Tiểu sử Trần Quang Hải

Trần Quang Hải, sinh ngày 13 tháng 5, 1944 tại làng Linh Đông Xã, tỉnh Gia Định, miền Nam nước Việt Nam. Con trai trưởng của GS TS Trần Văn Khê (sinh ngày 24 tháng 7, 1921) và bà Nguyễn Thị Sương, cựu giáo sư Anh văn trường nữ trung học Gia Long (sinh ngày 19 tháng 9, 1921).

Trần Quang Hải kết hôn cùng nữ ca sĩ Bạch Yến ngày 17 tháng 6, 1978 tại Paris (Pháp). Bạch Yến nổi tiếng với bài “Đêm Đông” vào năm 1957, và chuyên về nhạc ngoại quốc Tây phương lúc đầu của sự nghiệp cầm ca. Sau khi thành hôn với Trần Quang Hải, Bạch Yến chuyển sang dân ca và cùng phổ biến nhạc dân tộc với chồng khắp thế giới.

Trần Quang Hải xuất thân từ một gia đình nhạc sĩ cổ truyền từ nhiều đời và anh là nhạc sĩ đời thứ năm. Ngoài ra anh là dân tộc nhạc học gia (ethnomusicologist – ethnomusicologue) chuyên về nhạc Việt, Á châu và hát đồng song thanh từ năm 1968, thuyết trình viên, nhạc sĩ sáng tác, chuyên gia về sư phạm âm nhạc, và thành viên của Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học Pháp (CNRS – Centre National de la Recherche Scientifique)

Vài dòng về khuôn mặt Trần Quang Hải. Anh đã theo gót cha anh, GS Trần Văn Khê trên đường nghiên cứu dân tộc nhạc học. Anh đã tạo một hướng đi riêng trong địa hạt trình diễn về nhạc cổ truyền Việt Nam, nhạc tùy hứng, nhạc đương đại cũng như phương pháp nghiên cứu thể nghiệm qua hát đồng song thanh.

Gia đình nhạc sĩ cổ truyền

  1. Trần Quang Thọ (1830-1890), ông sơ của tôi là quan án sát, theo Phan Thanh Giản sang Pháp để thương thuyết nhưng thất bại, treo ấn từ quan, vào Nam, cư ngụ tại làng Vĩnh Kim, tỉnh Mỹ Tho. Rất giỏi về nhã nhạc Huế.

  2. Trần Quang Diệm (1853-1925), ông cố của tôi là người đàn tỳ bà rất hay, được gởi ra thành nội Huế để học nhạc cung đình và chuyên về đàn tỳ bà. Ông đã sáng chế ra cách viết bài bản cho đàn tỳ bà, nhưng tiếc thay là tất cả tài liệu đó bị thất lạc vì chiến tranh.

  3. Trần Quang Triều (1897-1931), ông nội của tôi là người đàn kìm rất giỏi, biệt hiệu Bảy Triều trong giới cải lương, đã đặt ra cách lên dây TỐ LAN cho đàn kìm để đàn những bài buồn ai oán. Hiện nay chỉ còn một số rất ít nhạc sĩ cổ nhạc biết đàn dây này (như nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo, GS Trần Văn Khê)

  4. Trần Văn Khê (1921 – ), ba của tôi là người đã đưa nhạc cổ truyền Việt Nam lên hàng quốc tế và làm rạng danh nhạc Việt trên thế giới ở địa hạt trình diễn cũng như nghiên cứu. Con trai trưởng trong gia đình có ba người con (ba tôi GS Trần Văn Khê, chú ba tôi là Quái kiệt Trần Văn Trạch, cô tư tôi là Trần Ngọc Sương từng nổi tiếng là ca sĩ tân nhạc vào đầu thập niên 50), ông đã hăng hái trong phong trào nhạc mới lúc trẻ (cùng thời với nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, Phạm Duy) và quay về nhạc cổ khi soạn luận án tiến sĩ tại Pháp. Từng là giáo sư nhạc Đông phưong tại trường đại học Sorbonne (Paris, Pháp), giám đốc nghiên cứu của Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học (Paris, Pháp), sáng lập viên Trung tâm nghiên cứu nhạc Đông phương ở Paris, và từng giữ chức phó chủ tịch Hội đồng quốc tế âm nhạc của UNESCO. Hưu trí từ năm 1987, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu và đóng góp một vai trò lớn cho hai hồ sơ Nhạc cung đình Huế (được danh hiệu kiệt tác văn hóa phi vật thể UNESCO năm 2003) và Nhạc Cồng chiêng Tây Nguyên (kiệt tác văn hóa phi vật thể UNESCO năm 2005). Ông định cư ở Việt Nam sau 55 năm sống ở Pháp, và là cố vấn cho hồ sơ Ca Trù để đệ trình lên UNESCO cho năm 2007 và cho hồ sơ Đờn ca tài tử nam bộ cho năm 2011 dành cho kiệt tác văn hóa phi vật thể. Ngày 24 tháng 6 năm 2015, ông từ trần tại quận Bình Thạnh, TP HCM, Việt Nam..

  5. Trần Quang Hải (1944 – ), cựu học sinh trường trung học Pétrus Ký, sau khi tốt nghiệp âm nhạc viện Saigon với bộ môn vĩ cầm (học với cố GS Đỗ Thế Phiệt), đi sang Pháp năm 1961 và học nhạc học tại trường đại học Sorbonne và dân tộc nhạc học ở trường cao đẳng khoa học xã hội (Ecole des Hautes Etudes en Sciences Sociales). Tôi bắt đầu làm việc cho trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học (CNRS – Centre National de la Recherche Scientifique) với ê-kíp nghiên cứu tại Viện dân tộc nhạc học của Viện bảo tàng Con người (Département d’ ethnomusicologie du Musée de l’Homme) từ 1968 cho tới 2009 thì về hưu). Trình diễn trên 3,500 buổi tại 70 quốc gia, tham gia 130 đại hội liên hoan quốc tế nhạc truyền thống, giảng dạy tại hơn 120 trường đại học, sáng tác nhạc hơn 400 bản nhạc cho đàn tranh, đàn môi, muỗng, hát đồng song thanh, nhạc tùy hứng, đương đại. Đã thực hiện 23 dĩa nhạc truyền thống Việt Nam, viết ba quyển sách, làm 4 DVD, 4 phim và hội viên của trên 20 hội nghiên cứu thế giới.Con đường nghiên cứu của tôi nhắm về sự giao lưu các loại nhạc cổ truyền tạo thành loại nhạc thế giới (world music), pha trộn nhạc tùy hứng, jazz, đương đại với nhiều loại nhạc khí và kỹ thuật giọng hát để tạo thành một loại nhạc hoàn toàn mới lạ.

SỰ NGHIỆP

  1. 1955-1961 trường quốc gia âm nhạc Saigon, tốt nghiệp vĩ cầm (lớp GS Đỗ Thế Phiệt)

  2. 1954-1961 trường trung học Pétrus Ký, Saigon.

  3. 1963-1970 Trung tâm nghiên cứu nhạc Đông phương (CEMO – Centre d’Etudes de Musique Orientale – Center of Studies for Oriental Music, Paris), học các truyền thống nhạc Ba Tư (Iran), Ấn độ (Inde), Trung Quốc (Chine), Nhật Bổn (Japon), Nam Dương (Indonesie), Đông Nam Á (Asie du Sud-Est), Việt Nam (Vietnam)

  4. 1963 trường Ecole du Louvre, Paris

  5. 1965 certificate of proficiency in English (chứng chỉ Anh văn), University of Cambridge, Anh quốc

  6. 1965 certificat de littérature française (chứng chỉ văn chương Pháp), Université de Sorbonne, Paris.

  7. 1967 cao học dân tộc nhạc học trường cao đẳng khoa học xã hội, Paris

  8. 1969 chứng chỉ âm thanh học (certificat d’acoustique musicale), Paris

  9. 1970 văn bằng cao đẳng nhạc Việt trung tâm nghiên cứu nhạc đông phương, Paris

  10. 1973 tiến sĩ dân tộc nhạc học trường cao đẳng khoa học xà hội, Paris

  11. 1989 văn bằng quốc gia giáo sư nhạc truyền thống, Paris.
  • Từ năm 1965 tới 1966 theo học lớp nhạc điện thanh (musique électro-acoustique) với GS Pierre Schaeffer, người sáng lập loại nhạc điện tử ở Pháp.

  • Từ năm 1968 tới 2009, tôi làm việc tại Viện dân tộc nhạc học của Viện Bảo Tàng Con Người (Département d’Ethnomusicologie du Musée de l’Homme) ở Paris (Pháp).

