Phong trào duy tân, Đôngkinh nghĩa thục... Đó mới chính là cái truyềnthống học thuật :

"Khổng- Mạnh cương thường nên tạc dạ

TâyÂu khoa học phải ghi lòng”

Chỗ đứng củaTrương Vĩnh Ký vẻ vang và đồ sộ khôngphải trên văn đàn dân tộc Việt Nam mà chính ởtrong nền văn chương thuộc địa (unelittérature coloniale) của người chính quốc vànhững ngòi bút phục vụ quyền lợi thuộcđịa. Định lại vị trí củaTrương Vĩnh Ký, ấy là trả lại sự côngbằng cho lịch sử đồng thời cũng làsự công bằng của quốc gia.

Như vậy, từ trướcđến sau, từ đời chính trị cho đếnsự nghiệp văn chương, đâu là conđường khai tân trí và tấn dân đức, đâu làhoá trình từ một trí thức hợp tác đếnmột sĩ phu ? Không lẽ một nhà học giảnhư ông Hồ Hữu Tường lại đi đùacợt chân nghĩa hai tiếng Sĩ phu ? Chưa thôi, ôngHồ còn ỡm ờ đem cái việc cụ ĐồChiểu ra lệnh cho cô con gái Nguyệt Anh cô chép trọnbài sắc của vua Đồng Khánh phong Hàn lâm Thịđộc Học sĩ cho Trương Vĩnh Ký nhằmlấy uy tín của một chiến sĩ văn hoá dântộc bất khuất mà củng cố cho một"ngụy" danh. Cụ Đồ Chiểu bảo congái chép bài sắc của Đồng Khánh là ý riêng củacụ, chẳng ăn nhập gì đến sự việc"Nam đổi làm Tây, chính lại tà" (thơĐồ Chiểu) của họ Trương. Không lẽnhà học giả chính hiệu Hồ Hữu Tườngbảo với mọi người rằng ông A, ông B kiacũng là học giả, là mọi người nghe theo ngaysao, hay là phải đi truy xét lại cái thực chấtcủa ông A, ông B ? Và chắc chắn học giả HồHữu Tường đã thừa biết Đồng Khánhđược ai tấn phong lên ngôi, cùng với tưthế của ông ta vào những năm 1885-1888.

 

o0o

 

Đối với ông Hồ HữuTường, thú thật, từ lâu chúng tôi có lòng kínhtrọng. Chúng tôi kính trọng không phải vì cái "họcgiả" mà chính là nhãn hiệu "dân tộc" củaông. Quả thế, suốt đời ông, nghĩa làsuốt cái thời gian mà hết thực dân cũ tớithực dân mới ngự trị trên đấtnước này, con người ấy chưa từngmột lần đi với ngoại nhân hoặc a tòngvới tay sai quyền thế của ngoại nhân. Nhữngnăm tù đày của ông đảm bảo cho lời nóiđó.

Thế nhưng, cũng thú thật, làchúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy chính ông Hồlại đưa ra một thái độ nhập nhằngvề "hiện tượng Trương Vĩnh Ký"như thế. Nếu vì một ý tình nào nhằm bảovệ tên tuổi cho một cá nhân trong suốt dòng lịchsử hỗn độn thì không nói làm gì, đằng này ôngđem một hiện tượng không mấy chính danh ra mà"giải quyết" rồi ông bảo các nhà tríthức "nghiền ngẫm" thì thật là danh khôngchánh, ngôn chẳng thuận chút nào.

Dạo nọ có nhà phê bình, khi nóivề tiểu thuyết Thuốc trường sinh củaông, cho tinh thần ông Hồ Hữu Tường khôngđược bình thường, và đoán rằng cólẽ do những ẩn ức sinh lý của nhữngnăm ngồi tù Côn Đảo mà ra. Lại có ngườibảo ông là một người quá giàu thị kiến,tư tưởng thường đằng phi trên nhữngvòm trời phi tưởng và phi phi tưởng. Nhưngchắc chắn hơn cả là lần [24] tôi đượcnghe chính ông bảo ông là con người rất tếu,như một Phi Lạc sang Tàu, đại náo Hoa Kỳrồi bỡn Nga...

