Sự thật về Hồ Chí Minh ở Paris và Wien. Còn ở Ottawa?

Nguyễn thị Cỏ May và Lâm Văn Bé

Hồ Chí Minh từ ít lâu nay là đề tài của mọi chế diễu khinh miệt của đa số người Việt Nam và cả người ngoại quốc sau khi các tài liệu lịch sử và nhân chứng đã vạch trần trăm ngàn tội ác và bản tánh gian manh của hắn ta.Tuy nhiên, các lãnh tụ của đảng cộng sản ở Việt Nam vẫn tiếp tục núp bóng cái hình tượng nầy để duy trì chế độ độc tài đảng trị bằng chánh sách tuyên truyền biến Hồ Chí Minh thành một thứ ông thánh, bắt nhân dân phải “tôn thờ Bác”, xúc phạm tới “Bác” là trọng tội. Họ còn tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh, ngày chết, xây dựng tượng đài tưởng nhớ “Bác”. Ở nước ngoài, mặc dù cộng sản đã thật sự thất bại ý đồ đánh bóng bộ mặt “Hồ chủ tịch” của họ vào năm 1990 tại Paris, năm 2017 tại Vienne, và năm nay họ lại muốn tái diễn trò hề nầy tại Ottawa vào ngày 02-09-2020 như thông cáo “Đại sứ quán Việt Nam tại Canada đang nỗ lực chuẩn bị để có thể khánh thành Phòng trưng bày Hồ Chí Minh tại Nhà Việt Nam vào dịp Quốc khánh 2/9, và đây cũng là dịp kỷ niệm 75 năm Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.

Từ những nhận định trên, bài viết tóm lược trước hết hai âm mưu mà cộng sản đã thất bại trước đây tại Paris và Vienne và sau đó, nhắc lại một số tội ác của Hồ Chí Minh để khi người Việt và người Canadiens nếu có đến phòng triễn lảm tại số 85 đai lộ Glebe ở Ottawa sẽ biết được mức độ tuyên truyền dối trá muôn thuở của chế độ cộng sản Hà nội như thế nào.

1- UNESCO không có vinh danh Hồ Chí Minh là danh nhân thề giới năm 1990

Ngày 14/04/1987, UNESCO, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, có trụ sở ở Paris, nhận được văn thơ của ông Võ Đông Giang, Ngoại trưởng Việt Nam, đề nghị với UNESCO “ghi tên Hồ chủ tịch vào danh sách ứng viên danh nhân thế giới” nhân “ngày kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1990”.

Đề nghị dĩ nhiên được UNESCO chấp thuận vì Việt Nam là quốc gia thành viên. Hơn nữa lúc ấy Tổng Giám đốc UNESCO là ông Amadou Mahar M’Bow, vốn là một người Phi Châu thân Cộng Sản.

Được tin nầy, một số bà con trong Cộng đồng người Việt ở Paris họp nhau lại, thành lập “Ủy Ban tố cáo tội ác Hồ Chí Minh” và đề cử TS Nguyễn văn Trần làm Tổng Thư ký để điều hợp cuộc tranh đấu chuẩn bị quyết liệt ngăn chận Đại Hội đồng UNESCO bỏ phiếu chấp thuận đề nghị Hồ Chí Minh là danh nhơn thế giới trong phiên họp năm 1990.

Ủy Ban suu tầm tài liệu về Hồ Chí Minh. Bà con các nơi, những nhà tranh đấu chống thực dân và chống Việt Minh cùng thời Hồ Chí Minh, gởi những thông tin vế Hồ Chí Minh. Ủy Ban đúc kết lại làm thành tập hồ sơ Hồ Chí Minh gởi tới Văn phòng UNESCO, phơi bày sự thật về Hồ Chí Minh, để đặt vấn đề “Hồ Chí Minh có tư cách một danh nhơn thế giới hay không?”.

Đồng thời, bà con các nơi, với tư cách là nạn nhơn của Hồ hay của chế độ cộng sản ở Việt nam, cũng gởi thơ về Văn phòng UNESCO tố cáo tội ác của Hồ. Trước dư luận của Cộng đồng người Việt hải ngoại phản đối mãnh liệt, có nhiều thông tin về con người thật của Hò Chí Minh, UNESCO bắt đầu quan tâm vấn đề.

