Giáo dục tư nhân trước 1975 qua bản quy chế tư thục

Trong nền giáodục miền Nam trước đây, tư thục(trường tư), ở cả 3 cấp Tiểu, Trung vàĐại học, chiếm một vị thế hết sứcquan trọng. Thậm chí riêng ở bậc Trung họcphổ thông, dựa theo số liệu thống kê năm1968 của Bộ Giáo dục, số học sinh tưthục chiếm đến 65,43% tổng số học sinhTrung học trên cả nước, lấn át cả khuvực công lập. Điều này thể hiện sựtự do lựa chọn trường học cho con em màHiến pháp Đệ nhất Cộng hòa đã khẳngđịnh: “Quốc gia thừa nhận phụ huynh cóquyền chọn trường cho con em, các đoàn thể vàtư nhân có quyền mở trường theo điềukiện luật định. Quốc gia có thể côngnhận các trường tư thục đại học vàcao đẳng chuyên nghiệp hội đủ điềukiện luật định. Văn bằng do nhữngtrường ấy cấp phát có thể đượcQuốc gia thừa nhận” (Điều 26 Hiến pháp 1956).

  Một quy chế tư thụcđã sớm được ban hành do Dụ số 57/4 ngày23 tháng 10 năm 1956 (chỉ sau khi ban hành Hiến pháp có 3ngày), cho phép các loại trường tư đượcmở trong khuôn khổ luật pháp và dưới sự giámsát/ kiểm soát của chính quyền địaphương và của Bộ Quốc gia Giáo dục. Nhờvậy ngành Tư thục miền Nam có điều kiệnpháp lý để trăm hoa đua nở, huy động đượcmột cách hiệu quả và trên cơ sở tự giác tiềmlực của toàn xã hội cho công cuộc giáo dục con emtrong nước.

Về quanđiểm chính thống nhà nước đối vớiTư thục, năm 1968, ông nguyên Tổng trưởng Giáodục Nguyễn Văn Thơ đã từng phát biểutại trường tư (Công giáo) Lê Bảo Tịnh Sài Gònđầu hè 1968: “Bộ Giáo dục không chủtrương giữ độc quyền việc dạydỗ con em. Các phụ huynh có toàn quyền chọntrường, chọn theo phương pháp giáo dục nàothích hợp nhất cho con em họ…. Theo đườnglối đó, các cơ sở giáo dục tưđược tự do phát triển để các sángkiến tự có cơ hội để áp dụng. Vớiđà phát triển tự do ấy, các tư thục tựnhiên phải cạnh tranh để nâng cao uy tín. Tuy nhiênchỉ nên có sự đua tranh chánh đáng trong lãnh vựcgiáo dục thuần túy, tìm tòi những phương thứchữu hiệu nhất để giáo hóa con em; đểnâng trình độ giảng dạy. Tư thục khôngphải và không có quyền là một cơ sở kinh doanhthương mãi, một thị trường buôn bán chữnghĩa” (“Công ích của giới tư thục”, Giáo Dục Nguyệt San,số 25, tháng 12.1968, tr. 36).    

     Tuy nhiên, trên thựctế, Tư thục vẫn chưa được đốixử bình đẳng mọi mặt với trườngcông lập về một số phương diện, vàđiều này đã gây thành một làn sóng phản đốiliên tục mạnh mẽ của giáo chức tư thụcđòi bình đẳng và yêu cầu giới hữu trách phảisửa đổi quy chế tư thục. Họ đòi hỏiChính phủ phải điều chỉnh quy chế theohướng mở rộng quyền tự trị, có chínhsách trợ cấp trường tư, giúp đỡ hoạtđộng trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụcũng như đời sống của giáo chức đểTư thục có thể đóng góp xứng đáng vào sựnghiệp giáo dục chung của cả nước.

     Ở một mặtkhác, chỉ vài năm sau khi Quy chế Tư thục ra đời,trong cơ chế tự do cạnh tranh, nhiều trườngtư thục được mở ra đã bắt đầucó những hiện tượng lệch lạc thiếulành mạnh: sĩ số quá đông cho mỗi lớp học,nhiều giáo sư (hồi đó giáo viên dạy Trung họcquen được gọi “giáo sư”) không đủ tiêuchuẩn trình độ chuyên môn, lương tâm không ít nhàgiáo bị sút giảm vì phải chạy theo cuộc sống,học sinh thiếu kỷ luật và biếng học, mộtsố chủ trường hoặc hiệu trưởng cókhuynh hướng tập trung cho việc thu vén lợi tứchơn là cải tiến chất lượng giáo dục. Mộtsố trường đã bắt đầu áp dụng nhữngbiện pháp cạnh tranh thiếu lành mạnh để câunhử “khách hàng”. Đến khoảng cuối nhữngnăm 60 của thế kỷ trước, một phầndo chiến tranh ngày càng ác liệt và những bất ổngia tăng về chính trị-kinh tế-xã hội, tình hìnhtrường tư nói chung ngày càng tồi tệ hơn, mộtbộ phận không nhỏ càng thêm biến dạng lệchlạc gây tiếng xấu rất lớn trong dư luận,có trường tư chỉ biết nhắm mắt chạytheo số lượng và thu nhập kiểu kinh doanh chữnghĩa.

