Nhớ Đông Hồ tiên sinh

Nguyễn Văn Hầu

Bản tin 10 giờ đêm do dài phát thanh Sài-gòn loan đi, nghe được tại Long Xuyên ngày 26 tháng 3, năm 1969, thì Thi sĩ Đông Hồ đã tạ thế vào lúc 7 giờ 3 đêm hôm trước dó.

Tôi ở xa và đang bận một phận vụ phải có mặt thường trực để giải quyết kéo dài hằng tuần, nên dù đã xúc động mạnh và thương nhớ nhiều, vẫn không biết phải thu xếp cách nào để lên Sài Gòn tiễn Đông Hồ tiên sinh lần cuối. Ngay lúc đó, tôi ghi vào trang nhật ký. “Ngày 25-3 1969, Đông Hồ mất, Được tin rất bàng hoàng đau đớn, bất ngờ. Kỷ niệm dựng dậy trong óc. Nhớ viết thư phân ưu và cần có bài nói về tiên sinh”.

Nhật ký lưu nhận bốn điều: Ngày tạ thế - tiếc nhớ lắm - dặn chia buồn - viết bài.

Hai lời dặn, tôi thi hành được một vào 4 ngày sau đó. Tôi đã viết thư về Quình Lâm thư thất cho Bà Mộng Tuyết để “chúc nguyện tiên sinh nhe gánh hành lý và tiêu dao gót bước trên bờ bên kia”.

Còn lại lời dặn sau cùng trong đoạn ký chú về Đông Hồ tiên sinh, tôi đã lơ đãng bỏ quên, rồi quên mất luôn.

Tháng I năm 1970, tôi ghé qua một hiệu sách, thấy ảnh tiên sinh in trên mặt báo Văn. Tôi mua ngay số báo đó và mới kịp nhớ là sắp đến kỳ tiểu tường của tiên sinh. Thì ra tôi đã đãng trí hoặc đã vô tình đối với một lời mình tự nguyện.

Đông Hồ với tôi vốn quen nhau không lâu lắm, chừng non 1o năm nay. Tôi mến tiếng tiên sinh ngay khi còn đi học; còn tiên sinh thì chỉ “ưa” tôi qua các tác phẩm khảo về miền Nam sau này. Ban sơ Đông Hồ chỉ trao đổi với tôi bằng thư khi tôi có điều cần hỏi đến thuộc phạm vi văn học, rồi thôi, chưa có dịp gì gặp nhau. Qua sự đồn đãi của một số anh em trong văn giới cũng như việc giao tiếp bằng thư từ, tôi hiểu Đông Hồ là một người kỹ lưỡng đài các, lười viết thư và có lē khó tính cố chấp nữa. Vì vậy, khi có dịp về Sài Gòn, tôi cũng ngại đến viếng tiên sinh.

Khoảng tháng 6 năm 1962, tôi ghé qua tòa soạn Văn Đàn ở 290/11 Công Lý để nhận tiền nhuận bút (dạo này tôi viết khá đều cho Văn Đàn) thì được ông chủ nhiệm cho hay rằng tối đêm đó tòa soạn có tổ chức một buổi họp văn học. Nhân có mặt một số văn hữu, nên ông mời tôi đến dự để luôn dịp thăm anh em. Tôi đã nhận lời.

Đó là phiên họp để xét lại “Vụ án Lữ Gia”. Tôi đến tòa soạn đúng 8 giờ đêm và đã thấy có mặt sẵn một số khá đông văn thi hữu: Phan Đình Khiêm, Bàng Bá Lân, Nguiễn Ngu Í, Nghiêm Thẩm, Vi Huyền Đác, Thái Bạch, Phạm Đình Tân v.v... Và phiên họp bắt đầu sau khi ông chủ nhiệm giới thiệu từng người để thu vào máy ghi âm cho nhớ.

