Phan Thanh Giản với việc mất ba tỉnh miền Tây

Trong những ngàykhá đen tối của lịch sử cận đạinước ta, thời kỳ mà vua quan nhà Nguyễn bấtlực, nhìn từng mảnh đất Việt Nam rơivào tay ngoại bang, có hai nhân vật thường đượcđặt song song với nhau, đó là Phan Thanh Giản vàHoàng Diệu. Hoàng Diệu là hình ảnh của một kẻbất khuất: sau khi kháng cự cho đến viên đạncuối cùng, phải mượn cái chết để khỏiđội trời chung với kẻ thù của đấtnước. Còn Phan Thanh Giản thì được coinhư một người hòa hoãn, nghĩ rằng kháng cựchỉ tốn xương máu vô ích cho nhân dân, đã đemthành trì nộp cho giặc, rồi kết liễu cuộcđời để thoát nợ non sông.

Nếu Hoàng Diệuđã luôn luôn được đề cao, thì Phan Thanh Giảnđã có lần bị kết án, bị hiểu lầm, bịbỏ quên. Sau khi ba tỉnh miền Tây thất thủ, PhanThanh Giản, tuy đã chết rồi vẫn bị bóc lộtchức tước, đục tên khỏi bia tiếnsĩ ở Văn Thánh. Mãi về sau Đồng Khánh[1]mới phục hồi cho ông phẩm chức, và chúng ta mớicó cái hình ảnh của một vị quan hiền hậu,thức thời và bình thản trước cái chết.Nhưng gần đây, các nhà sử học miền Bắc[2],nhân phong trào đánh giá lại một số nhân vật lịchsử, đã nêu lên trường hợp Phan Thanh Giản.Trong ý thức tranh đấu của một nền vănnghệ chỉ huy, lẽ dĩ nhiên là chỉ có nhữngngười chống Pháp cho đến cùng nhưTrương Công Định, Nguyễn Trung Trực, Thủkhoa Huân mới là những người làm đầy đủnhiệm vụ lịch sử đối với dân tộc.Còn những kẻ chủ hòa, những kẻ muốn thỏahiệp với thực dân – dầu muốn thỏa hiệpvì chiến thuật – là những người hèn nhát. PhanThanh Giản, dưới con mắt của các nhà sử họccó nhận định hướng ấy, là một kẻphong kiến, tuy có giác ngô hơn các kẻ phong kiến khác,nhưng bạc nhược, hèn nhát, coi trọng quyền lợicủa giai cấp mình hơn quyền lợi của đấtnước. Cái tội lớn nhất của Phan Thanh Giảnvẫn là cái tội thỏa hiệp với giặc,nhưng bộ cho giặc, thua trận trước lúc giaotrận.

Một trămnăm rồi, ba tỉnh miền Tây thất thủ và PhanThanh Giản từ trần. Tất cả đã thuộc vềdĩ vãng, kể cả chế độ thực dân củangười Pháp. Chúng ta có thể có đủ bình tĩnhđể nhìn sự việc một cách khách quan và đặtmột vài nghi vấn gọi là để góp phần vào việctìm hiểu một thời đại khá tiêu biểu cho lịchsử mất nước của dân ta.

I. SỰ KIỆN[3]

1. Chiếm đóng Vĩnh Long:

Ngày 20-6-1867 vào lúc7:30 giờ sáng, hạm đội của Pháp gồm 16 chiếnthuyền chở 1.800 thủy quân lục chiến, và trọngpháo thủ với 600 dân vệ và dân công cùng rất nhiềuviên chức hành chánh mai phục trước cửa thànhVĩnh Long. Đô đốc La Grandière cho người mang tốihậu thư đến với Phan Thanh Giản. Tối hậuthư đề ngày 17-6-1867, viện lẽ các viên chứctỉnh Châu Đốc đã ủng hộ phong trào chốngPháp, nên họ quyết định chiếm ba tỉnh miềnTây và kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam đem thành nạpcho họ để tránh cuộc đổ máu.

Khi đượctối hậu thư của La Grandière, giới hữu quyềnở Vĩnh Long hội lại để thảo luận.Vĩnh Long là trung tâm hành chánh của ba tỉnh miền Tây(nghĩa là Vĩnh Long, Châu Đốc, Hà Tiên). Ở đócó:

-                 PhanThanh Giản là Kinh lược, với toàn quyền quân sựvà dân sự trên ba tỉnh.

-                 TrươngVăn Uyển, Tổng đốc Vĩnh Long với quyềnchỉ huy quân sự của ba tỉnh.

-                 NguyễnVăn Nhã, Bố chánh.

-                 VõDoãn Thanh, Án sát.

-                 vàHuỳnh Chiêu, Lãnh binh.

Chúng ta không biếtnội dung của cuộc thảo luận. Chúng ta chỉbiết rằng, sau khi thảo luận xong, Phan Thanh Giảnvà Võ Doãn Thanh xuống thuyền chỉ huy của La Grandièređể thương thuyết. Rồi sau đó, quân độiPháp ào ạt vào thành với hai viên quan của triềuđình Huế. Vào khoảng trưa thành Vĩnh Long nằmtrong tay người Pháp. Ba giờ chiều, La Grandière vàothành để chính thức chiếm đóng.

2. Chiếm đóng Châu Đốc:

Để thi hành kếhoạch chiếm đóng 2 tỉnh còn lại, La Grandièređòi Phan Thanh Giản và Trương Văn Uyển phảiviết thư cho các viên chức ở 2 tỉnh Châu Đốcvà Hà Tiên, để truyền lệnh cho họ đem thành nộpcho Pháp. Nhưng trong thư chỉ báo tin thành Vĩnh Long bịPháp chiếm và bảo các viên chức hai tỉnh phảituân theo lệnh triều đình. Thư viết xong, niêm lạivà La Grandière cũng không để ý tới nội dung củanó. Điều ông muốn có lẽ không phải là một huấnlệnh đầu hàng, mà một bức thư có ấn tíncủa quan Kinh lược.