     Trong khi đó, Bộgiáo dục qua các thời kỳ bộ trưởng đềucó công văn nhắc nhở những biểu hiện tiêu cựccủa Tư thục nhưng những lời nhắcđó giống như gió thoảng ngoài tai, mọi việclúc này đều chỉ trông cậy chủ yếu vàolương tâm cá nhân của giáo chức hoặc vào ban lãnhđạo của từng nhà trường. Quy chếTư thục tuy đã có rồi nhưng việc thực hiệnquy chế qua sự thanh tra/ kiểm soát của chính quyềnvà Bộ Giáo dục vì nhiều lý do khác nhau, chính đáng lẫnkhông chính đáng, gần như bị buông lỏng, chỉđược thi hành một cách tượng trưng lấylệ, nên kết quả thu được rất khôngđáng kể.

     Ông Vũ VănMão trong cuộc Hội thảo Tư thục Toàn quốc1969 đã nêu ra một nhận định  khái quát hóa một cách khá chính xác thựctrạng tư thục ở giai đoạn này: “Hiệnnay [1969] hễ nghĩ đến trường tư làngười ta nghĩ ngay đến những danh từkhông mấy tốt đẹp: Bê bối, Gian thươngvăn hóa, Chứng chỉ giả mạo, Giáo chức thiếukhả năng, Học sinh vô kỷ luật, vân vân và vân vân…Người ta chỉ biếtđến những cái gọi là bê bối của tư thụcnhưng không một ai biết đến những cái khó,cái nhọc của giới tư thục [tác giả nhấnmạnh]” (“Chỉnh đốn hàng ngũ giáo chức tưthục”, Giáo Dục NguyệtSan, số 35-36, tháng 1-2.1970, tr. 47).

     Do thực trạngbiến tướng bộ phận không mấy gì tốtđẹp kể trên nên giáo giới tư thục cólương tâm tự họ cũng đã ý thức trướctrách nhiệm của mình một cách sâu sắc. Ngay từnăm 1964, trong bài diễn văn đọc trướcĐại hội Giáo dục Toàn quốc, ngườiđại diện Tiểu ban Tư thục đãđưa ra những nhận định toàn diện vềtình trạng giáo dục tư thục, những khuyếtđiểm của nó cùng giải pháp đề nghị khắcphục, với Quyết nghị cho rằng: “Hiện nay cómột số tư thục thiếu tinh thần trách nhiệm…Vì thế mà tư thục mất dần tín nhiệm đốivới chính quyền, đối với phụ huynh họcsinh và đối với dư luận… Nhiệm vụ củaTư thục cũng là nhiệm vụ của nền giáo dụcquốc gia đào tạo con người toàn diện theođịnh hướng dân tộc, nhân bản và khai phóngđể mỗi người có đầy đủ khảnăng góp sức vào sự phát triển cộng đồngvà phát huy văn hóa dân tộc. Để thi hành trọn vẹnnhiệm vụ của mình, Tư thục phải tự kiệntoàn về tổ chức để làm thỏa mãn nhu cầuhọc hỏi của thanh thiếu niên, để gây tín nhiệmvới mọi giới, để nâng cao giá trị củamình” (Văn Hóa Nguyệt San,tập XIV, quyển 3&4, Số đặc biệt Đạihội Giáo dục Toàn quốc 1964, tháng 3&4. 1965, tr.526-527).

     Năm nămsau, 162 hiệu trưởng tư thục toàn quốc tham dựĐại hội Hiệu trưởng Tư  thục Việt Nam nhóm họptrong 3 ngày 20, 21 và 22.11.1969 đã đồng thanh quyết nghị:“Nhân danh các giá trị tối cao của con người…, sựtự do lựa chọn trường học cho con em mà Hiếnpháp Việt Nam Cộng Hòa đã quy định, sự công bằngtrong quyền lợi và nhiệm vụ của cá nhân cũngnhư xã hội.

