Mùi thị dân
Tình cờ trong một bài nghiên cứu về những dòng nước hoa phong vị Đông Phương đã ngưng sản xuất, tôi bắt buộc phải săn lùng những mẫu vật đã hoàn toàn tuyệt tích khỏi thị trường. Duyên kỳ ngộ đến với tôi từ tay một phụ nữ trung niên, gửi gắm món kỷ vật trong ve nước hoa bằng thứ thủy tinh đã trở nên đục mờ, bên trong chỉ còn chứa không quá 10ml đáy cặn.
Bốn mươi năm về trước, chị là cô con gái gia đình “tiếp quản” một ngôi nhà mà gia chủ đã ra hải ngoại. Trong tất thảy những cuốn album gia đình cùng tư trang để lại, cô gái nhỏ lén giữ lại chiếc lọ cầu kỳ như kỷ vật của một thứ tàn dư diễm lệ mà cô hụt tay sờ chạm. Bốn mươi năm, chưa một lần chị dám phí phạm dù chỉ một làn bụi hương sót lại nơi đáy chai. Tôi hứa với chị sẽ hoàn trả mẫu vật sau khi trích lục để phân tích một phần hương bên trong.
Cái cảm giác ấn chạm vào đầu chiếc ve nhỏ, phóng thích một tia bụi nước đó trở nên thiêng liêng kỳ lạ. Vị thần tai ác chui ra khỏi chiếc ve được thiết kế cầu kỳ, và trước khi tôi kịp chọn cho mình một điều ước, tôi bị quăng không thương tiếc lên chuyến tàu ngược thời gian và nhắm mắt lại để thấy mình, không phải ở thị trấn Provence với bạt ngàn đồng hoa lanvande tím, hay kinh thành Ba Lê thánh địa của kỹ nghệ bào chế nước hoa, mà giữa vẹn nguyên thập thành đô thị Sài Gòn gần ba mươi năm về trước: mùi Sài Gòn.
Hương phấn khỏa lấp điêu tàn
Sài Gòn có mùi gì?
Tôi không tin người ta có thể ngay lập tức trả lời câu hỏi này. Bởi Sài Gòn là một đô thị… nặng mùi. Một tạp âm hổ lốn, đa tầng được cảm nhận bởi khứu giác đã mỏi mòn từ quá lâu đủ để chậm chạp bóc tách từng lớp, từng nốt trầm tích mùi hương ấy ra mà phân tích một thứ “hương Sài Gòn” chuẩn xác.
Bốn mươi năm sống trong lòng Sài Gòn, tôi dõi theo ký ức của chính mình, nhắm mắt lại, hít thở và để mặc những note mùi hương làm công việc của nhà điêu khắc, tạc vóc chân dung Sài Gòn. Bốn mươi năm của một hành trình thoái hương đầy biến cố, cho đến khi bất cứ dòng nước hoa xưa cũ nào với trường phái đặc thù của mỹ cảm 1920 và 1970 cũng có thể lập tức phục dựng sinh động một kỳ đoạn nối dài từ giữa những năm 1970 đến cuối thập niên 1980 của Sài Gòn, trở mình giữa lệ và hoa.
Sài Gòn trong tiềm thức khứu giác của tôi như những vệt mùi đài các sa cơ, trưng trổ những nếp vàng son phồn thịnh giả cách, xoa dịu và khỏa lấp những phân hủy điêu tàn.
Xá xị, hồng tiêu, hắc quế và nhang trầm Chợ Lớn
Sài Gòn, những năm giữa thập niên 1980, người ta ồ ạt săn đuổi những dòng hương có những cái tên phù phiếm độc địa như Poison (độc dược), Mon Pèche (tội đồ) hay Tabu (điều cấm kỵ). Cùng lúc, trào lưu Oriental do Shalimar nhà Guerlain khởi xướng từ đầu thập niên 1930 cũng phả làn hơi “hương xa” nồng nàn lên các dòng hương được ưa chuộng bởi sự gần gũi về tiềm thức văn hóa. Các dòng cologne thân thiện Bien Etre trở nên lỗi thời, không ít chai lọ của thời này còn tìm thấy trong các hiệu bán đồ cổ ngoạn, bên cạnh những xấp dĩa vinyl và những mề đay mỹ ký hoen rỉ của một gia đình tư sản cũ nào đó, ghi dấu gu thẩm mỹ thời cuộc tuốt từ những năm 50 đầu 60.
