Nhật ký cho người trong chiêm bao

Ngày... Tháng... 1955

Thủyrủ em đi dự một cuộc gặp gỡ vớinhững chàng trai Chu văn An ngày thứ bảy này. Bảorằng người ta đồn gái Mỹ Tho xinh lắmnên họ phải lặn lội từ Sàigòn xuốngđây để xem hư thiệt. Em nghe mà bắt tứccười. Em không chịu đi.  Anh biết tại sao không? Emđể anh đoán thử đấy.

Buổichiều Thủy về với vẻ mặt vui tươikhông thể tưởng. Cô nàng kể chuyện khôngdứt, nào là anh Hồng Việt vừa đẹp traivừa hào hoa, nào là anh Huy Bảo trầm lặng nhưng khôngkém bay bướm, nào là anh Mạnh Tuân hùng biện màcũng lịch sự với các cô không thua ai... Hình nhưThủy cảm anh Hồng Việt lắm. Xuýt xoa hoài dángphong nhã, tính bặt thiệp của anh, rồi lại cóvẻ đăm chiêu. Mới vừa gặp đó mà đãbắt đầu mong đợi lần hẹn tới. Thủycứ nói đi nói lại hoài: „Lần sau Lam phải điđó nghen.“ Em không hứa đi, vì em cũng không muốnđi. Anh biết tại sao không? Em để anh đoánthử đấy.

Mấyngày sau Thủy được thư anh Hồng Việtcủa nó. Chữ rất đẹp. Ðề bao thưvới cách trang trí thật nghệ thuật, báo hạiThủy không làm gì khác hơn là cả ngày hôm đó cứcầm bao thư trong tay mà săm soi, ngắm nghía. Rồithời gian tiếp theo nó còn được thườngxuyên quà là những bài thơ, những bản nhạc chéptay được trình bày thật đẹp trên nhữngkhổ giấy hoa nhỏ nhắn xinh xắn. Nó hãnhdiện khoe thơ anh Hồng Việt làm, nhạc cũng doanh Hồng Việt sáng tác. Người sao mà đa diệnthế! Chẳng những đẹp người mà cònlắm tài nữa. Trai Hà Thành có khác, lúc nào cũng „tinh hoa pháttiết ra ngoài“ chớ không thật thà, kín đáo, dè dặtnhư bạn Nam kỳ. Làm tội con nhỏ!

Anhbiết tại sao em kể anh nghe mấy chuyện tầmkhào này không? Tại vì Thủy cứ theo thuyết phụcem đi đến chỗ hẹn hoài. Hình như có ai xúi nó.Anh có muốn đoán mò không chớ em thì không. Em thấykhông cần phải tìm hiểu.

Lầnthứ nhì Thủy cũng về nhà với nét mặttươi như hoa:

-                    Tiếc quá, Lam không đi. Vuilắm. Mà nè, anh Hồng Việt cho hay trong chươngtrình nhạc yêu cầu ngày thứ năm anh có tặngtụi mình đó. Lam phải đón nghe.

Quảthật, nhạc do Hồng Việt yêu cầu có tặng BạchTuyết, Ngọc Thủy, Thùy Liên, mà sao lại có tên ThanhLam nữa. Ngộ ghê. Mình có quen biết họ bao giờđâu. Thủy sung sướng lắm, nhưng em thìbắt đầu thấy trai Bắc kỳ sao kỳcục quá.

Anhbiết chuyện gì tiếp nối không? Ít lâu sau, Thủyhỏi em bằng một giọng không mấy vui lắm :

-                    Lam có chịu chơi thưvới anh Hồng Việt không?

Emlắc đầu. Em định nói một lý do cho nóđừng thắc mắc nhưng rồi thôi. Ðó là haichữ nó nhắc hoài đến em chịu hết nỗi:“đẹp trai”! Thú thật, em thấy sợ hai chữ nàyhơn là mê như tụi nó. Em cũng không biết tạisao. Thấy em không nồng nhiệt lắm vớichuyện chơi thư Thủy hơi yên tâm, nhưngtừ đó cô nàng không còn nhí nha nhí nhảnh nhắc tớianh Hồng Việt như trước nữa. Một hôm emthấy Thủy ngồi ngoài hè, bức thư củaHồng Việt trong tay mà cặp mắt ướtrượt. Thấy em nó buồn bã nói:

-                    Anh Hồng Việt nhắcmình hoài, phải kêu Lam viết thư cho anh ấy.