Châu Đốc là mộtnơi mà quân đội Pháp chưa từng đạp chân tớivà có tiếng là kiên cố.

Ngày sau khi chiếmđóng Vĩnh Long, vào lúc 5 giờ sáng ngày 21-6-1867, La Grandièrecho một hạm đội đi chiếm Châu Đốcvào khoảng 20 giờ. Viên Lãnh binh Châu Đốc thấytàu Pháp tới thì cho người tới liên lạc. Viên chỉhuy Pháp bảo có thư của quan Kinh lược Phan ThanhGiản gửi cho quan Tuần vũ và quan Tuần vũ phảitới để nhận. Tuần vũ Nguyễn HữuCơ cho hai quan Bố chánh Nguyễn Xuân Y và Án sát Phạm HữuChánh xuống tàu nhận thư, nhưng viên chỉ huy Phápkhông cho, phải đòi cho được Nguyễn HữuCơ tới. Vào khoảng 23 giờ, Nguyễn HữuCơ phải đích thân xuống tàu Pháp, có quan Án sát đitheo. Tới nơi thì viên chỉ huy Pháp báo cho biếtVĩnh Long đã thất thủ và đòi phải nộpthành Châu Đốc cho Pháp. Nguyễn Hữu Cơ thấtkinh, thương thuyết để xin một thời hạn,nhưng viên chỉ huy Pháp lẽ dĩ nhiên là không nghe. Quânđội Pháp cũng tiến vào thành như ở VĩnhLong với hai viên chức cao cấp của tỉnh.

3. Chiếm đóng Hà Tiên:

Số phận củathành Hà Tiên cũng được thanh toán một cách mau lẹhơn nữa. Vì trên con đường đi Châu Đốc,hạm đội của thuyền trưởng Galleyđã bắt gặp thuyền của quan Tuần vũ TrầnHoán và bắt giữ luôn đem về Châu Đốc.

Ngày 23-6, vào lúctrưa một hạm đội nhỏ theo kinh đàmVĩnh Tế từ Châu Đốc đi Hà Tiên. Sáng hôm sauvào lúc 9 giờ sáng, đoàn quân viễn chinh đến HàTiên có thuyền của Tuần vũ Trần Hoán dẫnđầu. Bố chánh Nguyễn Văn Học, Án sát NguyễnDuy Quang, Lãnh binh Nguyễn Hương thấy thuyền củaquan Tuần vũ thì ra đón. Họ thấy viên chỉ huyPháp nắm tay Tuần vũ Trần Hoán dẫn lên bờ.Quân đội Pháp vào thành, các quan chức của Hà Tiênđi theo sau và cái thành trì cuối cùng của đất NamKỳ rơi vào tay giặc như bởi một phù phép nhiệmmầu.

II. LÝ DO THÀNH CÔNG

Chỉ trong 4 ngày, quânđội Pháp đã làm chủ được 3 tỉnh rộnglớn ở miền Tây mà không tốn một viên đạn.Bởi đâu mà người Pháp thành công dễ dàng nhưthế?

1.               Phan Thanh Giản đem thànhnộp cho Pháp?

Theo đô đốcLa Grandière thì sở dĩ các cuộc hành quân không đổmáu là nhờ sự hiểu biết của Phan Thanh Giảnđã đem thành Vĩnh Long nộp cho Pháp và truyền lệnhcho các viên chức ở Châu Đốc và Hà Tiên khôngđược chống cự.

Nói về việcchiếm đóng thành Vĩnh Long, La Grandière viết trong bảnbáo cáo đề ngày 27-6-1867 như sau:

“Hai nhân vật cao cấp của Vĩnh Long làPhan Thanh Giản, cưu Thượng thư của triềuđình Huế và Tổng đốc 3 tỉnh miền Tây (ởđây La Grandière nhầm vì không phải Tổng đốcTrương Văn Uyển mà là Án sát Võ Doãn Thanh cùng đi vớiPhan Thanh Giản), xuống thuyền l’Ondine (tên thuyền chỉhuy) để khuất phục và trao tận tay quyềnhành họ nhận ở vua Tự Đức và đồngthời tình nguyện giúp tôi thâu nhận quyền hành mộtcách dễ dàng để có sự hưởng ứng củadân chúng...”[4].

Như thế là PhanThanh Giản đem thành nộp cho Pháp?

Thành Vĩnh Long là mộtthành khá kiên cố, địa thế rất dễ phòng thủ.Ai cũng biết rằng năm 1862 Đô đốc Bonardđã khó khăn lắm mới chiếm được. Lầnnày quân đội viễn chinh Pháp cũng tưởng sẽphải chiến đấu gay go. Đại úy Wytz làngười đã tham dự cuộc hành quân này viết rằng:“Vĩnh Long không phải là mộtthành xa lạ đối với chúng tôi. Năm xưa, thànhnày đã cầm cự một cách mạnh mẽ. Vì thế,lần này chúng tôi cũng chờ đợi một cuộcchiến đấu đáng kể”[5].

Hơn nữa, sựhiện diện trong thành của một người có tiếnglà cứng rắn như Trương Văn Uyển không thểđể cho đầu hàng vì một lời hăm dọa.Trương Văn Uyển trước kia làm Tổng đốcGia Định. Khi thành Gia Định và 3 tỉnh miềnĐông rơi vào tay Pháp, thì ông được cử sang giữTổng đốc Vĩnh Long và 3 tỉnh miền Tây đểcầm cự với Pháp. Người Pháp bấy giờ vẫncoi Trương Văn Uyển như linh hồn của chủchiến ở miền Nam.