  • Từ năm 1968 tới 1987, tôi làm việc ở Viện dân tộc nhạc học của Viện bảo tàng nghệ thuật và truyền thống dân gian (Département d’Ethnomusicologie du Musée des Arts et Traditions Populaires) ở Paris (Pháp)

  • Nghiên cứu sư của Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học (CNRS) ở Paris từ năm 1968. Từng là thành viên của nhiều ê-kíp nghiên cứu (RCP 178 – Recherche coopérative sur programme từ 1968 tới 1973 ; ER 65 – Equipe de recherche từ 1974 tới 1981 ; Laboratoire Associé từ 1974 tới 1987 ; UPR 165 – Unité Propre de Recherche từ 1982 tới 1985 ; UMR 9957 – Unité Mixte de Recherche từ 1986 tới 1997 ; UMR 8574 – Unité Mixte de Recherche từ 1997 tới 2004 ; UMR 7173 – Unité Mixte de Recherche từ 2005 trở đi)

  • Từ 1970 tới 1975: giáo sư đàn tranh của Trung tâm nghiên cứu nhạc Đông phương, Paris

  • Trong suốt thời gian 55năm hành nghề nhạc sĩ chuyên nghiệp (1962 -2017) tôi đã trình diễn trên 3.500 buổi cho khán giả Tây phương, và trên 1.500 buổi diễn cho học trò trên thế giới do các cơ quan chính thức của Na Uy (Rikskonsertene), Bỉ (Jeunesses Musicales de Belgique), Thụy Sĩ (Jeunesses Musicales Suisses), Pháp (Jeunesses Musicales de France, Association départementale pour diffusion et initiation musicale – ADDIM).

  • Từ 1971 tôi đã làm 15 dĩa 30cm / 33 vòng và 8 CD về nhạc cổ truyền Việt Nam, đặc biệt là về đàn tranh. Nhiều sáng tác đã đưọc thu vào dĩa và được đăng trong các quyển tự điển Who’s Who in Music (từ năm 1987), Who’s Who in the World (từ năm 1981 ), và Who’s Who in France (từ năm 1997).

  • Về sáng tác nhạc, tôi có viết 12 ca khúc nhi đồng với sự cộng tác của nhà văn Duyên Anh năm 1984. Tôi đã sáng tác trên 400 nhạc phẩm đủ loại với ca khúc viết tiếng Việt, Pháp, Anh và nhạc cho đàn tranh, đàn bầu, muỗng, đàn môi và hát đồng song thanh. Ngoài ra còn viết nhạc cho phim “Long Vân Khánh Hội”của Lê Lâm vào năm 1980, phim “Le Chant des Harmoniques” (Bài ca bồi âm) vào năm 1989, và cho phim “La Rencontre du Coq et du Dragon” (Cuộc hội ngộ giữa Gà và Rồng) vào năm 1998.

  • Với tư cách nhà nghiên cứu dân tộc nhạc học, tôi đã viết nhiều bài cho các tập san nghiên cứu nhạc học như “The World of Music” (UNESCO), “Journal of Asian Music Society (Cornell University, Hoa Kỳ), “Yearbook of the International Council for Traditional Music –ICTM, Hoa Kỳ), “Cahiers de Musiques Traditionnelles” (Thụy Sĩ ), “Koukin Journal” (Tokyo, Nhật Bản).

  • Tôi có viết một bài về nhạc Cao miên cho New Grove Dictionary of Music and Musicians, ấn bản lần thứ 1 (1980) (20 quyển, London, Anh quốc), định nghĩa vài nhạc cụ Việt Nam cho New Grove Dictionary of Music, ấn bản lần thứ nhì (2001) (29 quyển, London, Anh quốc), định nghĩa cho trên 200 từ nhạc cụ của Việt Nam, và Đông Nam Á cho New Grove Dictionary of Musical Instruments, ấn bản lần thứ nhứt (1984) (3 quyển, London, Anh quốc).

  • Tôi viết lịch sử nhạc Việt Nam, Lào, Cao Miên và Thái Lan cho quyển tự điển Algemeine Muziekencyclopedia (1082-1984, Hòa Lan), và nhiều bài cho tự điển Encyclopaedia Universalis (1984, 1986, 1988, 1990, 1991, Paris).

  • Tôi đã làm 4 DVD về giọng và hát đồng song thanh: “Le Chant diphonique” với CRDP (trung tâm địa phương tài liệu sư phạm và Hàn lâm viên La Réunion, 2004), “Le chant des Harmoniques” (CNRS – Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học, 2005), “La Voix” với nhà xuất bản Lugdivine (2006, Lyon, Pháp), và “The Song of Harmonics” với CNRS, Paris, 2006.

  • Ngoài ra nhà nghiên cứu dân tộc nhạc học cũng là đạo diễn Pháp Patrick Kersalé đã thực hiện hai chương trình video “Mystères des Voix du Monde” (Sự huyền bí của các gịong thế giới) (2012), và “Le Chant des Harmoniques” (Bài ca bồi âm) (2013) với tôi là nhân vật chính của hai video này.

Giảng dạy ở các trường đại học, viện bảo tàng và trung tâm nghiên cứu trên thế giới

Tôi đã từng được mời dạy và thuyết trình tại nhiều trường đại học, trung tâm nghiên cứu và viện bảo tàng ở khắp năm châu:

  • Mỹ: University of Hawaii (1977), University of Berkeley (1977), University of Maryland (1980), Columbia University (1983), Museum of Modern Art (MOMA ở New York, 1984), University of California, San Diego (UCSD, 1990), Cornell University (1994), Thomas University (Minneapolis, 1996), Foundation of the Voice, Philadelphia (1997), Wisconsin University, Madison (1998), George Mason University (2000).

  • Canada: Université de Montréal (1991), York University, Toronto (1994), University of Toronto (1994), Royal Museum of Ontario, Toronto (1994),.Saint John’s University, Saint John’s, Canada (2011)

  • Brazil: Âm nhạc viện, Rio de Janeiro (1983), University of Rio de Janeiro (1998, 2006), University of Recife (1998), Faculty of Music, Rio de Janeiro (2006)

  • Nam Phi: University of Cape Town (1984, 1997), Stellenbosch University, Cape Town (1984), University of Fort Hare, Fort Hare (2011)

  • Úc Châu: Monash University, Melbourne (1986), Sydney University, Sydney (1986), Western Australian University, Perth (1986), College of Advanced Education, Melbourne (1988), University of Canberra (1995)

  • Đại Hàn: National Seoul University (1981), National Institute of Performing Arts, Seoul (1994), Academy of Korean Studies, Seoul (2006)

  • Nhật Bản: Royal Academy of Music (1981), University of Hiroshima, Hiroshima (1999), Osaka University of Fine Arts, Osaka (2000).

  • Đài Loan: University of Taiwan, Taipei (2000), National Center of the Arts, Taipei (2000, 2002)

  • Thái Lan: University of Mahasarakham (1986), Chulalongkorn University, Bangkok (2012)

  • Việt Nam: Viện âm nhạc Hà nội, Hà nội (2002, 2006, 2017 ), Trung tâm văn hóa Pháp, Hà Nội (2006), Âm nhạc viện thành phố HCM (2006), Học Viện Âm nhạc quốc gia, Hà nội (2017)

  • Lebanon: CLAC (Centre de lecture et d’animation culturelle – trung tâm văn hóa), ở các tỉnh Barja, Mansoura, Kfar Debyan, Amioun (2002)

  • Đức: Volkekunde Museum, Berlin (1985), Musik Hochschule, Detmold (1994), Institute of Psychotherapy, Heidelberg (1997), Musik Hochschule, Stuttgart (2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006,2013 ), Musik Hochschule, Hanover (2003), Aachen Universitet, Aachen (2003), Erfurt University (2004)

  • Belarus: Music Academy of Belarus, Minsk (1996)

  • Bỉ: Institute of Musicology, Louvain (1976), Royal Museum of Central Africa, Tervuren (1976), Royal Instrumental Museum, Brussels (1980, 2001), University of Anwerpen (1981), Institute of Living Voice, Anverpen (2001), Royal Museum of Mariemont, Mariemont (2002), Conservatory of Music, Mons (2006)

  • Đan Mạch: Musikhistoriska Museum, Copenhagen (1972), Institute of Danish Folk Archive, Copenhagen (1972), Odin Teatret (Laboratorium of NordicTheatrical Researches), Holstebro (1998), Laboratory of theatrical experimental researches Cantabile 2, Wordingborg (2000).