Anhcó thấy cuộc đời ngộ nghĩnh không? Ngườita có vẻ thích rượt theo một cái bóng hơn.  Mà thôi, dẹp chuyện này đi,vì nó bắt đầu chuyển qua những giọt nướcmắt thay cho nụ cười hồn nhiên củaThủy.

Emmuốn kể anh nghe một chuyện khác vui hơn. Hômnọ, em đi Sàigòn đến gần cầu BếnLức thì xe chạy hết được, vìđường rầy xe lửa nằm vắt vẻongang đường. Khỏi nói anh cũng đã biếttại sao có chuyện đó trong thời chiến tranh. Emcũng như hành khách khác tính đi bộ quay về Tân Anđể lấy xe trở lại Mỹ Tho. Thế làtất cả, từ người đi tay không đếnkẻ gồng người gánh kéo hàng ngang đi giăngcả lộ. Có xe nào tới đâu mà sợ. Em không nói gìcả, cứ lầm lũi bước trong lúc mọingười rộn ràng bàn tán đủ chuyện. Anh cóbiết em đang nghĩ gì không? Em đang hình dung có anhđi bên cạnh, rồi cùng với em nhìn bóng mát theo áng mâytừ đàng xa đang chạy ngược chiềuđến chúng ta. Rồi tiếp đó bóng nắng lạichạy tới. Bóng mát, bóng nắng luân phiên đuổi nhaulàm mình vui mắt quên mất thời gian, quên mệtnhọc… Em nhớ ngày hôm đó luôn, vàem nhớ anh!

 

Ngày… Tháng… 1965

Emphải ngồi vào bàn để viết cho anh, tại vìanh bạn chí thân của em vừa xúi em làm một chuyệnrất ngộ: “Cô cứ kiếm đại mộtngười nào đi, rồi có cái gì ghê gớm lắm tôichịu hết cho.” Lý do của sự “xúi dại” này là vìảnh thương em cứ thui thủi một mình trong lúcbạn bè ai cũng có người để hẹn hò.

Nếubạn hay được là em đã viết cho anh từbao lâu nay chắc cười em chết luôn. Bạn đâubiết có anh mà em không cần ai cả. Em như là conốc, vừa lú ra khỏi vỏ bị chạm nhẹ làlập tức rút vào ngay. Vì thế mà em tránh né mọisự săn đón, tuy biết rằng hoàn cảnh đóđáng buồn hơn vui. Ngược lại, em muốn kýgởi trên trang giấy những cảm xúc mà emthường dấu kín, muốn thổ lộ điềumà em thường mơ màng. Anh thử đoán xem em muốnthổ lộ điều gì? Lạ lùng là điều làm embận tâm nhiều nhất là tình cảm, mà tình yêu, tuy trongthực tế luôn luôn bị em coi là một đốitượng vừa tầm thường vừa đángsợ nhưng trong tư tưởng lại trang trọngxem là thứ quan trọng nhất của đờingười.

Emchợt nhớ một chuyện buồn cười nênmuốn lạc đề ở chỗ này để kểanh nghe. Cách đây hai năm em có gởi người anhhọ một tấm ảnh khi anh đóng quân ở vùng Caonguyên miền Trung. Anh đưa ảnh em cho một bạnđồng đội xem. Anh này cầm viết vớvẩn ghi vội vào hai câu thơ:

Ðã không duyên kiếp ởđời.

Gặp làm chi nữa bóngngười mỹ nhân.