Ngoài hồ sơ tội ác của Hồ Chí Minh sát hại hằng 500 000 nông dân vô tội trong vụ Cải cách Ruộng đất, giết hại, trù dập trí thức, văn nghệ sĩ trong vụ Nhân văn Giai phẩm ở Hà nội, giết các nhà ái quốc Tạ Thu Thâu, Phan văn Hùm, Hồ văn Ngà, Trần văn Thạch,...ở Sài gòn, thảm sát 4000 dân vô tội trong vụ Mậu thân ở Huế, được Ủy Ban gởi tới UNESCO, Ủy Ban còn nêu lên ngày sanh 19-05-1890 của Hồ Chí Minh mà UNESCO ghi nhận có đúng hay không? Bởi còn có ít nhứt 4 ngày sanh khác nhau do chính Hồ Chí Minh tự khai:

  • 1892 theo đơn xin học trường Thuộc dịa,
  • 1894 (15/01/1894) khai với Cảnh sát Paris,
  • 1895 (15/02/1895) khai xin gia nhập Hội kín France-Maçonnerie, và cũng ngày sanh này, được khai lại tại Tòa Đại sứ Nga ở Berlin, Đức,
  • 1899 khai trong Sổ Thông hành của Tàu làm tại Singapour với tên Tống văn Sơ (24/4/30)
  • Riêng gia đình, Bà Thanh, người chị, khai Hồ Chí Minh sanh tháng 3 năm Thành Thái 6, tương đương với năm 1891.
  • Riêng ngày 19/05/1890 mà UNESCO đang có chỉ xuất hiện khi Hồ Chí Minh muốn phải có cờ lộng đón tiếp Đô đốc D'Argenlieu lên Hà nội theo Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 nên cho kêu gọi dân chúng hãy treo cờ mừng sinh nhật của Chủ tịch. Ngay cả ngày chết cũng không đúng sư thật, chết ngày 2/9/1969, chánh thức khai ngày 3/9/1969.

UNESCO là Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa chỉ chấp nhận sư thật mà ngày sanh và ngày chết của Hồ Chí Minh đã đầy bóng tối thì những điều khác về ông ấy liệu có đáng tin hay không?

Hồ Chí Minh không thể là nhà văn hóa

Khi nói về văn hóa của một người, trước hết, người ta xét trình độ học vấn rồi mới xét dến sự nghiệp của người đó để lại.

Về học vấn, Hồ Chí Minh chỉ học Lớp Ba (Cours Élémentaire). Không biết có đậu được bằng Tiểu học hay không, nhưng tháng 8/1908, ông được nhận vào Lớp Nhì Năm thứ I trường Quốc học Huế, có lẽ do sự can thiệp của Khâm sứ Trung kỳ bởi ông Chouquet, Hiệu trưởng Quốc học, viết thư báo cáo ông Khâm sứ là Hồ Chí Minh được nhận.

Về những hoạt động đóng góp cho văn hóa, Hồ Chí Minh có viết báo, vài bài ngắn để tuyên truyền hay kêu gọi, thúc giục dân chúng tham gia chiến tranh giải phóng cho cộng sản. Ông có viết được vài cuốn sách nhỏ như “Vài kinh nghiệm Trung quốc mà chúng ta nên học”, (NXB Trần Lực, Hà nội, 1958), hai quyển “Vừa đi đường, vừa kể chuyện” lấy tên là T.Lan và “Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh” lấy tên là Trần Dân Tiên. Hai quyển này chỉ nhằm tự ca tụng dối trá cho chính mình, hoàn toàn không có chút giá trị nào về mặt văn chương. Tất cả các bài báo của Hồ viết chỉ có giá trị tuyên truyền cho chiến tranh, xây dựng đảng cộng sản, chỉ thị hành chánh. Còn sách, như đã nói, là chỉ để giúp Hồ tự tâng bốc chính mình mà thôi. Những điều này chưa đủ để nói là những đóng góp văn hóa.