  • Tây Ban Nha: Summer University, Madrid (1990)

  • Pháp: Paris: Université de Paris X-Nanterre (1985-92), Université de Paris VIII –Saint Denis (1991, 1993), Université de Paris IV-Sorbonne (1989), Centre d’Etudes de Musique Orientale (1970-1975), Ecole Nationale des Langues Orientales Vivantes – ENLOV (1991, 2006), Laboratoire d’Acoustique Musicale (1971, 1974), IUFM, Université de Cergy (1996, 1997, 1998, 1999, 2001)

  • Nice: Université de Nice (1990), Musée des Arts Asiatiques (1999, 2000, 2003)

  • Tours: Université de Tours (1975)

  • Montpellier: Université de Montpellier 3 (1996, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006)

  • Toulouse: Université de Toulouse (1985, 1991, 1995, 1997)

  • Marseille: Conservatoire National de Musique (1987)

  • Strasbourg: Conservatoire National Régional – CNR (1995, 1997, 1998)

  • Mulhouse: Ecole Doctorale (2000), Université de la Haute Alsace (2005)

  • Rennes: Conservatoire de Musique (1980), Université de Rennes (1999, 2000, 2001, 2004), IFMI de Rennes (2005)

  • Poitiers: Université de Poitiers (2000)

  • Bordeaux: Université de Bordeaux 2 Victor Segalen (2001)

  • Lille: Université de Lille (2004)

  • Vương quốc Anh: Horniman Museum, London (1972), University of Durham (1985), University of London (1991), City University, London (1992), SOAS – School of Oriental and African Studies, London (1998), University of Reading, Reading (2004, 2005) Queen’s University, Belfast (1984),

  • Ái nhĩ lan: University of Limerick, Limerick (2004, 2005, 2017), University of Cork, Cork (2005),

  • Ý đại lợi – Italy: Institute of Musicology, Bologna (1979), University of Bologna (2000, 2003), Foundazione San Georgio Cini, Istituto Interculturale di Studi Musicali Comparati (1979, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006), Santa Cecilia Nazionale Academia, Roma (1994), University of Roma (1994), Institute of Musicology and Linguistics, Venezia (1996), Teatro La Fenice, Venezia ( 1995, 1996, 1997), Academy of Music, Sienna (1999), Institute of Musictherapy, Padova (2001, 2016).

  • Lituania: Music Academy of Lituana,, Vilnius (1997)

  • Na Uy – Norway: Institute of Musicology, Trondheim (1976, 1980, 1981), University of Oslo (1979), Music Academy Grieg, Bergen (2004), Conversatory of Music, Oslo (2005, 2006)

  • Hà Lan – Holland: Jaap Kunst Centrum, Amsterdam (1974), Gemeente Museum, Den Haag (1980), Tropen Museum, Amsterdam (1992, 1998), University of Leiden, Leiden (2000), University of Groningen, Groningen (1998)

  • Ba Lan – Poland: Summer University, Warsaw (1997), University of Wroclaw (2013, 2016)

  • Nga – Russia: Âm nhạc viện Chaikowsky, Moscova (1993), Institute of World Music Research, Moscova (1993, 2012), International Centre of Khoomei, Kyzyl, Tuva (1995)

  • Slovakia: Music Academy, Nitra (1997)

  • Thụy Điển – Sweden: Lund University, Lund (1976), Stockholm University, Stockholm (1976), Music Museet, Stockholm (1981), Royal Music Academy, Stockholm (1985)

  • Thụy Sĩ – Switzerland: Ethnographical Museum, Basel (1969), Music Academy, Basel (1993, 1995).

  • Yugoslavia: Music Academy, Sarajevo (1991)

  • Slovenia: Music Academy of the University in Ljubljana (2006, 2011)

  • Croatia: Institute of Ethnology and Folklore Research in Zagreb (2006)

ĐẠI HỘI LIÊN HOAN VÀ HỘI NGHỊ QUỐC TẾ

Trong vai trò nhạc sĩ, tôi đã trình diễn tại hơn 130 đại hội liên hoan nhạc truyền thống sau đây:

1970:

  • Festival International du Son (Nhạc hội quốc tế về âm thanh), Paris, Pháp-France
  • Festival of Arts – Chiraz / Persepolis (Nhạc hội về nghệ thuật), Chiraz, Ba Tư-Iran

1971:

  • Cinq Journées de Rencontre avec le Groupe de Recherches Musicales (5 ngày gặp gỡ với Nhóm Nghiên cứu nhạc), Paris, Pháp – France
  • Semaine culturelle indochinoise (Tuần lễ văn hóa Đông Dương), Geneva, Thụy Sĩ (Switzerland)
  • Oriental Music Festival (Đại hội liên hoan nhạc đông phương), Berlin, Đức – Germany.
  • Festival de Musique d’Ajaccio (Đại hội liên hoan âm nhạc tại Ajaccio), đảo Corsica, Pháp
  • 15 Jours de Musique Traditionnelle avec le Folkclub Le Bourdon (15 ngày nhạc truyền thống với hội dân nhạc Le Bourdon), Geneva, Thụy sĩ – Switzerland.

1972:

  • Pampelune Music Festival (nhạc hội tại Pampluna), Pampluna, Tây ban nha – Spain
  • La Geolette d’Or, Knokke le Zoute, Bỉ – Belgium
  • Festival of Traditional Music in Vesdun (Nhạc hội nhạc cổ truyền), Vesdun, Pháp-France
  • SIGMA 8: Festival de musique contemporaine (đại hội nhạc truyền thống), Bordeaux, Pháp-France.

1973:

  • Festival de musique de Royan (nhạc hội tỉnh Royan), Royan, Pháp – France
  • Festival international de Musique Traditionnelle (nhạc hội quốc tế nhạc truyền thống), Le Havre, Pháp – France
  • Festival international de Cultures et Jeunesses (Nhạc hội quốc tế về văn hóa và tuổi trẻ), Presles, Pháp – France.

1974:

  • Festival de Musiques Traditionnelles (Nhạc hội nhạc cổ truyền), Bezon, Pháp-France
  • Festival international de Musique Folk (Nhạc hội quốc tế nhạc dân gian), Colombes, Pháp-France.
  • Festival de Musique du Haut Var (Nhạc hội vùng Haut Var), Pháp – France
  • Musicultura (Văn hóa âm nhạc), Breukelen, Hà Lan – the Netherlands

1975:

  • Trois jours de musique folk (3 ngày dân nhạc), Conflans Sainte Honorine, Pháp – France
  • 5ème Festival de Musique contemporaine (Nhạc hội nhạc đương đại lần thứ 5), Bourges, Pháp – France.
  • La Geolette d’Or, Knokke le Zoute, Bỉ – Belgium
  • Festival de Musique de Tradition orale (Nhạc hội truyền thống truyền miệng), Châlon sur Saône, Pháp-France
  • Festival international de musique (nhạc hội quốc tế), Olivet, Pháp – France

1976:

  • Le Printemps des Peuples Présents (Mùa Xuân của các dân tộc hiện tại), Paris, Pháp-France
  • Festival de Musique d’Eté (Nhạc hội hè), Chailles, Pháp-France
  • Festival du Marais (Nhạc hội khu Marais), Paris, Pháp-France
  • Journées Musicales Internationales (Ngày nhạc quốc tế), Vernou, Pháp – France
  • Un mois d’Arts Asiatiques (Một tháng nghệ thuật á châu), Laon, Pháp-France
  • Oriental Music Festival (Nhạc hội nhạc Đông phương), Durham, Anh quốc – United Kingdom
  • Festival de Musique de l’Asie du Sud-Est (Nhạc hội Đông Nam Á), Laon, Pháp- France

1977:

  • Journées Musicales Internationales (Ngày Nhạc quốc tế), Vernou, Pháp-France
  • World Music Festival (Nhạc hội nhạc thế giới), Berkeley, Hoa Kỳ -USA
  • World Conference of the IFMC (Hội nghị thế giới IFMC), Honolulu, Hawaii, Mỹ – USA

1978:

  • Journées Musicales Internationales (Ngày Nhạc quốc tế), Vernou, Pháp-France
  • Festival de Musique Traditionnelle, Lugano, Thụy sĩ- Switzerland
  • Fête de la Saint Jean (Lễ thánh Jean), Dieppe, Pháp-France

1979:

  • Oriental Music Festival (Nhạc hội nhạc Đông phương), Durham, Anh quốc-United Kingdom
  • Festival International de Musique Contemporaine (Nhạc hội quốc tế nhạc đương đại), Clichy, Pháp-France
  • World Conference of the IFMC (Hội nghị thế giới IFMC), Oslo, Na Uy – Norway