Emmà là mỹ nhân? Em đã xí gạt đượcngười ta đấy ! Em nhớ chuyện này vì emcó một mẫu mỹ nhân trong đầu, để emtả cho anh nghe chơi. Này nhé, đó là một cô gái có máitóc dài óng mượt, có cái nhìn rất dịu và mộtnụ cười rất hiền. Cô không đẹplắm nhưng gây ấn tượng tinh khiết đếnmới nhìn người ta có ngay cảm giác cái đẹptrong suốt của hoa lan. Và cô gái ấy có một tình yêusâu, rất sâu mà không nồng, nên…..em không biết phảidiễn tả làm sao ! Nếu anh lại hỏi, cònmẫu người « anh hùng » của em nhưthế nào, thì em sẽ đáp rằng : em mơ chưara ! Sau mười năm viết cho anh em vẫnchưa hình dung được anh ra sao kia mà. Nếu bâygiờ anh hỏi thêm, còn tình yêu của em, điều mà emcho là quan trọng nhất của đời ngườisẽ được phát biểu qua hình thức nào, thì em sẽtrả lời : « Chà, cái đó khó nói quá ! »

 

Ngày… Tháng… 1975

Bàthợ may trong xóm xầm xì với khách hàng về sựlỡ thời, ế ẩm tình duyên của em. Em ngheđược, không thể nín cười. Tuy vậy,cũng thấy buồn trong dạ.

Ðứaem trai kế vừa cưới vợ. Còn em gái út đanghọc lớp Tú Tài. Ba của em bắt đầuchứng bịnh tay chân run rẩy, tiếng nói mỗi ngàymột ú ớ hơn. Từ lâu rồi em không còn nhớđến nỗi sợ tình yêu, cũng như không cònnhớ đến mơ mộng nào nữa. Vớikhoảng đất trống trước nhà, em mớitrồng một cây mận hồng đào ngay giữa sân, mộtdãy bông bụp lồng đèn theo hàng rào, đi dọc conđường nhỏ từ hàng rào dẫn vào nhà là hai hàngvạn thọ nhiều màu và hai bụi bông trang trắnggần lan can của hàng ba. Mỗi chiều em đẩycái ghế xích đu ra đó, để ba ngồi nhìn bônghoa cho vui mắt. Má ngồi bên cạnh, im lìm.

Emxin lỗi đã quên anh khá lâu trong những ngày tháng đãqua.

 

Ngày... Tháng... 1985

Từkhi ba mất, má càng ngày càng ít ra ngoài hàng ba. Cái ghế xíchđu để ở buồng giữa, gầngiường ngủ của má. Ngày ngày má bắc ghếgần cửa, ngồi nhìn khoảng trời hẹp ởtrên sàn nước giữa mái nhà trước và mái nhà sau. Cảnhững hôm mưa dầm cũng thế. Má vốn ít nói,lại càng ít nói hơn. Em nhớ có lần thằng em trongbữa cơm kể một tai nạn giao thông mà chính nóđang ngồi trên chiếc xe đò bị đụng. Málàm thinh, mãi nửa tiếng đồng hồ sau mới lêntiếng:

-                    Nghe nó kể mà tao sợ,bây giờ cũng còn run.

Mấychị em thương má lắm. Biết má buồn rayrứt từ khi ba bịnh nặng. Bây giờ lạithương má nhiều hơn vì má hiu quạnh một mình. Nhàrất vắng vẻ trong thời gian em đi làm. Chiềuvề chỉ còn hai mẹ con. Em gái em đã đi làm ởSàigòn. Mấy lần má buồn rầu than cho sự côđơn của em, má trách em đã hy sinh cuộcđời làm gì. Em chỉ cười, an ủi má rằng,em làm thế vì em không thích hôn nhân. Má không nói gì hết,nhưng em biết là má xót xa lắm.