Oriental, hay còn gọi là trường phái hương Đông phương với mùi xạ hương cùng những thứ gia vị nóng như quế, hồi đầy nhục cảm, đã làm nên cả một không khí của giáo đồ thụ hưởng Sài Gòn ngay giữa lằn ranh những tháng năm đầy biến động, nơi hoa và lệ cộng sinh san sát.
Cơn sốt đầy note hương bạo động với huệ, xạ cầy hương, nhục đậu khấu và hổ phách được bào chế vung tay này đã kéo dài đại dịch Tabu và Poison đến tận thập niên 90, và chỉ thật sự giảm nhẹ chút đỉnh trước cơn lụt xa xỉ phẩm tân kỳ thời mở cửa.
Từ khu nhà lồng chợ Bến Thành, băng qua chợ trời xa xỉ Tạ Thu Thâu, kéo dài tới thương xá Tam Đa cũ, về sau là tòa nhà Intershop (đã không còn), xứng đáng được coi là thú bát bộ mới, thay thế cho passage thương xá Eden cũ dù kém hẳn phần lịch duyệt dành cho các bà các cô điệu nghệ. Những lọ nước hoa được bày bán ngay dưới ánh sáng trực tiếp của nắng, hay trong những tủ lộng kiếng chưng đèn nóng hổi - điều hoàn toàn bậy bạ trong nguyên tắc bảo quản mỹ phẩm, với những mức hét giá trên trời, nhưng thời đó còn chưa có vấn nạn hàng nhái, do phần lớn được thân nhân mua từ chính quốc, hoặc do các thủy thủ tàu viễn dương mang về.
Chính thời điểm này đã làm nên dấu mốc thú vị trong gu khứu giác của đàn bà Sài Gòn, hổ lốn và vô nguyên tắc như mọi thứ đặc sản của thị thành tạp chủng này, như bánh mì kẹp chả lụa Bắc Kỳ với pepperoni Ý Đại Lợi xịt xì dầu Chợ Lớn, chiêu trôi cùng ly café B’lao chánh hiệu.
Cũng là một đô thị phương Đông, nhưng người ta đổ xô vào những dòng nước hoa Oriental, khởi phát vào thập niên 20, và tái phát dữ dội trong văn hóa Âu Mỹ vào những năm 60, lây lan tới trào lưu hiện sinh của những năm 70. Đối với dân Sài Gòn, phong vị này vẫn toàn vẹn sự kỳ thú huyền bí của yếu tố “hương xa”, với hoa hồi và nhục đậu khấu, trầm hương và hồng tiêu, nhưng vẫn đủ gần gụi để nhắc nhớ từ trong tiềm thức những bánh savon trầm thượng hảo hạng được coi là món quà lịch sự dành cho nữ giới, những hiệu thuốc bắc đường Hải Thượng Lãn Ông, như một thứ mùi hương cửa ngõ mở vào lãnh địa phồn thịnh sầm uất Chợ Lớn.
Trong tất thảy những cam bergamot và hồng tiêu, húng quế ấy, cái khứu giác của đứa con nít Sài Gòn háo hức căng phồng đón nhận về hơi hướm phảng phất mùi tinh dầu lá xá xị đã làm nên huyền thoại thương mại cho hãng giải khát Con Cọp bấy giờ, thứ mùi nhang khói mỏng mảnh đã đượm lẫn trong không khí từ bao đời, một khi mỗi căn phố đều có cửa tiệm và một bàn thờ ông Địa, mỗi nếp gia cũng leo lét khói nhang đêm...