1980:

  • Festival d’Automne (Nhạc hội mùa thu), Paris, Pháp-France
  • Festival International de Musique traditionnelle (Nhạc hội quốc tế nhạc truyền thống), Sarajevo, Nam tư-Yugoslavia

1981:

  • Asian Music Festival (Nhạc hội Á châu), Seoul, Đại Hàn- Republic of Korea
  • World Conference of the IFMC (Hội nghị thế giới IFMC), Seoul, Đại Hàn, Korea

1982:

  • Chamber Music Festival (Nhạc hội nhạc thính phòng), Kuhmo, Pháp-France
  • Polyphonix: Poésie et Musique (Nhạc hội về Thơ và Nhạc), Paris, Pháp-France

1983:

  • First World Music Festival (Nhạc hội nhạc thế giới lần thứ nhất), Rio de Janeiro, Ba Tây – Brazil
  • World Conference of the ICTM (Hội nghị thế giới ICTM), New York, Mỹ – USA

1984:

  • Polyphonix: Poetry and Music (Nhạc hội về Thơ và Nhạc), New York, Hoa Kỳ -USA
  • Folk Music Festival (Nhạc hội dân nhạc), Kaustinen, Phần Lan-Finland
  • New Music Festival (Đại hội nhạc mới), Vitaasarii, Phần Lan-Finland
  • Chamber Music Festival (Đại hội nhạc thính phòng), Kuhmo, Phần Lan-Finland
  • Festival of World Musical Cultures (Đại hội văn hóa nhạc thế giới), Cape Town, Nam Phi- South Africa

1985:

  • First World Festival of Traditional Music (Đại hội thế giới nhạc cổ truyền lần thứ nhất), Belfast, Bắc Ái nhĩ lan – Northern Ireland, United Kingdom
  • Festival international de musique(đại hội quốc tế âm nhạc), Langeais, Pháp-France
  • Festival estival (đại hội mùa hè), Paris, Pháp-France

1986:

  • Festival de Musique des Trois Continents (Đại hội nhạc ba lục địa), Nice, Pháp-France
  • Festival de Musique Traditionnelle – Nord/Sud (Đại hội nhạc truyền thống -Bắc/Nam), Paris, Pháp-France
  • Festival de Musiques des Immigrants (Đại hội nhạc di dân), Paris, Pháp-France

1987:

  • Polyphonix: Poésie et Musique (Đại hội Thơ và Nhạc), Paris, Pháp-France
  • Festival de Musique Folk (Đại hội dân nhạc), Ris Orangis, Pháp-France

1988:

  • Premières Rencontres d’Expressions Vocales (Cuộc gặp gỡ đầu tiên về Giọng hát), Abbaye de Fontevraud, Pháp-France
  • World Music Festival (đại hội nhạc thế giới), Melbourne, Úc châu – Australia
  • People’s Music Festival (đại hội nhạc dân chúng), Milano, Ý-Italy
  • Festival de Musique asiatique (đại hội nhạc Á châu), Estampes, Pháp-France

1989:

  • Bicentenaire de la Révolution Française (Đại hội nhạc kỷ niệm 200 năm cách mạng Pháp), Paris, Pháp-France
  • Festival international de Saint Herblain (đại hội quốc tế âm nhạc tỉnh Saint Herblain), Saint Herblain, Pháp-France
  • World Conference of the ICTM (Hội nghị thế giới ICTM), Schladming, Áo quốc-Austria

1990:

  • Music Festival “Bloomed Sounds, Floating Song”( Đại hội âm nhạc “âm thanh nở, ca khúc trôi”), Osaka, Nhật Bản-Japan
  • First Forum of Pacific and Asian Arts (Đại hội nhạc Á châu và Thái bình dương lần thứ nhất), Kobe, Nhật Bản-Japan.
  • Asian Music Festival (Nhạc hội Á châu), Tamba, Nhật Bản-Japan.
  • Festival de Musique Traditionnelle (Nhạc hội nhạc cổ truyền), Arzila, Maroc – Morocco
  • Berlin Music Festival (Nhạc hội thành phố Berlin), Berlin, Đức – Germany
  • Vox Populi (Nhạc hội về Giọng), Bruxelles, Bỉ-Belgium

1991:

  • 700 ans de Suisse (Nhạc hội 700 năm thành lập xứ Thụy Sĩ), Lausanne, Thụy Sĩ-Switzerland
  • Festival de Musique de Saint Denis (Nhạc hội tỉnh Saint Denis), Saint Denis, Pháp-France
  • String Music Festival (Nhạc hội đàn dây), Berlin, Đức-Germany
  • Voice Festival (Đại hội Giọng), Rotterdam, Hà Lan – the Netherlands

1992:

  • 4ème Rencontre de Chants Polyphoniques (Gặp gỡ lần thứ 4 Hát Đa âm), Calvi, Corse, Pháp
  • Festival autour de la Voix (Đại hội quanh về Giọng), Argenteuil, Pháp-France
  • Festival sur l’esprit des Voix (Đại hội về Giọng), Périgueux, Pháp-France
  • Festival de Musique de Montréal, (đại nhạc hội kỷ niệm 350 thành lập xứ Canada), Montréal, Canada.

1993:

  • Festival de Musique Folk (Đại hội nhạc dân gian), Ris Orangis, Pháp-France
  • Voice Festival (Đại hội về Giọng), Volterra, Ý – Italy
  • World Conference of the ICTM (Hội nghị thế giới ICTM), Berlin, Đức – Germany

1994:

  • Festival de Musique Traditionnelle (Đại hội nhạc cổ truyền), Azrilah, Maroc-Morocco
  • Festival de Musiques du Monde (Đại hội nhạc thế giới), Nantes, Pháp-France
  • First Festival and International Conference of the Pacific / Asian Society for Ethnomusicology (Đại nhạc hội và hội nghị quốc tế lần thứ nhất ), Seoul, Hàn quốc-Korea

1995:

  • Giving Voice: A Geography of the Voice (Đại hội về Giọng), Cardiff, Wales, Vương quốc Anh – United Kingdom
  • 2nd International Festival of Throat Singing Khoomei (Đại hội quốc tế lần thứ 2 về Hát đồng song thanh), Kyzyl, Tuva, Nga – Russia
  • World Conference of the ICTM (Hội nghị thế giới ICTM), Canberra, Úc chậu – Australia

1996:

  • Voice Festival (Đại hội về giọng), Grosetto, Ý-Italy
  • Giving Voice: A Geography of the Voice (Đại hội về Giọng), Cardiff, Wales, Vương quốc Anh – United Kingdom
  • 4th World Festival of Choral Music (Đại hội thế giới lần thứ 4 về nhạc hợp xướng), Sydney, Úc châu – Australia
  • 1st World Meeting of Vietnamese Music (Gặp gỡ thế giới lần thứ nhất về nhạc Việt), Minneapolis, Mỹ – USA

1997:

  • International Festival of Music (Đại nhạc hội quốc tế), Cape Town, Nam Phi – South Africa
  • Festival de Musique Folk (Đại hội nhạc dân gian), Ris Orangis, Pháp – France
  • Giving Voice: An Archeology of the Voice (Đại hội về Giọng), Aberyswith, Wales, Vương quốc Anh – United Kingdom
  • Festival Régional de Musiques Traditionnelles (Đại hội địa phương nhạc cổ truyền), Montpellier, Pháp – France
  • World Conference of the ICTM (Hội nghị quốc tế ICTM), Nitra, Slovakia

1998:

  • International Festival of Stringed Instruments (Đại hội quốc tế đàn dây), Amsterdam, Hà lan – the Netherlands
  • International Festival of Mediterranean Music (Đại hội quốc tế nhạc Địa Trung Hải), Genova, Ý – Italy
  • Asian Music Festival in Europe (Đại hội nhạc Á châu ở Âu châu), London, Anh quốc – Great Britain
  • Printemps pour la culture vietnamienne (Mùa Xuân cho văn hóa Việt), Paris, Pháp-France
  • Festival de la Voix (Đại hội về Giọng), Auch, Pháp-France
  • 3rd World Jew’s Harp Festival (Đại hội thế giới lần thứ 3 về Đàn Môi), Molln, Áo quốc-Austria
  • Bela Bartok Festival of Contemporary Music (Đại hội Bela Bartok nhạc đương đại), Szombathely, Hungari – Hungary
  • Asian Music Festival (Đại hội nhạc Á châu), Firenze, Ý-Italy
  • International Voice Festival (Đại hội quốc tế về Giọng), Rio de Janeiro, Braxin- Brazil