     “Đại hộiTư thục Việt Nam đề nghị xóa bỏ mọibất công do chế độ phân chia trường công vớitrường tư và trọng công khinh tư trong nềngiáo dục quốc gia, để cho mọi người dânđồng đều có đủ điều kiện giáodục con em nước nhà một cách xứng đáng và hữuhiệu” (Giáo Dục NguyệtSan, số 35-36, tlđd., tr 46).

     Đồng thời,Đại hội còn đưa ra 3 điểm “đồngbiểu quyết” khác: (a) Giới tư thục Việt Namcương quyết cải tổ toàn diện ngõ hầu phụngsự nền học vấn của con em nước nhà mộtcách hữu hiệu hơn; (b) Chánh quyền cần quan tâmgiúp đỡ ngành Tư thục Việt Nam về mọiphương diện để cải tiến; (c) Ngànhtư thục Việt Nam sẽ cộng tác chặt chẽvới chính quyền nhằm sưu tầm mọi biệnpháp và tài liệu hữu ích để đạt tới mộtnền giáo dục tự do, công bằng, nhân bản và thựcnghiệp cho nhân dân (Giáo DụcNguyệt San, số 35-36, tlđd., tr 96).         

     Về phía chínhquyền, ông Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởngBộ Giáo dục Nguyễn Lưu Viên trong kỳ Đạihội Tư thục nêu trên cũng có lời nhắc nhở,tái khẳng định: “Tư thục không phải là mộtxí nghiệp, tư thục không phải là một thịtrường chữ nghĩa, không chủ trương thu lợitức tối đa. Trái lại, tư thục phảiđược coi là một cơ sở giáo dục thuầntúy, một học đường, với tất cả ýnghĩa cao đẹp của hai tiếng học đường”(Giáo Dục Nguyệt San, số35-36, tlđd., tr. 26).

     Mặc dù khu vựctư thục đáng có những điều cần phảinhắc nhở, có người bình tĩnh hơn cho rằngkhông nên phê phán Tư thục gay gắt quá, vì từ khi có Dụ57/4 năm 1956 về quy chế tư thục đến thờiđiểm đang xét (1969), chỉ 13 năm, Tư thụcViệt Nam còn non trẻ vẫn đang tiến tới mứctrưởng thành  cũng có nhữngbước phát triển khá đáng kể. Đây là ý kiếncủa GS Vũ Tiến Thống (Thanh tra Tư thục), khiông viết: “Có thể có một số nào đó chưađạt được đủ tiêu chuẩn của mộttổ chức giáo dục. Nhưng ai cũng nhận thấysự cố gắng vượt mức nơi tư nhân vànhất là các tổ chức tôn giáo hay các hiệp hộivăn hóa xã hội. Trong 10 năm nay, tư thục đanglàm nổi bật vai trò của mình trong cộng đồnggiáo dục quốc gia. Đà tiến này sẽ còn mạnh nữa…”.Trên cơ sở nhận định này, tác giả cho rằngnhiệm vụ của Chính phủ là phải thực hiệncưỡng bách giáo dục miễn phí cho hai cấp Trung vàTiểu học, nhưng trong khi chưa đủ điềukiện thực hiện, thì trong thời gian chuyển tiếpvà chờ đợi, sự đóng góp của dân tại cáctư thục như hiện nay đã là một sự hisinh can đảm. Rồi ông đề nghị cứ giữtình trạng giáo dục như hiện tại nhưng phảitận lực giúp cho Tư thục cải tiến, phát triển…(xem “Những vấn đề của tư thục”, Giáo Dục Nguyệt San, số35-36, tlđd., tr. 78-79).

     Để có tàiliệu nghiên cứu về giáo dục miền Nam nói chung vàvề các trường tư nói riêng trong giai đoạntrước 1975, dưới đây chúng tôi xin chép lạinguyên văn bản Quy chế Tư thục đã đượcban hành dưới thời Chính phủ Ngô Đình Diệm(Đệ nhất Cộng hòa), do Dụ số 57/4 ngày 23tháng 10 năm 1956 (nguồn tài liệu: Giáo Dục Nguyệt San số 25, tlđd., tr. 25-35).Được biết, tiếp theo quy chế này còn có Nghịđịnh số 942-GD-NĐ ngày 25.10.1956 do Bộ trưởngBộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Dương Đônký, sau khi ban hành Quy chế chỉ 2 ngày. Theo Quy chế và Nghịđịnh vừa kể, tất cả các trườngtư thục từ đó sẽ phải tổ chức giốngnhau và chịu sự kiểm soát của Chính phủ. Riêng bảnQuy chế Giáo dục, vì được chuẩn bịtrong thời kỳ đầu xây dựng chính quyềnĐệ nhất Cộng hòa nên lẽ tất nhiên còn nhiềukhuyết điểm, về sau đã bị giáo giới phêbình và đòi phải sửa đổi vì nội dung trói buộcTư thục hơi nhiều, nhưng chưa kịp chỉnhlý bổ sung thì lịch sử đã sang trang năm 1975 nênkhông còn cơ hội nữa. Rốt cuộc nó chỉ còn làmột văn bản mang tính lịch sử, phần nào chứngminh cho tính xã hội hóa rất cao và rất sớm của nềngiáo dục miền Nam Việt Nam giai đoạn trướcnăm 1975.