Riêng Tập thơ “Ngục Trung Nhật Ký” phơi bày thêm rõ bản chất gian manh của Hồ. Theo nhận xét của Giáo sư Hán Nôm Lê Hũu Mục, thì Tập Thơ chắc chắn không phải của Hồ Chí Minh là tác giả. Một chi tiết rõ ràng hơn hết là trang bìa sau của bản gốc chữ Hán ghi ngày 29-8-1932 đến 10-9 1933 là thời gian sáng tác tập thơ, nhưng bản tiếng Việt lại ghi 29-8-1942 đến 10-9-1943 là giai đoạn “Bác” bị bắt tại biên giới Trung Việt, bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch và trong lúc này “Bác” làm Tập Thơ Tù.

Cũng trong thời gian này, Báo “Việt nam Độc lập” do Hồ Chí Minh chủ biên, xuất bản ở Cao Bằng (số ngày 5/2/1943 ứng với ngày Tết Quí mùi) có đăng bài thơ của Hồ phân tích tình hình thế giới đón chờ cơ hội:

“Một nghìn chín trăm bốn mươi ba
Năm mới tình hình hẳn mới
Đông Á chắc rồi Tàu thắng Nhật
Tây Âu nhất định Đức thua Nga
Nhân dân các nước đều bùng dậy ….”

Vậy năm 1943, Hồ Chí Minh không ở tù vì đang ở Cao Bằng và làm báo “Việt nam Độc lập”, làm thơ chúc Tết phe ta thắng lợi, thì Hồ không thể là tác giả, ít nhứt, của những bài thơ làm trong thời gian này, kể cả Tập Thơ Tù.

Thêm một chi tiết khá biện chứng. Tập Thơ Tù được đem trưng bày trong cuộc triển lãm Cải Cách Ruộng Đất tại Phố Bích Câu, Hà nội, tháng 3/1955 và kéo dài suốt 3 tháng, nhưng tập Thơ Tù lại không có tên tác giả.

Nếu Hồ Chí Minh thật sự là tác giả Tập Thơ, thì chắc chắn ông đã không thể để Tập Thơ trưng bày mà không có tên tác giả là chính ông, điều này hoàn toàn trái với bản chất cố hũu của Hồ thích tự bốc thơm mình. Hơn nữa, nhu cầu tuyên truyền đề cao lãnh tụ vô danh như Hồ lúc đó lại rất lớn, không thể bỏ qua cơ hội bằng vàng này. Tập Thơ còn “vô danh” chỉ vỉ Hồ chưa kịp chụp cơ hội.

Sau cùng, một chi tiết nữa không kém phần thuyết phục là tự dạng. Chúng tôi đem hỏi một vị Giáo sư Hán nôm (Gs NVS, cụu Gs Đại Học Văn khoa Sài gòn) cho biết hai bức thơ của Hồ Chí Minh viết cho vợ, Bà tăng Tuyết Minh, với những trang Tập Thơ Tù nguyên bản có phải là một người viết hay không? Vị Giáo sư ấy trả lời ngay, sau khi nhìn qua 2 tài liệu, không phải của một người viết vì nét chữ hoàn toàn khác. Không cần phải am tường chiết tự mới thấy. Chỉ cần quen đọc chữ Hán cũng thấy dễ dàng.

Như vậy, có thể quả quyết Tập Thơ “Ngục Trung Nhật Ký” hoàn toàn không phải Hồ Chí Minh là nhà thơ tác giả, mà Hồ ăn cắp tác quyền của người khác.

Tóm lại, về mặt chữ nghĩa và tư tưởng, Hồ Chí Minh không thể là “Nhà văn hóa”. Cả không phải là một nhà văn. Về tư cách một nhà văn hóa, thì Hồ Chí Minh phơi bày một con người hợm mình một cách lố bịch, còn ăn cắp thơ của một người Tàu làm thơ của mình một cách lập lờ theo thủ đoạn gian xảo của Hồ.

Còn nói là Hồ Chí Minh có công giải phóng dân tộc, giành độc lập và thống nhứt đất nước cũng không đúng vì Hồ trước sau chỉ là người làm chiến tranh đại lý cho Đệ Tam Quốc tế.