Diễn tiến chỉ được chừng mươi phút thì một “khách lạ đi vào. Người ấy mặc âu phục mầu xám lợt, dáng người cao ráo, mảnh khảnh mặt trắng, môi đỏ, tóc chải suông, lúc nào trên môi cũng sẵn có nụ cười tươi. Sinh hoạt tạm dừng vài phút. Đôi người ngồi gần cửa bắt tay chào khách và sai đem ghế thêm cho khách ngồi; còn khách thì luôn miệng xin lỗi toàn thể vì có việc bận nên phải đến trễ. Buổi hội lại tiếp tục. Khách yên lặng ngồi xuống. Có lẽ chủ tọa đoàn nghĩ rằng tất cả đều quen nhau, hoặc vì không muốn phiên họp bị gián đoạn lâu, nên không ai chú ý đến sự giới thiệu thêm người mới tới trong thành phần tham dự. Tôi vừa theo dõi phiên họp vừa để ý đến người khách không biết là ai. Khách ít nói, mà thinh thoảng có nói thì rất rõ ràng, duyên dáng, lễ độ.

Gần hai tiếng đồng hồ trôi qua, những danh xưng Ai Vương, Cù Thị, Lữ Gia cũng như những sử sự liên hệ được mang ra lặp đi lặp lại để rồi đi đến kết thúc: Lữ Gia là một nhà ái quốc. Ý kiến đó đúc kết và máy ghi âm được mang đến trước mặt để thăm hỏi từng người. Theo thứ tự vòng quanh, Nghiêm Thẩm rồi Vi Huyền Đắc lần lượt được hô tên để góp ý. Kế đến là... Đồng hồ. Thì ra người khách lạ đi họp muộn kia là Đông Hồ. Tôi mừng lắm, định bụng xong họp sẽ chào nhau và nói chuyện cho thỏa.

Kế Đông Hồ là Bằng Bá Lân, rồi Nguiễn Ngu Í, rồi đến tôi. Đông Hồ nghe gọi tên tôi thì xô ghế đứng lên, đi vòng quanh góc bàn để đến sau tôi. Đợi vừa dứt câu, tiên sinh ôm chầm vào lưng tôi kéo lên, vồn vã nói: Nguyễn Văn Hầu đây rồi! Bấy lâu mong mỏi gặp nhau, bây giờ ngồi đối diện hằng giờ mà không biết. Thôi để anh em tiếp tục, ta ra ngoài nói chuyện, hội đã sắp xong!

Tôi theo gót tiên sinh.

Phòng họp đặt ở trên lầu, bên ngoài là một hành lang hẹp. Bầu trời tối thui vì những ánh điện ở dưới đất sáng hơn. Gió thổi mát và thơm lành làm tối thấy tâm hồn thư thới lạ. Đông Hồ nói chuyện với tôi thân mật như một đôi bạn chí thân từng quen biết nhau từ lâu. Tiên sinh hỏi tôi về các tài liệu mà tôi đã tìm được ; hỏi về các nhân vật cổ miền Châu Đốc, Long Xuyên, Kiến Phong; hỏi về thổ nghi, đường nẻo... Tôi chỉ nghe và kịp đáp chứ không có quãng cách để được nói nhiều. Lòng những mến mộ trước sự thân mật chân thành của tiên sinh và trong phút giây liên tưởng, tôi thầm nghĩ đến những gì tôi hiểu về Đông Hồ trước kia, đều sai.

Cháo gà đã dọn xong trong phòng họp và lời mời của văn hữu Phạm Đình Khiêm làm chấm dứt ngang câu chuyện đang mê mãi của chúng tôi. Đông Hồ và tôi trở vào trong để “giải lao” với anh em.

Tiệc xong mọi người chia tay. Nhưng ông chủ nhiệm và ông chủ bút của tuần san Văn Đàn vì có chuyện cần bàn riêng với tôi về sự cộng tác bài vở cho những ngày sắp tới, nên mời tôi nán lại.

