Kẻ sĩ mới của miền Nam

Ở đâu có con người là ở đó có xãhội, có văn hóa. Hình ảnh của một conngười đơn độc ở trên thế gianchỉ là hình ảnh tưởng tượng, không có trongsự thật. Sự thật hiển nhiên là khi ta sinh rađời ta đã ở trong một xã hội, trong mộtnền văn hóa rồi. Bởi vì văn hóa không gì kháchơn là lối sống, bao gồm tất cả nhữngsinh hoạt từ sinh hoạt trí thức đến cữchỉ hành vi thường ngày, của một sốngười trong một cộng đồng, một xãhội, từ xã hội bán khai thuở xưa đến xãhội văn minh tiền tiến ngày nay.

Sinh hoạt văn hóa cao nhất là sinh hoạt tríthức. Xã hội nào cũng có một số ítngười thấy xa hiểu rộng, có nhiều kiếnthức hơn những kẻ khác. Số ít ngườiđó được người đời xếp vàotrong hàng ngũ của giới trí thức. Ở Việt Namxưa giới trí thức đó là giới sĩ phu,giới được nhà nho Nguyễn Công Trứ giớithiệu khá đầy đủ trong bài hát nói bấthủ của ông, bài Kẻ Sĩ:

“Tước hữu ngũsĩ cư kỳ liệt,

Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên,

Có giang sơn thì sĩ đã có tên,

Từ Chu Hán vốn sĩ này là quí.

Miền hương đảng đã khen rằnghiếu nghị,

Đạo lập thân phải giữ lấycương thường,

Khí hạo nhiên chí đại chí cương,

So chính khí đã đầy trong trời đất...”

Ý nghĩa của mấy câu hát nói này là: Trong xã hộixưa của nho gia, Kẻ sĩ chiếm địavị vô cùng quan trọng. Nơi triều nội sĩ làmột trong năm tước (thượng đại phu,hạ đại phu, thượng sĩ, trung sĩ, vàhạ sĩ), ngoài xã hội sĩ đứng đầutrong tứ dân (sĩ, nông, công, thương). Giới sĩlà giới lãnh đạo. Người thuộc giới nàylà người có học thức, hiểu rộng, biếtnhiều, và đặc biệt nhất là ngườirất mực đạo đức, có tâm hồn caocả, có tinh thần sáng sủa, có tính khí cươngcường. Thành ra đặc tính chung của giới tríthức có thể thu gọn trong batừ ngữ: kiếnthức, đạo đức, và bất khuất.

Xã hội nhà nho ở Trung Hoa cũng như ở ViệtNam kéo dài trên ngàn năm, cho đến cuối thếkỷ thứ XIX mới bắt đầu lung lay sụpđổ. Trước làn sóng văn minh khoa học kỹthuật Âu Tây tràn sang như vũ bảo, nền vănminh Trung Hoa và Việt Nam, cùng với văn minh ẤnĐộ, sau hơn ngàn năm ngự trị giờđành ngả đổ suy vi. Những người tríthức Kẻ Sĩ cuối cùng của Việt Nam, cũngnhư ông Tú Vị Xuyên, đành phải ngậm ngùi nhìncảnh chợ chiều ế ẩm của nền họcthuật nho giáo:

“Cái học nhà nho đãhỏng rồi,

Mười người đi học chín ngườithôi.

Cô hàng bán sách lim dim ngủ,

Thầy khóa tư lương thấp thỏm ngồi.”

Muốn sống còn theo đà tiến hóa của nhânloại, người ta phải thay đổi, phảihọc hỏi cái mới, nhất là giới trí thức,giới lãnh đạo. Người Nhật đã thayđổi, đã học được cái mới, đãlàm cho xã hội họ văn minh từ cuối thếkỷ XIX, không thua gì các nước Âu Mỹ. Họ đãtrở thành một cường quốc về phươngdiện khoa học kỹ thuật, họ đã chiếnthắng được Nga Sô từ đầu thếkỷ XX. Giới trí thức Việt Nam bắt đầuthức tĩnh, bắt đầu nhận thấy rằngkiến thức nho giáo không đương đầuđược với văn minh tân tiến Tâyphương, người ta bắt đầu họchỏi khoa học kỹ thuật để canh tân xứsở theo gương Nhật Bản. Phong trào Đông Du,phong trào Duy Tân phát động mạnh mẽ.