Nhưng xin thưa với tác giảbài "Hiện tượng Trương Vĩnh Ký"đúng như lời ông viết: "Cái hiệntượng này, xét trong khuôn khổ thời sự ngày nay,trở nên là một vấn đề vĩ đại vôcùng".

                                                           

 Chú thích:

1. Nguyên du học ở Penang, khi vềViệt Nam phụ tá cho Giám mục Cuénot ở địaphận Qui Nhơn. Sau phong Linh mục Gò Thị. Năm 1858,Pháp tấn công cửa Đà Nẵng, triều đìnhHuế cấm đạo gắt gao hơn ; cha Tuấnđã viết "Việt Namgiáo sử diễn ca" và "Lâm nạn Phụng Quốc hành" cùng nhiềuáng thi văn khác để bày tỏ lập trườngcủa một giáo dân trước nạn xâm lăng củaquân Pháp. Đáng kể nhất là "Hoành mao biến bìnhTây sách"(sách lược đánh bình giặc Tây củamột kẻ sĩ ở nhà tranh) đã lọt đếnmắt vua Tự Đức ; nhà vua cho vời vào nộihỏi phương lược giữ nước vàđối xử với đạo Công giáo, Linh mụcTuấn đối đáp trôi chảy mọi việc.Đến năm 1862, nhân cuộc nghị hoà tại Saigon,cha Tuấn được vua Tự Đức dùng nhưlà thông ngôn (gọi là quan Khâm) của phái đoàn Phan ThanhGiản, Lâm Duy Hiệp. Sau hoà ước 1862, cha Tuấntrở về Bình Định và lo việc đạo chođến khi chết vẫn giữ đượctiếng "Minh Đạo Bảo Quốc".

(Xem:  - A. Delvaux, Mgr Pellerin, Nazareth Hong Kong, 1937, tr. 78

            -Đặng ĐứcTuấn, Tinh hoa Công giáo ái quốc Việt Nam của VõNgọc Nhà và Lam Giang, 1970).

2. "Tôi (Nguyễn TrườngTộ) quyết từ cho được. Hòi ấy (1861) bèbạn tôi đều cười là ngu dại ; họcứ cho người ép tôi làm, tôi phải nhảy quatường mà tránh đi. Họ thấy tôi bền lòngnhư thế, liền lấy quan chức mà dỗ dành, tôiphải trả lời :"Làm quan (tân trào) thì cólương bổng, không làm quan thì phải cực khổ,chỉ làm một kẻ vơ vẩn, nhưng tôi thà làmmột kẻ vơ vẩn chứ không muốn làm quan"(Điều trần ngày 2 tháng 5 năm Tự Đứcthứ 24 (1871) - Xem Nguyễn Lân, NguyễnTrường Tộ, Viễn Đệ Huế, tr. 24).

3. Xem các thư giao dịch giữaTrương Vĩnh Ký và Paul Bert trong "Pétrus Trương Vĩnh Ký, Érudit cochinchinois"par Jean Bouchot, 1925.

4. Xem Nguyễn Văn Trung, "Tìm hiểu văn, chữquốc ngữ thời kỳ đầu Pháp thuộc",tài liệu quay ronéo. In thành sách tháng 1-1975 do Nam Sơnxuất bản.

5. Trích dẫn theo Nguyễn Thế Anh,Việt Nam dưới thờiPháp đô hộ, Lửa Thiêng xb, tr. 131.

6. Kể năm cuốn sáchđược ấn hành đầu tiên là Abrégé de grammaire annamite (1864) cho đến nhữngcuốn sách được công bố sau cùng vào 1894.

7. L. Cadière nhận xét vềTrương Vĩnh Ký với thư loại "Cẩmnang giao dịch" của ông, có viết :"Một tác giả đã có côngrất lớn đối với những người Phápđầu tiên học tiếng An Nam" (Souvenirs d'unvieil Annamitisant, tạp chí Indochine, số 216 ngày 19 Octobre1944).