Việt nam đã độc lập qua “Tuyên cáo Việt nam độc lập” của Hoàng Đế Bảo Đại ngày 11 tháng 3 năm 1945. Đạo luật này của Bảo Đại đã hủy bỏ tất cả các hiệp định ràng buộc chánh trị giữa An nam và Đế quốc thực dân Pháp, hủy bỏ Hòà ước Patenôtre năm 1884 cùng các hiêp ước nhận bảo hộ và từ bỏ chủ quyền khác đã ký với Pháp. Trên pháp lý, Việt nam đã hoàn toàn độc lập, cho tới 19/8, Hồ Chí Minh làm cách mạng mùa thu cướp chánh quyền của Chánh phủ Trần Trọng Kim. Tại sao phải làm cách mạng cướp chánh quyền để máu của người dân việt nam vô tội bắt đầu đổ từ đây, đất nước tang thương cho tới ngày nay cũng từ đây?

Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy Ban, người Việt hải ngoại ở nhiều nơi biểu tình phản đối, có đến 20 000 bức thơ và kiến nghị gởi đến UNESCO. Ủy Ban cũng vận động với các giới chức văn hóa, chính trị Pháp, được sự tham dự của Hội Cựu Chiến Binh Pháp, Hội những Người Bạn Đông Dương (Association nationale des anciens et amis de l’Indochine ANAI)), bởi lẽ nhiều hội viên trước kia là chiến binh, nay là Dân biểu, Thuợng Nghị sĩ, yếu nhân trong chính quyền Pháp. Họ nhắc lại Chánh quyền Hà nội đã không tuân hành Qui ước Genève về tù binh, đã không trao trả cho Pháp 2000 tù binh sau Hiệp định Genève, làm cho số tù binh này đã tử vong trong nhà tù cộng sản. Hồ Chí Minh phải chịu trách nhiệm về tội ác này!

Trước áp lực của dư luận và sự ủng hộ của Quốc hội và chính phủ Pháp, UNESCO quyết định không biểu quyết chấp thuận ghi tên Hồ Chí Minh vào danh sách danh nhơn thế giới.

Đây là sự thật!

Trả lời cuộc phỏng vấn của RFA, TS Nguyễn Văn Trần đã nói: Giám Đốc Đông Nam Á Sự Vụ của UNESCO, lúc đó là một người Lào, đã trả lời với chúng tôi rằng “Chúng tôi không có quyền hủy bỏ cái Nghị quyết (ghi tên Hồ Chí Mnh để chờ Đại Hội Đồng biểu quyết). Chúng tôi chỉ làm được một việc là không thi hành cái Nghị quyết đó. Và chúng tôi thông báo cho ông biết rằng Thị Xã Paris không tham dự, Chính Phủ Pháp không tham dự, UNESCO không tham dự, và UNESCO không tổ chức cái lễ đó tại trụ sở UNESCO và cũng không thi hành Nghị quyết là sẽ trợ cấp ngân khoản cho Hà Nội tổ chức tại Hà Nội.Và họ thông báo thêm rằng Toà Đại Sứ Việt Nam ở Paris thuê 2 phòng ở trong trụ sở UNESCO để tổ chức. Lúc đó chúng tôi phản đối nên họ rút lại chỉ còn 1 phòng thôi” (UNESCO có vinh danh HCM không? (RFA 19/05/2008).

Đúng ngày 19/05/1990, trong căn phòng mướn của UNESCO, Tòa Đại sứ Hà nội tại Paris tổ chức văn nghệ, chớ không được nói “Sinh nhựt thứ 100 của Hồ Chí Minh”. Thiệp mời của Tòa Đại sứ có in hình Hồ Chí Minh, mời Sinh nhựt,...bị Ủy Ban phản đối, UNESCO yêu cầu Tòa Đại sứ Hà nội thu hồi lại hết.

Tại buổi lễ, Đại sứ Hà nội tại UNESCO đọc một bài diển văn ngắn nhắc lại sự nghiệp Hồ Chí Minh trước hơn 70 khách tham dự, gồm nhơn viên Tòa Đại sứ, Việt kiều yêu nước. Sau đó, trình diển cải lương và tiệc trà (Tất cả sự thật này, Văn Chấn tường thuât trong “An Ninh Thế giới”, Hà nội, 5/2000).

Tại Hà Nội, Ông Bùi Tín có đến tham dự buổi lễ vào sáng ngày 19-5-1990 (lúc ấy Bùi Tín chưa tị nạn ở Pháp), và xác nhận cũng không có đại diện nào của UNESCO.