Vớianh thì em có thể nói khác hơn với má một chút. Tuổicủa em đã qua mất rồi thời lãng mạn,mộng mơ. Mà muốn xây dựng, gắn bó thì cũngkhông dễ dàng. Trong lòng em lúc nào cũng thấp thoángmột nỗi hoang mang, phập phồng. Em không nhậndiện được nó là cái gì, vì đâu mà có, nhưng cáinỗi sợ tình yêu của ngày nào đó đã giam hãm tìnhcảm em, tách biệt ra khỏi những cảm xúc bìnhthường. Ðôi khi cảm thấy mình xa lạ vớiđời sống tâm tình của mọi người;đôi khi cảm thấy e dè, ngại ngùng biểu lộtình cảm; đôi khi lại phân vân không rõ ràng xúc cảmđó là gì, có đúng, có nên không; đôi khi lại hốihận sao không ngăn chận nỗi những xaođộng của tâm tư; đôi khi tự khuyên mình nên tiếptục tánh cứng rắn lạnh lùng….

Anhthấy, cái nếp sống lặng lẽ một mẹmột con với công việc tuần tự hằng ngàynhẹ nhàng, êm đềm trôi, nhưng trong chiều sâucủa lòng người sự thật nó không phảithế. Má không nói tiếng nào nhưng em biết sóng gió khôngbuông tha má, và em cũng không may mắn gì hơn. À, mà em maymắn hơn chớ. Em có anh, em có những giây phút trútnỗi sầu, nỗi lo, nỗi bi quan…Em biết là cóngười thấu hiểu trạng thái rối loạnẩn sau cái dạng bình thản, thanh bình. Em biết là anhlúc nào cũng sẵn sàng chia sẻ ưu tư, niềmđau mơ hồ của em.

 

Ngày… Tháng… 1995

Mábỏ em mà đi rồi! Em vừa buồn cho em, vừamừng cho má. Bây giờ em có thể dùng chữ hiu quạnhđể chỉ cho riêng mình. Chiều chiều em hay ra hàngba ngồi vào chỗ ba hay ngồi, nhìn bông hoa tìm màu sắc.Màu sắc thường làm cho người ta thấy vuitrong tâm hồn. Hay những khi mưa dầm em lại ngồivào ghế của má, ngóng ra sàn nước nhìn giọtmưa chảy ròng xuống như nước mắt. Nhưngmà không phải nước mắt của em đâu. Emsống an phận lắm. Em không mơ ước gìcả. Mà em cũng không thấy đau khổ. Em đãđể thời xuân sắc trôi qua một cách vô tình,nhưng đã sử dụng sự cô đơn có ýnghĩa cho các em, cho ba, cho má. Và những lúc quả thậtcô đơn với chính mình em đã có anh để đàmđạo, đã cùng với anh suy tư về thân phậncon người. Em không thấy mình hoàn toàn lẻ bạn,không thấy có cái nhu cầu đi tìm ai.

Hômnay em muốn đi ngủ sớm. Lúc chiều, trờimưa làm me rụng nhiều lá. Em muốn cùng anh đidạo một vòng trên những con đường cónhiều xác lá me……

 

Ngày… Tháng… 2005

Nhàbên cạnh trở thành internet cà phê. Em nhìn sang mà thấy mìnhquả thật là đồ cổ. Chiều chiều các côgái ở chợ chưng diện đẹp đểđến đó trò chuyện với người yêuđang sống ở những nước khác, tưởngtượng như qua mạng, qua đường dâyđiện họ có thể nhìn nhau, âu yếm, vuốt venhau được. Cũng ngộ thật. Hình hài, thểxác con người qua bao thế hệ vẫn giữvẹn các bộ phận, cơ quan và công dụng củanó, nhưng mà ham muốn, mơ mộng thì cứ thay hìnhđổi dạng theo thời gian.

Ðãbảo em là đồ cổ nên vẫn mượn câyviết, tờ giấy mà tâm tình với anh. Em lạimuốn kể anh nghe….Hôm rằm em đi chùa Vĩnh Tràng,chẳng phải để cúng kiếng cầu xin gìcả, mà tự nhiên em thấy khao khát muốn tìm lạivài kỷ niệm cũ của thời học trò. Khôngngờ em gặp một chị bạn hồi lớpÐệ Nhị đang quét lá cây ngoài sân. Em rất ngạcnhiên, vì vốn biết tánh bạn không phải là mẫungười tu hành ở chốn chùa chiền. Mà thật,chị bảo chị không đi tu, chị chỉ làm côngquả trong trách nhiệm săn sóc dạy dỗ mộtnhóm trẻ mồ côi. Chị ở luôn trong chùa vì chịđã từ giã tổ ấm gia đình chị từnăm năm rồi.