Vậy thành VĩnhLong là một thành có thể cầm cự được,trong thành có những người sẵn sàng cầm cự.Tại sao Phan Thanh Giản lại ngang nhiên đem thành nộpcho Pháp? Cũng có thể là Phan Thanh Giản biết rằngcầm cự vô ích, nhận lấy tất cả tránh nhiệmvà dùng quyền hành của mình để đem thành nộpcho Pháp, rồi sau đó quyên sinh để khỏi bịtriều đình kết án? Nếu như thế thì tạisao Trương Văn Uyển và các viên chức khác không việnlẽ là Phan Thanh Giãn đã quyết định độcđoán để minh oan trong vụ án ở Huế năm1868? Vì một năm sau khi ba tỉnh miền Tây bị mất,các viên quan văn võ có trách nhiệm ở ba tỉnh đềubị đem ra tòa. Khi cung khai, chỉ có các viên quan ở HàTiên là đổ tội cho Phan Thanh Giản đã không nghe lờihọ xin để tăng cường những biệnpháp phòng thủ ở tỉnh này[6].Ngoài ra không một ai bảo rằng: Phan Thanh Giản tựtiện đem thành nộp cho Pháp.

Đằng khác,đem thành nộp cho địch mà không tìm một cách khángcự phải chăng là một tội đại phảnquốc. Vậy mà trong vụ án nói trên, lý do buộc tộicác bị can không hề nói tới tội đó, mà chỉnói tới tội bất lực, không cẩn trắc đềphòng.

Vả chăng cáichết tự ý của Phan Thanh Giản xảy ra hôm4-8-1867, một tháng rưỡi sau khi Vĩnh Long thất thủ,đã được coi như là sự thú nhận thấtbại của một chính trị hơn là sự sợ hãitrước một hình phạt. Phan Thanh Giản chếtkhông phải vì để khỏi bị triều đình lênán, cho bằng ông chết vì ông thấy mình tính đã nhầm.Quả thế, chúng ta biết rằng Phan Thanh Giản là hiệnthân của phái chủ hòa ở triều đình Huế.Đối với phái này chỉ còn một cách chặnđứng sự xâm lấn của thực dân là điềuđình với chúng, hòa hoãn với chúng. Phe chủ chiến,sau khi thấy không còn đủ phương tiện đểchiến đấu, cũng buộc lòng nhận giảipháp điều đình và giao cho Phan Thanh Giản cái trọngtrách theo đuổi chính trị hòa hoãn với Pháp. Phan ThanhGiản đã được cử cầm đầu pháiđoàn thương thuyết hòa ước 5-6-1862. Sauđó, ông lại được cử giữ chức Kinhlược ở miền Tây để ve vãn Pháp. Năm 1863ông được cử dẫn đầu phái bộ sangPháp thương thuyết để chuộc lại 3 tỉnhmiền Đông đã nhượng cho Pháp theo hòa ước1862. Việc thương thuyết ở Paris cuối cùngkhông đi tới đâu, năm 1864 Phan Thanh Giản lạiđược sai vào Vĩnh Long để tiếp tụcchính sách ve vãn. Việc mất 3 tỉnh miền Tây là mộtthất bại nặng nề của phe chủ hòa. Thựcdân có lòng tham vô đáy: có 3 tỉnh miền Đông, chúng cònmuốn nuốt luôn 3 tỉnh miền Tây. Hòa với chúng làđể cho chúng có thời gian cũng cố vị trí xâmlăng. Vì thế khi mất 3 tỉnh miền Tây rồi,Phan Thanh Giản còn biết ăn nói thế nào trướcnhững luận điệu của phe chủ chiến có dịptấn công, Phan Thanh Giản tưởng chỉ còn mộtcon đường là chết. Trong cái sớ tuyệt mạnggửi lên vua Tự Đức, viên đại thần nàykhông hề có một mặc cảm tội lỗi, mà chỉđể lộ một thái độ nhẫn nhục chuacay trước sức mạnh của định mệnh:

“Nay gặp thời gian bỉ, việc dữkhởi ở trong cõi, khí xấu xuất hiện ở biênthùy; việc cõi Nam Kỳ một chốc đến thếnày, không thể ngăn cản nổi, nghĩ tộiđáng chết, không dám sống cẩu thả đểcái nhục lại cho quân phụ. Đức hoàng thượngrộng xét xưa, biết rõ tri loạn: người thân kẻhiền trong nước cùng khổ lo trước tính sau,đổi dây thay bánh, thế lực còn có thể làmđược. Tôi tới lúc tất nghĩ, nghẹn ngàokhông biết nói sao, chỉ gạt nước mắt tỏlòng quyến luyến, trông mong khôn xiết”[7].Sau khi uốngnuốt một liều á phiện khá nhiều, Phan Thanh Giảntắt thở ngày 4-8-1867, không hề có cảm tưởngmình đã phản vua, hại nước.

2.               Tài liệu tuyên truyền củaPháp:

Thực dân Pháp,để làm giảm bớt tinh thần chiến đấucủa phe kháng chiến, đã cố gắng trình bày PhanThanh Giản như một người đã qui thuậnchúng, qui thuận vì thành tín và vô vị lợi. Họ có cảmột luận điệu tuyên truyền như đểnói với phe kháng chiến rằng: “Các anh xem, một vịquan minh mẫn và cao cấp như Phan Thanh Giản thấyrõ sức mạnh của khí giới và văn minh Pháp buộclòng đã phải đem ba tỉnh đầu hàng, còn cácanh, các anh là ai mà còn dám tiếp tục chiến đấu!”.Trong cái mục tiêu tuyên truyền ấy, chúng ta hiện còncó hai tài liệu của thời bấy giờ, một doBrandat và một do Octave Férè ghi lại.