Hương bá tánh trên chân dung người đẹp Viễn Đông
Nếu gia vị có xuất xứ Đông phương và những ngành quý mộc đã làm nên phong vị ẩm thực Sài Gòn, thì những hương hoa phù phiếm, hương vanilla, hương huệ đậm đà vị phấn sáp kem sữa chính là bức chân dung trọn vẹn nhất của vẻ đẹp đàn bà miệt Ngọc Viễn Đông. Chỉ có sống ở Sài Gòn mới hiểu thứ hợp hương quái đản này, khi mà người ta đi nhảy đầm và ăn tiệm bất kể công việc lao động phổ thông cóp nhặt hàng ngày. Không hề hiếm những huyền thoại vỉa hè về những người ăn xin cuối ngày ngoắc xích lô đi ăn tiệm. Một nữ hoàng sàn nhảy hoàn toàn có thể kết thúc một ngày của nàng trong chiếc chòi ốp tôn chênh vênh trên mép dòng kênh nước đen, phó mặc ngày hôm sau cho một canh bạc hoàn toàn mới.
Kết hợp hương hoa với xạ hương, trộn với những mùi gia vị hương xa nồng gắt, người ta có được một hợp thể dễ gây say, gây nghiện của mồ hôi dân nhiệt đới nhễ nhại, thứ nhựa sống thật thà tiết rỉ quanh năm, hong khô dưới nắng và phát tán trong gió, hay đượm quện với những cơn mưa đồng bóng bất thần, trộn hòa chuếnh choáng trong ngăn thang máy, rạp cine, những hộp đêm kín gió đông người, nơi xống áo và người ta ma sát vào nhau, tóc trộn tóc, tay đan tay, và tất cả ướp đượm với đồ ăn và thức uống, champagne và bia hơi, đàn ông và đàn bà.
Thứ hương “bá tánh” đó đã là một mùi đặc trưng của Sài Gòn, như những ám ảnh kinh hoàng kéo dài dằng dặc lên tận giường ngủ và lụi tàn giữa chăn nệm vào sáng hôm sau. Có lẽ bởi vậy, ở Sài Gòn, người ta bén mùi nhau, ghiền mùi nhau rất dễ. Mỗi cá thể ném mình vào đời sống cộng sinh nơi đây trở thành một phân tử mùi hương cực nhỏ làm nên cả một hợp chất nồng nực, khó chịu, sực nức, giả tạo nhưng gây nghiện và ám ảnh khôn cùng.
Mùi hương hoa lệ
Nếu ví Sài Gòn như một hợp hương mỹ phẩm, thì có lẽ những note dư hương day dứt cuối cùng, chỉ có kẻ xa Sài Gòn mới thật sự được hưởng trong những mặc niệm hoài hương, hoặc những ai thương tưởng si mê Sài Gòn ngay khi sống giữa lòng đô thị, đủ để nhìn ngắm nhâm nhi những trầm mặc đằng sau phấn sáp trang kim, đủ để kiên nhẫn chờ đợi khoảnh khắc thật thà sau cuối của ả đàn bà đa chiều.
Khi những mẫu nước hoa cũ khô dần vào da thịt, sự tài tình của nhà bào chế lại một lần nữa vén lộ những phong vị Đông phương từ lớp hương đầu, đã được lọc qua những biến cố ồn ào nhất của thời cuộc, để lắng mình, vẹn nguyên mảnh khói nhang trầm mặc trong hơi thở về khuya của phố thị.
Một thời gian tôi mướn trọ trên căn gác xép giữa một hẻm bình dân đúng nghĩa điện câu đèn vàng. Cứ khoảng gần nửa đêm, tiếng lóc bóc của thằng nhỏ bán mì gõ lại vang lên, len lỏi vào mê trận không lối ra của những đường ngoặt bất thần chi chít. Thằng nhỏ quê tận đàng ngoài, trôi dạt vô đây phụ việc xe hủ tíu mì như một vạn kiếp di dân mỗi ngày tấp về đây. Nó sẽ chẳng bao giờ nhớ nổi đường ra giữa những lối ngoặt ngoằn ngoèo ác địa của những hẻm bàn cờ đặc trưng phố thị phương Nam này.