Chúng tôi ba người nói chuyện trong lúc các bạn văn đã lần lượt ra về. Gian phòng trống trải, im lặng. Và lạ lùng, tôi trông thấy Đông Hồ sao còn ngồi chỉ một mình ở phía đằng kia! Khoảng 5 phút sau tất cả xuống lầu. Đông Hồ dắt tay tôi kéo về phía một chiếc xe hơi đậu chực sẵn cạnh một góc sân rộng. Đèn trong xe sáng lên và xe rù máy. Tiên sinh vừa mở cửa xe, vừa mời mọc: - Tôi đưa ông về nhà để chúng ta còn có thì giờ nói chuyện tiếp theo lúc nãy. Thì ra tiên sinh đã có ý đợi tôi!

Tôi hơi dùng dằng vì ngại mắt công cho tiên sinh. Nhưng Đồng Hồ vui tinh bảo rằng: “Có phải ông về ngay Long Xuyên trong giờ này đầu mà sợ tôi mất công. Nội Sài Gòn Chợ Lớn nay, nơi nào mà tôi không đưa ông tới đó được!

Trên xe, tiên sinh nói nhiều câu chí thành, thâm tình đến cảm động. Một lời khuyến khích của tiền sinh, đến bây giờ tôi như còn nghe rõ được trong tai: “Văn học miền Nam thiếu nguời khai thác ; địa hạt lịch sử miền Nam còn nhiều khu hoang vu. Ông còn trẻ và chọn đúng đường, hãy cố mà tiến tới”.

Rồi tiên sinh kiểm điểm nhân vật, kiểm điểm tác phẩm viết về miền Nam. Rồi tiên sinh mời tôi ngày mai đến chơi tại Yiễm Yiễm Thư Trang để lại gặp nhau nửa. Tôi hỏi tiên sinh rảnh giờ nào. Tiên sinh nói lúc nào cũng tiếp khách được. Tôi hẹn 11 giờ rưỡi. Tiên sinh mừng và nói rằng sẽ sẵn sàng đón đợi.

Ngày hôm sau, tôi vạch một chương trình nhỏ: 8 giờ có mặt tại nhà in để chữa ấn cảo; 9 giờ đến thăm Nguyễn Hiến Lê; 10 giờ vào Viện Bảo Tàng gặp Vương Hồng Sển để rồi 11 giờ rưỡi ghé qua Am Đại Ẩn thì vừa.

Nhưng tôi đã kẹt tại Viện Bảo Tàng vì Anh Vương mãi cầm ở lại chơi, và câu chuyện vui khó có khe hở để chẩm dứt, mặc dù tôi có cho tác giả Thú Chơi Sách biết rằng trưa nay tôi có giờ hẹn phải đến tại Vương Giả Hương Đình.

Cửa viện được người lao công kéo khép bớt lại để báo hiệu giờ làm đã mãn thì tôi với họ Vương mới đứng dậy. Chúng tôi chia tay nhau và khoảng 12 giờ 10 thì tôi đến Yiễm Yiễm Thư Trang. Tôi vừa tự giới thiệu thì người trong hàng sách biết ngay và đem ghế mời tôi ngồi đợi. Lòng tôi hơi hộp âu lo. Mặc cảm Đông Hồ khó tính lai hiện rõ trong tôi Tôi đã trễ hẹn nửa giờ. Sẽ ăn nói làm sao đầy!