Paul Brandat, chính tênthật là Paul Reveillère, có ghi lại một bài hịch củaPhan Thanh Giản đọc trước dân chúng Vĩnh Long.Bài hịch ấy, chúng tôi chỉ thấy bản chữPháp, đại khái có thể phiên dịch như sau:

“..... Người Pháp có những chiến thuyềnkhổng lồ, chở đầy những binh sĩ vàtranh bị bằng những súng thần công rất lớn.Không ai chống lại họ được. Họ muốnvào đâu là họ vào, những thành lũy kiên cố nhấtsụp đổ trước sự tiến quân của họ.

Ta ngửng đầu lên trời và lắngtai nghe tiếng nói của lý trí. Và ta nói: ‘Muốn lấyvũ khí lật đổ quân thù cũng dại dộtnhư thể con hoẵng non mà đòi tấn công con cọp.Người chỉ gây thảm họa vô ích cho dân mà trờiđã trao phó cho’. Vì thế ta đã biên thư cho tất cảcác quan và tất cả vị chỉ huy quân sự là phảibẻ gẫy giáo mác và trao lại thành lũy mà không giao chiến.

Nhưng nếu ta theo ý trời mà tránh nhữngthảm họa lớn lao cho muôn dân, nộp thành trì củangười mà không kháng cự là ta đã phản nghịchlại nhà vua... Tội ta đáng chết. Các quan và muôn dân,các người có thể sống dưới quyền chỉhuy của người Pháp, họ chỉ đáng sợtrong lúc giao tranh mà thôi, tuy nhiên cờ của họ khôngđược bay trên thành trì mà Phan Thanh Giản còn sốngbên trong .....”[8].

Paul Reveillère trướccó ở Nam Kỳ vào khoảng 1862-1864, nhưng trong nhữngbiến cố 1867 ông không có mặt. Thế mà ông cho ta thấyPhan Thanh Giản đọc bài hịch trong một khung cảnhkhá kịch thuật. Một viên quan già, ngồi trên mộtcái ghế, như trên một cái ngai, sau một bức màn,chờ quan và dân đến như trong một buổi tiếptân. Khi mọi người đến trong căn phòng, màn mở,Phan Thanh Giản xuất hiện, đọc bài hịch,đoạn ngoảnh lại cầm lấy chén thuốcđộc mà tên đầy tớ trao cho mắt tràn đầylệ.

Cái cảnh huốngnày là một chuyện hoàn toàn tưởng tượng. Vìthành Vĩnh Long thất thủ ngày 20-6 thì ngày 7-7 tất cảcác viên quan bị giải trả về cho triều đìnhHuế, chỉ còn một mình Phan Thanh Giản ở lạiVĩnh Long và ông về ở trong một căn nhà tranh nghèonàn. Rồi ngày 1-8-1867 ông uống thuốc độc, chỉcó gia nhân chung quanh.

Tuy nhiên nếu cáchdàn cảnh trên đây là do Paul Reveilère tưởng tượngthì cái bài hịch có thể là không do ông sáng tác. Rất có thểlà thực dân thuê một văn nhân nào đó viết rồigán cho Phan Thanh Giản. Lời kêu gọi chiêu hồi là theođúng đường hướng của thực dân. PhanThanh Giản là người chủ hòa, ông thường khôngđồng ý với các văn thân kháng chiến. Rất cóthể là ông cũng khuyên con cháu đừng tham gia phong tràochống Pháp như người Pháp vẫn nói sau này.

Thiếu tá Ansart vàlinh mục Marck là những người ở bên cạnhPhan Thanh Giản khi ông từ trần có nói rằng: Ông bảocon cháu đừng bao giờ nhận chức tước gìcủa Pháp[9].

Tài liệu thứhai là tài liệu do Octave Féré ghi lại. Đó là thư củaPhan Thanh Giản gửi cho La Grandière trước lúc từtrần. Mục đích của lá thư này là để làmcho người ta tin rằng chính Phan Thanh Giản thấykháng cự vô ích thì đã đem thành nộp cho Pháp. Thư ấynói rằng:

“Khi nhường cho các ông miền đấtđai nhà vua đã ủy thác cho tôi mà không chống lại,tôi đã nghe theo tình cảm là muốn tránh một tai họavô ích. Tôi biết rõ nước Pháp và các tài nguyên củanước Pháp. Bởi vậy tôi biết là nếu các ôngnhất định muốn lấy thì sớm muộn gì batỉnh kia cũng về tay các ông. Chống đối lại,chiến tranh với các ông, có lẽ tôi có thể làm cho cácông bị tai hại và gây trở ngại cho các ông, nhưngtôi sẽ chỉ trì hoãn một cái hại không thể tránhđược cho xứ sở tôi, tôi đưa lại cảnhđổ nát và điêu tàn cho đám dân chúng yên hàn mà tôi có bổnphận bảo vệ hạnh phúc. Và có lẽ tôi lôi cuốnnước tôi tới những tai họa lớn lao hơn,bởi một khi chiến tranh đã nhen nhúm, ai biếtđược nó sẽ ngừng ở đâu. Hành độngnhư tôi đã làm, trái với những mệnh lệnh tôiđã nhận được từ Huế (tôi đãđược lệnh kháng cự lại). Tôi đã quá bấttuân lệnh triều đình, nhưng tôi đã đểcánh cửa mở cho triều đình có thể thươngthuyết một cách danh dự với nước Pháp và yêntrí nắm chắc được miền Trung Kỳ và xứBắc Kỳ một cách yên hàn. Triều đình có thểlàm như vậy mà không bị tổn thương gì trướcmắt dân chúng, không phải hạ mình xuống như mộtchiến binh, bởi vì triều đình đâu có chiếnđấu và chỉ có tôi là gánh mọi điều tai tiếng”[10].