Như vậy, rõ ràng là UNESCO không có vinh danh Hồ Chí Minh là một danh nhân văn hóa thế giới nhân ngày kỷ niêm 100 năm ngày sanh của ông vào năm 1990, nhưng các sách giáo khoa, báo chí và chánh quyền cộng sản vẫn gian dối phô trương là Hồ Chí Minh được UNESCO vinh danh là một nhà văn hoá thế giới.

2- Thành phố Wien (Áo Quốc) từ chối dựng tượng Hồ Chí Minh trong Công Viên Donaupark (2017)

Mặc dù vẫn biết Hồ Chí Minh thật sự không có tư tưởng gì cả, chính Hồ đã từng nói “Bác không có tư tưởng gì hết ngoài chủ nghĩa Mác-Lê và tư tưởng Mao Trạch-Đông”, đảng cộng sản vẫn tôn vinh ông làm thần tượng để núp bóng, tiếp tục bán nước làm giàu. Với Tây Phương, mặc dù có những liên lạc ngoai giao và kinh tế với Việt Nam, họ vẫn không quên Việt Nam là một trong những nước vi phạm nhơn quyền nghiêm trọng, có hệ thống.

Tháng 8/2016, chánh phủ Hà nội vận động với nhóm cộng sản trong Hội Thân Hữu Áo-Việt đề nghị Hội Đồng Thành phố Wien dựng một bức tượng Hồ Chí Minh trong công viên Donaupark, chi phí xây dựng do chính phủ Hà nội đài thọ. Nguồn tin trên được tiết lộ vào đầu năm 2017 đã tạo một luồng dư luận chống đối trong giới báo chí Áo và sự công phẫn của cộng đồng người Việt tị nạn ở Áo, Đức và thế giới. Bs Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ tịch Liên Hội Người Việt tị nạn Cộng Hòa Liên Bang Đức, đã viết thơ phản đối gởi chánh quyền Áo và kêu gọi cộng đồng người Việt thế giới ký kiến nghị yêu cầu Thành phố Wien bãi bỏ dự án nầy.

Tờ báo Krone châm biếm:Vô số tội phạm chiến tranh, hàng triệu người chết, tra tấn có hệ thống và khủng bố đẫm máu, bảng thành tích đầy xác người này rõ ràng là điều kiện lý tưởng để được vinh danh với một tượng đài ở thành phố Wien”. Và bài báo trích lời của nữ ký giả trên tuần báo Falter: “thành phần 68 (phản chiến) trong cánh tả của Tòa Thị chánh lại quên không nhắc đến những chiến dịch thanh trừng, những phát súng bắn vào gáy, những màn tra tấn ghê tởm nhất đối với những phi công Mỹ bị bắt hay những trại tù trá hình trại cải tạo của Hồ Chí Minh

Cuối cùng, công lý và chính nghĩa đã thắng.

Trên tờ Die Presse, ngày 24/02/2017, ký giả Erich Kocina viết: “Thành phố Wien dừng dự án xây đài tưởng niệm nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam trong công viên Donau. Đài tưởng niệm cho một nhân vật lịch sử gây nhiều tranh cãi không dễ dàng thuyết phục được ai. Hồ Chí Minh không phải là người có thanh danh tốt đẹp. Nhà lãnh đạo Cộng sản, chết năm 1969, bị tố cáo là tra tấn và giết các đối thủ chính trị”.(Diễn Đàn VN 21. Trần Việt dịch phổ biến trên Internet).

3- Triển lãm thành tích của Hồ Chí Minh tại Nhà Việt Nam (Vietnam House) ở s85, đại lô Glebe, Ottawa, ngày 2 tháng 9 năm 2020

Sau hai lần Hồ Chí Minh hiện nguyên hình là người lãnh đạo ít học và tàn ác tại các quốc gia Âu châu, Cộng Sản vẫn lì lợm đem hình nộm Hồ Chí Minh trưng bày ở nơi khác, lần nầy ở Ottawa. Thông cáo của Tòa đại sứ VN tại Canada ghi “dự kiến phòng trưng bày Hồ Chí Minh bao gồm những bức tranh, ảnh, sách trình bày về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, cũng như tình cảm của Bác đối với nhân dân toàn thế giới và tình cảm của nhân dân Canada đối với Bác, qua đó góp phần truyền bá những tư tưởng của Bác, hình ảnh của Bác, cuộc đời hoạt động của Bác không chỉ đối với cộng đồng người Việt tại khu vực mà còn đối với bạn bè quốc tế. Đây cũng là nơi tập hợp bà con trong cộng đồng hướng về Bác, hướng về quê hương, đất nước. “