Ông chú người Tiều sẽ cắm vài cọng nhang vô góc đường gần đó, thằng nhỏ Bắc Kỳ cứ theo mùi nhang, như cọng khói cứu sinh len lỏi hẻm đêm mà lần đường về. Thi thoảng, tiếng lốc cốc leng keng của nó vọng ra cũng đủ khiến ông chú Ba Tàu biết thằng nhỏ liệu đã rong ruổi lỡ bộ quá xa. Họ làm nên một cặp đôi kỳ lạ giữa cái thành phố này, bắt kết vào nhau trong cuộc sinh nhai đôi khi chỉ bằng làn khói hương mỏng mảnh mà không gian ô tạp của ban ngày sẽ nuốt chửng, quậy loãng và làm đứt bể tan tành chỉ bằng một cú đạp máy xe.
Nếu Sài Gòn là một loại nước hoa, ở tầng hương cuối, điều khiến người ta luyến lưu dày vò dai dẳng nhất, đó là bởi thứ mùi hương mệt nhoài, giữa những ẩn ức và trưng phô thường nhật: người ta ngửi thấy chính mình, trước khi thiêm thiếp bằng an sau thêm một canh ngả nghiêng nữa của lệ và của hoa.
Bốn mươi năm về trước, chị là cô con gái gia đình “tiếp quản” một ngôi nhà mà gia chủ đã ra hải ngoại. Trong tất thảy những cuốn album gia đình cùng tư trang để lại, cô gái nhỏ lén giữ lại chiếc lọ cầu kỳ như kỷ vật của một thứ tàn dư diễm lệ mà cô hụt tay sờ chạm. Bốn mươi năm, chưa một lần chị dám phí phạm dù chỉ một làn bụi hương sót lại nơi đáy chai. Tôi hứa với chị sẽ hoàn trả mẫu vật sau khi trích lục để phân tích một phần hương bên trong.
Cái cảm giác ấn chạm vào đầu chiếc ve nhỏ, phóng thích một tia bụi nước đó trở nên thiêng liêng kỳ lạ. Vị thần tai ác chui ra khỏi chiếc ve được thiết kế cầu kỳ, và trước khi tôi kịp chọn cho mình một điều ước, tôi bị quăng không thương tiếc lên chuyến tàu ngược thời gian và nhắm mắt lại để thấy mình, không phải ở thị trấn Provence với bạt ngàn đồng hoa lanvande tím, hay kinh thành Ba Lê thánh địa của kỹ nghệ bào chế nước hoa, mà giữa vẹn nguyên thập thành đô thị Sài Gòn gần ba mươi năm về trước: mùi Sài Gòn.
Hương phấn khỏa lấp điêu tàn
Sài Gòn có mùi gì?
Tôi không tin người ta có thể ngay lập tức trả lời câu hỏi này. Bởi Sài Gòn là một đô thị… nặng mùi. Một tạp âm hổ lốn, đa tầng được cảm nhận bởi khứu giác đã mỏi mòn từ quá lâu đủ để chậm chạp bóc tách từng lớp, từng nốt trầm tích mùi hương ấy ra mà phân tích một thứ “hương Sài Gòn” chuẩn xác.
Bốn mươi năm sống trong lòng Sài Gòn, tôi dõi theo ký ức của chính mình, nhắm mắt lại, hít thở và để mặc những note mùi hương làm công việc của nhà điêu khắc, tạc vóc chân dung Sài Gòn. Bốn mươi năm của một hành trình thoái hương đầy biến cố, cho đến khi bất cứ dòng nước hoa xưa cũ nào với trường phái đặc thù của mỹ cảm 1920 và 1970 cũng có thể lập tức phục dựng sinh động một kỳ đoạn nối dài từ giữa những năm 1970 đến cuối thập niên 1980 của Sài Gòn, trở mình giữa lệ và hoa.
Sài Gòn trong tiềm thức khứu giác của tôi như những vệt mùi đài các sa cơ, trưng trổ những nếp vàng son phồn thịnh giả cách, xoa dịu và khỏa lấp những phân hủy điêu tàn.