Mười phút dā trôi qua, sao Đông Hồ đâu không thấy? Tôi đứng dậy đi tới đi lui, dáng như xem qua các sách chưng trên kệ, nhưng kỳ thật thì lòng vẫn ngại ngùng. Tự trách mình mới hẹn lần đầu mà đã sai “Vô tín bất lập” thật! Thì bỗng Đông Hồ hiện ra trước mặt tôi. Tiên sinh tươi cười trên chiếc áo tràng màu ngà, lễ nghi chững chạc, chào tôi rồi hướng dẫn vào trong. Tôi cáo lỗi trễ hẹn, nhưng tiên sinh hình như không cần để ý điều đó, cười nói và mời ngồi vào chiếc tràng kỷ đối diện với tiên sinh. Trước mặt tôi là khói trầm tỏa hương. Hương quyện xanh chung quanh bình huệ trắng. Sách, tranh, chữ thảo phô lộ phong vị Tống Đường. Trà sen trên bản bốc khói và câu chuyện được bắt đầu. Tôi thở nhẹ một hơi dài khoan kboái vì được Đồng Hồ bỏ lỗi cho. Tiên sinh hỏi tôi miền Ông Chưởng; hỏi đến đền miếu thờ Nguyễn Hữu Cảnh hiện thời ; hỏi con đường Long Xuyên đi Cù Lao Tây bây giờ ra sao? Làng Tân Huề bên kia quận Chợ Mới có còn phong quang như ngày cũ không? Đoạn tiên sinh cho biết rằng ngày nhỏ tiền sinh có lần từ Hà Tiên cùng người thân đến Châu Đốc, Long Xuyên rồi theo đường đất lòng Ông Chưởng mà về thăm một họ bà con ở làng Tân Huề. Tiên sinh cũng cho biết tiếp là hiện đang khảo chú xong truyện Song Tinh Bất Dạ mà trong đó có nói đến dòng họ Chưởng binh Nguyễn Hữu Cảnh.

Hôm ấy tôi được nói nhiều vì có những điều tiên sinh muốn nghe. Chúng tôi say sưa nói chuyện mà bất chấp giờ giấc, quên cả giờ ăn. Tôi vài lần toan cáo từ nhưng Đồng Hồ cố giữ lại và câu chuyện kéo dài hoài. Hiệu sách đã ngừng hoạt động từ lâu và vì phép lịch sự, tôi cương quyết tạ từ.

Đông Hồ đưa tôi ra ngoài, trao tặng tôi ba quyển sách: Trinh Trắng, Hà Tiên thập cảnh và Nàng Ai Cơ trong chậu úp. Hai quyễn truớc mang triện son, thủ tút đề tặng và chữ ký của tiên sinh còn quyển sau là chữ của Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội. Tất cả đềuu được làm sẵn tự bao giờ. Tiên sinh ân cần dặn tôi: “Có dịp về Sài Gòn, ông ghé chơi; có sách gì mới, gởi cho tôi xem với”. Tôi cúi chào tiên sinh lần cuối bên vệ đường Nguyễn Thái Học.

Bảy giờ đã 2 giờ chiều.

Đông Hồ từ ấy đã chiếm được một địa vị đặc biệt trong lòng tôi. Tôi hiểu tiên sinh là người thành thật, cởi mở, vui tính mặc dù bề ngoài trông ra kiểu cách, nghiêm trọng. Trong tháng ấy, tôi gởi biểu Đông Hồ 3 quyển sách: Thuật viết văn, Việt Nam Tam giáo sử đại cương và Cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa. Lòng hết sức băn khoăn khi đề tặng Thuật viết văn. Có nên gởi biếu Đông Hồ quyển này không? Đông Hồ đã có dịp đọc nó chưa mà trong nhiều lần tiếp chuyện không nghe ông đề cập?

Số là trong sách đó, tôi có trích dẫn hai câu trong bài Chơi múi Đại Tô Châu của tiên sinh:

Cỏ hoa êm lặng không màu tục,Cây đá thiên nhiên khác vẻ trần

Trích không để khen mà là để trách rằng hai câu đó rỗng, lời nhiều mà ý ít (1). Nếu Đồng Hồ đã đọc mà vẫn tiếp tôi rất hậu như vừa qua thì tốt đẹp biết bao, nhưng nếu tiênn sinh chưa có dịp trông thấy trang sách đó mà hôm nay tôi gởi tặng, thì chẳng hóa ra mình vô lễ lắm! Mới giao cảm đậm đà biết đâu vì đó mà tránh không khỏi rạn nức!

Nhưng tôi nghĩ rồi trước sau gì tiên sinh cũng đọc thấy, chi bằng cứ gởi tặng và kèm theo một bức thư vừa thỉnh ý vừa tạ lỗi với tiên sinh. Và tôi đã làm như vậy.