Octave Fére là ký giảcủa nhật báo La Patrie hồibấy giờ. Ông không bao giờ tới Nam Kỳ, nhưngông có liên lạc nhiều với các sĩ quan ở Nam Kỳvề. Năm 1863-1864 ông đã tham gia vào chiến dịchbáo chí đả đảo hòa ước Aubaret, kết quảcủa phái bộ Phan Thanh Giảnở Paris 1863. Cái thư củaPhan Thanh Giản gởi cho La Grandière trên đây đăngtrong quyển sách của ông nhan đề “Những miền xa lạ” xuất bản năm1870 (nghĩa là 3 năm sau xảy ra biến cố). Bứcthư ấy có thể là thuộc về loại vănchương tuyên truyền của thực dân Pháp. Có mộtbức thư tuyệt mạng của Phan Thanh Giản gửicho La Grandière, thư viết sau khi thành Vĩnh Long thấtthủ, nhưng bức thư đó có thể là bứcthư mà Paulin Vial ghi lại trong quyển sách của ông nhanđề là “Những buổiđầu của Nam Kỳ thuộc Pháp” (Les priemièresannées de la Cochichine Française). Paulin Vial là một cộng sựviên của La Grandière, ông ta có mặt trong tất cả nhữngbiến cố năm 1867. Trong bức thư này, Phan Thanh Giảnchỉ ca tụng Đô đốc Bonard là viên Toàn quyềntrước La Grandière, Phan Thanh Giản ca tụng sự thẳngthắn, trung trực và hiểu biết thông cảm củaBonard. Từ đầu đến cuối thư Phan ThanhGiản chỉ nói tới Bonard, mà không hề đảđộng gì tới La Grandière là người nhậnthư. Phải chăng nói tới những đức tính củaBonard là Phan Thanh Giản muốn gián tiếp trách La Grandièređã gian hùng, xảo trá[11].

Nói tóm lại, chúngta không thấy có một tài liệu nào chính xác, ngoài bảnbáo cáo của La Grandière, nói rằng Phan Thanh Giản đã tựý đem thành Vĩnh Long nộp cho Pháp.

Theo Paulin Vial, viênsĩ quan cộng sự đắc lực và gần gũicủa La Grandière thì “Phan Thanh Giảnvà các thuộc viên đã được lệnh của triềuđình là không được kháng cự để tránhđổ máu”[12].Phải chăng Paulin Vial căn cứ trên một tài liệucủa Thiếu tá Ansart, đề ngày 18-2-1867. Viên sĩquan này thuật lại một cuộc đàm đạo giữaông ta và Phan Thanh Giản tại Mỹ Tho ngày 16-2-1867. Trong cuộcđàm đạo này, theo Ansart thì Phan Thanh Giản có nóiđến ý định của Pháp muốn chiếm ba tỉnhmiền Tây và ông có thuật lại lời sau đây củaPhan Thanh Giản:

“Chính phủ Pháp sẽ viện cớ gì đểche đậy sự lạm dụng sức mạnh ấy?Bởi vì chúng tôi sẽ không chống cự, biết chốngcự lại vô ích”[13].

Phan Thanh Giản khiđi sứ ở Pháp, đã có tiếng là người kínđáo, khôn ngoan, không bao giờ nói hết ý nghĩ củamình, các báo chí hồi đó ca ngợi tư cách ngoại giaocủa sứ thần Phan Thanh Giản. Vậy mộtngười như Phan Thanh Giản không thể nói một lờihớ hênh như vậy trước mặt một đốiphương đương nuôi mộng xâm lăng và ởdĩ chưa thực hành là còn sợ phải phiêu lưu vớimột cuộc chiến tranh dài và tốn kém. Phảichăng linh mục Marck là người làm thông ngôn cho Thiếutá Ansart đã không hiểu hết ý nghĩa của một lờinói mỉa mai nào đó của viên quan Việt. Dẫu sao thìnhững chỉ thị nhượng bộ và đầuhàng của triều đình Huế mà Paulin Vial nói tớitrong sách của ông không ăn khớp với tinh thần hiếuchiến sôi động ở Huế vào lúc đó, tinh thầnhiếu chiến mà thuyền trưởng La Marck nhận thấylúc ông đi công cán ở Huế hồi tháng 2-1867.

3.               Mưu lược của ngườiPháp:

Theo chúng tôi thì PhanThanh Giản xuống tàu l’Ondine của La Grandière không phảiđể tự ý hay theo lệnh của triều đình Huếđể đầu hàng, mà chính là để thươngthuyết rồi mắc mưu kế của La Grandièrenhư tài liệu phía Việt Nam hình như có nói tới, màbản báo cáo của La Grandière không có lợi gì mà nhắcđến.

Quả thế, theomột bản báo cáo của Phan Thanh Giản và TrươngVăn Uyển, báo cáo mà các thẩm vấn viên của vụán năm 1868 có nhắc tới, thì cuộc đàm đạogiữa La Grandière và Phan Thanh Giản trên tàu Ondine là mộtcuộc đàm đạo giữa hai người điếc.La Grandière thì bảo chính phủ Việt Nam đã thao túngquân kháng chiến sang phá phách trong ba tỉnh đã nhượngcho Pháp, Phan Thanh Giản thì bảo: Pháp chỉ viện cớđể vi phạm hòa ước 1862. Thế rồi bảnbáo cáo ấy nói tiếp:

“Thương thuyết xong thì tàu chiến củaPháp tiến nhanh về phía bờ thành và họ nhanh nhẹncho đổ bộ quân lên bờ”[14].