Tổấm gia đình! Chị đã có, đã xây dựng mộttổ ấm gia đình đến những ba mươinăm dài. Chị hy sinh cuộc sống cá nhân, lãnh chịumọi bổn phận, san sẻ đủ thứ cựckhổ dãi dầu để chồng làm nên sựnghiệp. Chị cười, thản nhiên chợt cắtcâu chuyện bằng một câu đệm nửa đùanửa chua chát:

-                    Hy sinh không cần suynghĩ có lẽ là cái sai lầm to lớn nhất củatôi.

Hồicòn học chung nhau bạn bè vẫn gọi chị là “conngười nghị lực”. Và con người nghịlực đó lúc nào cũng mang trong lòng một lýtưởng phục vụ quê hương đấtnước, xã hội con người. Khi lập gia đìnhchị biến sự hy sinh cho chồng thành lýtưởng. Chị say mê thực hiện cái giấcmộng mà chồng chị trong thời đọc ChuTử đã lãng mạn mơ màng phác họa rồi giao phó:vợ mình sẽ vừa là chị, vừa là em, vừa làngười yêu, vừa là bạn thiết, vừa là cốvấn…, vợ mình sẽ bù đắp chỗ thiếu sótcủa mình, sẽ giúp mình khắc phục những sơxuất….Giấc mộng đã thành hình và đâu đâu anhchị cũng được coi là một đôi vợchồng đồng tâm đồng chí khó kiếm. Nhưngrồi đến một ngày, khi cơn hoạn nạnđã lùi hẳn vào quá khứ, khi sự dìu dắtnương tựa nhau không còn là điều kiệncần yếu thì anh chợt phát hiện ra sự mấtmát của đời mình, anh thèm sống lại cái thờihồn nhiên vô tư, tự do phóng khoáng. Cái thời không cóchị! Anh thích nồng nhiệt nói đến nhữngphiêu lưu cá nhân, những cuộc phiêu lưu đầy lýthú lúc nào cũng gây được cho người khácmột sự thán phục về con người đặcbiệt của anh. Còn kỷ niệm đi vào đờivới chị trong ý nghĩa gia nhập cuộc sống xãhội, đi vào đời với nội dung tình tựcon người thì dần dà bị coi như vô nghĩa,chỉ còn là những vết mờ bị nhắc lạimột cách gượng gạo, miễn cưỡng. Chịđau lòng thỉnh thoảng nghe lời anh gay gắt ámchỉ sự nghẹt thở của anh trong đờisống vợ chồng. Chị đau lòng khi anh quên hẳnđi những lời tâm tình thiết tha của chính anhđã làm chị cảm động đến quăngbỏ cả mọi thứ riêng tư của mình.

Bạntựa càm lên cán chổi nhìn em, đúng hơn là nhìn cái nétbàng hoàng trên mặt em, rồi cười, lại thảnnhiên nói:

-                    Lam thấy không, conngười chung thủy với bản ngã của mìnhlắm. Tôi phải mất nhiều năm đauđớn mới phát hiện những lầm lẫncủa mình. Ðầu tiên là tôi đã không nhìn thấy lằnranh giới giữa lý tưởng và ảo tưởng. Kếđó, sự lãng mạn có tính cách giai đoạn mà tôicứ tưởng là trường cữu. Cái sai lầmthứ ba là tôi tin rằng tình yêu không có tuổi mà chồngtôi thì cho rằng nó đầy vơi theo thời gian. Ðiềuthứ tư không phải là sự lầm lẫn củatôi mà là lầm lỗi của tạo hóa. Tính nghịlực và tinh thần tháo vác trời sinh là thanh gươmbén để dẹp chướng ngại trong gian truân,cũng là thanh gươm bén để chạm vào tự áicủa không ít người đàn ông . Cái cảm giác đượcphái yếu ngưỡng mộ kính phục hay làm ngườichỉ dẫn che chở bao giờ  cũng êm đềm dễ chịuhơn là niềm vui  cần thiếtcủa sự cùng nhau chia sẻ...   