8. Bouchot, sđd, tr. 25.

9. Bouchot, sđd, tr. 28.

10. Do đô đốc Rose cho phép thànhlập ngày 16-6-1865 và bức thư phúc trình công cuộcnghiên cứu đầu tiên của Trương Vĩnh Kývề các loại kiến được đăngtải trên Kỷ yếu của Hội, tập I, số IVnăm 1866.

11. Bouchot, sđd, tr. 25, chú thích (4).

12. Bouchot, sđd, tr. 26.

13. Lanessan viết trong Les Missions et leur protectorat, tr.52 : "Tôi còn giữtrong tay một thư của Giám mục Puginier, trong đó,ngài trình bày mục đích việc phiên âm La Mã một cáchthật rõ rệt. Ngài nói khi thay thế chữ Nho bằngchữ quốc ngữ, Hội Thừa sai nhằm mụcđích cô lập các giáo hữu. Những người nàysẽ không còn có thể đọc được nhữngtác phẩm dễ đọc nhất của Trung Hoa vàcũng không thể thư từ gì được vớibất cứ sĩ phu Tàu hay Ta nào. Được giáodục như thế, các thầy người bảnxứ sẽ chỉ có thể đọc một số hiếmnhững sách do các thừa sai viết bằng quốcngữ cho họ dùng và trong đó chỉ bàn đếnnhững vấn đề thuần tuý tôn giáo" (tríchdẫn theo Nguyễn Văn Trung, Chủđích Nam Phong, tr. 189).

14. Trích dẫn theo Bouchot, sđd, tr.36-37, chú thích (2).

15. Thật vậy, ngày mà Bonard, vìđường lối cai trị gián tiếp khéo léo, đãcho tái lập toàn bộ cơ cấu tổ chức xãhội và học thuật cũ "An Nam" thì lập tức,người phát ngôn của Hội Thừa sai là Adrien Launaylên tiếng công kích "Bonardcho tổ chức dạy lại chữ Nho và cho lập lạinhững bằng tước cũ của tiến sĩ vàcử nhân mà không tự hỏi rằng tốt hơn làphải tách xa người An Nam những gì có thểcủng cố họ trong những tư tưởngquốc gia và do đó dẫn tới sự bài Pháp"(J. Chesneaux, Contribution à l'histoirede la nation vietnamienne, tr. 115).

16. Vũ Ngọc Phan đã nhậnđịnh rất đúng khi viết : "Hồi đó, ông (TVK) cầnphải xuất bản như thế, cốt dùng nhữngchuyện phổ thông làm cái lợi khí cho chữ quốcngữ được lan rộng trong dân gian..." (Nhà văn hiện đại,q.I, tr. 27).

17. G. Taboulet, La Geste Francaise en Indochine, tr. 594.

18. Bouchot, sđd, tr.32.

19. Bouchot, sđd, tr.32.

20. Nói như thế không có nghĩa làphủ nhận sự tiện lợi của chữquốc ngữ, mà ở đây, nó được nhìnnhận như một lợi khí truyền đạo vàđồng hoá văn tự của các giáo sĩ và thựcdân xâm lược buổi đầu.

21. Những hàng chữ nghiêng là nhanđề những sách do Trương Vĩnh Ký viết ra.

22. Người có lòng vớinước chẳng khi nào bắt cá hai tay đượccả công lẫn lợi, và cả danh tiếng nữa,nếu thế thì là quân giả dối cả" (Phan ChâuTrinh)

23. Hai câu đối trướccổng trường Pétrus Ký Saigon :

Khổng Mạnh cươngthường tu khắc cốt

24. Buổi nói chuyện "Làm thếnào học giỏi" do Hội Khuyến học ĐàNẵng tổ chức tại thính đường HộiViệt-Mỹ mấy tháng trước đây.

Tây Âu khoa học yếu minh tâm.