Nhưng trước đó, Petrus Trương Vĩnh Kýđã là người đầu tiên đóng vai ngườitrí thức mới của Việt Nam rồi. Ông đóngtrọn vai trò đó ở Nam Kỳ vào hạ bán thếkỷ XIX. Ông là một kẻ sĩ mới. Tuy rađời cùng thời đại với các nhà nho cuốicùng của xã hội nho giáo (như Nguyễn Khuyến, ChuMạnh Trinh, Trần Tế Xương, vv...) nhưng PetrusKý đã trải qua một quá trình học vấn kháchẳn các nhà nho kia. Thay vì dồi mài Tứ Thư, NgũKinh và Bắc Sử để trở thành ông cử ông nghèthì Petrus Ký lại được học khoa học tântiến của Âu Tây. Thay vì được xã hội hóa vàoxã hội xưa cũ của nhà nho và khép kín trong vòng bếmôn tỏa cảng của triều đình Huế thì PetrusKý lại được kinh nghiệm từng trảiở nước ngoài, có dịp đụng chạm,tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác, mởrộng tầm hiểu biết của con người. Ôngbiết nhiều thứ tiếng, thông thạo Pháp, Ý, Y PhaNho, La Tinh, tiếng Tàu, tiếng Nhật., tiếng Miên,tiếng Lào, tiếng Thái. Ông là một nhà ngữ học vàlà nhà bác học của Việt Nam hồi thế kỷ XIX.Ông được dịp tham quan nhiều nước,nhất là các nước văn minh Âu Châu. Ông có cơhội gặp gỡ trao đổi với nhiều nhàvăn và khoa học gia Pháp như Victor Hugo, Renan, Littré, PaulBert. Nhưng với tầm nhìn xa rộng, với kiếnthức khoa học tân tiến đó, Petrus Ký không quên dântộc và văn hóa Việt Nam. Ông vẫn mang trongngười đạo đức Á Đông và tinh thầndân tộc Việt. Với hành trang đặc biệtđó ông đã tận tụy suốt đời xâydựng một nền văn hóa mới cho Việt Nam.Đó là nền văn hóa dung hòa Đông Tây, tổng hợpđạo đức Á Đông với khoa học kỹthuật của nền văn minh mới. Ông dạyhọc, ông soạn sách, ông làm báo, ông mở đườngcho văn chương chữ Quốc Ngữ, cho báo chí, chocâu văn xuôi, cho cách nghiên cứu, soạn thảo, viếtlách. Sự nghiệp văn hóa của ông thật là to tát,công lao của ông đối với người dân Namkỳ hết sức lớn lao. Khi ông mất đi, cácđệ tử của ông, cùng  những ngườiham mộ ông, những người biết ơn ông, vàđa số người dân miền Nam, dựngtượng ông ở nhiều nơi để ghi ơn nhàvăn hóa bác học đã đóng góp phần mở mangrất nhiều cho xứ sở. Đặc biệtnhất là tên ông đã được lựa chọnđể đặt cho một ngôi trường lớnnhất, nổi tiếng nhất, đã đào tạonhiều trí thức mới cho miền Nam nhất, đó làtrường Petrus Trương Vĩnh Ký. Có hai câuđối trước cổng trường nói lên conđường văn hóa giáo dục mà Petrus Ký đãchủ trương và đó là con đường tổnghợp Đông Tây, dung hòa khoa học và đạođức mà trường này nương theo đểđào tạo những nhà trí thức kẻ sĩ mới(cho miền Nam nước Việt nói riêng và cho đấtnước nói chung):

 “Khổng Mạnhcương thường tu khắc cốt

Tây Âu khoa học yếu minh tâm.”

 (Ý nghĩa của hai câuđối này là: Một mặt hãy khắc ghi vào trongxương tủy nền luân lý đạo đức ÁĐông và mặt khác hãy làm sáng sủa tâm hồn mình bằngnền văn minh khoa học tân tiến của Âu Tây).

Hồ Hữu Tường cùng một số trí thứcNam Kỳ khác đã đi theo con đường Petrus Kýđã đi. Ông là một trong những kẻ sĩ mới(trí thức tân học) của miền Nam. Ông là mộthọc giả khá nổi tiếng trong những thập niêntrước khi miền Nam rơi vào tay Cọng Sản. Ôngcó một bài nói chuyện về Petrus Trương Vĩnh Kýtại trụ sở Trung Tâm Văn Bút Việt Nam hồitháng 7 năm 1974. Trong bài nói chuyện này, Hồ HữuTường đề cao sự nghiệp văn hóa củaPetrus Ký cũng như tinh thần phục vụ văn hóadân tộc của nhà bác học này. Ông xem đó nhưmột tấm gương cho những người tríthức trẻ ở miền Nam lúc bấy giờ. Chính ôngcũng đã đi con đường Petrus Ký đã đi.Họ là những Kẻ Sĩ mới với nhữngkiến thức khoa học mới mẻ của văn minhTây phương nhưng mang tinh thần đạođức Á Đông của nho giáo. Xuất thân từmiền Nam họ là hạng trí thức ít nhiều mangbản chất miền Nam tiếp nối sự nghiệptinh thần của các sĩ phu Nam Kỳ như NguyễnĐình Chiểu, Phan Thanh Giản. Họ mang trongngười đủ ba đặc tính đã nói ở trênvề người trí thức: kiến thức, đạođức, bất khuất.


Tổ chức ngày Hồ Hữu Tường hôm nay chúngta không thể không nhắc đến vai trò quan trọngcũng như sự nghiệp văn hóa dân tộcđặc biệt của giới Kẻ Sĩ Việt Namdù họ là các sĩ phu trong xã hội nho giáo xưa hayhọ là những Kẻ Sĩ Mới của nền tânhọc. Riêng đối với mảnh đất mớicủa miền Nam họ đã đứng bên nhau làm thànhmột dòng trí thức liên tục kể từ NguyễnĐình Chiểu, Phan Thanh Giản cho đến bây giờ.Kiến thức khoa học tân tiến, đạo đứcdân tộc, tinh thần bất khuất của Kẻ SĩÁ Đông, là ba đặc tính gắn liền với KẻSĩ Mới của miền Nam, mà Hồ HữuTường là một người trong giớiđó.