1999:

  • Festival d’Auch (Đại hội về giọng thành phố Auch), Auch, Pháp – France
  • Festival international de Musique de Saint Chartier (Đại hội quốc tế nhạc cổ truyền), Saint Chartier, Pháp-France
  • Giving Voice: A Divinity of the Voice (Đại hội về Giọng), Aberyswith, Wales, Vương quốc Anh – United Kingdom
  • Bela Bartok Festival of Contemporary Music (Đại hội Bela Bartok nhạc đương đại), Szombathely, Hungari – Hungary
  • World Conference of the ICTM (Hội nghị thế giới ICTM), Hiroshima, Nhật Bản – Japan

2000:

  • Festival Printemps musical de Pérouges (Nhạc hội mùa xuân tỉnh Pérouges), Pérouges, Pháp-France
  • Fête de la Musique (Ngày lễ âm nhạc), Paris, Pháp-France
  • International Jew’s harp Festival (Đại hội quốc tế Đàn môi), Moll, Áo quốc-Austria
  • Festival of Dances and Folk Music (Đại hội múa và nhạc dân gian), Rudolstadt, Đức – Germany
  • Festival de Musiques des 5 continents (Đại hội nhạc 5 châu), Mauléon, Pháp-France
  • International Festival of Extreme Voices (Đại hội quốc tế về Giọng), Genova, Ý-Italy
  • International Festival of Qin music (Đại hội quốc tế về nhạc đàn tranh), Amsterdam, Hà Lan – the Netherlands
  • Festival de Voix d’Hommes (Đại hội Giọng Nam), Bretagne, Pháp – France
  • Festival of Traditional Music (Đại hội nhạc cổ truyền), Đài Bắc, Đài loan – Taiwan

2001:

  • Colloque de la Voix chantée (Hội nghị về Giọng ), Lyon, Pháp – France
  • Festival de Musique Traditionnelle (Đại hội nhạc cổ truyền), Denain, Pháp-France
  • City London Music Festival (Đại nhạc hội thành phố London), London, Anh quốc –England
  • Fête de la Musique (Lễ âm nhạc), Paris, Pháp – France
  • Festival “Performato” (Đại nhạc hội Performato), Rio de Janeiro, Braxin – Brazil
  • International Festival of Choral Music (Đại hội quốc tế nhạc hợp xướng), Singapore
  • Festival “1000 Facettes de la Voix” (Đại hội 1000 bộ mặt của Giọng), Village du Lac, Pháp-France
  • World Conference of the ICTM (Hội nghị thế giới ICTM), Rio de Janeiro, Braxin – Brazil

2002:

  • International Voice Festival (Đại hội quốc tế về Giọng), Genova, Ý –Italy
  • Fête de la Musique (Lễ âm nhạc), Beirut, Liban – Lebanon
  • International Congress of Yoga (Hội nghị quốc tế về Yoga), Vogüe, Pháp – France
  • 6th World Symposium of Choral Music (Đại hội thế giới lần thứ 6 về nhạc hợp xướng), Minneapolis, Mỹ – USA
  • 4th World Jew’s Harp Festival (Đại hội thế giới lần thứ 4 về Đàn Môi), Raudal, Na Uy- Norway
  • International Congress of Polyphony (Hội nghị quốc tế nhạc đa âm), Tbilissi, Georgia

2003

  • International Music Festival of Telemark (Đại hội quốc tế âm nhạc ở Telemark), Bo, Na Uy – Norway
  • Festival de culture vietnamienne (Đại hội văn hóa Việt), Lausanne, Thụy Sĩ – Switzerland
  • International Congress of Psychotherapy (Hội nghị quốc tế tâm lý điều trị học), Hanover, Đức – Germany
  • International Festival “Voice of the World” (Đại hội quốc tế “Giọng thế giới”, Bologna, Ý- Italy

2004:

  • World Conference of the ICTM(Hội nghị thế giới ICTM), Fuzhou, Trung quốc – China
  • International Festival “Making New Waves” (Đại hội quốc tế nhac đương đại), Budapest, Hungari – Hungary
  • International Congress of Musical Acoustics (Hội nghị quốc âm thanh nhạc học), Nara, Nhật Bản – Japan
  • International Congress of Acoustics (Hội nghị quốc tế âm thanh học), Kyoto, Nhật Bản – Japan
  • International Congress of Yoga (Hội nghị quốc tế về Yoga), Vogüe, Pháp – France
  • International Festival of Mediterranean Music (Đại hội quốc tế nhạc Địa Trung Hải), Genova, Ý – Italy
  • 3ème Festival “Le Rêve de l’Aborigène” (Đại hội nhạc đàn môi, didjeridu và hát đồng song thanh lần thứ 3), Poitiers, Pháp – France
  • International Congress of Shamanism (Đại hội quốc tế về đồng bóng), Trường đại học Donau, Krems, Áo quốc – Austria
  • Manifestations scientifiques et musicales dans le cadre “Lille, Ville européenne culturelle *2004 (Sinh hoạt khoa học và âm nhạc trong khung cảnh “Lille, thành phố Âu châu văn hóa 2004), Lille, Pháp – France
  • International Seminar on Voice (Hội nghị quốc về Giọng), Reading, University of Reading,, Anh quốc – England.
  • International Symposium of Sung and Spoken Voice (Hội nghị quốc tế về giọng hát và giọng nói, Stuttgart, Đức – Germany.

2005:

  • International Festival of Avant Garde Music “Making New Waves” (Đại hội quốc tế ậm nhạc đương đại), Budapest, Hungari – Pháp
  • International Festival of Choral Music (Đại hội quốc tế về hát hợp xướng), Erfurt, Đức – Germany.
  • International Festival of Choral Music (Đại hội quốc tế về hát hợp xướng), Arnheim, Hà Lan – the Netherlands
  • International Festival of Mediterranean Music (Nhạc hội quốc tế nhạc Địa Trung Hải), Genova, Ý-Italy
  • Sunplash Festival (Nhạc hội nhạc Reggae), Ý – Italy
  • World Conference of the ICTM (Hội nghị thế giới ICTM), Sheffield, Anh quốc.
  • MELA Festival (Đại nhạc hội MELA về nhạc thế giới), Oslo, Na Uy – Norway.
  • 1st World Festival of Marranzanu (Đại hội thế giới về Đàn môi lần thứ nhất), Cantania, Sicily, Ý – Italy
  • International Symposium of Voice (Hội nghị quốc tế về Giọng), Stuttgart, Đức – Germany
  • “30 ans d’existence de l’Université en Haute Alsace” (Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập trường đại học Haute Alsace), Mulhouse, Pháp – France
  • International Festival of Traditonal Music (Đại hội quốc tế nhạc truyền thống), Limerick, Ái nhĩ lan – Ireland.

2006:

  • Tết in Seattle (Đại hội âm nhạc Tết tại Seattle), Seattle, Mỹ – USA
  • 2ème Rencontre sur la parole chantée (Cuộc gặp gỡ thứ nhì về lời hát), Rio de Janeiro, Braxin- Brazil.
  • Festival “La Semaine du Son” (Đại hội tuần lễ âm thanh), Châlon sur Saône, Pháp – France
  • International Seminar on Ca Trù (hội thảo quốc tế về Ca Trù ), Hà Nội, Việt Nam
  • Festival international des Musiques Sacrées (Đại hội quốc tế nhạc tôn giáo), Fribourg, Thụy Sĩ – Switzerland.
  • 5th International Jew’s Harp Festival (Đại hội quốc tế Đàn môi lần thứ 5), Amsterdam, Hà Lan – the Netherlands
  • MELA Festival (Đại hội quốc tế nhạc thế giới), Oslo, Na Uy – Norway
  • International Meeting of the ICTM (Hội thảo quốc tế ICTM), Ljubliana, Slovenia
  • International Congress of Applied Ethnomusicology (Hội nghị quốc tế về dân tộc nhạc học áp dụng ), Ljubljana, Slovenia.
  • International Symposium of Voice (Hội nghị quốc tế về Giọng), Stuttgart, Đức – Germany
  • International Meeting “Music as Memory” (Hội thảo quốc tế “Nhạc như là Trí Nhớ), Oslo, Na Uy – Norway.
  • The Global Forum on Civilization and Peace (Hội thảo về văn minh và hòa bình), Seoul, Đại Hàn – Republic of Korea.