Trần VănChánh

*
*   
*

                       

QUY CHẾ TƯ THỤC

TIẾTI:

SỰ CHO PHÉP MỞ TRƯỜNG

     Điềuthứ nhất: Được coi là tư thục nhữngtrường hay lớp (kể cả các trường hay lớplệ thuộc một chủng viện hoặc một tổchức xã hội), truyền dạy cùng một lúc, mộthoặc nhiều môn học trên 10 học sinh thuộc nhữnggia đình khác nhau, và có những nhân viên không do Chánh Phủ bổnhiệm và đài thọ.

Khôngđược coi là tư thục:

1. Những lớp tư gia mà gia trưởnghoặc một giáo sư riêng đảm nhận việcgiáo dục cho con cháu, và nói chung cho những trẻ em có họhàng với gia trưởng;

2. Những xưởng công nghệ,nơi đó người chủ thầu nhận nhữngngười tập nghề ngoài những thợ chuyên môndùng về việc sản xuất.

     Điều2: Không ai tự ý mở một tư thục trên lãnh thổViệt Nam mà không có giấy phép của Chính phủ ViệtNam.

     Điều3:Theo nguyên tắc, Bộ trưởng Quốc gia Giáo dụccấp phép mở tư thục bực tiểu học,trung học và đại học (ngành phổ thông và ngành họckỹ thuật).Tuy nhiên Bộ trưởng Quốc gia Giáo dụccó thể uỷ quyền cho Giám đốc Học chánhđịa phương để cấp giấy phép mở tư thục bực tiểuhọc và mẫu giáo, và cho các Tỉnh trưởng đểcấp giấy phép mở những lớp bực sơ họctức là lớp Năm, lớp Tư và lớp Ba trườngtiểu học (ngành phổ thông).

     Nếu sự cho phép mởtư thục bị khước từ vì lý do chánh trị,thì sự khước từ ấy sẽ không đượckháng cáo.

     Nếu sự cho phép mởtư thục bị khước từ vì một lý do khôngcó tính cách chánh trị thì đương sự đượcphép, trong thời hạn một tháng sau khi nhậnđược giấy báo về việc này, xin xét lạiviệc khước từ trước Ban Thường trựcHội nghị Tối cao Giáo dục nếu tư thụcxin mở thuộc bực trung học hay đại học,và trước Hội đồng Học chánh địaphương nếu tư thục xin mở thuộc bậctiểu học. Những đề nghị có lý do rành mạchcủa Ban Thường trực Hội nghị Tối caoGiáo dục hay Hội đồng Học chánh địaphương sẽ đệ trình cùng với hồ sơđương sự lên Bộ trưởng Quốc gia Giáodục chung thẩm quyết định.

     Điều4: Trong mọi trường hợp, đơn xin mởtư thục phải ghi rõ:

1.Loại và cấp bực ngành học sẽ dạy trongtư thục xin mở.

 

2.Số giáo viên và số lớp dự định.

3. Lời cam kết sẽ áp dụngtrong các lớp dự bị các cuộc thi công cộng,chương trình giáo dục hiện hành ở các trườngcông lập; để giữ các sổ sách phải có trongcác trường công lập; sẽ làm tờ trình hàng nămvề tình trạng vật chất và tinh thần của nhàtrường; sẽ sẵn sàng chịu nhận sự  kiểm soát của các nhàđương cuộc địa phương các, Thanh trahọc chánh và các Y sĩ của Nha Y tế, trong các giờgiảng dạy.

Nếuđơn xin phép mở tư thục do tư nhân đứngxin, đương sự phải có đủ điềukiện để làm hiệu trưởng và phải khai rõtrong đơn họ và tên, ngày và nơi sinh, quốc tịch,bằng cấp. Những giấy tờ phải đính kèmđơn xin phép mở tư thục do một nghịđịnh của Bộ trưởng Quốc gia Giáo dụcấn định.