Sau đó, tôi nhận được Truyện Song Tinh với lời đề thân thiết và sau đó nữa, Đông Hồ gởi cho tôi một bức thư, như sau:

Bút Trạch tiên sinh thúc hạ,

Thư túc hạ mừng Truyện Song Tinh đến đã lâu. Hôm nay, trung thu giai kỳ kính lời phúc đáp.

Từ hôm sách in xong, cứ ngóng đợi có người sứ giả nào ở Lòng Ông Chưởng qua kinh kỳ thì gởi mà không thấy tin.

Tôi rất trễ biếng việc thư giấy. Từ hôm nào, sau khi diện kiến, túc hạ cũng một lần gởi sách cho, một lần gởi thư ân cần, mà tôi chưa được cảm ơn, chưa được tạ tội. Thôi xin bỏ qua đi cho, đừng trách thì vạn hạnh.

Giữa thu trăng lạnh,
Thuận thính văn an.
Trung thu Nhâm dần, 13, IX,62.
Đông Hồ

Đọc thư, tôi cảm kích thịnh tình của Đông Hồ. Tiên sinh đã không chấp mà còn nói lời khiêm tốn. Ngôn hành đó thực đã làm tôi phục. Tôi thầm nghĩ cần phải học tập nơi tiên sinh, cách xử sự của một bậc cao hiền.

Từ ấy đều đều mỗi năm, khi xuân đến, tôi thảy có nhận dược mỗi cánh thiếp quí của tiên sinh. Bản in mỹ thuật có, mà bản viết tay bằng bút lông cũng có. Mà thiếp nào cũng có thơ. Lời thơ đẹp, đầm thắm mặn mà và có chút kiểu cách hình thức của người khai sanh ra nó.

Bẵng đi một dạo không tiếp xúc nhau thì bắt ngờ, một hôm tôi gặp tiên sinh tại đường Bùi Viện. Đó là đám tang của thân mẫu ông Giám-đốc nhà in Tân Sanh và nhạc mẫu của một Ủy viên trong Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Hồi ấy đầu vào 1965. Tiên sinh gói mình trong bộ lễ phục màu gạch, nét mặt có vẻ xanh gầy Tiên sinh mừng tôi. Tôi lo lắng thăm hỏi. Tiên sinh cho biết lúc đó trong mình không được khoẻ.

Trên đường tiễn đưa linh cữu về một nghĩa địa ở ngoại ô Sai-gòn tôi mời Tiên sinh cùng đi trên chiếc xe riêng với tôi. Chúng tôi có đủ thời giờ hàn huyên vì đường đưa linh rất xa. Trong câu chuyện, Đông Hồ có hỏi tôi: Với tư cách nhà văn, ông cho tôi biết cảm nghĩ của ông về việc tôi khảo cứu Chuyện Song Tinh. Và với tư cách nhà giáo, ông nghĩ thế nào về giá trị giáo khoa của nó!

Tôi từng đọc tập san Nhân Loại, đã thấy biết Đông Hồ từ nhiều ngày tháng theo đuổi việc khảo cứu Truyện Song Tinh, việc làm rất kỹ lưỡng và có phương pháp; cũng như công việc của Nguyễn Hữu Hào, mặc dù “gặp lúc biên cương rỗi rãnh, lòng ưa hàn mặc nên dùng quốc âm làm Truyện Song Tinh (1), nhưng truyện đã đánh dấu một giai đoạn văn học quan trọng vào đầu thế kỷ 18, không thể bỏ sót được trong văn học sử Việt Nam và không thể nào thiếu vắng nó trong chương trình giảng huấn tại các học đường được. Cho nên nghe Đông Hồ hỏi, tôi đã trả lời ngay theo ý nghĩ sẵn có đó của tôi. Nhưng tiên sinh hoi phân vân:

Người ta làm việc chậm lục quá! Sách xuất bản đã trên ba năm rồi. Cộng với sự sưu tầm, khảo luận mà tôi đã công bố trên Nhân Loại từ 1953, thì đã hơn mười năm! Bao giờ thì nguời ta mới ghi cho nó một dòng trong chương trình giáo khoa?