2007

  • “Bilan du film ethnographique” (Đại hội liên hoan phim nghiên cứu), Paris, France (march)
  • “Voice Festival / 9th session of the ILV/ CETC”, (đại hội liên hoan về giọng) Buenos Aires, Argentina (march)
  • “Symposium on music therapy”, (hội thảo về âm nhạc điều trị học) Sao Paulo, Brazil (april)
  • “Bergen International Music OI OI Festival”, (Đại hội liên hoan quốc tế tại Bergen) Bergen, Norway (may-june)
  • “Homage to Demetrio Stratos” (Lễ hội kỷ niệm ca sĩ Demetrio Stratos), Alberone di Cento, Italy (june)
  • “39th World conference of the ICTM” (hội nghị quốc tế ICTM), Vienna, Austria (july)
  • “PEVOC 7 – International Congress on Voice”, (PEVOC, hội nghị quốc tế về Giọng) Groningen, the Netherlands (august)
  • “International Doromb Jew’s Harp Festival” (đại hội liên hoan quốc tế về đàn môi), Hungary (september)

2008

  • “A Week of Sound Festival, Lyon”, (Đại hội liên hoan một tuần về âm thanh) France (january)
  • “Unesco Congress of World Heritage”(Hội nghị UNESCO về di sản thế giới), Canberra, Australia (February)
  • “Giving Voice” (Đại hội liên hoan về Giọng), Aberystwith, New Wales (march)
  • “Bergen International Music OI OI Festival”( đại hội liên hoan quốc tế về nhạc tại Bergen) Bergen, Norway (may/june)
  • “Homage to Demetrio Stratos” (đại hội nhạc kỷ niệm ca sĩ Demetrio Stratos), Alberone di Cento, Italy (june)
  • “A Voix Haute” Festival, (đại hội liên hoan về giọng hát) Bagnères de Bigorre, France (august)
  • “MELA music festival” (Đại hội liên hoan quốc tế nhạc dân tộc MELA), Oslo, Norway (august)
  • “International Voice Festival” (Đại hội liên hoan giọng hát quốc tế), Dresden, Germany (september)

2009

  • “Voice Festival” (đại hội liên hoan về Giọng), Switzerland (may)
  • “Homage to Demetrio Stratos” (đại hội nhạc kỷ niệm ca sĩ Demetrio Stratos), Alberone di Cento, Italy (june)
  • “40th World conference of the ICTM” (hội nghị quốc tế ICTM), Durban, South Africa (july)
  • “International Congress of Voice Teachers”(hội nghị quốc tế các giáo sư dạy giọng), Paris, France (july)
  • “MELA Music Festival” (đại hội liên hoan nhạc dân tộc quốc tế MELA), Oslo, Norway (august)

2010

  • “Homage to Demetrio Stratos” (đại hội liên hoan nhạc kỷ niệm ca sĩ Demetrio Stratos), Alberone di Cento, Italy (june)
  • “International of Sound” (đại hội liên hoan âm thanh quốc tế), Saint John’s, Canada (july)
  • “ICTM 2 study groups meeting”j hội thảo ICTM về nhạc sắc tộc và dân tộc nhạc học ứng dụng), Hanoi, Vietnam (july)
  • “Vietnamese Guiness Record Ceremony” (Lễ trao giải kỷ lục Việt Nam), Ho Chi Minh city, Vietnam, (december)

2011

  • “International Symposium on Don Ca tai tu Nam bo”(hội thảo quốc tế về đờn ca tài tử nam bộ), Ho Chi Minh city (January)
  • “International colloquial about 400 years of the birth of Phu Yen city” (hội thảo quốc tế về 400 năm thành phố Phú Yên được sinh ra ), Phu Yên, Vietnam (april)
  • “Le Vietnam à Lorient”, (Việt Nam tại tỉnh Lorient, Pháp) Lorient, France (may)
  • “World Jew’s Harp Festival” (Đại hội liên hoan đàn môi thế giới )in Yakutsk, Yakutia (june)
  • “Homage to Demetrio Stratos”( đại hội liên hoan nhạc kỷ niệm ca sĩ Demetrio Stratos), Alberone di Cento, Italy (june)
  • “International Festival of Mediterranean Music” (đại hội liên hoan quốc tế nhạc địa trung hải), Genova, Italy (july)
  • “41stWorld Conference ICTM” (hội nghị quốc tế ICTM) in Saint John’s, Canada (july)
  • “World Symposium of Choral Music” (hội thảo thế giới nhạc hợp xướng), Puerto Madryn, Argentina (august)
  • “Spring Festival of South African Music” (đại hội liên hoan mùa xuân nhạc Nam Phi), Fort Hare, South Africa (september)
  • “International Festival of Humour and Music” (đại hội liên hoan hài hước và nhạc), Stavanger, Norway (september)
  • “Peace Festival” (đại hội liên hoan về hòa bình), Wroclaw, Poland (october)
  • “30th International Ethnographical Film Festival” (đại hội liên hoan phim ảnh nghiên cứu quốc tế), Paris, (november)
  • “International Conference of Arirang” (hội nghị quốc tế về bản nhạc dân ca Arirang), Seoul, Korea (december)

2012:

  • Festival d’Auch (đại hội liên hoan về giọng tại tỉnh Auch), Auch, France (april)
  • Festival Music Night (đại hội liên hoan nhạc ban đêm), Munich, Germany (april)

2013:

  • Festival de la Voix (đại hội liên hoan về giọng) Colombes, France (may)
  • 42nd ICTM WORLD CONFERENCE (hội nghị quốc tế ICTM), Shang Hai, China (july)
  • Festival Les Nuits du Monde “Vietnam Style” (đại hội liên hoan Đêm thế giới), Geneva, Switzerland (November)
  • Exhibition VOICE – “Voices of the World” (triển lãm GIỌNG – Giọng của thế giới), City of Sciences, Paris, France (december 2013 – september 2014)
  • Congress “Biomedical Signal Processing & Control (Elsevier) devoted to the workshop MAVEBA (hội y khoa về Giọng), Florence, Italy (december)
  • World Marranzano Festival (đại hội liên hoan thế giới đàn môi), Catania, Sicily, Italy (december)

2014:

  • Festival “Pauses Musicales” (đại hội liên hoan giải lao âm nhạc), Toulouse, France (February)
  • “Promenade Vietnam” (Đi dạo Việt Nam), City of Music, Paris, France (march)
  • International Conference “Safeguarding & Promotion of Folk Songs in the Contemporary Society” (hội nghị quốc tế về bảo vệ và quảng bá dân ca trong xã hội đương đại), Vinh city, province of Nghệ An, Vietnam (may)
  • Ancient Trance Festival – Jew’s harp world festival, (đaị hội liên đàn môi thế giới) Taucha, Germany (august)
  • 10 Internationale Stuttgarter Stimmtage, (hội thảo quốc tề về goịng) Stuttgart, Germany (october)
  • Opening ceremony of the World Vocal Clinic / Deutsche Stimmklinik (lễ khai mạc về giọng khía cạnh y khoa), Hamburg, Germany (october)
  • Festival “Il teatro vivo”, (đại hội liên hoan nhà hát linh động) Bergamo, Italy (november)

2015:

  • Omaggio a Demetrio Stratos (đại hội liên hoan nhạc kỷ niệm ca sĩ Demetrio Stratos), Alberone, Italy (june)
  • 43rdICTM World Conference (hội nghị quốc tế ICTM), Astana, Kazakhstan (july)
  • Festival of Hát Then Nùng Thái (đại hội liên hoan hát then nùng thái), Việt Bắc, Vietnam (september)
  • Convegne, Concerti e master class dedicati al “canto sardo e canto armonico nel mondo” (hội thảo, khóa dạy hát đồng song thanh”, Sorso, Sardinia, Italy (october)

2016:

  • Festival of Chầu Văn (Vietnamese music of possession ) (đại hội liên hoan chầu văn), Nam Định, Vietnam (january)
  • Voice Encounters: Voice Pedagogy, (Cuộc gặp gỡ về giọng – sư phạm giọng) Wroclaw, Poland (april)
  • International Meeting A GRAN VOCE (gặp gỡ quốc tế về giọng), Vicenza, Italy (may)
  • Omaggio a Demetrio Stratos 2016 (đại hội liên hoan nhạc kỷ niệm ca sĩ Demetrio Stratos), Alberone, Italy (june)
  • Ancient Trance Festival, (đại hội liên hoan nhạc dân tộc)Taucha, Germany (August)
  • 12th international Voice Symposium “BRAIN & VOICE” (hội thảo quốc tế về gịong ), Salzburg, Austria (august)

2017:

  • 44th ICTM World Conference (hội nghị quốc tế ICTM), Limerick, Ireland (july)
  • Congress “Voci e Soni “Di Dentro e Di Fuori” (hội nghị về Giọng và Âm thanh), Padova, Italy (october)
  • Congress La Voce Artistica (hội nghị về Giọng nghệ thuật) 2017 XI edìtion, Ravenna, Italy (october)

Tôi đã sáng tạo một số kỹ thuật mới cho muỗng được thấy ở Việt Nam vào cuối thập niên 40 (gần 70 năm).Ngoài ra tôi khám phá kỹ thuật hát đồng song thanh từ năm 1969 và hiện nay được xem như chuyên gia có được nhiều giới nghiên cứu về dân tộc nhạc học, âm thanh học, nhạc đương đại, y học biết tới khắp nơi trên thế giới.