Bà con người Việt ta ở Canada sẽ có dịp đi coi để thấy lần này Ban Tuyên giáo trung ương sẽ hóa trang lãnh tụ Hồ Chí Minh với những chất liệu gì mới, hào nháng hơn khả dĩ che dấu được phần nào bộ mặt đại gian, đại ác, đại dâm ô của hắn!

Con người thật của Hồ Chí Minh sẽ được phơi bày rõ ràng khi có báo chí tư nhân và tự do! Ngày đó chắc sẽ không còn xa lắm.

Điều nên bắt đầu nghĩ đến ngày là bà con ta dự bị chỗ đốt, cách đốt đề tránh ô nhiểm môi trường khối tài liệu, báo chí, các ấn phẩm của chế độ cộng sản Hà nội.

Kết luận

Viết đầy đủ về tội ác, bản chất dối trá, xảo quyệt, lòn cúi, dâm ô, lường gạt phụ nữ,...của Hồ Chí Minh tưởng phải cần đến một khối lượng giấy mực, ít nhứt cũng phải gần tương đương với khối lượng sách vở, báo chí của chế độ ca ngợi Hồ Chí Minh hiện nay. Nhưng chuyện này không thât sự cần thiết đến như vậy. Bởi dân trong nước, nhứt là dân ở bên kia vĩ tuyến, biết rõ con người thiệt của Hồ Chí Minh hơn ai hết. Chính họ sẽ là cây viết, tờ báo, quyển sách hay đài phát thanh, đài truyền hình, ngày mai này sẽ nói lên sự thật của hiện tượng Hồ chí Minh. Đó mới đúng là sự thật, hoàn toàn sự thật về Hồ Chí Minh.

Ngày nay, Hà nội còn công kênh Hồ, còn tô son điểm phấn Hồ miễn cưỡng bằng con đường ngoại giao. Nhưng chắc chắn không thuyết phục được ai. Cả những người làm việc này. Nên nhớ họ làm, viết hay nói về Hồ là có tiền, được khen thưởng, có hồ sơ tốt, đưa họ tiến lên những chức vụ hái ra tiền. Một thứ lao động xã hội chủ nghĩa có lợi nhuận cao hơn hết.

Giáo sư Đặng Thái Mai, cha vợ Võ Nguyên Giáp, khi nhận nhiệm vụ hiệu đính Tập Thơ Tù bản tiếng Việt có bày tỏ thắc mắc về 2 ngày tháng ghi trên bìa sau của bản gốc chữ Hán với bản tiếng Việt Tập Thơ Tù khác nhau, liền bị Phủ Chủ tịch “lưu ý khéo”. Ông liền im lặng. Quả nhiên sau đó, ông được thăng lên chức cao chót vót trong lãnh đạo văn học.

Hôm nay, chúng tôi chỉ nhắc lại và xác định thêm một lần nữa về 2 sự thật là Hồ Chí Minh không hề được UNESCO đề cử danh nhơn thế giới vì ông hoàn toàn không có một hoạt động nào có giá trị khả dỉ đóng góp cho văn hóa.

Về tượng đài của ông, nhà cầm quyền ở Hà nội muốn được dựng lên ở Công viên Danau, Wien, nhưng đã không thành vì bị Cộng đồng người Việt nam ở Âu châu chống đối, làm cho chánh quyền địa phương Áo đã phải hủy bó dự án của Hà nội.

Ngày 2-9 tới đây, Hà nội sẽ tổ chức triển lãm Hồ Chí Minh tại Thủ dô Canada, Bà con người Việt ta sẽ làm khán giả bình thường hay sẽ có thái độ để biết đâu chương trình này cũng sẽ được thay đổi?