Lãnh binh HuỳnhChiêu là viên chỉ huy đồn Vĩnh Long cung khai rằng:

“Khi quan Kinh lược và quan Án sát lên tàu, thầntrèo lên chỗ cao để quan sát thì thấy độtnhiên quan và quân Pháp tiến vào thành, bao vây lấy phía trướcvà phía sau hai quan tỉnh của ta”[15].

Theo hai nhân chứngnày thì rất có thể Phan Thanh Giản và viên cộng sựtới tàu để thương thuyết. Nhưngthương thuyết gì được khi thực dân đãnhất quyết chiếm thành! Phan Thanh Giản tưởngrằng lẽ phải ở về phía mình, vì thế đếnđể phản đối cử chỉ ăn cướpcủa Pháp và ít nhất để xin một thời hạnđể tư về triều đình. Trong lúc đó cácviên quan trong thành chỉ đợi phái bộ trở vềđã mời tìm biện pháp đối phó.

Cuộcthương thuyết lẽ dĩ nhiên là không thành. Đánglẽ phải để cho phái bộ Việt Nam vềthành, La Grandière hình như đã bắt họ làm tù binh và dẫnhọ vào thành cùng một lúc với quân đội. Trongtrường hợp ấy ông quan văn già 74 tuổinhư Phan Thanh Giản biết phản ứng thế nào?Trương Văn Uyển và các quan chức khác biết xửtrí ra sao khi họ thấy phái bộ cùng đi vào vớiquân đội Pháp? Phan Thanh Giản là viên quan cao cấp nhất,có tất cả mọi quyền hành và họ cũng không biếtkết quả của cuộc thương thuyết rasao... Một khi quân đội Pháp đã vào thành, kháng cựthế nào được! Do một hiệu lệnh thỏathuận trước, Trương Văn Uyển cho thiêu hủytất cả mọi tài liệu mật theo đúng chỉthị của triều đình.

Mưu lượcchiếm đóng Châu Đốc và Hà Tiên cũng tươngtự. La Grandière đòi cho được một vănthư của Phan Thanh Giản gửi cho các quan Tầunvũ Châu Đốc và Hà Tiên mà không cần biết nộidung bức thư nói gì.

Tới Châu Đốc,viên chỉ huy đội quân viễn chinh Pháp chỉ cho quanBố chánh Nguyễn Xuân Y và Án sát Phạm Hữu Chánh thấyphong thư mà không giao thư, đòi cho được quanTuần vũ tới nhận. Khi quan Tuần vũ NguyễnHữu Cơ tới thì sau mấy câu đối đáp, họdẫn ông vào thành với họ.

Sau đây là lờicung khai của Tuần vũ Nguyễn Hữu Cơ:

“Sĩ quan Pháp nắm lấy tay chư thầnvà lên bờ với chư thần. Tất cả bọnchúng, quan và quân, có võ trang đầy đủ tiến vàothành như một lũ ong và chia từng toán chiếmđóng thành ồ ạt”[16].

Trong một bảncung khai khác Tuần vũ Nguyễn Hữu Cơ lại nói:

“Khi thần lên tàu để nhận thư thìbị chúng ngang nhiên bắt và chúng chiếm thành”[17].

Như thế quânđội Pháp dùng mưu cơ để vào thành Châu Đốctựa hồ như đi hộ tống hai quan Tuầnvũ và Án sát. Thành Châu Đốc vào tay giặc mà không phảibắn một viên đạn.

Số phận HàTiên thì đã được quyết định dễ dànghơn nữa. Vị thuyền trưởng Galey đã bắtđược Tuần vũ Trần Hoán trên đườngđi Châu Đốc. Tới Hà Tiên, họ vào thành vớiquan Tuần vũ, các viên chức trong thành và dân chúng rađón tiếp.

Tất cả nhữngmưu lược trên đây, La Grandière không có lợi gìđể nói trong bản phúc trình gửi chính phủ Phápđề ngày 27-6-1867. Trái lại, ông cần cho chính phủPháp thấy rằng tất cả thành ông là do tài bố tríquân sự của ông và đây chỉ là một cuộc sátnhập với sự thỏa thuận của quan dân trongba tỉnh.

III. TRÁCH NHIỆM CỦA PHAN THANH GIẢN

Trách nhiệm củaPhan Thanh Giản, nếu phải nói đến trách nhiệm,trước tiên là không cẩn mật đề phòng, đểbất ngờ bị tấn công mà không dự tính trước.Bất ngờ vì trước đó hai năm, ngườita vẫn đồn rằng Pháp sẽ chiếm ba tỉnhmiền Tây, nhưng đó chỉ là tiếng đồn. Vìthế khi các quan chức ở Hà Tiên phúc trình cho quan Kinhlược để xin tăng cường đềphòng, thì quan Kinh lược chỉ trả lời:

“Người ta không thể xây dựng trên nhữngchuyện phỏng đoán. Hãy chờ một ít lâu nữaxem quân Pháp động tĩnh ra sao, lúc đó sẽ cho cácngười những chỉ thị phải theo”[18].