Tôi đã thể nghiệm nhiều loại nhạc với tư cách nhạc sĩ. Tôi đã từng chơi nhạc Free Jazz với nhóm Alain Brunet Quartet), nhạc pop, nhạc điện thanh (electro- acoustical music) qua bài Về Nguồn (soạn chung với Nguyễn Văn Tường được trình bày lần đầu tiên năm 1975 tai Champigny sur Marne, Pháp), nhạc tùy hứng (hợp tác với Arlette Bon vũ sư đương đại năm 1972, với Muriel Jaer, vũ sư đương đại nhiều năm từ 1973 tới 1980, qua bài Shaman với Misha Lobko vào năm 1982, Paris).

Tôi đã cộng tác trình diễn trong các dĩa CD như với Philip Peris (tôi chơi đàn môi và hát đồng song thanh hòa với kèn thổ dân Úc didjeridu năm 1997), với các nhạc sĩ đàn môi qua hai CD về đàn môi năm 1999 và một CD đàn môi với John Wright, Leo Tadagawa và Svein Westad năm 2000. Dĩa VIETNAM / TRAN QUANG HAI & BACH YEN do hãng SM Studio sản xuất tại Paris năm 1983 đã đưọc giải thưỏng của Hàn Lâm Viện Charles Cros, Pháp vào năm 1983, và dĩa LES VOIX DU MONDE do hãng Le Chant Du Monde sản xuất năm 1996 tại Paris cũng được giải thưởng của Hàn Lâm Viện Charles Cros, Pháp vào năm 1996.

Hội Viên các hội nghiên cứu

  • Society for Ethnomusicology (Hội Dân tộc nhạc học), Hoa Kỳ, từ 1969
  • Asian Music Society (Hội Nhạc Á châu), Hoa Kỳ, từ 1978
  • ICTM (Hội đồng quốc tế nhạc truyền thống), Hoa Kỳ, từ 1976 (đưọc bầu làm thành viên của ủy ban chấp hành – member of the Executive Board từ 2005)
  • Société Internationale de Musicologie (Hôi quốc tế nhạc học), Thụy Sĩ, từ 1977
  • International Association of Sound Archives (IASA) (Hội quốc tế âm thang viện), Úc châu từ 1978
  • Association of the Foundation of Voice (Hội về Giọng), Hoa Kỳ từ 1997
  • Société de Musicologie (Hội nhạc học), Pháp, từ 1980
  • Société Francaise d’Ethnomusicologie (Hội Dân tộc nhạc học Pháp) từ 1985 (sáng lập viên)
  • CIMCIM (Unesco) từ 1983
  • Séminaire Européen d’Ethnomusicologie (Hội Dân tộc nhạc học Âu châu), Thụy Sĩ, từ 1983.
  • Association Francaise d’Archives sonores (Hội âm thanh viện Pháp) từ 1979
  • Centre d’Etudes de Musique Orientale (Trung tâm nghiên cứu nhạc Đông phương), Paris, từ 1962 (giáo sư của trung tâm từ 1970 tới 1975)
  • Centre d’Etudes Vietnamiennes (Trung tâm nghiên cứu Việt học), Pháp,từ 1987
  • Association Francaise de Recherche sur l’Asie du Sud-Est (Hội nghiên cứu Đông Nam Á Pháp), Pháp từ 1986.
  • Société des Auteurs, Compositeurs et Editeurs de la Musique (SACEM), Pháp, từ 1980
  • International Center of Khoomei (Trung tâm quốc tế Hát đồng song thanh), Kyzyl, Tuva, Nga từ 1995.
  • International Jew’s Harp Society (Hội quốc tế Đàn Môi), Áo quốc, từ 1998 (sáng lập viên)
  • Scientific Association of Vietnamese Professionals (Hội khoa học chuyên gia Việt Nam) (hội viên danh dự), Canada từ 1992.
  • Vietnamese Institute for Musicology (Viện Âm nhạc Hà nội), Việt Nam từ 2004, (hội viên danh dự)
  • American Biographical Institute and Research Association (ABIRA), Hoa kỳ, từ 1979 (hội viên vĩnh cữu, cố vấn quốc tế)
  • International Biographical Association (IBA), Anh quốc, từ 1979 (hội viên vĩnh cữu, cố vấn quốc tế)
  • Encyclopaedia Universalis Tự điển, Pháp, từ 1985 (cố vấn cho giải thưởng Diderot)
  • American Order of Excellency, Hoa Kỳ, từ năm 1998 (sáng lập viên)
  • World Wide Library, Hoa Kỳ (thành viên).
  • Vietnamese Public Library of Knowledge (ViPLOK) (founding member of the editorial board), Hoa Kỳ từ 2006.

NHỮNG QUYỂN SÁCH CÓ TIỂU SỬ TRẦN QUANG HẢI

Sau đây là những quyển tiểu sử Who’s Who và các quyển sách khác có đăng tiểu sử của tôi:

  • Dictionary of International Biography, ấn bản thứ 15, Anh quốc
  • Men of Achievement, ấn bản thứ 5, 6, và 7, Anh quốc
  • International Who’s Who in Music, từ ấn bản thứ 8 cho tới hiện nay (2017), Anh quốc
  • Who’s Who in Europe, ấn bản thứ 2 và 3, Anh quốc
  • Men and Women in Distinction, ấn bản thứ 1 và 2, Anh quốc
  • International Register of Profiles, ấn bản thứ 4 và 5, Anh quốc.
  • International Who’s Who of Intellectuals, ấn bản thứ 2 và 3, Anh quốc
  • The First Five Hundred, ấn bản thứ nhất, Anh quốc
  • Who’s Who in the World, từ ấn bản thứ 5 tới nay (2017), Hoa Kỳ
  • 5,000 Personalities in the World, ấn bản thứ nhất, Hoa kỳ
  • International Directory of Distinguished Leadership, ấn bản thứ nhất, Hoa Kỳ
  • International Book of Honor, ấn bản thứ nhất, Hoa Kỳ
  • Who’s Who in Entertainment, ấn bản thứ 3, Anh quốc
  • Who’s who in France, từ ấn bản thứ 29 tới nay (2017), Pháp
  • Nouvelle Dictionnaire Européen, từ ấn bản thứ 5 tới ấn bản thứ 9, Bỉ
  • Who’s Who in International Art, ấn bản thứ nhất, Thụy Sĩ
  • Vẻ Vang Dân Việt – The Pride of the Vietnamese, quyển 1, ấn bản thứ 1 và 2, Hoa Kỳ
  • Fils et Filles du Viet Nam, ấn bản thứ nhất, Hoa Kỳ
  • Tuyển tập nghệ sĩ (Selection of Artists), quyển 1, Canada
  • Guide du Show Business, từ 1986 tới nay (2017), Pháp
  • The Europe 500 Leaders for the New Century, Barons Who’s Who, Hoa Kỳ
  • QUID, từ 2000 tới nay (2017), Pháp
  • 500 Great Minds of the Early 21st Century, Bibliotheque World Wide, Hoa Kỳ
  • Officiel Planète,từ năm 2000 tới nay (2017), nhà xuất bản IRMA, Pháp