Đó là một hoài bão nho của Đông Hồ muốn có sự hiện diện một tác phẩm văn học bị bỏ quên hằng ba thế kỷ. Hoài bão đó đối với những ai có đọc Truyện Song Tinh do tiên sinh khảo lục, đều thấy được một cách khá rõ qua các trang XVIII và LV.

Cũng trong năm đó, tôi viết thư xin Đông Hồ một bài thơ để đăng trên một nguyệt-san do tôi chủ trương, số đặc biệt xuân. Nội hai tuần, tôi tiếp được thư của tiền sinh kèm theo một bài thất ngôn bắt cú mà tự tay tiên sinh dùng bút lông viết trên trang giấy bạch. Thơ viết bằng quốc âm nhưng đầu đề bài thơ thì viết theo chữ nho lối thảo: Xuân du thử địa vô phương thảo. Bài thơ đó như vầy:

Oanh yến xôn xao khắp nẻo đường,
Hài văn thơ thẩ để tầm phương.
Dặm trần hồng nổi ngăn tin gió,
Cầu ngọc lam chìm lạc dấu sương.
Người đẹp qua rồi mùa thập thúy,
Lòng thơm thoảng lại chút dư hương,
Kinh thành khô héo tình biên tái.
Mà để vương tổn những nhớ thương.

Tôi trao bài thơ cho ông Bạch Diệp, Tổng thư ký tòa soạn, và một số nhân viên trực thuộc của tôi xem. Ai cũng bằng lòng, ai cũng kính phục Đông Hồ qua nét viết bay bướm và lời ý thăm trầm, lại rắt thích hợp với tôn chỉ của nguyệt san. Qua sự hiểu biết của ông Tổng-thư-ký thì bài thơ này biểu lộ lòng khao khát, nhớ mong của một người đang bâng khuâng trên đường tư tưởng giữa đường trần vạn nẻo. Nhưng khi chợt thấy được mối manh thì cũng vừa là lúc không thể gặp được “người Thơm” mà chỉ thưởng thức được những hương vị thâm trầm còn phảng phất, nên lòng những héo hon đợi mãi trong độ xuân về. Căn cứ vào tâm lý nội bộ, ông Tổng thư ký hơi ngại chữ “qua” trong câu “người đẹp qua rồi” có thể gây hiểu lầm cho đa số. Nên ông đặt lại vẫn đề với tôi. Tôi cũng có mối e ngại đó. nên một mặt cho làm bản kẽm bài thơ, nhưng một mặt viết thư về Đông Hồ ngỏ ý trên và xin đề nghị với tiên sinh cho đổi chữ qua thành chữ đi lấy lý tránh ngộ nhận rằng qua, là mất hút mà đi thì có lúc sẽ về.

Bản kẽm làm xong, đẹp lắm. Nhưng vẫn còn nguyên chữ qua. Mà thư hồi âm của Đông Hồ vẫn chưa thấy. Bấy giờ là giữa tháng 10. Tôi sợ bị trễ mất nên nhờ một họa sĩ nhái theo cách viết của tiên sinh, viết một chữ đi bằng cỡ, rồi khẩm lên trên chữ qua, đoạn cho làm lại bản kẽm khác. Bản kẽm này cũng khá đẹp, khó mà biết được có sự đổi thay. Và để cho kịp in vào báo xuân, tôi nhờ ông Tổng thư ký tòa soạn về Sài gòn trao tay bức thư bày tỏ ý muốn của tôi và đồng thời kèm theo cả hai bản kẽm để thỉnh ý tiên sinh.