Như thế khichiến thuyền của Pháp tới Vĩnh Long, dân chúng ratrên bờ xem. Các nhà hữu quyền Vĩnh Long tưởngquân đội Pháp đi sang Cao Miên hành quân, Đại úyWytz thuật rằng:

“Vĩnh Long vừa mới tỉnh thức,dân chúng chen chúc đứng trên bờ thành, bình tĩnh, yên lặngmà không mảy may có vẻ nghi ngờ rằng chúng tôi tớiđể chiếm cứ. Vì thực sự người tatưởng chúng tôi sang Nam Vang hành quân giúp vua Norodom...”[19].

Ở Châu Đốccũng không ai ngờ rằng tàu Pháp đến đểchiếm đánh. Người ta vẫn tưởng rằngPháp đi thám thính.

Ở Hà Tiên cũngkhông ai nghi kỵ. Con kinh Vĩnh Tế khi vào cửa Hà Tiêncó rất nhiều cồn cát, thuyền phải lên từngchiếc một, mà người ta vẫn để cho thuyềnPháp qua mà không cản trở. Đại úy Wytz nhận xét rằng:

“Nếu bọn Annam có ý cản trở chúng tôithì họ cản trở được, ít nữa họ cóthể làm thiệt hại chúng tôi nhiều”[20].

Vì bất ngờcác viên chức ba tỉnh Vĩnh Long, Châu Đốc, Hà Tiênbị kéo vào trong một cạm bẫy của giặc. Hệthống phòng thủ thiếu kế hoạch và bố trí.Khi các viên chức cao cấp đi thương thuyết vớigiặc, tất cả trong thành đều chờ mong ởkết quả. Đến khi giặc vào thành, tất cảđều ngơ ngác.

Khi ba thành VĩnhLong, Châu Đốc, Hà Tiên thất thủ, các viên chứcđều bỏ cuộc. Đành rằng trong ba thành đồnnày có chứa đựng khí giới và lương thực,nhưng thứ súng hỏa mai và những cỗ thần côngcồng kềnh bắn không tính toán được, đã hẳnlà không đương đầu nổi với khí giớitối tân của quân đội Pháp lúc bấy giờ.Hơn nữa từ 1862, hết đường mua súngđạn Âu Châu ở Hương Cảng hay Tân Gia Ba. Chínhphủ Pháp tìm cách cản trở việc mua bán này và tàu củaPháp tuần tiễu ngoài khơi không cho thuyền bè cậpbến.

Như thế nếucó chống cự thì cũng không chống cự đượclâu dài trong ba thành đồn nói trên. Người Pháp sợhơn cả không phải là hạ một vài thành trì, mà làkéo dài chiến tranh trong một miền mênh mông sình lầyvà rừng rậm. Chính phủ Pháp đang gặp khó khănlớn ở Âu Châu. Chiến tranh Pháp Đức có thể xảyđến bất cứ lúc nào. Do đó Paris đã gửicho La Grandière những lời khuyến cáo rõ rệt khi biếtLa Grandière có ý định chiếm đóng thêm ba tỉnh mới.Nhất là từ tháng 4-1867, những lời khuyến cáođó lại càng trở nên cấp bách.

Ngày 15-4-1867, bộtrưởng Hàng hải và Thuộc địa viết cho LaGrandière:

“Âu Châu đang trải qua một cơn khủnghoảng chính trị trầm trọng, rất đáng ngạicho quyền lợi vật chất và tinh thần củachúng ta. Vì vậy chúng ta không thể để cho có thêm nhữngkhó khăn phiền phức mới, dẫu là khó khăn từmột miền rất xa xôi”[21].

Ngày 22-4-1867, ông lạiviết:

“Âu Châu đang trải qua một cơn khủnghoảng chính trị, hậu quả có thể rất trầmtrọng. Tôi tin ở sự khôn ngoan của ông đểtránh về phía ông những gì có thể gây khó khăn trênchính trường quốc tế”[22].

Ngày 16-5-1867, ông cònviết:

“Mặc dầu tình trạng chính trị Âu Châuđã khả quan hơn. Nhưng đừng để chonhững khó khăn mới làm nặng nề thêm nhữngkhó khăn ta đang gặp ở Cao Miên. Vậy ông phảitránh tất cả những gì có thể làm cho triềuđình Huế lo ngại. Muốn mở lại cuộcthương thuyết với triều đình Huế, hoặcmuốn dùng những biện pháp mạnh, nhất thiếtông phải chờ lệnh tôi”[23].

Ngày 10-6-1867 ông viết:

“Mặc dầu tình trạng bớt căng thẳnghơn, nhưng cho tới khi có lệnh mới ông đừngnghĩ tới chuyện biểu dương lực lượngđối với ba tỉnh”[24].

Như thế là hếtsức rõ: chính trị quốc tế bắt nướcPháp phải tập trung lực lượng ở Âu Châuđể đối phó với những biến cố luônluôn có thể xảy ra. La Grandière phải từ bỏ ýđịnh xâm lấn. Chính phủ Pháp sợ một cuộcchiến tranh kéo dài. Đã mất gần 4 năm trời mớicó được hòa ước 1862. Dư luận Pháp khôngchấp nhận một cuộc chiến tranh thuộc địatrong hoàn cảnh hiện tại. Nước Pháp chưa cóđủ khả năng để chiếm đóng nhiềuthuộc địa và còn lâu lắm nữa nước Phápmới có được một chính sách thuộc địa.Đó là một điều mà Phan Thanh Giản và triềuđình Huế không biết rõ để bỏ cuộc ngaylúc ba tỉnh miền Tây thất thủ.

Nhưng đó là lỗichung của một chế độ, của một nềngiáo dục. Phan Thanh Giản là người của mộtthời và ông không có khả năng vươn mình ra khỏikhuôn khổ hạn hẹp của ông già Nho, để nhìnthấy cục diện thế giới[25].Đó là một nhận định đáng buồn cho vậnmệnh nước nhà, chứ không hẳn là một lờitrách cứ nhân vật Phan Thanh Giản.