Nếuđơn xin phép mở tư thục do một Hộiđứng xin, thì trong đơn cũng phải ghi rõ nhữngđiều cần cho biết về vị hiệu trưởng,và vị này cũng phải đủ điều kiệnđể đảm nhiệm chức vụ hiệutrưởng. Người đứng đơn phải nộpthêm giấy chứng nhận mình được Hội uỷquyền để xin phép mở tư thục, một bảnđiều lệ Hội. Những đoàn thể và hiệphội tôn giáo chuyên việc giáo huấn đã đượcphép thành lập và hoạt động đúng theo luật lệhiện hành, được miễn xuất trình bản saođiều lệ của Hội.

Nhữngtư thục tôn giáo, ngoài việc cam kết áp dụngđúng chương trình hiện hành trong các trườngcông lập, cần ghi thêm những môn học riêng về tôngiáo.

Điều 5:Không đủ tư cách điều khiển một tưthục, giảng dạy hoặc làm giám thị  tại nơi đó:

a) Nhữngngười đã can án trọng tội, trừ những  án phạt tù sơ ý bất cẩnvà những án phạt tiền.

b) Nhữngngười không có những đảm bảo cần thiếtvề hành vi chính trị hoặc về hạnh kiểm.

c) Nhữngcông chức bị cách chức vì kỷ luật.

Điều 6:Không người nào được quyền điều khiểncùng một lúc nhiều tư thục. Nhưng một hiệutrưởng có thể điều khiển cùng một lúc mộttrường chính và một trường nhánh với điềukiện là hai trường này chỉ được cáchnhau trong vòng 500 thước.

Hiệutrưởng một tư thục bắt buộc phảitự đảm nhiệm việc quản đốctrường mình. Trong trường hợp mắc bệnhkhiến mình không thể điều khiển trườngtrong thời gian một tháng, hiệu trưởng phảitrình lên nhà cầm quyền đã cho phép mở trườngmột người có đủ điều kiện cầnthiết để tạm thay thế mình trong một thờigian không được quá sáu tháng. Quá hạn này, vị hiệutrưởng chính thức, nếu không thể trở lạiđảm nhiệm quản đốc trường mình, sẽphải từ chức để nhường lại cho mộtngười khác có đủ điều kiện xin phép làmhiệu trưởng thay thế mình, bằng không, trườngsẽ bị đóng cửa. Trong thời gian có ngườitạm thay thế, vị hiệu trưởng chính thứcvẫn tiếp tục chịu trách nhiệm về trườngmình đối với nhà chức trách.

Điều 7:Giấy phép mở một tư thục cấp cho mộttư nhân, một hiệp đoàn hay một  đoàn thể, chỉ dành riêng chotư nhân, hiệp hội hay đoàn thể đó và không thểvì lý do gì hoặc trong một trường hợp nào nhườnglại cho người khác.

Điều 8:Mọi thay đổi về nhân viên nhà trường (hiệutrưởng, giáo sư, giáo viên, giám thị) đều phảido người đại diện hợp pháp của nhàtrường báo trình nhà cầm quyền để xin phép;phải kèm theo tờ báo trình hồ sơ hợp lệ củacác đương sự.

Quyếtđịnh của nhà cầm quyền sẽ đượcthông tri cho người làm tờ báo trình trong thời hạnmột tháng, kể từ ngày nhận được tờbáo trình.

Quáthời hạn này, sự im lặng của nhà cầm quyềnsẽ coi như mặc nhận.

Nếutrong thời hạn ấy nhà cầm quyền có thông tri sựkhước từ, thì nội trong ba tháng, kể từ ngàynhận được giấy thông tri này, ngườiđại diện của nhà trường phải trình vàchấp nhận nhân viên khác mà nhà trường đã tuyểndụng; nếu không, trường sẽ bị tạmđóng cửa do lệnh của nhà chức trách đã cấpgiấy phép mở.

Điều 9:Mọi sự thay đổi về tình trạng nhà trường:mở thêm lớp, di chuyển trường sở, sửađổi nội chế nhà trường (nội trú hay ngoạitrú), cải tổ loại và cấp bậc học, đềuphải có đơn xin phép.

Điều 10:Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục sẽ quyếtđịnh về:

1) Đơnxin miễn văn bằng của nhân viên ban giám đốc,ban giáo sư hay giám thị tại các tư thục,

2) Đơnxin xác nhận giá trị tương đương giữabằng cấp ngoại quốc và bằng Việt Nam, docác nhân viên nói trên đệ trình.