Nhưng ông Tổng thư ký đã về không. Ông cho biết rằng khi tới Quỳnh Lâm Thư Thất thì gặp lúc Đông Hồ đang bận chỉ huy cho thợ sơn nhà ăn tết. Tiên sinh hẹn rằng đêm đến sẽ coi thư và sẽ trả lời sau đó nếu thấy cần. Vi phép lịch sự, ông Tổng thư ký không trình bày gì thêm giữa khi chủ nhân đang bừa bộn công việc. Thế là báo không thể để trễ kỳ và số xuân năm đó trôi qua, không đăng được bài thơ của Đông Hồ.

Một năm lại đi nhanh. Tôi và tiên sinh không có dip gì gặp nhau và thư từ cũng biếng trễ trừ mấy cánh thiếp xuân trao đổi và báo tặng thường xuyên tôi cho gởi đến tiên sinh. Trong khi chuẩn bị bài cho số báo xuân lại đến, tôi nhớ ngay đến bài thơ của Lâm Trác Chi.

Nhân chuyến về Sài-gon trước tết Mậu Thân, tôi quyết định phen này thân đến gặp Đồng Hồ, nên đem theo đủ cả hai bản kẽm bài Xuân du thử địa vô phương thảo. Tôi đã đến Quỳnh Lâm Thư Thất vào một buổi sáng. Nhưng Đông Hồ hôm ấy vắng nhà. Tôi hẹn 3 giờ chiều và chúng tôi đã vui vẻ gặp nhau. Vẫn phong độ cũ ; đầu chải suông miệng cười tươi trên chiếc áo 1 màu ngà, nhưng Đông Hồ không từ nhà trong ra mà đi vòng theo đường hông để vào chào chúng tôi từ neo cửa chánh. Hôm ấy cùng đi với tôi có hai bạn văn.

Sau khi thăm hỏi sức khỏe và sinh hoạt của nhau, tôi vào đề ngay. Tiên sinh cười ha hả mà nói rằng: Ông thật quá cẩn thận. Tôi đã mặc nhiên đồng ý từ năm ngoái. Cứ tưởng vậy là đã cho đăng. Nào dè số xuân rồi không thấy, tôi chưa rõ tại sao! Có gì đâu, thì năm nay cứ đăng đi. Chữa lại như vậy càng hay đó!

Tôi lấy mấy bản vỗ cho tiên sinh xem lại. Tiên sinh cười lớn tỏ ý hài lòng.

Rồi hỏi bọn tôi:

- Mà các ông thấy nó thể nào ấy?

Tôi thấy cho ông Tổng thư ký tòa soạn Đ.T.B. trả lời. Ông Bạch Diệp theo nhận định trước kia, khi mới nhận được bài thơ, mà giảng cho Đông Hồ nghe rồi sau rốt phê bình rằng bài thơ ý thâm, lời đẹp. Tiên sinh khen rằng giảng khéo và khai thác sâu. Tôi hỏi tiên sinh viết nó trong trường hợp nào và với dụng ý gì, thì tiên sinh dành một lúc lâu để cắt nghĩa nó, mà rút ngắn lại là như sau đây:

Hồi đó, vốn là đầu xuân, các anh em văn hữu họp mừng nhau. Có Nguyễn Hiến Lê, có Vương Hồng Sển, có nhiều anh em nữa... ai cũng muốn được du xuân. Nhưng du xuân mà không có “phương thảo địa” thì còn có thú vị gì! Mà ngoài kia súng nổ tứ tung. Thôi thì dành phải chịu cảnh Xuân du thử địa vô phương thảo vậy.

Tiên sinh nói tiếp:

Bài làm theo phú đắc, không nói cỏ thơm mà phảng phất đâu đây đều vang bóng cỏ thơm. Các ông hiểu khác tôi, nhưng là một lối hiểu sâu xa, hợp tình.

Báo xuân của tôi năm ấy mới được đăng thơ Đông Hồ. Thêm lần nữ, tôi hiểu Đông Hồ có tinh thần thông cảm cởi mở, chìu nhau, đâu có như phong văn ngụy biện!