____________________________

[1] Năm 1886, Đồng Khánhra sắc chỉ phục hồi chức cho Phan Thanh Giản.Xem P. Daudin et Lê Văn Phúc: PhanThanh Giản et sa famille d’après quelques documents Annamites. BSEI,nouvelle série, t. XVI, No 2, Saigon 1941, trang 111-114. Đây là sángkiến của Đồng Khánh vừa mới lên ngôi(1886-1888) hay là sự sắp xếp của thực dân Pháp?Năm 1886 là năm thực dân Pháp đã đặt xong nềnđô hộ trên toàn cõi Việt Nam. Đồng Khánh, ngoài sắcchỉ phục hồi, còn có một bài chế khen ngợivà than khóc Phan Thanh Giản. Phải chăng Đồng Khánhđã có sẵn những cảm tình riêng với vị đạithần quá vãng này chăng?

[2] Xem NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ,Tạp chí nghiên cứu, lý luận, phê bình dịch thuật,giới thiệu tài liệu, xuất bản tại Hà Nội.

Số 48,trang 12-23: Phan Thanh Giản tronglịch sử cận đại Việt Nam (do ĐặngHuy Vận – Chương Thâu).

Số 49,trang 27-31: Phải nhận địnhvà đánh giá Phan Thanh Giản như thế nào? (do ĐặngViệt Thanh).

Số 50,trang 29-35: Về nhân vật lịchsi73 Phan Thanh Giản (do Nguyễn Anh),

Nhữngbài báo trên đây không đem ra được một tài liệunào mới, chỉ suy luận trên những dư luậnđã có sẵn từ trước tới đây. Mộtcông việc khá vô ích, đứng về phương diệnsử học.

[3] Để xây dựng nhựngsự kiện này, chúng tôi căn cứ trên những tài liệusau đây:

a)               Báocáo của La Grandière 27-6-1867. Văn khố Pháp hải ngoại.Indochine A 30 (9)carton 11.

b)              Mộtbài tường thuật biến cố đăng trong “Courrier de Saigon”, đãđược đăng lại trong Revue maritime etColoniale, tháng 11-1867, t. 21, trang 717-722.

c)               Kýức của Paulin Vial ghi lại trong quyển sách củaông: “Les première années de laCochinchine français”, quyển 2, trang 123-142.

d)              Kýức của Đại úy Ed. Wytz, người đã thamgia cuộc hành quân xâm lăng này, đăng trong Revue maritime et Coloniale, 1872, t.32, trang 912-922.

e)               Tàiliệu của vụ án Phan Thanh Giản tại Huếnăm 1868, đăng trong BSEI 1941, tam cá nguyệt 2.

[4] Tài liệu đã dẫn.Xem chú giải 3a.

[5] Xem chú giải 3d.

[6] Xem chú giải 3e.

[7] Xem P. Daudin và Lê Văn Phúc. Bảndịch của Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố trong báo TriTân số 99.

[8] Paul Brandat: Récils et nouvelles.Paris 1869, trang 171.

[9] Thư của Thiếu táAnsart 4-8-1867 và 5-8-1867 đăng lại trong G. Taboulet: “Geste français”,trang 519.

[10] Octave Féré: “Les regions inconnues: chasse, pêche, aventure et découverles dansl’Extrême-Orient”. Paris 1870, trang 283-285.

[11] Paulin Vial, sách đã dẫn,trang 144-147.

[12] Paulin Vial, sách đã dẫn,trang 143.

[13] Thư của Ansart gửicho La Grandière 18-2-1867. Văn khố Trung ương ĐôngDương, mục Đô đốc, 803, tờ 154. Có tríchđăng trong G. Taboulet, sách đã dẫn, trang 509-512.

[14] Tài liệu đã dẫn,BSEI 1941 2, trang 100.

[15] Tài liệu đã dẫn,BSEI 1941 2, trang 104-105.

[16] Tài liệu đã dẫn,trang 100-101.

[17] Tài liệu đã dẫn,trang 102.

[18] Tài liệu đã dẫn,trang 102.

[19] Revue Maritime et Coloniale 1872,trang 914.

[20] Revue Maritime et Coloniale 1872,trang 914.

[21] Văn khố F.O.M. Indochine.A 30 (12) carton 11.

[22] Văn khố F.O.M. Indochine.A 30 (12) carton 11.

[23] Văn khố F.O.M. Indochine.A 30 (12) carton 11.

[24] Văn khố F.O.M. Indochine.A 30 (12) carton 11.

[25] Nguyễn Trường Tộ,trong mấy tháng ở Âu Châu đã nhận địnhđược tình hình, biết chắc sẽ có chiếntranh giữa Pháp và Đức. Ông đề nghị triềuđình nên lợi dụng cơ hội để ngăn chặnthủ đoạn xâm lăng của Pháp và thu phục đấtđai đã bị chiếm. Chính ông tình nguyện vào Nam tổchức kháng chiến.

Xem: Điều trần 27-10-1866 vềviệc Pháp định chiếm ba tỉnh miền Tây.

          Điều trần 3-11-1866 vềviệc ông tiếp xúc với Đại sứ I-Pha-Nho, tìmcách ngăn chặn ý định xâm lăng của Pháp.

          Khi chiến tranh Pháp-Đứckhai diễn, ông đề nghị một kế hoạchchiếm lại sáu tỉnh Nam Kỳ (Điều trần số39).

          Xem: “Những đề nghị cải cách của NguyễnTrường Tộ”, Đặng Huy Vận vàChương Thâu, Hànội, 1961.