Xá xị, hồng tiêu, hắc quế và nhang trầm Chợ Lớn
Sài Gòn, những năm giữa thập niên 1980, người ta ồ ạt săn đuổi những dòng hương có những cái tên phù phiếm độc địa như Poison (độc dược), Mon Pèche (tội đồ) hay Tabu (điều cấm kỵ). Cùng lúc, trào lưu Oriental do Shalimar nhà Guerlain khởi xướng từ đầu thập niên 1930 cũng phả làn hơi “hương xa” nồng nàn lên các dòng hương được ưa chuộng bởi sự gần gũi về tiềm thức văn hóa. Các dòng cologne thân thiện Bien Etre trở nên lỗi thời, không ít chai lọ của thời này còn tìm thấy trong các hiệu bán đồ cổ ngoạn, bên cạnh những xấp dĩa vinyl và những mề đay mỹ ký hoen rỉ của một gia đình tư sản cũ nào đó, ghi dấu gu thẩm mỹ thời cuộc tuốt từ những năm 50 đầu 60.
Oriental, hay còn gọi là trường phái hương Đông phương với mùi xạ hương cùng những thứ gia vị nóng như quế, hồi đầy nhục cảm, đã làm nên cả một không khí của giáo đồ thụ hưởng Sài Gòn ngay giữa lằn ranh những tháng năm đầy biến động, nơi hoa và lệ cộng sinh san sát.
Cơn sốt đầy note hương bạo động với huệ, xạ cầy hương, nhục đậu khấu và hổ phách được bào chế vung tay này đã kéo dài đại dịch Tabu và Poison đến tận thập niên 90, và chỉ thật sự giảm nhẹ chút đỉnh trước cơn lụt xa xỉ phẩm tân kỳ thời mở cửa.
Từ khu nhà lồng chợ Bến Thành, băng qua chợ trời xa xỉ Tạ Thu Thâu, kéo dài tới thương xá Tam Đa cũ, về sau là tòa nhà Intershop (đã không còn), xứng đáng được coi là thú bát bộ mới, thay thế cho passage thương xá Eden cũ dù kém hẳn phần lịch duyệt dành cho các bà các cô điệu nghệ. Những lọ nước hoa được bày bán ngay dưới ánh sáng trực tiếp của nắng, hay trong những tủ lộng kiếng chưng đèn nóng hổi - điều hoàn toàn bậy bạ trong nguyên tắc bảo quản mỹ phẩm, với những mức hét giá trên trời, nhưng thời đó còn chưa có vấn nạn hàng nhái, do phần lớn được thân nhân mua từ chính quốc, hoặc do các thủy thủ tàu viễn dương mang về.
Ảnh: Quỳnh
Cũng là một đô thị phương Đông, nhưng người ta đổ xô vào những dòng nước hoa Oriental, khởi phát vào thập niên 20, và tái phát dữ dội trong văn hóa Âu Mỹ vào những năm 60, lây lan tới trào lưu hiện sinh của những năm 70. Đối với dân Sài Gòn, phong vị này vẫn toàn vẹn sự kỳ thú huyền bí của yếu tố “hương xa”, với hoa hồi và nhục đậu khấu, trầm hương và hồng tiêu, nhưng vẫn đủ gần gụi để nhắc nhớ từ trong tiềm thức những bánh savon trầm thượng hảo hạng được coi là món quà lịch sự dành cho nữ giới, những hiệu thuốc bắc đường Hải Thượng Lãn Ông, như một thứ mùi hương cửa ngõ mở vào lãnh địa phồn thịnh sầm uất Chợ Lớn.
Trong tất thảy những cam bergamot và hồng tiêu, húng quế ấy, cái khứu giác của đứa con nít Sài Gòn háo hức căng phồng đón nhận về hơi hướm phảng phất mùi tinh dầu lá xá xị đã làm nên huyền thoại thương mại cho hãng giải khát Con Cọp bấy giờ, thứ mùi nhang khói mỏng mảnh đã đượm lẫn trong không khí từ bao đời, một khi mỗi căn phố đều có cửa tiệm và một bàn thờ ông Địa, mỗi nếp gia cũng leo lét khói nhang đêm...