TIẾTII

ĐIỀU KIỆN HOẠTĐỘNG

Điều 11:Các trường tư bắt buộc phải thêm hai tiếng“tư thục” vào tên trường ở các sổ sách, giấytờ, con dấu và bảng hiệu của trường.

Điều 12:Các trường tư thục Việt Nam bắt buộchoàn toàn áp dụng chương trình học trong các trườngcông lập Việt Nam để học sinh có thể theo họcđầy đủ các cấp bậc và dự đượccác cuộc thi công cộng trừ trường hợp mộtsố lớp dạy chuyên nghiệp.

Nhữngtư thục tôn giáo, ngoài chương trình bắt buộccó thể được phép dạy một số giờ vềtôn giáo.

Nhữngchủng viện có thể được phép tổ chứcnhững lớp dạy theo chương trình đặc biệt.

Điều 13:Hiệu trưởng, giáo sư, giáo viên và giám thị cáctư thục Việt Nam phải có quốc tịch ViệtNam.

Cácngười ngoại kiều có đủ điều kiệnấn định trong quy chế tư thục có thểlàm giáo sư, giáo viên các tư thục sau khi đã đượcBộ trưởng Quốc gia Giáo dục cho phép dạy.

Điều 14:Những điều kiện về tuổi, văn bằng,v.v… mà các hiệu trưởng, giáo sư, giáo viên và giám thịcác tư thục bắt buộc phải có, sẽđược ấn định do nghị định củaBộ trưởng Quốc gia Giáo dục.

Điều 15:Hiệu trưởng các tư thục bắt buộc phảituân theo những lề luật vệ sinh về trườngốc.

Khicó bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh dịch, các hiệutrưởng phải báo cho các nhà chức trách địaphương và cấp tốc áp dụng những biệnpháp mà luật lệ hiện hành bắt buộc phải thihành trong trường hợp như thế.

Nhữngnhân viên tư thục nào mà những Y sĩ của Nha Y tếkhám phá mang một bệnh truyền nhiễm có thể nguy hạiđến học sinh sẽ bị nhà chức trách có thẩmquyền bắt buộc phải từ chức.

Điều 16:Khi những trường ốc một tư thục, vì thiếuchắc chắn, có thể nguy hại đến sinh mạnghọc sinh, hoặc vì chật hẹp hay chăm nom cẩuthả, có hại đến sức khoẻ học sinh, hiệutrưởng phải cho chỉnh đốn, sửa chữahoặc thi hành các biện pháp cần thiết khác, bằngkhông, trường có thể bị đóng cửa.

Điều 17:Những hiệu trưởng nào muốn đóng cửatrường mình phải báo trình Bộ Quốc gia Giáo dục(qua Nha Học chánh địa phương nếu là tưthục bậc Tiểu học hay bậc Trung học)

TIẾTIII

SỰ KIỂM SOÁT CÁCTƯ THỤC

Điều 18:Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục có quyền cấmdùng trong các tư thục những sách, báo trái với luân lý,có hại cho trật tự công cộng và không phù hợp vớichế độ hiện tại.

Điều 19:Mọi tư thục đều phải chịu sự kiểmsoát của Chánh quyền. Chánh quyền cử đại diệnđến khám các tư thục để xét về hạnhkiểm của nhân viên và học sinh, để xemchương trình học có được áp dụngđúng không, để xét việc giảng dạy và hoạtđộng của trường được đúngđạo lý, được phù hợp với trật tựcông cộng và chế độ hiện hữu, cách xếpđặt trường ốc, thức ăn uốngđược thích hợp với sức khoẻ họcsinh hay không, và nói một cách tổng quát, để kiểmđiểm xem các tư thục có làm tròn nhiệm vụ màcác luật lệ về ngành tư thục bắt buộcphải tuân hành.

Điều 20:Có phận sự kiểm soát và khám xét các tư thục:

- Các vị đại diệncủa Bộ Quốc gia Giáo dục,

- Các Giám đốc  Học Chánh địaphương,

- Các vị  Đô trưởng, Thị trưởng,Tỉnh trưởng, Quận trưởng,

- Các Thanh tra Học chánh,

- Các Y sĩ  Nha Y tế,

- Nhân viên chuyên trách Bộ Kiếnthiết và Thiết kế Đô thị.

CácHiệu trưởng, giáo sư và giám thị các tư thụcphải tiếp nhận các vị đến xét trường và giúp các vị này tấtcả phương tiện để thi hành phận sựkhám trường, bằng không sẽ bị trừng phạtnhư ấn định ở điều 29 của Dụnày.