Bạnkết luận, cũng với nụ cười:

-                    Thôi thì….Tôi để anhấy trở về nguồn, trở về lốisống hồi chưa gặp tôi. Còn tôi thì….lại theo dòngđời đi tới vậy.

Chuyệncủa bạn đeo đuổi em, làm em nhớđến anh, rồi bâng khuâng về sự cô độccủa mình. Bao nhiêu lần trong giấc chiêm bao em thấyanh ngồi trên ghế ngang em, nhìn em bằng đôi mắtđầy nghĩ ngợi. Em không thấy gì hết ngoàiđôi mắt ấy, chỉ có đôi mắt thôi, vì nó nóinhiều hơn lời. Và em cứ phải cố gắngđể thấu hiểu nó.

Anhkhuyên em hãy điềm tĩnh mà nghiền ngẫm vềbản chất của con người với nhữngphản ứng không thể khác và không thể tránh củanó, phải không? Anh khuyên em nên chấp nhận conngười của em như chính em, của con ngườikhác như chính họ, phải không? Cuộc sống là dòngsông, tuy trôi chảy theo chiều đi tới nhưngvẫn phải có những con nước lớnnước ròng, những cơn cuốn xoáy, nhữngtrận bão giông. Dòng đời đã không là mộtđiểm thời gian, cũng không chỉ là mộtchặng thời gian thì em phải rán yêu thương dòngđời như chính nó, là một chuỗi nối tiếpcủa cả dỉ vãng, lẫn hiện tại chođến tương lai, yêu thương những dấuvết kỷ niệm cả đẹp lẫn đau,cả buồn lẫn vui, phải không? Anh còn nói gì nữa?Em không được phép coi hạnh phúc như là đóa hoacủa phép mầu nhiệm do ngẫu nhiên đem tới,phải không? Nó phải là sự thanh thản tìmđược sau không biết bao nhiêu cuộc tranh cãinội tâm. Nó có thể là kết quả của đaukhổ hay chỉ là bề mặt khác của đau khổmà thôi.

Emcảm ơn anh. Em đã cô đơn trong cuộc sốnglứa đôi, nhưng đã không cô đơn trong tâmtưởng. Thế là, em còn hạnh phúc hơn hằng baonhiêu người khi muốn quay trở về mình thìlại cảm thấy bơ vơ, không còn cảm nhận,không còn tìm được mình là ai, không còn ý thứcđược giá trị của mình nữa, hoặcnếu có thì chỉ còn bám víu vào dấu vết củamột thời xa xăm, hoặc đi tìm an ủi vào cáiphù phiếm mới.

Anhbiết không, từ bao năm rồi, em có thói quen mỗisáng ra nhìn cây mận, mong đợi từng chùm bông biếnthành trái, rồi thấy lòng lâng lâng nhẹ nhàng khi nhữngchùm mận hồng tươi xuất hiện trong khóm lá. Cómột cái gì bất biến vẫn mãi mãi còn trong em. Cáibất biến đó càng ngày càng rõ ràng theo thời gian emviết nhật ký cho người trong giấc chiêm bao,một người em chưa hề thấy mặt,chưa một lần nghe tiếng nói và chưa bao giờtưởng tượng hình dáng ra sao. Từ nămmươi năm nay em không muốn nói ra một chữ,sợ rằng nó sẽ bay đi rồi tan mất trong khônggian. Em sẽ tiếp tục giữ nó cho đếnmột ngày....có thể hay có lẽ là ngày hẹn hò đầu tiên và duy nhất trongđời em, có thể hay có lẽ là cuộc gặp gỡ đầu tiên và duy nhấtcủa chúng ta ở một nơi thật xa xôi mờảo nào đó, khi mà em không còn cơ hội mỗi sáng ranhìn cây mận để chờ đợi những chùm tráichín của nó nữa.