Hương bá tánh trên chân dung người đẹp Viễn Đông
Nếu gia vị có xuất xứ Đông phương và những ngành quý mộc đã làm nên phong vị ẩm thực Sài Gòn, thì những hương hoa phù phiếm, hương vanilla, hương huệ đậm đà vị phấn sáp kem sữa chính là bức chân dung trọn vẹn nhất của vẻ đẹp đàn bà miệt Ngọc Viễn Đông. Chỉ có sống ở Sài Gòn mới hiểu thứ hợp hương quái đản này, khi mà người ta đi nhảy đầm và ăn tiệm bất kể công việc lao động phổ thông cóp nhặt hàng ngày. Không hề hiếm những huyền thoại vỉa hè về những người ăn xin cuối ngày ngoắc xích lô đi ăn tiệm. Một nữ hoàng sàn nhảy hoàn toàn có thể kết thúc một ngày của nàng trong chiếc chòi ốp tôn chênh vênh trên mép dòng kênh nước đen, phó mặc ngày hôm sau cho một canh bạc hoàn toàn mới.
|
Thứ hương “bá tánh” đó đã là một mùi đặc trưng của Sài Gòn, như những ám ảnh kinh hoàng kéo dài dằng dặc lên tận giường ngủ và lụi tàn giữa chăn nệm vào sáng hôm sau. Có lẽ bởi vậy, ở Sài Gòn, người ta bén mùi nhau, ghiền mùi nhau rất dễ. Mỗi cá thể ném mình vào đời sống cộng sinh nơi đây trở thành một phân tử mùi hương cực nhỏ làm nên cả một hợp chất nồng nực, khó chịu, sực nức, giả tạo nhưng gây nghiện và ám ảnh khôn cùng.
Mùi hương hoa lệ
Nếu ví Sài Gòn như một hợp hương mỹ phẩm, thì có lẽ những note dư hương day dứt cuối cùng, chỉ có kẻ xa Sài Gòn mới thật sự được hưởng trong những mặc niệm hoài hương, hoặc những ai thương tưởng si mê Sài Gòn ngay khi sống giữa lòng đô thị, đủ để nhìn ngắm nhâm nhi những trầm mặc đằng sau phấn sáp trang kim, đủ để kiên nhẫn chờ đợi khoảnh khắc thật thà sau cuối của ả đàn bà đa chiều.
Khi những mẫu nước hoa cũ khô dần vào da thịt, sự tài tình của nhà bào chế lại một lần nữa vén lộ những phong vị Đông phương từ lớp hương đầu, đã được lọc qua những biến cố ồn ào nhất của thời cuộc, để lắng mình, vẹn nguyên mảnh khói nhang trầm mặc trong hơi thở về khuya của phố thị.
Một thời gian tôi mướn trọ trên căn gác xép giữa một hẻm bình dân đúng nghĩa điện câu đèn vàng. Cứ khoảng gần nửa đêm, tiếng lóc bóc của thằng nhỏ bán mì gõ lại vang lên, len lỏi vào mê trận không lối ra của những đường ngoặt bất thần chi chít. Thằng nhỏ quê tận đàng ngoài, trôi dạt vô đây phụ việc xe hủ tíu mì như một vạn kiếp di dân mỗi ngày tấp về đây. Nó sẽ chẳng bao giờ nhớ nổi đường ra giữa những lối ngoặt ngoằn ngoèo ác địa của những hẻm bàn cờ đặc trưng phố thị phương Nam này.
Ông chú người Tiều sẽ cắm vài cọng nhang vô góc đường gần đó, thằng nhỏ Bắc Kỳ cứ theo mùi nhang, như cọng khói cứu sinh len lỏi hẻm đêm mà lần đường về. Thi thoảng, tiếng lốc cốc leng keng của nó vọng ra cũng đủ khiến ông chú Ba Tàu biết thằng nhỏ liệu đã rong ruổi lỡ bộ quá xa. Họ làm nên một cặp đôi kỳ lạ giữa cái thành phố này, bắt kết vào nhau trong cuộc sinh nhai đôi khi chỉ bằng làn khói hương mỏng mảnh mà không gian ô tạp của ban ngày sẽ nuốt chửng, quậy loãng và làm đứt bể tan tành chỉ bằng một cú đạp máy xe.
Nếu Sài Gòn là một loại nước hoa, ở tầng hương cuối, điều khiến người ta luyến lưu dày vò dai dẳng nhất, đó là bởi thứ mùi hương mệt nhoài, giữa những ẩn ức và trưng phô thường nhật: người ta ngửi thấy chính mình, trước khi thiêm thiếp bằng an sau thêm một canh ngả nghiêng nữa của lệ và của hoa.