Điều 21:Sau mỗi khi đi khám xét trường, Thanh tra Học chánhsẽ gởi đến Bộ Quốc gia Giáo dục, NhaGiám đốc Học chánh địa phương và Đô trưởng,Thị trưởng hay Tỉnh trưởng một bảnphúc trình vắn tắt ghi rõ:

1. Tên và địa điểmchính xác của trường,

2. Tên, họ, quốc tịchvà các bằng cấp của hiệu trưởng,

3. Tên, họ, quốc tịchvà bằng cấp các giáo sư và giám thị,

4. Số và ngày cấp giấyphép mở trường,

5- Số học sinh ghi têntrong sổ chính thức của trường (sổ danh bộ,sổ điểm danh, sổ ghi điểm),

6. Số học sinh có mặt,

7. Tổ chức vật chấttrường học,

8. Phê bình về giá trịsự giáo huấn,

9. Những nhận xét vềhạnh kiểm và tinh thần của nhân viên và học sinh,

10. Những nhận xét vềviệc tuân hành các luật lệ về sự học.

Điều 22:Các Thanh tra Học chánh có thể buộc nhà trường lậptức nộp một bản những sách hay báo chí đangdùng trong trường, hoặc một tập vở họcsinh, để sau này xem xét kỹ lưỡng hơn, nếuxét ra không có gì đáng khiển trách, thì những sách vởvà báo chí ấy sẽ do nhà chức trách có thẩm quyềngởi trả lại cho hiệu trưởng.

Điều 23:Các Y sĩ gởi đến Đô trưởng, Thị trưởnghay Tỉnh trưởng và Giám đốc Học chánh địaphương (để chuyển đệ Bộ Quốc giaGiáo dục) một bản phúc trình vắn tắt ghi rõ:

1) Tên và địa điểmđích xác của trường;

2) Tên, họ vị hiệutrưởng;

3) Những điều kiệnvật chất về cách thu xếp trường học (sựthoáng khí, cách làm cho có ánh sáng ở các lớp học và ởcác phòng ngủ và nhà ăn nếu có; bàn ghế họcđường, các nơi xung quanh trường); nhữngđiều kiện vệ sinh và thức ăn uống nếucó;

4) Tình trạng sức khoẻcủa học sinh và nhân viên trong trường;

5) Những việc cảithiện phải thực hiện.

TIẾTIV

TRỪNG PHẠT

Điều24:Ngoài những hình phạt về những tội thuộchình luật, nhân viên ngành tư học có thể bị trừngphạt về kỷ luật như sau:

1)Khiển trách;

2)Cấm chỉ tạm thời hay vĩnh viễn trong việchành nghề;

3)Thu hồi giấy phép và đóng cửa trường.

Điều25:Những khoản trừng phạt về kỷ luật dựtrù ở điều 24 sẽ có thể áp dụng đốivới các hiệu trưởng, giáo sư hay giáo viên tưthục vì hành vi của họ trong khi thừa hành chức vụhay vì vi phạm lệ luật về ngành tư học. Nhữngkhoản trừng phạt ấy cũng có thể áp dụngđối với các hiệu trưởng, giáo sư haygiáo viên tư thục nào có những hành vi phạm đếndanh dự của mình, mặc dù không phải là những hànhvi trong khi thừa hành chức vụ.

Điều26:Nhà cầm quyền đã cấp giấy phép mở trườngsẽ phán định trực tiếp việc khiểntrách.

Cũng nhà cầm quyền nàysẽ phán định việc cấm chỉ việc hànhnghề và đóng cửa trường.

Điều27:Khi một tư thục bị đóng cửa do sự thihành điều 26 nói trên, để cho phụ huynh họcsinh có ngày giờ lo liệu cho con em tiếp tục việchọc, tư thục ấy được duy trì việcdạy dỗ trong thời gian một tháng sau ngày đã ấnđịnh phải đóng cửa trường.

Trong trường hợp mộttư thục bị đóng cửa tức khắc, chính quyềnsẽ bắt buộc hiệu trưởng phải cáo tringay các phụ huynh hoặc người giám hộ họcsinh, phải trả các học sinh nội trú về cho giađình chúng hoặc phải tạm gởi chúng vào mộtgiáo dục viện xứng đáng.

Điều28:Kẻ nào đã mở một tư thục mà khôngđược phép hoặc cố tâm duy trì việc mởtrường mình mặc dù đã bị rút giấy phép vàđã có lịnh đóng cửa, kẻ nào cố tâm tiếptục thừa hành chức vụ mặc dù đã bị cấmchỉ và đã được cáo tri, sẽ bị phạtbạc từ 251$ đến 500$ và, nếu tái phạm, sẽ bị phạt từ 1.000$đến 2.000$ và từ  11ngày đến 30 ngày, hoặc một trong hai hình phạtđó, không kể  những hìnhphạt khác mà đương sự có thể phải chịutheo hình luật.

