Ký ức về ông Bách Khoa Lê Ngộ Châu

Vào năm 17 tuổi, tôi nhậnđược một lá thư quan trọng, ấntượng nhất trong cuộc đời đeođuổi “giấc mộng văn chương”. Lá thưấy có nội dung như sau : “Kính gởi ông …/ Chúng tôiđã nhận được hai truyện ngắn củaông gởi đến. Trong số này, chúng tôi sẽ intruyện ngắn : 'Con nai nhỏ trên đoạnđường gian nan'. Riêng truyện ngắn 'Conthằn lằn' không in được, vì bị BộHốt cắt đục(1) cho là có sai phạm/ Chânthành cảm ơn sự cộng tác của ông. Kính chúc ôngsức khoẻ và tiếp tục có nhiều sáng tác mới/Ký tên : LÊ NGỘ CHÂU, Chủ nhiệm Tạp chí Bách Khoa”.

Thật khó tưởng tượngnổi cảm giác một cậu bé học trò mớitập tành viết lách khi nhận được nhữnglời lẽ trân trọng bằng chính nét bút củaChủ nhiệm một tạp chí nghiên cứu - lý luận- sáng tác uy tín bậc nhất miền Nam. Đó là truyệnngắn đầu tay tôi được in với bút danhTần Hoa và cũng là sáng tác duy nhất tôi đượcnhận nhuận bút ( với số tiền gần bằngmột tháng lương công chức thời kỳtrước 1975).

Hơn 30 năm qua, dù cuộc sốngvới biết bao xáo trộn thăng trầm, đã không ítlần tôi phải gác bút để lo bươn chảichuyện áo cơm, thế nhưng cứ mỗi lúc tìnhcờ tìm gặp và đọc lại lá thư của ôngChủ nhiệm Bách Khoa trong những ngăn kéo cũ,tự nhiên một khát vọng nào đó của tuổitrẻ còn lẩn khuất ở trái tim bỗng cháy bùng lêndữ dội.

Dĩ nhiên lá thư nói trên, không thểlàm cho tôi lập tức trở thành nhà văn. Nó cũngkhông làm cho tuổi trẻ tôi xấu hoặc tốt hơnngười khác. Nhưng chắc chắn ký ức củatôi sẽ nghèo đi rất nhiều nếu thiếumất một kỷ niệm tuyệt vời nhưvậy. Điều rất lạ, cho đến mãi vềsau, dù đã in được nhiều đầu sách vàthường xuyên cộng tác trên nhiều mặt báo cảnước, tôi vẫn chưa từng nhậnđược một lá thư hoặc một lời nóiđộng viên nào từ các nhà xuất bản hoặc cácông chủ bút trân trọng như vậy.

Ông Lê Ngộ Châu sinh ngày 30-12-1922tại làng Phú Tài, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.Trước khi sáng lập và làm chủ nhiệm kiêm chủbút tạp chí Bách Khoa, ông từng làm hiệu trưởngmột trường trung học ở Hà Nội (1951).Trước 1975, toà soạn Bách Khoa đặt tại nhàriêng của bà Châu ( Nghiêm Ngọc Huân), số 160 Phan ĐìnhPhùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu quận 3 TP HCM)- làmột địa chỉ rất quen thuộc củavăn đàn thường được các nhà nghiêncứu, học giả, nhà văn, nhà biên dịch tên tuổilui tới cộng tác như : Á Nam Trần Tuấn Khải(1895-1983), Bình Nguyên Lộc (1914-1988), Bùi Giáng (1926-1998),Đông Hồ (1906-1969), Giản Chi (1904...), Hoàng Xuân Hãn(1908-1996), hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí (1908-1993), NguyễnVăn Xuân (1921...), Phạm Ngọc Thảo (1922-1965), QuáchTấn (1910-1992), Trần Văn Khê (1920...), Võ Hồng(1921-... ), Vương Hồng Sển (1902-1996),v.v...

Học giả Nguyễn Hiến Lê(1912-1984) đánh giá: "Trong lịch sử báo chí củanước nhà, tờ Bách Khoa có một vị tríđặc biệt. Không nhận trợ cấp của chínhquyền, không ủng hộ chính quyền mà sốngđược 18 năm từ 1957 đến năm 1975bằng tờ Nam Phong, có uy tín tập hợpđược nhiều cây bút giá trị như tờ NamPhong, trước sau các cộng tác viên đượckhoảng 100 người". (Hồi ký, tr. 145)

Nhà văn Vũ Hạnh (lúc này còn có bútdanh Cô Phương Thảo) trong lúc làm cán bộ khángchiền hoạt động nội thành đã "chọntạp chí Bách Khoa làm mảnh đất chính cho việccầm bút". Nhà văn Nguyễn văn Xuân đánh giá ôngLê Ngộ Châu là người làm báo đứng đắnnhất của làng báo miền Nam.

Qua 426 kỳ báo của Bách Khoa, mỗikỳ chỉ in một truyện ngắn (hoặctruyện dài nhiều kỳ), nhưng hầu nhưnhiều cây bút thành danh sau này tại miền Nam đềuxuất hiện sáng tác đầu tay nơi đây. Trongđó, có thể kể những nhà văn tên tuổi đãxuất thân từ “lò” Bách Khoa như : Nguyễn thịHoàng, Y Uyên, Hoàng Ngọc Tuấn...

Vào cuối tháng 9 hồi năm ngoái(2006), nhà báo Lê Ngộ Châu đã vĩnh viễn ra đi.Thời điểm đó, do tình hình thiên tai gây thiệthại nặng nề trên nhiều tỉnh miền Trung, nêntang lễ của ông ít người chú ý. Tuy nhiên, vớinhững gì ông đã làm được với tạp chíBách Khoa, chắc chắn sẽ còn được nhớmãi, bởi điều đó đã để lại sựđóng góp to lớn cho một giai đoạn phát triểncủa sự nghiệp văn nghệ và báo chí nướcnhà.


Ghi chú:

(1) BộHốt cắt đục: lúc này báo chí thường dùngtừ này để ám chỉ Bộ kiểm duyệt

15.05.2007