Phụ lục

Để chứng tỏ Việt Cộng không tuyên truyển gian dối, láo khoét, chúng tôi đề ngh “Đại sứ quán” Việt Cộng trưng bày trong cuộc triển lãm bài viết “Communist Dictatorship in Vietnam (1945- present)” của trang mạng communistcrimes.org. Đây không phải là trang mạng cùa “bọn phản động” tị nạn cộng sản Việt Nam đánh phá nhà nước mà là trang mạng của một cơ quan thông tin về các tội ác của các quốc gia cộng sản trên thế giới

Communist Dictatorship in Vietnam (1945-present)

Marxism spread to the French Indochina in the first quarter of the 20th century along with other national and modernization movements. The Communist Party of Vietnam/Indochinese Communist Party, formed in 1930, became the leading power in the resistance (Viet Minh) after the bloody Japanese occupation of 1940-1945.

After the independent Democratic Republic of Vietnam was declared in 1945 and following the failed negotiations with the French colonial administration that did not agree with the idea of a communist regime, the First Indochina War began in 1946, which ended in 1954 with the Geneva Accord.

The latter divided Vietnam into the communist North and the anti-communist South. The democratic general elections planned for 1956 to unite the state were not held and for generations Vietnam became a country ravaged by many wars and communist experiments. The hard-line communist period (dictatorship of the proletariat) in Vietnam lasted for more than 30 years, from 1953 to 1986.

The crimes of the Vietnam communist movement, which started in the 1930s with repressions against land owners and continued with cleansing policies in the 1940s, were carried out following the examples of Stalinism and Maoism. The communists, hidden behind the common front of Viet Minh, continued their systematic acts of terror against landowners, political opponents and foreigners after the occupying Japanese forces left in 1945.

Only in August and September of 1945, thousands of people were murdered and tens of thousands arrested on the orders of the Viet Minh. The Northern part of the country, which until the breakout of the First Indochina War in December of 1946 was under the control of the Indochinese Communist Party, already had internment camps and political police.

During the First Indochina War, the focus of the communist repressions mainly turned to armed resistance against the French. Of the 20 000 imprisoned soldiers of the French Expeditionary Forces, about 9 000 were alive during the time of the Geneva Accord in July 1954.

During the agrarian reform carried out north of the 17th latitude in 1953-1956, approximately 4-5% of the population was repressed. The consequences of this were the death of approximately 50 000 - 100 000 people in rural areas and the imprisonment of 50 000 - 100 000 people. In addition to this, extensive cleansings took place in 1952-1956, 1963-1965 and 1967 in the party itself and in the military. The total number of victims is unknown. It is estimated that the actions of the regime in 1945-1956 lead to the death of up to 400 000 people. Different sources state that the communist regime that ruled the country during the Vietnam War from 1957 to 1975 killed approximately 200 000–300 000 people (in addition to the war victims). The total death toll on all fronts of the war during the period from 1959 to 1975 is estimated to be approximately 3-4 million.

In violation of the Paris Peace Accord, the communist National Front for the Liberation of South Vietnam started a general assault on 13 December in 1974 against the Republic of South Vietnam. The assault was successful against the Republic of South Vietnam, abandoned by the USA, and in April 1975, the government of Saigon surrendered. Although the Stalinist communist party that came into power after the fall of South Vietnam on 30 April 1975 did not organize massive bloodbaths, the regime still had its share of concentration camps and terror.

With the elections organized by the Democratic Republic of Vietnam in 1976, the country was unified and renamed the Socialist Republic of Vietnam. Soon the young republic fell into economic chaos and the political terror caused a massive wave of emigration to the West. During 1975-1984, 554 000 boat refugees left the country and tens of thousands of them were lost at sea.

The death toll at the hands of the post-war communist regime (1975-1987) is estimated to be approximately 430 000; 65000 -100000 of those were executed, approximately 1 million sent to concentration camps, of whom 165 000 were killed, approximately 200 000–250 000 boat refugees lost at sea, and in addition to the aforementioned figures the victims of the different conflicts on the Indochina peninsula in the 1980s are added.

From 1986, the communist regime of Vietnam has slowly been transforming into a more humanist regime. Most of the political prisoners have been released and the camps have been closed, followed by economic reforms. Changing the communist regime has still been a controversial matter and the 1990s were characterized by an uneasy balance between the conservatives and reformists. To this day, the Communist Party of Vietnam is the only legal party in the country.

Source: communistcrimes.org/en/countries/Vietnam