NHỮNG GIẢI THƯỞNG

  • 1983: Grand Prix du Disque de l’Académie Charles Cros (Giải thưởng tối cao của Hàn Lâm viện dĩa hát Charles Cros) cho dĩa hát “Viet Nam / Tran Quang Hai & Bach Yen” do hãng SM Studio sản xuất tại Paris, Pháp.
  • 1986: Médaille d’Or (Huy chương vàng) của Hàn lâm viện văn hóa Á châu, Paris, Pháp.
  • 1987: D.MUS (Hon) (tiến sĩ danh dự) của International University Foundation, Hoa Kỳ.
  • 1988: International Order of Merit của International Biographical Centre, Cambridge, Anh quốc.
  • 1989: Ph.D.(HON) (Tiến sĩ danh dự) của Albert Einstein International Academy Foundation, Hoa Kỳ.
  • 1990: Grand Prix du Festival International du Film Anthropologique et Visuel (Giải thưởng tối cao của đại hội quốc tế phim nhân chủng và hình ảnh) cho phim “Le Chant des Harmoniques” (Tiếng hát bồi âm) do tôi là tác giả, diễn viên chánh và viết nhạc cho phim, Parnü, Estonia.
  • 1990: Prix du Meilleur Film Ethnomusicologique (Giải thưỏng phim hay nhất về dân tộc nhạc học) cho phim “Le Chant des Harmoniques” (Tiếng hát bồi âm) do Hàn lâm viện khoa học cấp, Parnü, Estonia
  • 1990: Prix Spécial de la Recherche (Giải thuởng đặc biệt về nghiên cứu) của Đại hội quốc tế điện ảnh khoa học dành cho phim “Le chant des harmoniques” (Tiếng hát bồi âm), Palaiseau, Pháp.
  • 1991: Grand Prix Northern Telecom (Giải thưởng tối cao Northern Telecom) của Đại hội quốc tế Phim khoa học lần thứ nhì của Québec dành cho phim “Le chant des harmoniques” (Tiếng hát bồi âm), Montréal, Canada.
  • 1991: Prix Van Laurens (Giải thưởng Van Laurens) của British Association of the Voice và Ferens Institute của London tặng cho bài tham luận của tôi mang tên là “Discovery of overtone singing” (Khám phá hát đồng song thanh), London, Anh quốc.
  • 1991: Alfred Nobel Medal (Huy chương Alfred Nobel)của Albert Einstein Academy Foundation, Hoa Kỳ
  • 1991: Grand Ambassador (Huy chương Đại sứ lớn) của American Biographical Institute, Hoa kỳ
  • 1991: Men of the Year (Người của Năm 1991) do American Biographical Institute tặng, Hoa kỳ
  • 1991: Men of the Year (Người của Năm 1991) do International Biographical Centre tặng, Cambridge, Anh quốc.
  • 1994: Men of the Year (Người của Năm 1994) do American Biographical Institute tặng, Hoa kỳ
  • 1994: Gold Record of Achievement (Kỷ lục vàng về thành đạt) do American Biographical Institute tặng, Hoa Kỳ
  • 1995: Giải thưởng đặc biệt về hát đồng song thanh tại Đại hội liên hoan hát đồng song thanh, Kyzyl, Tuva, Nga
  • 1996: Médaille de Cristal (Huy chương thủy tinh) do Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học tặng cho 25 năm nghiên cứu hát đồng song thanh, Pháp
  • 1997: Grand Prix du disque de l’Académie Charles Cros (Giải thưởng tối cao của Hàn lâm viện Charles Cros) cho dĩa hát “Voix du Monde” (Giọng Thế giới), Pháp.
  • 1997: Diapason d’Or de l’Année 1997 (Dĩa vàng năm 1997) cho dĩa hát “Voix du Monde”, Pháp
  • 1997: CHOC de l’année 1997 (Ấn tượng mạnh nhất trong năm 1997) cho dĩa hát “Voix du Monde”, Pháp
  • 1998: Médaille d’Honneur (Huy chương danh dự dành cho công dân danh dự) của thành phố Limeil Brévannes (nơi tôi cư ngụ), Pháp.
  • 1998: Giải thưởng đặc biệt của Đại hội thế giới về Đàn Môi, Molln, Áo quốc
  • 2002: Chevalier de la Légion d’Honneur (Hiệp sĩ Bắc đẩu bội tinh), huy chương tối cao của Pháp, Pháp.
  • 2009: Huy chương lao động hạng đại kim (Médaille du Travail, catégorie Grand Or), bộ lao động Pháp.
  • 2015: Bằng cấp danh dự của Viện Bảo tàng đàn môi, Yakutsk, xứ Yakutia.
  • 2017: Huy chương sáng lập viên hội dân tộc nhạc học Pháp, Paris, Pháp.

SÁCH DO TRẦN QUANG HẢI VIẾT

  • Biên Khảo Nhạc Việt Nam, nhà xuất bản Bắc Đẩu, 362 trang, 1989, Paris, Pháp.
  • Musiques du Monde (Nhạc thế giới): với sự hợp tác của Michel Asselineau và Eugène Bérel, nhà xuất bản J-M Fuzeau, 360 trang, 3 CD, 1993, Courlay, Pháp.
  • Musics of the World (Nhạc thế giới): nhà xuất bản J-M Fuzeau, 360 trang, 3 CD, 1994, Courlay, Pháp. Bản dịch tiếng Đức được xuất bản năm 1996, bản dịch tiếng Tây Ban Nha xuất bản năm 1998.
  • Musiques et Danses Traditionnelles d’Europe (Nhạc và vũ truyền thống Âu châu): với sự hợp tác của Michel Asselineau, Eugène Bérel và FAMDT, nhà xuất bản J-M Fuzeau, 380 trang, 2 CD, 1996, Courlay, Pháp.

DVD do TRẦN QUANG HẢI biên soạn

  • Le Chant Diphonique, (Hát đồng song thanh) 27 phút, với 2 bản (tiếng Pháp và tiếng Anh), nhà xuất bản CRDP của đảo Réunion, 2004. Đồng tác giả: Trần Quang Hải và Luc Souvet
  • Le Chant des Harmoniques (Bài hát bồi âm), 38 phút, bản tiếng Pháp, nhà xuất bản CNRS Audiovisuel, 2005, Meudon, Pháp. Đồng tác giả: Trần Quang Hải và Hugo Zemp
  • The Song of Harmonics, (Bài hát bồi âm) 38 phút, bản tiếng Anh, nhà xuất bản CNRS Audiovisuel, 2006, Meudon, Pháp. Đồng tác giả: Trần quang Hải và Hugo Zemp
  • Thèm’Axe 2 LA VOIX (Giọng), 110 phút, bản tiếng Pháp, nhà xuất bản Lugdivine, Lyon, 2006. Tác giả: Patrick Kersalé với sự hợp tác của Trần Quang Hải.

NHỮNG BIẾN CỐ QUAN TRỌNG TRÊN THẾ GIỚI

Tôi là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên tham gia trình diễn tại những biến cố lịch sử quan trọng trên thế giới

  • 1988: 200 năm thành lập xứ Úc
  • 1989: 200 năm Cách mạng Pháp
  • 1991: 700 năm thành lập xứ Thụy Sĩ
  • 1992: 350 năm thành lập thành phố Montréal, Canada
  • 1992: 500 năm khám phá Mỹ châu của Chritophe Colombus
  • 1994: 600 năm thành lập thủ đô Seoul, Đại Hàn
  • 1996: 50 năm vua Thái Lan trị vì
  • 2000: 100 năm thành lập âm thanh viện Berlin, Đức
  • 2004: Genova, thành phố văn hóa Âu châu, Ý
  • 2004: Lille, thành phố văn hóa Âu châu, Pháp
  • 2005: 100 năm xứ Na Uy được độc lập.

Tôi là nhạc sĩ Việt Nam tham gia nhiều nhất Ngày Lễ Âm nhạc do Pháp đề xướng từ lúc đầu tiên vào năm 1982, rồi năm 1984, 1985, 1987, 1989 tại Paris, rồi năm 1991 tại đảo La Réunion, rồi năm 2000, 2001 tại Paris, năm 2002 tại Beirut (Lebanon)

Tôi là nhạc sĩ Việt Nam duy nhất đàn nhạc phim của các nhà viết nhạc phim của Pháp như Vladimir Cosma, Philippe Sarde, Maurice Jarre, Gabriel Yared, Jean Claude Petit, và trình diễn những nhạc phẩm đương đại của các nhà soạn nhạc như Nguyễn Văn Tường, Bernard Parmegiani, Nicolas Frize, Yves Herwan Chotard.

Tôi là nhạc sĩ Việt Nam duy nhất đã trình diễn trên 3.500 buổi giới thiệu nhạc Việt tại 70 quốc gia từ năm 1966, 1.500 buổi cho học sinh các trường học ở Âu Châu, giảng dạy tại hơn 100 trường đại học trên thế giới, tham dự trên 130 đại hội liên hoan âm nhạc quốc tế và có trên 8.000 người theo học hát đồng song thanh.

Liên lạc: TRẦN QUANG HẢI

điện thoại di động: 06 50 25 73 67

email: tranquanghai@gmail.com

trang nhà: https://tranquanghai.com

https://tranquanghai1944.com

https://tranvankhe-tranquanghai.com

Địa chỉ: 12 Rue Gutenberg
94450 LIMEIL BREVANNES
FRANCE