Nhưng Đông Hồ dè dặt, kín dáo. Mà một ngưoi xuất thân từ gia đình Nho học, suốt đời cố giữ cốt cách của một nho gia, thì sự kín dáo, dè dặt là một điều không sao không nên có.

Năm 1966, nhân về Sài-gòn dự một cuộc lễ về giải Văn Chương, tôi được văn hữu Lê Ngọc Trụ mách rằng trong sách Chí sĩ Nguyễn Quang Diêu của tôi, nơi phần chú thích bài thơ của Thầy Minh xướng hoạ với nữ sĩ Trần Kim Phụng, còn có thể thêm được. Lê quân còn nói: nếu muốn biết rõ, cần hỏi Lâm Tấn Phác.

Tôi ghi nhận lời đó của văn hữu họ Lê và khi gặp Đông Hồ tại thính đường Quốc Gia Âm Nhạc, tôi hỏi ngay. Tiên sinh tươi cưoi nói: Ông Lê Ngọc Trụ khéo nhớ dai thì thôi! Đó chỉ là một câu mạn đàm sau lúc họp mặt Hội Đồng Tuyển Trạch.

Tôi nài hỏi tiên sinh: Nhưng tôi muốn biết để được học thêm!

Bấy giờ Đông Hồ mới nói:

Ông suy nghĩ thử xem, câu “Thùy vi tước vô giác” có làm sáng thêm ý của tác giả trong hai tiếng sẽ sừng không?

Tôi sực nhớ ra và đọc tiếp lên vế kế: “Hà dĩ xuyên ngã ốc”, để rồi cảm tạ tiên sinh và tự nhủ rằng khi sách được tái bản, sẽ chú dẫn thêm câu đó đồng thời ghi nhận lời chỉ bảo của tiên sinh.

Đồng Hồ e dè:

Phải cẩn thận xem lại coi có đúng ý cổ nhân không đã. Phần tôi khi vừa đọc thấy chữ sẽ sừng thì chợt nhớ như vậy, chưa kịp nghiệm xét.

Mùa hè năm nay, tôi có dịp về Sài gòn trong công tác thí vụ. Khi bách bộ qua chợ Tân Định, nhìn thấy bảng hiệu Yiễm Yiễm Thư Quán, tôi tự nhiên ghé vào. Tôi chưa biết ghé để làm gì thì những quyển Văn Học Hà Tiên của Đông Hồ treo lủng lẳng trong hàng sách đã đập ngay vào mắt tôi. Tôi rút xuống một quyển. lật về phía sau và lấy trong túi ra tờ giấy bạc 500. Một người đàn bà cao ráo, trắng trẻo, hao hao dáng dắp Đông Hồ, gói sách lại rồi kèm theo tiền thối, trao tôi. Tôi muốn bước đi nhưng lại dừng.

- Thưa bà, bà là chi của ông Đông Hồ?

- Dạ, là cháu.

- Bà gọi ông Đồng Hồ bằng gì vậy?

- Dạ, bằng Thầy.

- Nhưng thưa bà, bà là cháu chú bác, hay cháu cô cậu?

- Dạ. tôi là cháu gọi ông Đông Hồ bằng cậu.

Tôi cảm ơn chủ nhân, cúi mặt xuống, đôi mi chớp nhanh, lầm lũi mà đi. Tôi không ngó ngoái về phía sau nhưng linh tính báo cho tôi biết rằng ngurời đàn bài kia đã dòm theo “ông khách lạ lùng và cùng có mối buồn phảng phất như nỗi buồn đang miên man trong lòng tôi.

Ba đêm nay, tôi ngồi viết về Đông Hồ. Kỷ niệm hiện ra nhiều quá! Tôi cố ghi gọn những điều cần để làm tròn món nợ tự nguyện. Niềm thương dào dạt trong hồn. Đông Hồ ơi! Tiên sinh vẫn còn mãi trong tôi! Trong tôi, tiên sinh vẫn là người tài tuấn, là bậc hữu công, lúc nào cũng độ lượng, cởi mở, chìu nhau và hậu tình.