Điều29:Hiệu trưởng hay một giáo sư tư thục nàođã từ khước hoặc làm trở  ngại sự khám xét và sự kiểmsoát của các giới thẩm quyền sẽ bị phạtbạc từ 251$ đến 500$ và từ 1.000$ đến 10.000$  nếu là tái phạm, không kểcác hình phạt mà đương sự có thể phải chịutheo hình luật. Một trường tư thục có án phạtđến hai lần trong một năm vì lý do nói trên sẽbị đóng cửa.

Điều30:Nếu sự hoạt động của trường cóđiều gì không thích hợp với đường lốicủa Chánh phủ, có hại đến an ninh và trật tựcông cộng, nhà trường sẽ bị đóng cửa.

Điều31:Những nhân viên tư thục phạm lỗi nặng trongkhi thừa hành chức vụ, có những hành vi trái vớithuần phong mỹ tục, với đường lốicủa Chánh phủ, có hại đến an ninh trật tựcông cộng, sẽ bị cấm chỉ trong việc thừahành chức vụ tạm thời hay vĩnh viễn, tuỳtheo lỗi nặng nhẹ không kể những trừng phạtkhác ấn định trong hình luật.

TIẾTV

TRỢCẤP

Điều32:  Những trợ cấp có thểđược ban phát cho những tư thục Việt Namnào được Chánh phủ chú ý về cách tổ chức,chăm nom và kết quả mà những học sinh nhữngtrường ấy đã thâu thập trong các cuộc thicông cộng. Số tiền trợ cấp nhiều ít tuỳtheo sự quan trọng và giá trị từng trường.

Điều33:Những trợ cấp sẽ được ban phát do nghịđịnh của Bộ trưởng Quốc gia Giáo dụctrong giới hạn ngân khoản ghi trong ngân sách quốc giavề mục này sau khi có thoả hiệp của Phủ Tổngthống (Nha Công vụ, Nha Ngân sách), Bộ Tài chánh và theođề nghị của những Hội đồng địaphương và trung ương sẽ được ấnđịnh do nghị định của Bộ trưởngQuốc gia Giáo dục.

TIẾTVI

ĐIỀUKHOẢN CHUYỂN TIẾP

Điều34:Những tư thục hiện đang hoạt độngvà có giấy phép chính thức, ngày ban bố Dụ này,được tiếp tục giảng dạy, nhưng phảiđủ hai điều kiện sau đây:

1)Về nội dung (chương trình giảng dạy, hoạtđộng của trường, cách xếp đặttrường ốc…) trong vòng 3 tháng, phải theo đúng cácchỉ thị ở quy chế ấn định trong Dụnày;

2)Về hình thức: trong vòng 3 tháng, phải gởi đếnBộ Quốc gia Giáo dục một đơn xin hợp thứchoá kèm theo các giấy tờ hợp lệ nếu cần.

Điều35:Trong thời kỳ chuyển tiếp, các tư thục ViệtNam đã được phép dạy chương trình ViệtNam và chương trình Pháp, khi ban bố Dụ này, tạm thờiđược phép tiếp tục áp dụng haichương trình giáo dục ấy.

Điều36:Sẽ ấn định sau, các thể thức cho phép mở:

1)Những tư thục bậc đại học;

2)Những tư thục tôn giáo bậc đại học;

3)Những tư thục ngoại kiều trên lãnh thổ ViệtNam.

Điều37:Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục, Bộ trưởngNội vụ, Bộ trưởng Tư pháp , Bộ trưởngTài chánh, Bộ trưởng Kiến thiết và Thiết kếĐô thị, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởngXã hội và Y tế và các Đại biểu Chánh phủ,chiếu nhiệm vụ, lãnh thi hành Dụ này.

Dụ này sẽ đăng vàoCông báo Việt Nam Cộng Hoà và được thi hành kểtừ ngày ký.

                                                                     Saigon, ngày 23 tháng 10năm 1956

                                                                                   Ký tên : NGÔ ĐÌNH DIỆM

 

 

 

PHỤ BỔN

Saigon, ngày 2 tháng 11 năm 1956
KT.Đổng lý Văn phòng Phủ Tổng thống

PhóĐổng lý

Kýtên : TRẦN VĂN PHÚC

 

Nguồn:Tạp chí Nghiên Cứu&PhátTriển, số 7-8 (114-115). 2014